Trích xuất tài liệu để giám định là một hoạt động hành chính, hoặc tố tụng (tố tụng dân sự - tố tụng hình sự). Đây là một hoạt động có ở bất cứ nhà nước nào. NHà nước dân chủ hay nhà nước độc tài. Trong xã hội dân chủ ngoài các qui định rất chặt chẽ của pháp luật, thì bản thân những người thi hành công vụ cũng hiểu biết, có lương tâm, có trách nhiệm rất cao. Họ không làm, không cần phải làm, không dám làm những sai lệch kết quả giám định như: Thêm, bớt, cắt xén tài liệu; Đưa tài liệu bên ngoài vào; Thay đổi nội dung tài liệu trích xuất trước khi gửi đi giám định …
Tuy nhiên ở các quốc gia độc tài thì ngược lại. Luật pháp trên giấy đã có thể hiểu nhiều nghĩa… Trường hợp có xung đột trong cách hiểu câu từ pháp luật, cũng không có một toà án độc lập, có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan hành pháp có toàn quyền giải thích luật pháp cách tuỳ tiện và đương nhiên là để thuận tiện cho công việc của mình…
Sở văn hoá TP.HCM lấy tài liệu từ máy tính xách tay của linh mục Lê Quang Uy để giám định nội dung là một trong những trường hợp trích xuất tài liệu đã nêu ở trên (xem http://www.dcctvn.net/news.php?id=3815). Trong trường hợp này chưa có khởi tố vụ án dân sự, hay hình sự, thì nó là trích xuất tài liệu để giám định theo thủ tục hành chính.
Thủ tục này theo qui định trên giấy của pháp luật nhà nước csvn như sau:
• Ra quyết định tạm giữ phương tiện tình nghi chứa tài liệu vi phạm pháp luật theo thủ tục hành chính – Giao cho người bị giữ phương tiện 1 bản.
• Niêm phong vật, phương tiện chứa tài liệu tình nghi cần giám định; Việc niêm phong phải có biên bản; Biên bản phải có sự tham gia của người bị niêm phong phương tiện – Phải giao cho người có phương tiện bị niêm phong 1 bản. Trường hợp không có mặt người có phương tiện bị niêm phong hoặc có mặt nhưng họ không hợp tác, thì mời người làm chứng tham gia và phải ghi rõ vào biên bản.
• Mở niêm phong để trích xuất tài liệu: Phải có biên bản mở niêm phong riêng, biên bản trích xuất tài liệu riêng – Biên bản trích xuất tài liệu phải ghi rõ cách thức lấy tài liệu, danh mục tài liệu lấy, loại tài liệu lấy ra… Phải giao cho người có phương tiện trích xuất tài liệu một bản sao cả hai biên bản này.
• Vì là tài liệu dưới dạng tin học (các tập tin, files. doc -. xls ) Thuộc loại có thể bị thay đổi, bị lỗi trong quá trình sao, in ấn… Cho nên phải in ra giấy tại chỗ dưới sự giám sát và ký xác nhận từng trang của người có phương tiện rồi gửi đi giám định.
• Trường hợp trích xuất tài liệu ra một thiết bị khác (Đĩa CD) thì phải được sự đồng ý của người có phương tiện bị trịch xuất tài liệu, và phải giao cho họ một bản tương tự. Đĩa CD này phải có xác nhận dấu chỉ riêng của cơ quan đã trích xuất để đảm bảo tính chất khách quan cũng như việc khiếu nại hợp pháp của đương sự sau này…
• Vì là trích xuất một phần tài liệu, cho nên sau khi trích xuất, nếu không trả lại phương tiện được thì tiếp tục lập biên bản niêm phong phương tiện để tạm giữ, và làm cơ sở đối chứng tài liệu trích xuất sau này nếu có khiếu kiện. Biên bản niêm phong phương tiện sau khi trích xuất tài liệu phải giao cho người có phương tiện 1 bản.
• Giấy, phương tiện niêm phong như hộp các-tông… phải đảm bảo tính chất nguyên vẹn, không thể xâm nhập vào phương tiện tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Giấy niêm phong phải được tạo lập tính chất riêng biệt, đặc thù, duy nhất và chỉ đủ cho việc niêm phong, không làm thừa. Giấy niêm phong nhất thiết phải có chữ ký của người có phương tiện bị niêm phong. Trường hợp họ không ký thì phải mời ít nhất hai người làm chứng ký, và phải lập biên bản riêng.
