Phỏng vấn Linh Mục Michael Chang Jun Lee, Giám đốc Caritas Nam Hàn về các dấn thân của Giáo Hội Công Giáo trong việc bệnh vực công lý và trợ giúp bác ái xã hội
Trong số các nước Á châu có nền kinh tế phồn thịnh hiện nay ngoài Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản phải kể tới Đại Hàn. Đại Hàn đã có môt lịch sử truyền giáo đặc biệt có một không hai trên thế giới. Các người thành lập Giáo Hội đã không phải là các thừa sai Tây Âu, mà là chính các giáo dân bản xứ.
Vào năm 1631 bên Đại Hàn nảy sinh ra một phong trào trí thức ưu tú. Một vài thành phần trí thức này đã có nhiều dịp viếng thăm Bắc Kinh trong tư cách là sứ bộ, vì hồi đó Đại Hàn là chư hầu của Trung Hoa. Khi đi sứ bên Bắc Kinh, các nhà trí thức Đại Hàn cũng đã có dịp tiếp xúc với một số tu sĩ dòng Tên lui tới triều đình Trung Hoa. Từ đó họ biết Kitô giáo và nhận thấy nơi giáo đoàn công giáo Trung Hoa các yếu tố tinh thần và văn hóa có thể hội nhập một cách hài hòa với các quan niệm tân khổng giáo. Họ xin học đạo, theo đạo và khi trở về nước họ truyền đạo cho các người đồng hương.
Năm 1783 một nhà trí thức thuộc phong trào này đã được thụ phong linh mục tại Bắc Kinh: đó là cha Sung Heun Lee. Khi các thừa sai Pháp đặt chân lên đất Đại Hàn năm 1784, các vị đã tìm thấy một giáo đoàn rất sinh động với khoảng 20.000 tín hữu. Năm 1866 hoàng thân Dewongun thuộc triều đại Chosun đã ra lệnh bách hại các tín hữu khốc liệt đến độ khiến cho Giáo Hội Đại Hàn mất đi phân nửa số tín hữu đã có, và triệt tiêu cộng đoàn do các thừa sai thành lập. Nó đã chỉ tái sinh, khi quân Pháp dùng súng đạn uy hiếp giới lãnh đạo Đại Hàn, và vào thế kỷ XIX số tín hữu được rửa tội đã lên tới 40.000 người.
Trong lịch sử của mình Đại Hàn đã từng bị Trung Hoa và Nhật Bản đô hộ. Trong các năm từ 1950 tới 1953 nội chiến bùng nổ và kết thúc với việc chia đôi đất nước thành Bắc Hàn theo chế độ cộng sản và Nam Hàn theo chế độ dân chủ tự do. Chính sách tiêu diệt tôn giáo của nhà nước cộng sản Bắc Hàn đã khiến cho Giáo Hội tại đây hầu như biến mất. Vào cuối thế chiến thứ II giáo đoàn công giáo Bắc Hàn có hơn 30.000 tín hữu. Nhưng sau cuộc Nam Bắc phân tranh một phần chạy trốn xuống miền Nam, phần khác bị tù đầy trong các trại lao động hay bị giết chết. Ngày nay không ai biết rõ còn tất cả bao nhiêu tín hữu, có lẽ khoảng 3.000 người, nhưng không có linh mục thường trú.
Trong khi Giáo Hội Nam Hàn phát triển rất mạnh và hiện chiếm 11% trên tổng số 48,4 triệu dân. Hiện nay Nam Hàn đang tìm sự ổn định và thịnh vượng cũng như một căn tính bao gồm những nét truyền thống và tân tiến, cởi mở và độc lập.
Đức Cha Kang U Il, Giám Mục giáo phận Cheju kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn, cho biết các giá trị của Khổng giáo như thảo kính cha mẹ, tôn trọng người già trong truyền thống đại hàn không xung khắc với các giá trị của Giáo Hội Công Giáo. Tuy trong các thập niên qua văn hóa và nền dân chủ tây âu đã ảnh hưởng rất nhiều trên người dân Nam Hàn, nhưng không trở thành chướng ngại đối với việc theo đạo. Bằng chứng là hiện nay có tới 30% người Nam Hàn là Kitô hữu. Đương kim tổng thống Lee Myoung Bak là tín hữu tin lành trưởng lão. Trong khi cố tổng thống Kim Dae Jung, người đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình vì các dấn thân cho hòa bình và hòa giải giữa hai miền Nam Bắc Hàn, là phật tử nhưng năm 1956 đã gia nhập công giáo. Ông được coi như mẫu gương của hàng ngũ giáo dân dấn thân trong lãnh vực chính trị.
