Cổ Vũ Văn Hóa Là Điều Nằm Trong Huyết Quản Giáo Hội
Đức Hồng Y Bertone công du Mễ Tây Cơ từ ngày 15 tới ngày 19 tháng 1 năm nay để thay mặt Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chủ toạ cuộc Gặp Mặt Các Gia Đình Thế Giới. Trở về Vatican, ngài đã dành cho Đài Phát Thanh Vatican, nhật báo L’Osservatore Romano và Trung Tâm Truyền Hình Vatican một cuộc phỏng vấn.
Mục vụ và chính trị
Được hỏi: ngoài vai trò làm đặc sứ của Đức Giáo Hoàng để chủ toạ cuộc Gặp Mặt Các Gia Đình Thế Giới, hình như cuộc công du này cũng để đánh dấu một khởi đầu mới trong quan hệ ngoại giao với Mễ Tây Cơ, Đức Hồng Y cho hay: Cuộc công du này có tính mục vụ sâu sắc nhưng cũng có mục tiêu chính trị qua việc gặp gỡ Tổng Thống Mễ và nhiều thẩm quyền khác.
Ta nên nhớ gần đây Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti cũng đã tới Mễ Tây Cơ, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày tái lập các liên hệ ngoại giao giữa Nước này và Tòa Thánh, một biến chuyển rất có ý nghĩa đối với Mễ Tây Cơ, có được là nhờ sáng kiến của Đức Gioan Phaolô II, nhân dịp ngài qua dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Denver năm 1993.
Quốc vụ khanh Toà Thánh tới Mễ Tây Cơ lần này trong tư cách đặc sứ của Đức Giáo Hoàng, nhưng cũng trong tư cách là quốc vụ khanh nữa, điều này cho thấy nhiều khía cạnh tích cực. Không hẳn vì tại Mễ Tây Cơ đã có một tính thế tục tích cực ( positive secularism), nhưng quả đã có nhiều cuộc gặp gỡ và nhiều mối liên hệ tích cực xẩy ra giữa Giáo Hội và nhà nước.
Giáo hội tại đó hiện đang tự đảm nhiệm lấy mình, một Giáo Hội tử đạo đã đành. Và đây là một dịp hết sức đặc biệt để Đức Giáo Hoàng hiện diện với hai sứ điệp: lời chúc lành thu thanh và sứ điệp trực tiếp truyền thanh truyền hình được quần chúng Mễ hoan hô vang dội. Lời hoan hô ấy cho thấy lòng mong ước của dân Mễ được thấy tận mắt vị đại diện của Chúa Giêsu đã đành mà còn nói lên cảm thức hiệp thông toàn diện với Giám Mục Rôma nữa.
Gia đình và văn hóa
Được hỏi tại sao ĐHY nhấn mạnh cùng một lúc tới hai chủ đề gia đình và văn hóa, ngài trả lời: Vì trên thực tế, gia đình là người đầu tiên chuyển giao các giá trị và nền văn hóa cho các thế hệ mới; đối với trẻ em và thanh thiếu niên đang lớn lên, gia đình là người chuyển giao các giá trị.
Đó là một sự kiện đã được chứng minh hẳn hòi bất chấp các khó khăn hiện gặp phải dù ở Âu Châu hay ở Mỹ Châu La Tinh. Đức HY cho hay ngài nhớ tới một hội nghị, đúng hơn một cuộc tranh luận diễn ra ngay tại Rôma, ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêrô, với Giáo Sư Barbiellini Amidei, cũng về gia đình, về khả năng hay bất khả năng của nó trong việc xử lý các giai đoạn xã hội hóa khác trong trách vụ chuyển giao các giá trị.
