LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA, NĂM B
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa được mừng vào Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, nhưng thường được cử hành trọng thể vào Chúa Nhật tiếp theo. Các Bài Đọc theo chu kỳ Năm B: Bài Đọc I (Xuất Hành 24: 3-8) nhắc đến Giao Ước trong Cựu Ước: Ông Moisê lấy máu con vật (chiên, bò) vẩy lên dân chúng và nói: “Đây là máu Giao Ước mà Thiên Chúa đã ký kết với anh em theo đúng những lời Ngài đã nói!” Bài Đọc II (Do Thái 9: 11-15): Thánh Phaolô nhắc đến Giao Ước Cũ do máu chiên, bò; nhưng Giáo Ước Mới, Giao Ước vĩnh cửu đã được Chúa Giêsu là Vị Thượng Tế hoàn hảo đổ máu ra để ký kết: “Chúa Giêsu là trung gian của Giao Ước Mới” (Do Thái 9: 15). Bài Phúc Âm (Matcô 14: 12-16, 22-26) ghi lại Bữa Tiệc Ly, và trong Bữa Tiệc Tình Thương đó, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa.
Thánh Lễ hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến Thánh Lễ chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh: kỷ niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và chức Linh Mục để Thánh Lễ được tiếp tục mãi mãi cho đến ngày tận thế ở khắp nơi Tin Mừng được rao giảng mà nhớ đến Chúa Giêsu đã chịu nạn chịu chết để cứu chuộc nhân loại (1 Corinto 11:24-26).
Vì tình yêu thật sâu thẳm đối với nhân loại, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người để chia sẻ thân phận đau khổ của con người như chúng ta, rao giảng Tin Mừng cứu độ, chịu nạn chịu chết khổ đau trên Thánh Giá để đền vì tội lỗi chúng ta. Như thế chưa lấy làm đủ, Ngài còn muốn ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (Matthêu 28:20) qua Giáo Hội và qua sự hiện diện thật sự trong Bí Tích Thánh Thể.
Trong Giáo Hội, Chúa Giêsu vẫn là vị “Chủ Chăn Nhân Lành” chăn dắt đoàn chiên Chúa qua con người của Đức Giáo Hoàng và các chủ chăn hữu hình hiện diện ở các nơi.
Trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hiện diện để làm Của lễ hy tế, làm của nuôi linh hồn chúng ta, ban ơn thánh hóa và bảo đảm sự sống đời đời cho chúng ta (Gioan 6:33-34). Chính trên bàn thờ Thập giá, Chúa Giêsu đã hiến dâng một Thánh Lễ hoàn hảo để đền tội cho cả thế giới. Các Thánh Lễ dâng qua mọi thời gian, ở khắp nơi trên thế giới đều là tham dự vào của lễ hoàn hảo Chúa Giêsu đã dâng trên bàn thờ Thập giá: “Chúa Giêsu vừa là Chủ Tế vừa là Của Lễ hiến dâng.”
Trong Thánh Lễ, sau lời truyền phép, Chúa Giêsu đến ngự thật (chứ không phải chỉ là tượng trưng) trong hình Bánh và hình Rượu, và chúng ta đều cúi đầu thờ lậy. Việc Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong Hình Bánh và Hình Rượu đã được xác quyết trong nhiều đoạn Thánh Kinh. Trong Phúc Âm Gioan (6: 50-58), Chúa Giêsu đã xác quyết: “Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống, ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta sẽ được sự sống đời đời…” Nghe như vậy ai cũng thấy ‘chói tai’ (nhất là đối với người Do Thái), và mọi người đều xầm xì tỏ vẻ rất khó chịu. Chính các môn đệ của Chúa cũng rất khó chịu, nên bảo nhau: “Lời nói này chói tai quá ai mà nghe được!”, và “Từ đó nhiều môn đệ rút lui, không theo Chúa Giêsu nữa… (Gioan 6: 66). Nhưng lời Chúa Giêsu nói là sự thật, nên Chúa Giêsu đã không rút lại, mà vẫn xác quyết như vậy, và Ngài còn hỏi các Tông Đồ: “Còn anh em, anh em có muốn bỏ đi không?” Thánh Phêrô đã thay mặt anh em để trả lời: “Bỏ Thày, chúng con biết theo ai, vì Thày mới có những lời đem lại sự sống đời đời!” (Gioan 6: 68).