Trong số các nhân vật nổi bật của Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn cũng phải kể đến Đức Hồng Y Kim Sou Huan, Tổng Giám Mục thủ đô Seoul từ năm 1968 tới 1998, và mới qua đời ngày 16-2-2009 thọ 86 tuổi. Đức Hồng Y đã là người cổ võ Giáo Hội dấn thân trong lãnh vực xã hội. Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn được như ngày nay cũng là nhờ công lao của những vị lãnh đạo dấn thân này. Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn có 5 triệu tín hữu và là tôn giáo lớn thứ ba sau Phật giáo và Tin Lành. Giáo Hội Nam Hàn hiện có 5.000 linh mục, và vì có rất đông người trẻ xin gia nhập chủng viện nên hệ thống tuyển chọn rất nghiêm ngặt.
Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám Mục thủ đô Seoul, nhấn mạnh rằng chỉ trong vòng 10 năm số tín hữu công giáo Nam Hàn từ 3 triệu đã vọt lên 5 triệu. Và hiện nay Giáo Hội đang thực hiện chương trình ”Rao giảng Tin Mừng 20-20”, để từ nay cho tới năm 2020 số tín hữu công giáo đạt 20% tổng số dân.
Đức Cha Kang U Il Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn cho biết Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn noi gương các thánh tử đạo, nên nhất quyết dấn thân bênh vực các quyền con người và chống lại bất công. Các Giám Mục Nan Hàn đã không ngần ngại bênh vực tự do và nhân quyền chống lại chế độ quân phiệt kéo dài cho tới năm 1993. Chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hồi năm 1984 để tôn phong hiển thánh 103 vị tử đạo Đại Hàn và Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 44 hồi năm 1989, đã giúp đẩy mạnh phong trào truyền giáo tại Nam Hàn.
Trong thời gian qua các phát triển kỹ nghệ đã khiến cho khuynh hướng duy vật và cá nhân chủ nghĩa lan tràn, làm suy giảm ý thức luân lý tôn trọng sự sống con người và môi sinh.
Và Giáo Hội lại nỗ lực cộng tác với các tôn giáo khác mời gọi mọi người cùng nhau bảo vệ sự sống và môi sinh.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Michael Chang Jun Lee, Giám đốc Caritas Nam Hàn, về các dấn thân của Giáo Hội trong công tác trợ giúp người nghèo, anh chị em di cư và bảo vệ môi sinh.
Hỏi: Thưa cha Chang, Giáo Hội Công Giáo trợ giúp việc phát triển xã hội Đại Hàn bằng các cách thế nào?
Đáp: Để hiểu cách thức Giáo Hội lựa chọn trợ giúp việc phát triển xã hội Đại Hàn cần chú ý tới nhiều yếu tố như: sự tiến triển từ xã hội nông nghiệp được tổ chức theo quan niệm của Khổng giáo sang xã hội kinh tế, kỹ nghệ; các xung khắc bên trong và chế độ độc tài, sự căng thẳng giữa các thế hệ già trẻ vv... Tất cả đều đã ảnh hưởng trên các lựa chọn của Giáo Hội. Và Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn đã ưu tiên dấn thân cho công lý bằng cách tìm đáp ứng các khát vọng của người dân Nam Hàn trong các thập niêm 1970-1980 đang bị áp bức bởi chế độ độc tài và đáp ứng các khát vọng của người nghèo, nạn nhân của các chương trình thành thị hóa của chính quyền. Tiến trình kinh tế hóa nhanh chóng của thập niên 1980 đã tạo ra tình trạng xa cách giữa lớp người giầu và lớp người nghèo, khiến cho cảnh sống bần cùng và các kỳ thị gia tăng. Để giải quyết tình trạng này Giáo Hội Công Giáo ngày càng dấn thân nhiều hơn trong các công tác trợ giúp dân nghèo, người già, người tàn tật, giới công nhân và các người bị tù, và ở những nơi nào không có sự hiện diện của các cơ cấu chính quyền. Từ thập niên 1990 chính quyền Nam Hàn đã dấn thân nhiều hơn trong các công tác xã hội và điều này cũng thúc đẩy Giáo Hội tiến triển, nhưng không phải là không có các khó khăn và các chống đối.
Hỏi: Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn hoạt động trong lãnh vực nào một cách mạnh mẽ nhất, thưa cha?