Cuối cùng, người ta nhất trí rằng gia đình là giai đoạn đầu tiên trong diễn trình chuyển giao giá trị, và đó cũng là xác tín của các Đức GH: của Đức Gioan Phaolô và nhất là của Đức Bênêđíctô XVI như đã thấy trong hai sứ điệp gửi cho cuộc đại hội tại Mễ Tấy Cơ: gia đình là giai đoạn đầu tiên trong diễn trình đào tạo nhân bản và Kitô Giáo. Gia đình chuyển giao bản sắc, bản sắc riêng của gia đình, và bản sắc văn hóa cũng như tâm linh của một dân tộc.
Rồi nhà nước được khai sinh nhờ việc tụ tập, hiệp thông giữa các gia đình. Đó là lý do tại sao nhà nước phải có sứ mệnh củng cố bản sắc dân tộc vốn dựa cơ sở trên gốc rễ, nguồn cội của mình, một nguồn cội sau này sẽ xác định việc triển khai ra cả hai cộng đồng chính trị và giáo hội.
Nền văn hóa Công Giáo Mễ Tây Cơ
Được hỏi: xem ra ĐHY có vẻ như muốn khuyến khích việc đặt lại nền tảng cho một nền văn hóa Công Giáo Mễ Tây Cơ, việc ấy nhằm mục đích gì? Đức HY Bertone cho hay: Hiện Mễ Tây Cơ có nhiều truyền thống văn hóa vĩ đại: nhiều trường đại học và định chế giáo dục, nhưng vì chỉ vừa mới được tái sinh sau khi Giáo Hội ở đó được hưởng đôi chút tự do, nên các thực tại này có nguy cơ rút mình vào trong góc.
Hiện nay, khuynh hướng thế tục hóa đang khá mạnh, có những lực lượng chống lại Giáo Hội, chống lại sứ mệnh giáo hóa và đào luyện của Giáo Hội, chống lại chức năng phát triển văn hóa của Giáo Hội. Nhưng ta phải nhớ rằng Giáo Hội là người đã sáng lập ra các đại học, các đại học đã được phát sinh giữa lòng Giáo Hội và tại Mễ Tây Cơ, người ta nói hiện có 2,000 trường đại học, kể cả của chính phủ lẫn của tư nhân, trong đó có nhiều trường của Giáo Hội, cũng như của các tu hội.
Hiện đang có cả một nguồn tài nguyên bao la cần được khai thác, cần làm cho nó trở thành hiện hữu và tác động, để nó gây ảnh hưởng tới nền văn hóa của dân tộc và, đây là vấn đề phúc âm hóa nền văn hóa, phải làm cho nó chứng tỏ được rằng các đại học có bản chất Công Giáo hay có hoài bão Công Giáo có khả năng chú tâm tới khoa học, tạo tiến bộ cho khoa học và do đó, tạo ra được nhiều ranh giới và hình thức mới cho việc phát triển văn hóa, để phục vụ thiện ích của quốc gia Mễ Tây Cơ. Đó chính là lý do khiến Đức Hồng Y tìm cách khuyến khích và kích thích loại phát triển này.
Một phán đoán khắc nghiệt
Được hỏi: khi nhấn mạnh rằng trong thế kỷ qua, nền văn hóa Mễ Tây Cơ chỉ gặt hái được những thành công hết sức hạn chế, lời phán đoán ấy có quá nghiêm khắc không, khi ta biết rằng Giáo Hội Mễ Tây Cơ từng chịu bách hại đẫm máu? Đức HY Quốc Vụ Khanh cho hay: nó quả là một phán đoán khắc nghiệt. Chỉ xin trích dẫn một tác giả, ông Gabriel Zaid, người nhắc lại có lần được một vị giám mục Âu Châu chất vấn: “Ở Mễ Tây Cơ, liệu có thể có được một nền văn hóa Công Giáo hay không? Liệu Giáo Hội Công Giáo có gây được một ảnh hưởng văn hóa nào đó trên xứ sở hay không?”. Một cách rõ hơn, vị giám mục người Hòa Lan này hỏi ông: ta có thể chờ mong gì nơi Mễ Tây Cơ, thì Zaid buồn rầu cho hay “Tôi chả đem lại cho ngài một mối hy vọng nào. Ở Mễ Tây Cơ, ngoài các phế tích của thời vàng son và nền văn hóa bình dân, văn hóa Công Giáo đã kết thúc từ lâu rồi”. Bạn nên hiểu chúng ta đang nói tới thập niên 1970, nền văn hóa ấy vẫn nằm bên lề, trong một thế kỷ nổi tiếng nhất của văn hóa Mễ Tây Cơ, tức thế kỷ 20. Làm sao môt việc như thế đã có thể xẩy ra được? Zaid bảo: “Chính tôi cũng đang tự hỏi như thế!”.