Đã có trường hợp cơ quan nhà nước khi niêm phong máy tính, họ cố tình không niêm phong những vị trí con vít có thể mở được máy ra… Hoặc không niêm phong kín các ổ cắm vào ra của dữ liệu … Trong khi máy lại đang trong tay họ. Họ có thể tháo mở, lấy ra, đưa vào các tài liệu tuỳ ý phục vụ cho các mưu đồ xấu sa của họ…
Đối với dấu, giấy niêm phong trong quản lý nhà nước csvn cũng rất tuỳ tiện. Con dấu thì do họ cầm. Người có tài sản bị niêm phong chỉ có chữ ký trên giấy niêm phong. Giấy này lại được đưa vào dán niêm phong nên cũng đã biến dạng… Có khi chính người ký cũng không xác định được đâu là chữ ký của mình, đâu là chữ ký giả mạo… Trong thực tế, thì cơ quan công an có cả một bộ máy nghiệp vụ chuyên làm giả chữ ký… Nó chuyên nghiệp và tinh vi đến mức dùng máy móc giám định cũng chỉ phát hiện được khoảng 15% các trường hợp giả mạo mà thôi…
Trong hoạt động đóng mở niêm phong trích xuất tài liệu, cơ quan nhà nước còn có thể mời người làm chứng cùng tham gia ký biên bản để tăng thêm tính khách quan. Hành vi này cũng có cả trong nhà nước dân chủ và nhà nước độc tài. Nhưng bản chất hoạt động lại rất khác nhau…
Nhưng tại sao trong các quốc gia dân chủ cũng cách thức niêm phong như vậy người ta lại không lo ngại sảy ra trường hợp giả mạo, gian lận? Là vì trong xã hội dân chủ, ngoài cơ quan công an, cơ quan nhà nước còn có các cơ quan giám sát độc lập như bồi thẩm… Hay ngay như người làm chứng được trưng cầu, được mời từ bên ngoài họ cũng độc lập, họ không phải chịu áp lực hay lo sợ gì đối với cơ quan nhà nước. Không cán bộ nhà nước nào dám bắt họ làm chứng gian cả.
Còn trong xã hội của csvn - Người làm chứng là nhân viên các hội đoàn trong mặt tận tổ quốc như: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh… Ngay như hội thẩm nhân dân cũng do ban tổ chức quận huyện uỷ duyệt đồng ý khi các hội đoàn đưa danh sách mới được lựa chọn… Kể cả người dân bên ngoài được mời tham gia làm chứng, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ từ chối tham gia vào các thủ tục rắc rối khôn lường này… Còn với một người đồng ý tham gia, họ cũng biết phải làm gì để đổi lấy an toàn, đổi lấy lợi ích cho bản thân…
Sơ hở trong việc trích xuất tài liệu gửi đi giám định, xuất phát từ bản chất nhà nước, bản chất chế độ. Với những thủ tục đã rối rắm lại còn rủi ro khôn lường thì ngay cả một luật sư cũng khó mà đoán biết hết chứ chưa nói đến việc ngăn chặn được hết. Cá nhân ông linh mục Lê Quang Uy không thể chống đỡ được. Vậy xin mọi người hãy lên tiếng, hãy truyền đi tin tức về những rủi ro vô lý, bất công của luật pháp csvn mà người dân Việt hàng ngày phải đối mặt. Hãy chuyển ngữ cho toàn thế giới biết đến vấn nạn này.
Tuy nhiên ở các quốc gia độc tài thì ngược lại. Luật pháp trên giấy đã có thể hiểu nhiều nghĩa… Trường hợp có xung đột trong cách hiểu câu từ pháp luật, cũng không có một toà án độc lập, có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan hành pháp có toàn quyền giải thích luật pháp cách tuỳ tiện và đương nhiên là để thuận tiện cho công việc của mình…
Sở văn hoá TP.HCM lấy tài liệu từ máy tính xách tay của linh mục Lê Quang Uy để giám định nội dung là một trong những trường hợp trích xuất tài liệu đã nêu ở trên (xem http://www.dcctvn.net/news.php?id=3815). Trong trường hợp này chưa có khởi tố vụ án dân sự, hay hình sự, thì nó là trích xuất tài liệu để giám định theo thủ tục hành chính.
Thủ tục này theo qui định trên giấy của pháp luật nhà nước csvn như sau:
• Ra quyết định tạm giữ phương tiện tình nghi chứa tài liệu vi phạm pháp luật theo thủ tục hành chính – Giao cho người bị giữ phương tiện 1 bản.
• Niêm phong vật, phương tiện chứa tài liệu tình nghi cần giám định; Việc niêm phong phải có biên bản; Biên bản phải có sự tham gia của người bị niêm phong phương tiện – Phải giao cho người có phương tiện bị niêm phong 1 bản. Trường hợp không có mặt người có phương tiện bị niêm phong hoặc có mặt nhưng họ không hợp tác, thì mời người làm chứng tham gia và phải ghi rõ vào biên bản.
• Mở niêm phong để trích xuất tài liệu: Phải có biên bản mở niêm phong riêng, biên bản trích xuất tài liệu riêng – Biên bản trích xuất tài liệu phải ghi rõ cách thức lấy tài liệu, danh mục tài liệu lấy, loại tài liệu lấy ra… Phải giao cho người có phương tiện trích xuất tài liệu một bản sao cả hai biên bản này.