Đáp: Chúng tôi ủng hộ các nhu cầu của hơn 1 triệu công nhân di cư, bị kỳ thị và bị áp bức. Chúng tôi cũng dấn thân tranh đấu để hủy bỏ án tử hình, bảo vệ môi sinh và nhiều vấn đề xã hội khác. Ngoài ra từ nhiều năm nay Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn cũng dấn thân đối với các anh chị em Bắc Hàn, bằng cách thăng tiến cuộc đối thoại và gửi phẩm vật cứu trợ với mục đích giải quyết tình trạng xung khắc và yểm trợ các nhu cầu của người dân Bắc Hàn.
Dĩ nhiên cũng không thiếu người chỉ trích các hoạt động xã hội của Giáo Hội và họ yêu cầu Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn giữ thế ”trung lập” của tôn giáo đối với các vấn đề xã hội. Nhưng chúng tôi có bổn phận phải hành động theo giáo huấn Kitô mời gọi tín hữu có các hành động cụ thể, mặc dù phải gặp các khó khăn.
Nam Hàn là quốc gia kinh tế đứng hàng thứ 11 trên thế giới và là quốc gia cuối cùng trong số các nước thành viên của tổ chức cộng tác phát triển kinh tế OCSE. Từ vị thế công cộng các trợ giúp ngày càng trở thành tư nhân, nhưng không đủ. Hy vọng của chúng tôi đến từ giới trẻ: hiện có 2 triệu người trẻ thiện nguyện dấn thân trong nhiều công tác bác ái xã hội khác nhau.
Hỏi: Thưa cha Chang, đâu là vai trò của tổ chức Caritas mà cha là giám đốc trong xã hội Nam Hàn hiện nay?
Đáp: Chúng tôi đảm trách các sinh hoạt từ thiện của Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn và chúng tôi cũng là dụng cụ chính thức của Giáo Hội trong công tác trợ giúp đối với hải ngoại. Bên trong nước tổ chức Caritas Nam Hàn bắt đầu hoạt động từ năm 1991, phối hợp 16 Caritas giáo phận, 10 hiệp hội trợ giúp bác ái quốc gia, 950 trung tâm xã hội với tất cả là 10.000 cộng sự viên. Đối với việc trợ giúp tại hải ngoại chúng tôi yểm trợ 40 dự án tại hơn 20 quốc gia. Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện chương trình của Caritas quốc tế đối với Bắc Hàn. Và tổ chức Caritas Quốc Tế hiện quy tụ 164 Caritas quốc gia trên thế giới.
(Avvenire 12-9-2009)
Trong số các nước Á châu có nền kinh tế phồn thịnh hiện nay ngoài Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản phải kể tới Đại Hàn. Đại Hàn đã có môt lịch sử truyền giáo đặc biệt có một không hai trên thế giới. Các người thành lập Giáo Hội đã không phải là các thừa sai Tây Âu, mà là chính các giáo dân bản xứ.
Vào năm 1631 bên Đại Hàn nảy sinh ra một phong trào trí thức ưu tú. Một vài thành phần trí thức này đã có nhiều dịp viếng thăm Bắc Kinh trong tư cách là sứ bộ, vì hồi đó Đại Hàn là chư hầu của Trung Hoa. Khi đi sứ bên Bắc Kinh, các nhà trí thức Đại Hàn cũng đã có dịp tiếp xúc với một số tu sĩ dòng Tên lui tới triều đình Trung Hoa. Từ đó họ biết Kitô giáo và nhận thấy nơi giáo đoàn công giáo Trung Hoa các yếu tố tinh thần và văn hóa có thể hội nhập một cách hài hòa với các quan niệm tân khổng giáo. Họ xin học đạo, theo đạo và khi trở về nước họ truyền đạo cho các người đồng hương.
Năm 1783 một nhà trí thức thuộc phong trào này đã được thụ phong linh mục tại Bắc Kinh: đó là cha Sung Heun Lee. Khi các thừa sai Pháp đặt chân lên đất Đại Hàn năm 1784, các vị đã tìm thấy một giáo đoàn rất sinh động với khoảng 20.000 tín hữu. Năm 1866 hoàng thân Dewongun thuộc triều đại Chosun đã ra lệnh bách hại các tín hữu khốc liệt đến độ khiến cho Giáo Hội Đại Hàn mất đi phân nửa số tín hữu đã có, và triệt tiêu cộng đoàn do các thừa sai thành lập. Nó đã chỉ tái sinh, khi quân Pháp dùng súng đạn uy hiếp giới lãnh đạo Đại Hàn, và vào thế kỷ XIX số tín hữu được rửa tội đã lên tới 40.000 người.