Bắt mạch như trên quả có bi quan yếm thế thật: tôi nói như thế vì quả tình đã và đang có nhiều sáng kiến, nhiều khía cạnh tích cực hết sức có ý nghĩa, đến nỗi quả là hết sức bất công khi quá nhấn mạnh tới điều tiêu cực và hoàn toàn chấp nhận lối bắt mạch trên.
Tuy nhiên, nhận định của tác giả và câu hỏi của vị giám mục trên đòi có câu trả lời; nhận định và câu hỏi ấy có tính kích thích ta.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong bài diễn văn vĩ đại của ngài tại UNESCO đã cho rằng văn hóa rất cần thiết trong việc làm của Giáo Hội. Ngài lớn iếng quả quyết: “Tương lai của nhân loại tùy thuộc nơi văn hóa! Hòa bình thế giới tùy thuộc tính tối thượng của Tinh Thần! Tương lai hòa bình của nhân loại tùy thuộc vào tình yêu!”. Như thế, ngài đã nối kết hòa bình, văn hóa và tình yêu lại với nhau.
Đối với Giáo Hội, cổ vũ văn hóa là một thực tại bẩm sinh, được khắc ghi vào chínhhuyết quản, vào chính hệ DNA của mình, vào chính lịch sử của mình: Nó là một mệnh lệnh khẩn cấp và thiết yếu. Do chính sự kiện: Phúc Âm tự nó sáng tạo ra văn hóa, nên công bố Phúc Âm là một sáng tạo có tính văn hóa. Sự thật là tại Mễ Tây Cơ, Giáo Hội từng bị bách hại và đã trổ sinh nhiều vị tử đạo. Đức HY cho hay ngài đã nhận được và từng tôn kính hài cốt một thiếu niên 15 tuổi, trông bề ngoài già dặn hơn tuổi đời, tên là José Sánchez del Río, người từng tham gia một nhóm văn hóa trong Công Giáo Tiến Hành. Bất chấp tuổi còn nhỏ, cậu đã bị bắt và sau đó bị giết. Trước khi chết, cậu viết hàng chữ “Vạn tuế Vua Kitô” vốn là khẩu hiệu của các vị tử đạo Mễ Tây Cơ. Đó chính là lý do tại sao Giáo Hội Mễ Tây Cơ trăm phần trăm là một Giáo Hội Tử Đạo, nhưng chính vì thế mà Giáo Hội ấy bị đẩy ra bên lề. Giáo Hội này luôn luôn thực hành một tôn giáo vĩ đại nặng về thờ phượng, hết sức có ý nghĩa, làm nguồn suối cho lòng tín trung của mình đối với Chúa Kitô và cho lòng hứng khởi của mình đối với đức tin, nhưng đôi chút rụt rè trong quan điểm văn hóa. Đó chính là lý do tại sao trước đây và bây giờ ta cần phải phát động lại toàn bộ việc cổ vũ văn hóa, một công việc, như vừa nói, vốn bẩm sinh đối với sứ mệnh của Giáo Hội, nhất là tại Mễ Tây Cơ.
