Seul – Năm 2017, Hàn quốc và Tòa Thánh cử hành 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, cụ thể là vị khâm sứ Tòa thánh thường trực đầu tiên của Tòa Thánh được gửi đến Hàn quốc.
Nhân dịp này, tân tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in đã cử Đức Tổng giám mục Igino Kim Hee-Jung, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hàn quốc, làm đặc sứ, đại diện Hàn quốc và gặp Đức Giáo Hoàng để cử hành sự kiện này.
Các mối liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Hàn quốc đã bắt đầu từ năm 1947, ngay sau khi Hàn quốc được giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật bản, khi Đức Giáo Hoàng Pio XII gửi cha Patrick James Byrne, người Mỹ, thừa sai dòng Maryknoll, làm khâm sứ thường trực tại Hàn quốc. Năm 1949, cha James Byrne được tấn phong Giám mục, nhưng năm 1950, khi cuộc chiến tranh Triều tiên xảy ra, ngài bị bắt cóc và chết trong tù. Ngài nằm trong số 213 linh giáo sĩ và giáo dân đang trong tiến trình được phong chân phước.
Với việc gửi khâm sứ đến Hàn quốc, Tòa thánh là một trong những quốc gia nhìn nhận sự độc lập của Hàn quốc.
Tháng 12/1963, quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Hàn quốc được thiết lập chính thức với vị sử lý thường vụ (hoặc đại biện) của Tòa thánh và vị sứ thần vào tháng 9/1966.
Trong một bài phỏng vấn, Đức tổng giám mục Igino Kim Hee-jong của giáo phận Quang châu cho biết ngài được tân tổng thống gửi sang Roma với sứ mệnh đặc biệt: xin Tòa Thánh làm trung gian. Mục đích cuối cùng là “một hiệp ước hòa bình”, một trung gian ngoại giao để cho bán đảo Triều tiên bắt đầu hành trình tái thống nhất. Hoạt động trung gian này giống như Tòa thánh đã thực hiện khi giúp tái thiết lập các quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Hoa kỳ.
Đức Cha Kim tin là sự trung gian này có thể thực hiện dù là tình hình có vẻ căng thẳng và Bắc hàn tiếp tục thử nghiệm phóng tên lửa.
Theo Đức Cha Kim, Tòa Thánh có thể khuyến khích một cuộc đối thoại chân thành giữa Bắc và Nam hàn. Hiện tại, Bắc hàn không tin tưởng các nước Tây phương, nhưng nếu họ chịu mở ra con đường đối thoại với tổng thống Trump, thì điều này có thể giúp cho hành trình hòa giải.
Đức Cha Kim chia sẻ là nhiều người Hàn quốc tin tưởng vào Giáo Hội Công Giáo. Nếu có một vấn đề quốc gia nghiêm trọng, họ sẽ hướng đến Giáo Hội Công Giáo như điểm tham chiếu và họ chờ đợi các tiếng nói và lời khuyên của Giáo Hội.
Được hỏi về các vấn đề của Bắc hàn, Đức Cha nói họ thiếu rất nhiều thứ, đặc biệt là về kinh tế. Nam hàn rất muốn giúp Bắc hàn, ngay cả qua trao đổi thương mại là điều Bắc hàn chấp nhận.
Đức Cha Kim cho biết là chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2014 đã mang lại nhiều thay đổi tại Nam hàn, đặc biệt là cho Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội tiếp tục được canh tân, một Giáo Hội nghèo cho ngừơi nghèo. Chính Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu Giáo Hội đến gần với ngừơi bị loại ra ngoài xã hội, người khuyết tật, người già. Hiện nay Giáo Hội hoạt động rất nhiều cho người khuyết tật, ngừơi cao niên, ngừơi bị loại ra ngoài xã hội. Các Giám mục dành một phần thu nhập của họ cho người nghèo, Hội đồng Giám mục gửi các trợ giúp cho các giáo xứ nghèo. Đây là một hoạt động cũng được chính quyền tin tưởng.
Về phương diện đức tin, Đức Cha Kim chia sẻ: “Giáo Hội Triều tiên được bắt đầu với các giáo dân và hoạt động của giáo dân rất sinh động ở Triều tiên. Hiện nay chúng tôi muốn khởi xướng một phong trào Kinh thánh để cho tất cả biết các Sách Thánh. Sau đó, chúng tôi muốn phát triển ý tưởng bác ái, không chỉ như một ý niệm trừu tượng.”
Nếu gặp Đức Giáo Hoàng, Đức Cha Kim sẽ thưa với ngài rằng rất nhiều người Hàn quốc, Công Giáo cũng như không Công Giáo, rất tin tưởng nơi Đức Thánh Cha. Nếu có vấn đề xã hội, họ đều tìm các lời của Đức Giáo Hoàng.
Với phủ quốc vụ khanh Tòa thánh, Đức Cha Kim xin giúp tái thống nhất Bắc và Nam hàn. Các Giám mục không ngừng kêu gọi chính quyền điều này. Các Giám mục muốn loan truyền ý tưởng này cho các giáo dân và công dân Hàn quốc. Hàn quốc có sứ vụ tái thống nhất mà không có ở các quốc gia khác.
