(EWTN News/CNA) Vào hôm thứ Tư ĐGH Phanxicô đã khiển trách những ai trong thánh lễ mà nói chuyện hay cứ nhìn vào màn hình trên điện thoại cầm tay hoặc là chụp hình khi ngài đang dâng lễ. Những điều đó gây ra sự chia trí và không tập trung vào “tâm điểm của Bí Tích Thánh Thể.”
“Thánh lễ không phải là một màn trình diễn, nhưng là đi vào tưởng niệm cuộc chịu khổ nạn và sống lại của Chúa. Thiên Chúa hiện diện với chúng ta ngay giây phút ấy. Nhiều lần chúng ta tham dự Thánh Lễ mà lại nhìn vào những thứ khác và nói chuyện với nhau trong khi linh mục chủ tế dâng Thánh Lễ trên bàn thờ...là nơi chính Chúa ngự.”
ĐGH cũng lên án việc dùng điện thoại cầm tay chụp hình khi ngài dâng lễ. Tại một thời điểm trong Thánh Lễ, vị chủ tế đọc rằng “Hãy nâng tâm hồn lên” chứ ngài không nói là “Chúng ta hãy cầm điện thoại lên để chụp hình.”
“Thật là tồi tệ. Cha nói thật với các con là cha rất buồn lòng khi cha dâng lễ ở đây, tại nơi công cộng hay Vương Cung Thánh Đường và cha đã nhìn thấy nhiều người giơ điện thoại lên, không phải chỉ là giáo dân, mà có cả linh mục và thậm chí các giám mục cũng làm thế.”
“Hãy nghĩ xem: Khi con tham dự thánh lễ, Thiên Chúa hiện diện ở đó. Và con lại lo ra trong khi đây chính là nơi Thiên Chúa hiện diện!”
Trong cuộc tiếp kiến chung, ĐGH nói rằng Bí Tích Thánh Thể sẽ được ngài chú trọng đến trong các bài giáo lý hằng tuần trong năm tới, bởi vì “đó là nền tảng của chúng ta, những tín hữu phải hiểu rõ về giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ để sống kết hợp chặt chẽ hơn với Thiên Chúa.”
Trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta tái khám phá qua cảm nhận những điều cần thiết. Như Thánh Tôma muốn được nhìn và sờ vào những vết thương, những lỗ đinh của Chúa sau khi ngài sống lại. Chúng ta cũng cần khám phá như vậy: để nhìn thấy Ngài, để đụng chạm được tới Ngài và để có thể nhận ra Ngài.”
Trong cách này, Bí Tích đáp ứng “nhu cầu rất con người” của chúng ta. Và trong Bí Tích Thánh Thể, một cách đặc biệt, chúng ta ưu tiên tìm gặp được Chúa và tình yêu của Ngài.
Công Đồng Vatican II đưa ra nhu cầu giúp các tín hữu hiểu được vẻ cao đẹp tuyệt vời của việc gặp gỡ Chúa trong Bí Tích Thánh Thể. Đó chính là nhu cầu khẩn thiết để thực thi, với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, một sự canh tân thích hợp của việc phụng vụ.
Chủ đề chính được nhấn mạnh trong Công Đồng Vatican II là nghi thức phụng vụ của các tín hữu mà ĐGH Phanxicô sẽ nhắm tới các trong loạt bài giáo lý của ngài bắt đầu từ hôm nay : để giúp mọi người “ tăng cường ý thức về món quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong phép Thánh Thể.”
Ngoài ra, ĐGH yêu cầu mọi người hãy dạy con em mình biết làm dấu Thánh Giá trong Thánh Lễ đúng cách vì ngài thấy một số em làm dấu thánh giá như là múa tay qua lại trước ngực.
“Chúng ta cần dạy con em làm dấu thánh giá và nhớ là Thánh Lễ bắt đầu với dấu thánh giá. Bởi vì Thánh lễ bắt đầu bằng cách làm dấu thánh giá thì “cuộc đời cũng bắt đầu như thế, một ngày cũng bắt đầu như thế.”
Kết thúc bài chia sẻ về Thánh Lễ và Bí Tích Thánh Thể, ĐGH Phanxicô nói rằng ngài hy vọng qua những bài học giáo lý ngắn hàng tuần, mọi người sẽ tái khám phá ra sự cao đẹp “ẩn chứa trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể và một khi được tỏ lộ, sẽ mang lại ý nghĩa trọn vẹn của đời sống của mỗi người chúng ta.”