Hòa nhập các nền văn hóa
Về nhu cầu phải mở rộng và tìm lại ý niệm “mestizaje" [hoà nhập liên văn hóa vốn tạo ra nền văn hóa mới], phải chăng ý niệm này không những cần thiết đối với Mễ Tây Cơ mà còn cần thiết cho nhiều nước Phương Tây khác, nơi ý niệm này ít được chấp nhận? Về câu hỏi này, ĐHY Bertone phát biểu như sau: "Mestizaje" là một lối suy nghĩ, một thực tại hết sức tốt đẹp cho ta thấy sự biến hóa của văn hóa, một biến hóa được kiểm nghiệm qua cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa, một gặp gỡ không được loại trừ ai.
Ở Mễ Tây Cơ, và điều này cũng áp dụng cho các nước khác ở Phương Tây nữa, qui luật của văn hóa phải là Phúc Âm và Thánh Kinh. Tuy nhiên, ở Âu Châu và ở Phương Tây, qui luật văn hóa, tức Phúc Âm và Thánh Kinh, hay nói đúng hơn, gốc rễ Kitô Giáo của nó, đôi khi bị gạt qua một bên, không được coi là qui luật sống, qui luật cảm nghiệm và qui luật của biến hóa văn hóa. Ở Mễ tây Cơ, nghệ thuật Ba-rốc (Baroque) và trọn bộ sức gợi hứng pha trộn cả Âu Châu lẫn thổ địa (mestizo inspiration) nơi Đức Bà Guadalupe, đang có nguy cơ bị chia rẽ bởi những người chỉ biết bảo vệ văn hóa bản địa và ở phía kia, những người chỉ biết đề cao tính tối thượng, có thể nói như thế, của văn hóa Âu Châu, vứt đi mọi thứ gốc rễ trong văn hóa bản địa.
Chính vì vậy, ta đang có nguy cơ đặt kình chống giữa hai nền văn hóa bản địa và Âu Châu, mà không chịu thực sự đối thoại cũng như hợp năng (synergy) hai nền văn hóa ấy, và đưa ra một tổng hợp cả hai nền văn hóa ấy để tạo nên một nền văn hóa mới làm đặc điểm cho dân tộc Mễ Tây Cơ và cho nhiều dân tộc khác tại Mỹ Châu Latinh.
Sự chia rẽ này, cuộc ly dị vĩ đại này, hiện đang là cuộc ly dị lớn xẩy ra giữa nền văn hóa bình dân và nền văn hóa thượng lưu vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Âu Châu. Cho nên, để đối phó với cuộc ly dị đó, nghệ thuật Ba-rốc vĩ đại và cuộc tổng hợp Âu Châu và bản địa (mestizo synthesis) phải là dấu chỉ bản sắc của người Mễ Tây Cơ. Phải tránh cho được sự chia rẽ này và phải thực hiện cuộc tổng hợp giữa các nền văn hóa bằng đối thoại hữu hiệu, phong phú và có hoa trái. Tại Mễ Tây Cơ, cuộc đối thoại này được đại biểu bởi nghệ thuật, nhưng cũng nhờ sự hiện diện đầy huyền nhiệm, ngoại thường được Đức GH Gioan Phaolô II nhấn mạnh nơi khuôn mạo Đức Mẹ Guadalupe, khi ngài nói rằng Đức Mẹ là biểu tượng của việc bản vị hóa việc phúc âm hóa (inculturation of evangelization). Kể từ đầu lịch sử Tân Thế Giới, khuôn mặt “Âu Châu và bản địa” của Đức Mẹ Guadalupe cho thấy rằng có một tính đơn nhất nơi con người giữa nhiều hình thức văn hóa đa dạng và trong cuộc giao thoa giữa các nền văn hóa ấy.