Trong lịch sử của mình Đại Hàn đã từng bị Trung Hoa và Nhật Bản đô hộ. Trong các năm từ 1950 tới 1953 nội chiến bùng nổ và kết thúc với việc chia đôi đất nước thành Bắc Hàn theo chế độ cộng sản và Nam Hàn theo chế độ dân chủ tự do. Chính sách tiêu diệt tôn giáo của nhà nước cộng sản Bắc Hàn đã khiến cho Giáo Hội tại đây hầu như biến mất. Vào cuối thế chiến thứ II giáo đoàn công giáo Bắc Hàn có hơn 30.000 tín hữu. Nhưng sau cuộc Nam Bắc phân tranh một phần chạy trốn xuống miền Nam, phần khác bị tù đầy trong các trại lao động hay bị giết chết. Ngày nay không ai biết rõ còn tất cả bao nhiêu tín hữu, có lẽ khoảng 3.000 người, nhưng không có linh mục thường trú.
Trong khi Giáo Hội Nam Hàn phát triển rất mạnh và hiện chiếm 11% trên tổng số 48,4 triệu dân. Hiện nay Nam Hàn đang tìm sự ổn định và thịnh vượng cũng như một căn tính bao gồm những nét truyền thống và tân tiến, cởi mở và độc lập.
Đức Cha Kang U Il, Giám Mục giáo phận Cheju kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn, cho biết các giá trị của Khổng giáo như thảo kính cha mẹ, tôn trọng người già trong truyền thống đại hàn không xung khắc với các giá trị của Giáo Hội Công Giáo. Tuy trong các thập niên qua văn hóa và nền dân chủ tây âu đã ảnh hưởng rất nhiều trên người dân Nam Hàn, nhưng không trở thành chướng ngại đối với việc theo đạo. Bằng chứng là hiện nay có tới 30% người Nam Hàn là Kitô hữu. Đương kim tổng thống Lee Myoung Bak là tín hữu tin lành trưởng lão. Trong khi cố tổng thống Kim Dae Jung, người đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình vì các dấn thân cho hòa bình và hòa giải giữa hai miền Nam Bắc Hàn, là phật tử nhưng năm 1956 đã gia nhập công giáo. Ông được coi như mẫu gương của hàng ngũ giáo dân dấn thân trong lãnh vực chính trị.
Trong số các nhân vật nổi bật của Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn cũng phải kể đến Đức Hồng Y Kim Sou Huan, Tổng Giám Mục thủ đô Seoul từ năm 1968 tới 1998, và mới qua đời ngày 16-2-2009 thọ 86 tuổi. Đức Hồng Y đã là người cổ võ Giáo Hội dấn thân trong lãnh vực xã hội. Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn được như ngày nay cũng là nhờ công lao của những vị lãnh đạo dấn thân này. Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn có 5 triệu tín hữu và là tôn giáo lớn thứ ba sau Phật giáo và Tin Lành. Giáo Hội Nam Hàn hiện có 5.000 linh mục, và vì có rất đông người trẻ xin gia nhập chủng viện nên hệ thống tuyển chọn rất nghiêm ngặt.
Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám Mục thủ đô Seoul, nhấn mạnh rằng chỉ trong vòng 10 năm số tín hữu công giáo Nam Hàn từ 3 triệu đã vọt lên 5 triệu. Và hiện nay Giáo Hội đang thực hiện chương trình ”Rao giảng Tin Mừng 20-20”, để từ nay cho tới năm 2020 số tín hữu công giáo đạt 20% tổng số dân.
Đức Cha Kang U Il Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn cho biết Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn noi gương các thánh tử đạo, nên nhất quyết dấn thân bênh vực các quyền con người và chống lại bất công. Các Giám Mục Nan Hàn đã không ngần ngại bênh vực tự do và nhân quyền chống lại chế độ quân phiệt kéo dài cho tới năm 1993. Chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hồi năm 1984 để tôn phong hiển thánh 103 vị tử đạo Đại Hàn và Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 44 hồi năm 1989, đã giúp đẩy mạnh phong trào truyền giáo tại Nam Hàn.
Trong thời gian qua các phát triển kỹ nghệ đã khiến cho khuynh hướng duy vật và cá nhân chủ nghĩa lan tràn, làm suy giảm ý thức luân lý tôn trọng sự sống con người và môi sinh.
Và Giáo Hội lại nỗ lực cộng tác với các tôn giáo khác mời gọi mọi người cùng nhau bảo vệ sự sống và môi sinh.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Michael Chang Jun Lee, Giám đốc Caritas Nam Hàn, về các dấn thân của Giáo Hội trong công tác trợ giúp người nghèo, anh chị em di cư và bảo vệ môi sinh.