Theo Đức Cha Kim, Hàn quốc mong chờ sự can thiệp của Tòa Thánh vì Tòa Thánh hiện diện trong mỗi thời khắc quan trọng trong lịch sử Hàn quốc. Hàn quốc hy vọng vào sự giúp đỡ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho bán đảo Triều tiên. Đức Cha nói: “nếu thành công trong việc tìm kiếm hòa bình và thống nhất cho hai miền nam bắc của Hàn quốc, chúng tôi sẽ hoạt động cho hoà bình tại Đông Á và hòa bình trên thế giới. Chúng tôi muốn là khí cụ hòa bình.” (Fides/ ACI 23/05/2017)
Các mối liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Hàn quốc đã bắt đầu từ năm 1947, ngay sau khi Hàn quốc được giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật bản, khi Đức Giáo Hoàng Pio XII gửi cha Patrick James Byrne, người Mỹ, thừa sai dòng Maryknoll, làm khâm sứ thường trực tại Hàn quốc. Năm 1949, cha James Byrne được tấn phong Giám mục, nhưng năm 1950, khi cuộc chiến tranh Triều tiên xảy ra, ngài bị bắt cóc và chết trong tù. Ngài nằm trong số 213 linh giáo sĩ và giáo dân đang trong tiến trình được phong chân phước.
Với việc gửi khâm sứ đến Hàn quốc, Tòa thánh là một trong những quốc gia nhìn nhận sự độc lập của Hàn quốc.
Tháng 12/1963, quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Hàn quốc được thiết lập chính thức với vị sử lý thường vụ (hoặc đại biện) của Tòa thánh và vị sứ thần vào tháng 9/1966.
Trong một bài phỏng vấn, Đức tổng giám mục Igino Kim Hee-jong của giáo phận Quang châu cho biết ngài được tân tổng thống gửi sang Roma với sứ mệnh đặc biệt: xin Tòa Thánh làm trung gian. Mục đích cuối cùng là “một hiệp ước hòa bình”, một trung gian ngoại giao để cho bán đảo Triều tiên bắt đầu hành trình tái thống nhất. Hoạt động trung gian này giống như Tòa thánh đã thực hiện khi giúp tái thiết lập các quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Hoa kỳ.
Đức Cha Kim tin là sự trung gian này có thể thực hiện dù là tình hình có vẻ căng thẳng và Bắc hàn tiếp tục thử nghiệm phóng tên lửa.
Theo Đức Cha Kim, Tòa Thánh có thể khuyến khích một cuộc đối thoại chân thành giữa Bắc và Nam hàn. Hiện tại, Bắc hàn không tin tưởng các nước Tây phương, nhưng nếu họ chịu mở ra con đường đối thoại với tổng thống Trump, thì điều này có thể giúp cho hành trình hòa giải.
Đức Cha Kim chia sẻ là nhiều người Hàn quốc tin tưởng vào Giáo Hội Công Giáo. Nếu có một vấn đề quốc gia nghiêm trọng, họ sẽ hướng đến Giáo Hội Công Giáo như điểm tham chiếu và họ chờ đợi các tiếng nói và lời khuyên của Giáo Hội.
Được hỏi về các vấn đề của Bắc hàn, Đức Cha nói họ thiếu rất nhiều thứ, đặc biệt là về kinh tế. Nam hàn rất muốn giúp Bắc hàn, ngay cả qua trao đổi thương mại là điều Bắc hàn chấp nhận.
Đức Cha Kim cho biết là chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2014 đã mang lại nhiều thay đổi tại Nam hàn, đặc biệt là cho Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội tiếp tục được canh tân, một Giáo Hội nghèo cho ngừơi nghèo. Chính Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu Giáo Hội đến gần với ngừơi bị loại ra ngoài xã hội, người khuyết tật, người già. Hiện nay Giáo Hội hoạt động rất nhiều cho người khuyết tật, ngừơi cao niên, ngừơi bị loại ra ngoài xã hội. Các Giám mục dành một phần thu nhập của họ cho người nghèo, Hội đồng Giám mục gửi các trợ giúp cho các giáo xứ nghèo. Đây là một hoạt động cũng được chính quyền tin tưởng.
Về phương diện đức tin, Đức Cha Kim chia sẻ: “Giáo Hội Triều tiên được bắt đầu với các giáo dân và hoạt động của giáo dân rất sinh động ở Triều tiên. Hiện nay chúng tôi muốn khởi xướng một phong trào Kinh thánh để cho tất cả biết các Sách Thánh. Sau đó, chúng tôi muốn phát triển ý tưởng bác ái, không chỉ như một ý niệm trừu tượng.”
Nếu gặp Đức Giáo Hoàng, Đức Cha Kim sẽ thưa với ngài rằng rất nhiều người Hàn quốc, Công Giáo cũng như không Công Giáo, rất tin tưởng nơi Đức Thánh Cha. Nếu có vấn đề xã hội, họ đều tìm các lời của Đức Giáo Hoàng.
Với phủ quốc vụ khanh Tòa thánh, Đức Cha Kim xin giúp tái thống nhất Bắc và Nam hàn. Các Giám mục không ngừng kêu gọi chính quyền điều này. Các Giám mục muốn loan truyền ý tưởng này cho các giáo dân và công dân Hàn quốc. Hàn quốc có sứ vụ tái thống nhất mà không có ở các quốc gia khác.
Theo Đức Cha Kim, Hàn quốc mong chờ sự can thiệp của Tòa Thánh vì Tòa Thánh hiện diện trong mỗi thời khắc quan trọng trong lịch sử Hàn quốc. Hàn quốc hy vọng vào sự giúp đỡ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho bán đảo Triều tiên. Đức Cha nói: “nếu thành công trong việc tìm kiếm hòa bình và thống nhất cho hai miền nam bắc của Hàn quốc, chúng tôi sẽ hoạt động cho hoà bình tại Đông Á và hòa bình trên thế giới. Chúng tôi muốn là khí cụ hòa bình.” (Fides/ ACI 23/05/2017)