Gặp Tổng Thống Mễ Tây Cơ
Nhận định về cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Mễ Tây Cơ, Đức HY Bertone cho đây là một cuộc gặp gỡ thân tình, rất tốt đẹp và phong phú, kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Theo ĐHY, Tổng Thống Mễ là một người Công Giáo ngoan đạo, sẵn sàng tìm lại căn rễ Kitô giáo của nền văn hóa Mễ, nhưng cũng không tha đặt ra nhiều câu hỏi khúc chiết đối với Giáo Hội. Ông muốn nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa tôn giáo và cuộc sống, tới nhu cầu cần phải có sự gắn bó rõ ràng khi ta làm người Công Giáo. Nên nhớ: theo thống kê gần đây, 87% người Mễ tự cho mình là người Công Giáo, nhưng không may, tại nhiều nơi, sự kiện tuyên bố mình là người Công Giáo chẳng hề có nghĩa là sống phù hợp với Phúc Âm và các giáo huấn của Giáo Hội.
Đó chính là lý do tại sao Đức HY và Tổng Thống Mễ đã rất thành thực lên tiếng và đề cập tới nhiều chủ đề khác nhau, như chủ đề giáo dục tại Mễ, chủ đề các trường Công Giáo mà ĐHY tin hiện chiếm 5% các trường Mễ, một tỷ lệ quá thấp. Hai vị cũng đề cập tới việc dạy giáo lý Công Giáo để đào tạo toàn diện các trẻ em và thiếu niên cũng như để phát triển nhân cách các đối tượng này…
Nhận định về Giáo Hội Mễ Tây Cơ
Theo ĐHY Bertone, Giáo Hội tại Mễ tây Cơ là một giáo hội rất sinh động, không hẳn là một định chế đang gặp khủng hoảng vì ở đó có một đoàn ngũ giám mục tuyệt vời. Đức HY đã gặp gỡ nhiều vị giám mục để thảo luận thành thực với họ. Nhờ thế, ngài nhìn ra một giáo hội đang lớn mạnh về nhiều phương diện, dĩ nhiên là có khó khăn, những khó khăn của thời hiện đại và của những nước Mỹ Châu Latinh gặp phải: thí dụ, vấn đề gây hấn của các giáo phái chẳng hạn.
Tuy nhiên, đó vẫn là một giáo hội đang lớn mạnh, một giáo hội biết trao vai trò cho giáo dân, và giáo dân rất mong ước được hợp tác, cả trong ranh giới văn hóa lẫn thương trường, vốn là sở trường của họ, và cả chính trị nữa. Họ yêu cầu được các dự án của Giáo Hội chỉ đạo, khuyến khích để có thể tham gia và chia sẻ. Mới tháng Mười Một năm ngoái, các giám mục đã tổ chức một phiên họp của hội đồng giám mục với sự tham dự của 120 giáo dân từng được chuẩn bị kỹ và có ý hướng tốt và vì thế, có khả năng hợp tác và củng cố được sự hiện diện của Giáo Hội trong xã hội Mễ Tây Cơ.
Ơn kêu gọi tiếp tục tăng số, các chủng viện tiếp tục đông đảo các chủng sinh, dù con số chủng sinh có khác nhau giữa các giáo phận với nhau, nhưng có giáo phận có tới hàng trăm chủng sinh. Tuy vẫn còn phải giải quyết các vấn đề về đào tạo, nhưng nói chung, vấn đề ơn kêu gọi hết sức vững vàng. Nên nhớ Mễ Tây Cơ có 92 giáo phận, bởi thế, nước này có thể trở thành nguồn cung cấp các nhà truyền giáo cho các nước lân bang.