Hỏi: Thưa cha Chang, Giáo Hội Công Giáo trợ giúp việc phát triển xã hội Đại Hàn bằng các cách thế nào?
Đáp: Để hiểu cách thức Giáo Hội lựa chọn trợ giúp việc phát triển xã hội Đại Hàn cần chú ý tới nhiều yếu tố như: sự tiến triển từ xã hội nông nghiệp được tổ chức theo quan niệm của Khổng giáo sang xã hội kinh tế, kỹ nghệ; các xung khắc bên trong và chế độ độc tài, sự căng thẳng giữa các thế hệ già trẻ vv... Tất cả đều đã ảnh hưởng trên các lựa chọn của Giáo Hội. Và Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn đã ưu tiên dấn thân cho công lý bằng cách tìm đáp ứng các khát vọng của người dân Nam Hàn trong các thập niêm 1970-1980 đang bị áp bức bởi chế độ độc tài và đáp ứng các khát vọng của người nghèo, nạn nhân của các chương trình thành thị hóa của chính quyền. Tiến trình kinh tế hóa nhanh chóng của thập niên 1980 đã tạo ra tình trạng xa cách giữa lớp người giầu và lớp người nghèo, khiến cho cảnh sống bần cùng và các kỳ thị gia tăng. Để giải quyết tình trạng này Giáo Hội Công Giáo ngày càng dấn thân nhiều hơn trong các công tác trợ giúp dân nghèo, người già, người tàn tật, giới công nhân và các người bị tù, và ở những nơi nào không có sự hiện diện của các cơ cấu chính quyền. Từ thập niên 1990 chính quyền Nam Hàn đã dấn thân nhiều hơn trong các công tác xã hội và điều này cũng thúc đẩy Giáo Hội tiến triển, nhưng không phải là không có các khó khăn và các chống đối.
Hỏi: Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn hoạt động trong lãnh vực nào một cách mạnh mẽ nhất, thưa cha?
Đáp: Chúng tôi ủng hộ các nhu cầu của hơn 1 triệu công nhân di cư, bị kỳ thị và bị áp bức. Chúng tôi cũng dấn thân tranh đấu để hủy bỏ án tử hình, bảo vệ môi sinh và nhiều vấn đề xã hội khác. Ngoài ra từ nhiều năm nay Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn cũng dấn thân đối với các anh chị em Bắc Hàn, bằng cách thăng tiến cuộc đối thoại và gửi phẩm vật cứu trợ với mục đích giải quyết tình trạng xung khắc và yểm trợ các nhu cầu của người dân Bắc Hàn.
Dĩ nhiên cũng không thiếu người chỉ trích các hoạt động xã hội của Giáo Hội và họ yêu cầu Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn giữ thế ”trung lập” của tôn giáo đối với các vấn đề xã hội. Nhưng chúng tôi có bổn phận phải hành động theo giáo huấn Kitô mời gọi tín hữu có các hành động cụ thể, mặc dù phải gặp các khó khăn.
Nam Hàn là quốc gia kinh tế đứng hàng thứ 11 trên thế giới và là quốc gia cuối cùng trong số các nước thành viên của tổ chức cộng tác phát triển kinh tế OCSE. Từ vị thế công cộng các trợ giúp ngày càng trở thành tư nhân, nhưng không đủ. Hy vọng của chúng tôi đến từ giới trẻ: hiện có 2 triệu người trẻ thiện nguyện dấn thân trong nhiều công tác bác ái xã hội khác nhau.
Hỏi: Thưa cha Chang, đâu là vai trò của tổ chức Caritas mà cha là giám đốc trong xã hội Nam Hàn hiện nay?
Đáp: Chúng tôi đảm trách các sinh hoạt từ thiện của Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn và chúng tôi cũng là dụng cụ chính thức của Giáo Hội trong công tác trợ giúp đối với hải ngoại. Bên trong nước tổ chức Caritas Nam Hàn bắt đầu hoạt động từ năm 1991, phối hợp 16 Caritas giáo phận, 10 hiệp hội trợ giúp bác ái quốc gia, 950 trung tâm xã hội với tất cả là 10.000 cộng sự viên. Đối với việc trợ giúp tại hải ngoại chúng tôi yểm trợ 40 dự án tại hơn 20 quốc gia. Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện chương trình của Caritas quốc tế đối với Bắc Hàn. Và tổ chức Caritas Quốc Tế hiện quy tụ 164 Caritas quốc gia trên thế giới.
(Avvenire 12-9-2009)