• Vì là tài liệu dưới dạng tin học (các tập tin, files. doc -. xls ) Thuộc loại có thể bị thay đổi, bị lỗi trong quá trình sao, in ấn… Cho nên phải in ra giấy tại chỗ dưới sự giám sát và ký xác nhận từng trang của người có phương tiện rồi gửi đi giám định.
• Trường hợp trích xuất tài liệu ra một thiết bị khác (Đĩa CD) thì phải được sự đồng ý của người có phương tiện bị trịch xuất tài liệu, và phải giao cho họ một bản tương tự. Đĩa CD này phải có xác nhận dấu chỉ riêng của cơ quan đã trích xuất để đảm bảo tính chất khách quan cũng như việc khiếu nại hợp pháp của đương sự sau này…
• Vì là trích xuất một phần tài liệu, cho nên sau khi trích xuất, nếu không trả lại phương tiện được thì tiếp tục lập biên bản niêm phong phương tiện để tạm giữ, và làm cơ sở đối chứng tài liệu trích xuất sau này nếu có khiếu kiện. Biên bản niêm phong phương tiện sau khi trích xuất tài liệu phải giao cho người có phương tiện 1 bản.
• Giấy, phương tiện niêm phong như hộp các-tông… phải đảm bảo tính chất nguyên vẹn, không thể xâm nhập vào phương tiện tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Giấy niêm phong phải được tạo lập tính chất riêng biệt, đặc thù, duy nhất và chỉ đủ cho việc niêm phong, không làm thừa. Giấy niêm phong nhất thiết phải có chữ ký của người có phương tiện bị niêm phong. Trường hợp họ không ký thì phải mời ít nhất hai người làm chứng ký, và phải lập biên bản riêng.
Đã có trường hợp cơ quan nhà nước khi niêm phong máy tính, họ cố tình không niêm phong những vị trí con vít có thể mở được máy ra… Hoặc không niêm phong kín các ổ cắm vào ra của dữ liệu … Trong khi máy lại đang trong tay họ. Họ có thể tháo mở, lấy ra, đưa vào các tài liệu tuỳ ý phục vụ cho các mưu đồ xấu sa của họ…
Đối với dấu, giấy niêm phong trong quản lý nhà nước csvn cũng rất tuỳ tiện. Con dấu thì do họ cầm. Người có tài sản bị niêm phong chỉ có chữ ký trên giấy niêm phong. Giấy này lại được đưa vào dán niêm phong nên cũng đã biến dạng… Có khi chính người ký cũng không xác định được đâu là chữ ký của mình, đâu là chữ ký giả mạo… Trong thực tế, thì cơ quan công an có cả một bộ máy nghiệp vụ chuyên làm giả chữ ký… Nó chuyên nghiệp và tinh vi đến mức dùng máy móc giám định cũng chỉ phát hiện được khoảng 15% các trường hợp giả mạo mà thôi…
Trong hoạt động đóng mở niêm phong trích xuất tài liệu, cơ quan nhà nước còn có thể mời người làm chứng cùng tham gia ký biên bản để tăng thêm tính khách quan. Hành vi này cũng có cả trong nhà nước dân chủ và nhà nước độc tài. Nhưng bản chất hoạt động lại rất khác nhau…
Nhưng tại sao trong các quốc gia dân chủ cũng cách thức niêm phong như vậy người ta lại không lo ngại sảy ra trường hợp giả mạo, gian lận? Là vì trong xã hội dân chủ, ngoài cơ quan công an, cơ quan nhà nước còn có các cơ quan giám sát độc lập như bồi thẩm… Hay ngay như người làm chứng được trưng cầu, được mời từ bên ngoài họ cũng độc lập, họ không phải chịu áp lực hay lo sợ gì đối với cơ quan nhà nước. Không cán bộ nhà nước nào dám bắt họ làm chứng gian cả.
Còn trong xã hội của csvn - Người làm chứng là nhân viên các hội đoàn trong mặt tận tổ quốc như: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh… Ngay như hội thẩm nhân dân cũng do ban tổ chức quận huyện uỷ duyệt đồng ý khi các hội đoàn đưa danh sách mới được lựa chọn… Kể cả người dân bên ngoài được mời tham gia làm chứng, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ từ chối tham gia vào các thủ tục rắc rối khôn lường này… Còn với một người đồng ý tham gia, họ cũng biết phải làm gì để đổi lấy an toàn, đổi lấy lợi ích cho bản thân…
Sơ hở trong việc trích xuất tài liệu gửi đi giám định, xuất phát từ bản chất nhà nước, bản chất chế độ. Với những thủ tục đã rối rắm lại còn rủi ro khôn lường thì ngay cả một luật sư cũng khó mà đoán biết hết chứ chưa nói đến việc ngăn chặn được hết. Cá nhân ông linh mục Lê Quang Uy không thể chống đỡ được. Vậy xin mọi người hãy lên tiếng, hãy truyền đi tin tức về những rủi ro vô lý, bất công của luật pháp csvn mà người dân Việt hàng ngày phải đối mặt. Hãy chuyển ngữ cho toàn thế giới biết đến vấn nạn này.