Giuse Thẩm Nguyễn
“Thánh lễ không phải là một màn trình diễn, nhưng là đi vào tưởng niệm cuộc chịu khổ nạn và sống lại của Chúa. Thiên Chúa hiện diện với chúng ta ngay giây phút ấy. Nhiều lần chúng ta tham dự Thánh Lễ mà lại nhìn vào những thứ khác và nói chuyện với nhau trong khi linh mục chủ tế dâng Thánh Lễ trên bàn thờ...là nơi chính Chúa ngự.”
ĐGH cũng lên án việc dùng điện thoại cầm tay chụp hình khi ngài dâng lễ. Tại một thời điểm trong Thánh Lễ, vị chủ tế đọc rằng “Hãy nâng tâm hồn lên” chứ ngài không nói là “Chúng ta hãy cầm điện thoại lên để chụp hình.”
“Thật là tồi tệ. Cha nói thật với các con là cha rất buồn lòng khi cha dâng lễ ở đây, tại nơi công cộng hay Vương Cung Thánh Đường và cha đã nhìn thấy nhiều người giơ điện thoại lên, không phải chỉ là giáo dân, mà có cả linh mục và thậm chí các giám mục cũng làm thế.”
“Hãy nghĩ xem: Khi con tham dự thánh lễ, Thiên Chúa hiện diện ở đó. Và con lại lo ra trong khi đây chính là nơi Thiên Chúa hiện diện!”
Trong cuộc tiếp kiến chung, ĐGH nói rằng Bí Tích Thánh Thể sẽ được ngài chú trọng đến trong các bài giáo lý hằng tuần trong năm tới, bởi vì “đó là nền tảng của chúng ta, những tín hữu phải hiểu rõ về giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ để sống kết hợp chặt chẽ hơn với Thiên Chúa.”
Trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta tái khám phá qua cảm nhận những điều cần thiết. Như Thánh Tôma muốn được nhìn và sờ vào những vết thương, những lỗ đinh của Chúa sau khi ngài sống lại. Chúng ta cũng cần khám phá như vậy: để nhìn thấy Ngài, để đụng chạm được tới Ngài và để có thể nhận ra Ngài.”
Trong cách này, Bí Tích đáp ứng “nhu cầu rất con người” của chúng ta. Và trong Bí Tích Thánh Thể, một cách đặc biệt, chúng ta ưu tiên tìm gặp được Chúa và tình yêu của Ngài.
Công Đồng Vatican II đưa ra nhu cầu giúp các tín hữu hiểu được vẻ cao đẹp tuyệt vời của việc gặp gỡ Chúa trong Bí Tích Thánh Thể. Đó chính là nhu cầu khẩn thiết để thực thi, với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, một sự canh tân thích hợp của việc phụng vụ.
Chủ đề chính được nhấn mạnh trong Công Đồng Vatican II là nghi thức phụng vụ của các tín hữu mà ĐGH Phanxicô sẽ nhắm tới các trong loạt bài giáo lý của ngài bắt đầu từ hôm nay : để giúp mọi người “ tăng cường ý thức về món quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong phép Thánh Thể.”
Ngoài ra, ĐGH yêu cầu mọi người hãy dạy con em mình biết làm dấu Thánh Giá trong Thánh Lễ đúng cách vì ngài thấy một số em làm dấu thánh giá như là múa tay qua lại trước ngực.
“Chúng ta cần dạy con em làm dấu thánh giá và nhớ là Thánh Lễ bắt đầu với dấu thánh giá. Bởi vì Thánh lễ bắt đầu bằng cách làm dấu thánh giá thì “cuộc đời cũng bắt đầu như thế, một ngày cũng bắt đầu như thế.”
Kết thúc bài chia sẻ về Thánh Lễ và Bí Tích Thánh Thể, ĐGH Phanxicô nói rằng ngài hy vọng qua những bài học giáo lý ngắn hàng tuần, mọi người sẽ tái khám phá ra sự cao đẹp “ẩn chứa trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể và một khi được tỏ lộ, sẽ mang lại ý nghĩa trọn vẹn của đời sống của mỗi người chúng ta.”
Giuse Thẩm Nguyễn