Tầm nhìn của Đức Bênêđíctô XVI
Các can thiệp của Đức HY Bertone và của Đức GH Bênêđíctô XVI hết sức ăn ý với nhau trong cuộc đối thoại với Giáo Hội tại Mễ tây Cơ. Điều ấy có ý nghĩa gì và nhằm mục đích nào? Đức HY Bertone trả lời: trước nhất phải nhận rằng Đức Thánh Cha biết tường tận về Giáo Hội Mễ Tây Cơ, nhờ hội đồng giám mục và sau đó các giám mục Mễ Tây Cơ đã mau mắn đến thăm “ad limina” chỉ ít tháng sau ngày ngài đăng quang. Đối với bất cứ cuộc viếng thăm nào loại này, Đức Bênêđíctô XVI đều chuẩn bị rất kỹ lưỡng, rất chi tiết. Ngài nghiên cứu các phúc trình của các giáo phận, của vị khâm sứ và của hội đồng giám mục, lại còn nói truyện cụ thể với từng vị giám mục nữa. Dĩ nhiên, điều ấy giúp ngài bắt mạch rất chính xác nhịp sống của Giáo Hội tại từng quốc gia một.
Đàng khác, người cộng tác hàng đầu của Đức Giáo Hoàng đương nhiên phải hoàn toàn cùng một đường lối suy nghĩ như ngài. Cho nên, quốc vụ khanh nắm rất rõ các ngôn từ của Đức Giáo Hoàng và chuẩn bị chuyến đi của mình phù hợp với các đóng góp và chủ đề vốn được Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh hết sức quan tâm.
Các chủ đề về gia đình và văn hóa, nhất là trong cuộc gặp mặt giới văn hóa tại Queretaro, là các chủ đề được Đức Giáo Hoàng luôn canh cánh bên lòng. Thực ra ai trong chúng ta cũng biết rõ Đức Thánh Cha suy nghĩ ra sao, nên hòa điệu với các suy nghĩ của ngài là điều không mấy khó, chắc chắn đó là các chủ đề: hỗ trợ các giám mục, hỗ trợ thế giới Công Giáo và hàng ngũ giáo dân Mễ Tây Cơ trong sự hiệp thông trọn vẹn và cụ thể này, không những chỉ bằng cầu nguyện, mà còn bằng tình âu yếm, vừa công khai vừa đầy phấn chấn đối với Đức Thánh Cha, đồng thời chia sẻ các dự án văn hóa và mục vụ mà ngài hằng quan tâm.
ĐHY Bertone cho hay: ngài hết sức cố gắng khuyến khích quốc gia Công Giáo vĩ đại này trở thành một quốc gia quyến rũ, một quốc gia tiêu biểu cho Mỹ Châu Latinh và vùng Caribbean. Vì trên hết, quốc gia này có đủ sức mạnh, có đủ các tài nguyên lớn lao, cũng như vốn liếng nhân bản vĩ đại lại có tài nguyên lớn về vật chất, tinh thần và văn hóa. Chính vì thế, Mễ Tây Cơ là mũi nhọn dẫn đầu mọi quốc gia khác của Mỹ Châu Latinh. Đức HY cho hay đó là niềm hy vọng của ngài sau chuyến đi Mễ Tây Cơ vừa qua, một niềm hy vọng mà ngài đã đặt dưới chân Đức Mẹ Guadalupe.
Đức Hồng Y Bertone công du Mễ Tây Cơ từ ngày 15 tới ngày 19 tháng 1 năm nay để thay mặt Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chủ toạ cuộc Gặp Mặt Các Gia Đình Thế Giới. Trở về Vatican, ngài đã dành cho Đài Phát Thanh Vatican, nhật báo L’Osservatore Romano và Trung Tâm Truyền Hình Vatican một cuộc phỏng vấn.
Mục vụ và chính trị
Được hỏi: ngoài vai trò làm đặc sứ của Đức Giáo Hoàng để chủ toạ cuộc Gặp Mặt Các Gia Đình Thế Giới, hình như cuộc công du này cũng để đánh dấu một khởi đầu mới trong quan hệ ngoại giao với Mễ Tây Cơ, Đức Hồng Y cho hay: Cuộc công du này có tính mục vụ sâu sắc nhưng cũng có mục tiêu chính trị qua việc gặp gỡ Tổng Thống Mễ và nhiều thẩm quyền khác.