Đây là mầu Nhiệm tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa mà chỉ có Ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, chúng ta mới có thể lãnh nhận đuợc (Gioan: 6: 63). Trong lời truyền phép Thánh Thể trong bữa tiệc ly, khi cầm lấy Bánh, đọc lời tạ ơn theo nghi thức Do Thái, Chúa Giêsu không nói: Đây là Bánh Thánh, chúng ta hãy tạ ơn Chúa rồi ăn… Nhưng Ngài nói: Này là Mình Thày…” Và khi cầm lấy Chén rượu, đọc lời tạ ơn, Chúa Giêsu cũng không nói: “Đây là chén rượu, chúng ta hãy tạ ơn Chúa và uống…” Nhưng Ngài nói: “Đây là chén Máu Thày…” Đọc Phúc Âm (Mathhêu 26:26-27; Matcô 14: 22-24; Luca 22: 19-20), chúng ta đều thấy ghi rõ như vậy. Sau này, Thánh Phaolô cũng nhắc lại những lời y như vậy trong Thư I gởi Tín Hữu Corintô (11: 23-26), và nhấn mạnh điều quan trọng này: Khi chúng ta ‘Rước Lễ’ là chúng ta rước lấy chính “Thân thể Chúa” (1 Corintô 11: 29), và vì thế, “bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng thì xúc phạm đến Mình và Máu Thánh Chúa.” (1 Corintô 11: 27). “Vì thế, mỗi người chúng ta phải tự xét mình xem có xứng đáng không trước khi rước Mình và Máu Thánh Chúa.” (1Corintô 11: 28-29).
Việc tôn thờ Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Thánh Thể luôn được thực hành trong Giáo Hội: ngoài các Thánh Lễ được dâng khắp nơi và hầu như mọi lúc (Vì thời giờ chênh lệch khác nhau trên thế giới), còn có việc chầu Thánh Thể thay phiên nhau ở các xứ đạo, thường gọi là “Chầu lượt”; rước kiệu Thánh Thể, nhất là vào Ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa; việc siêng năng viếng Mình Thánh Chúa. Hiện nay, tại Hoa Kỳ có nhiều nhà thờ đặt Mình Thánh Chúa và giáo dân thay nhau đến thờ lạy suốt ngày đêm.
Hôm nay, hợp cùng toàn thể Giáo Hội, chúng ta cùng dâng Thánh Lễ sốt sáng và cầu xin cho chúng ta được lòng tin kính và sùng mộ Chúa Giêsu trong Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa. Xin Chúa thánh hoá và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn, để chúng ta xứng đáng rước lấy Chúa Giêsu mỗi khi chúng ta đi dâng Thánh Lễ cuối tuần hoặc ngày thườn
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa được mừng vào Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, nhưng thường được cử hành trọng thể vào Chúa Nhật tiếp theo. Các Bài Đọc theo chu kỳ Năm B: Bài Đọc I (Xuất Hành 24: 3-8) nhắc đến Giao Ước trong Cựu Ước: Ông Moisê lấy máu con vật (chiên, bò) vẩy lên dân chúng và nói: “Đây là máu Giao Ước mà Thiên Chúa đã ký kết với anh em theo đúng những lời Ngài đã nói!” Bài Đọc II (Do Thái 9: 11-15): Thánh Phaolô nhắc đến Giao Ước Cũ do máu chiên, bò; nhưng Giáo Ước Mới, Giao Ước vĩnh cửu đã được Chúa Giêsu là Vị Thượng Tế hoàn hảo đổ máu ra để ký kết: “Chúa Giêsu là trung gian của Giao Ước Mới” (Do Thái 9: 15). Bài Phúc Âm (Matcô 14: 12-16, 22-26) ghi lại Bữa Tiệc Ly, và trong Bữa Tiệc Tình Thương đó, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa.
Thánh Lễ hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến Thánh Lễ chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh: kỷ niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và chức Linh Mục để Thánh Lễ được tiếp tục mãi mãi cho đến ngày tận thế ở khắp nơi Tin Mừng được rao giảng mà nhớ đến Chúa Giêsu đã chịu nạn chịu chết để cứu chuộc nhân loại (1 Corinto 11:24-26).
Vì tình yêu thật sâu thẳm đối với nhân loại, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người để chia sẻ thân phận đau khổ của con người như chúng ta, rao giảng Tin Mừng cứu độ, chịu nạn chịu chết khổ đau trên Thánh Giá để đền vì tội lỗi chúng ta. Như thế chưa lấy làm đủ, Ngài còn muốn ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (Matthêu 28:20) qua Giáo Hội và qua sự hiện diện thật sự trong Bí Tích Thánh Thể.
Trong Giáo Hội, Chúa Giêsu vẫn là vị “Chủ Chăn Nhân Lành” chăn dắt đoàn chiên Chúa qua con người của Đức Giáo Hoàng và các chủ chăn hữu hình hiện diện ở các nơi.
Trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hiện diện để làm Của lễ hy tế, làm của nuôi linh hồn chúng ta, ban ơn thánh hóa và bảo đảm sự sống đời đời cho chúng ta (Gioan 6:33-34). Chính trên bàn thờ Thập giá, Chúa Giêsu đã hiến dâng một Thánh Lễ hoàn hảo để đền tội cho cả thế giới. Các Thánh Lễ dâng qua mọi thời gian, ở khắp nơi trên thế giới đều là tham dự vào của lễ hoàn hảo Chúa Giêsu đã dâng trên bàn thờ Thập giá: “Chúa Giêsu vừa là Chủ Tế vừa là Của Lễ hiến dâng.”
Trong Thánh Lễ, sau lời truyền phép, Chúa Giêsu đến ngự thật (chứ không phải chỉ là tượng trưng) trong hình Bánh và hình Rượu, và chúng ta đều cúi đầu thờ lậy. Việc Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong Hình Bánh và Hình Rượu đã được xác quyết trong nhiều đoạn Thánh Kinh. Trong Phúc Âm Gioan (6: 50-58), Chúa Giêsu đã xác quyết: “Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống, ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta sẽ được sự sống đời đời…” Nghe như vậy ai cũng thấy ‘chói tai’ (nhất là đối với người Do Thái), và mọi người đều xầm xì tỏ vẻ rất khó chịu. Chính các môn đệ của Chúa cũng rất khó chịu, nên bảo nhau: “Lời nói này chói tai quá ai mà nghe được!”, và “Từ đó nhiều môn đệ rút lui, không theo Chúa Giêsu nữa… (Gioan 6: 66). Nhưng lời Chúa Giêsu nói là sự thật, nên Chúa Giêsu đã không rút lại, mà vẫn xác quyết như vậy, và Ngài còn hỏi các Tông Đồ: “Còn anh em, anh em có muốn bỏ đi không?” Thánh Phêrô đã thay mặt anh em để trả lời: “Bỏ Thày, chúng con biết theo ai, vì Thày mới có những lời đem lại sự sống đời đời!” (Gioan 6: 68).
Đây là mầu Nhiệm tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa mà chỉ có Ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, chúng ta mới có thể lãnh nhận đuợc (Gioan: 6: 63). Trong lời truyền phép Thánh Thể trong bữa tiệc ly, khi cầm lấy Bánh, đọc lời tạ ơn theo nghi thức Do Thái, Chúa Giêsu không nói: Đây là Bánh Thánh, chúng ta hãy tạ ơn Chúa rồi ăn… Nhưng Ngài nói: Này là Mình Thày…” Và khi cầm lấy Chén rượu, đọc lời tạ ơn, Chúa Giêsu cũng không nói: “Đây là chén rượu, chúng ta hãy tạ ơn Chúa và uống…” Nhưng Ngài nói: “Đây là chén Máu Thày…” Đọc Phúc Âm (Mathhêu 26:26-27; Matcô 14: 22-24; Luca 22: 19-20), chúng ta đều thấy ghi rõ như vậy. Sau này, Thánh Phaolô cũng nhắc lại những lời y như vậy trong Thư I gởi Tín Hữu Corintô (11: 23-26), và nhấn mạnh điều quan trọng này: Khi chúng ta ‘Rước Lễ’ là chúng ta rước lấy chính “Thân thể Chúa” (1 Corintô 11: 29), và vì thế, “bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng thì xúc phạm đến Mình và Máu Thánh Chúa.” (1 Corintô 11: 27). “Vì thế, mỗi người chúng ta phải tự xét mình xem có xứng đáng không trước khi rước Mình và Máu Thánh Chúa.” (1Corintô 11: 28-29).
Việc tôn thờ Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Thánh Thể luôn được thực hành trong Giáo Hội: ngoài các Thánh Lễ được dâng khắp nơi và hầu như mọi lúc (Vì thời giờ chênh lệch khác nhau trên thế giới), còn có việc chầu Thánh Thể thay phiên nhau ở các xứ đạo, thường gọi là “Chầu lượt”; rước kiệu Thánh Thể, nhất là vào Ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa; việc siêng năng viếng Mình Thánh Chúa. Hiện nay, tại Hoa Kỳ có nhiều nhà thờ đặt Mình Thánh Chúa và giáo dân thay nhau đến thờ lạy suốt ngày đêm.
Hôm nay, hợp cùng toàn thể Giáo Hội, chúng ta cùng dâng Thánh Lễ sốt sáng và cầu xin cho chúng ta được lòng tin kính và sùng mộ Chúa Giêsu trong Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa. Xin Chúa thánh hoá và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn, để chúng ta xứng đáng rước lấy Chúa Giêsu mỗi khi chúng ta đi dâng Thánh Lễ cuối tuần hoặc ngày thườn