Ta nên nhớ gần đây Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti cũng đã tới Mễ Tây Cơ, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày tái lập các liên hệ ngoại giao giữa Nước này và Tòa Thánh, một biến chuyển rất có ý nghĩa đối với Mễ Tây Cơ, có được là nhờ sáng kiến của Đức Gioan Phaolô II, nhân dịp ngài qua dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Denver năm 1993.
Quốc vụ khanh Toà Thánh tới Mễ Tây Cơ lần này trong tư cách đặc sứ của Đức Giáo Hoàng, nhưng cũng trong tư cách là quốc vụ khanh nữa, điều này cho thấy nhiều khía cạnh tích cực. Không hẳn vì tại Mễ Tây Cơ đã có một tính thế tục tích cực ( positive secularism), nhưng quả đã có nhiều cuộc gặp gỡ và nhiều mối liên hệ tích cực xẩy ra giữa Giáo Hội và nhà nước.
Giáo hội tại đó hiện đang tự đảm nhiệm lấy mình, một Giáo Hội tử đạo đã đành. Và đây là một dịp hết sức đặc biệt để Đức Giáo Hoàng hiện diện với hai sứ điệp: lời chúc lành thu thanh và sứ điệp trực tiếp truyền thanh truyền hình được quần chúng Mễ hoan hô vang dội. Lời hoan hô ấy cho thấy lòng mong ước của dân Mễ được thấy tận mắt vị đại diện của Chúa Giêsu đã đành mà còn nói lên cảm thức hiệp thông toàn diện với Giám Mục Rôma nữa.
Gia đình và văn hóa
Được hỏi tại sao ĐHY nhấn mạnh cùng một lúc tới hai chủ đề gia đình và văn hóa, ngài trả lời: Vì trên thực tế, gia đình là người đầu tiên chuyển giao các giá trị và nền văn hóa cho các thế hệ mới; đối với trẻ em và thanh thiếu niên đang lớn lên, gia đình là người chuyển giao các giá trị.
Đó là một sự kiện đã được chứng minh hẳn hòi bất chấp các khó khăn hiện gặp phải dù ở Âu Châu hay ở Mỹ Châu La Tinh. Đức HY cho hay ngài nhớ tới một hội nghị, đúng hơn một cuộc tranh luận diễn ra ngay tại Rôma, ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêrô, với Giáo Sư Barbiellini Amidei, cũng về gia đình, về khả năng hay bất khả năng của nó trong việc xử lý các giai đoạn xã hội hóa khác trong trách vụ chuyển giao các giá trị.
Cuối cùng, người ta nhất trí rằng gia đình là giai đoạn đầu tiên trong diễn trình chuyển giao giá trị, và đó cũng là xác tín của các Đức GH: của Đức Gioan Phaolô và nhất là của Đức Bênêđíctô XVI như đã thấy trong hai sứ điệp gửi cho cuộc đại hội tại Mễ Tấy Cơ: gia đình là giai đoạn đầu tiên trong diễn trình đào tạo nhân bản và Kitô Giáo. Gia đình chuyển giao bản sắc, bản sắc riêng của gia đình, và bản sắc văn hóa cũng như tâm linh của một dân tộc.
Rồi nhà nước được khai sinh nhờ việc tụ tập, hiệp thông giữa các gia đình. Đó là lý do tại sao nhà nước phải có sứ mệnh củng cố bản sắc dân tộc vốn dựa cơ sở trên gốc rễ, nguồn cội của mình, một nguồn cội sau này sẽ xác định việc triển khai ra cả hai cộng đồng chính trị và giáo hội.
Nền văn hóa Công Giáo Mễ Tây Cơ
Được hỏi: xem ra ĐHY có vẻ như muốn khuyến khích việc đặt lại nền tảng cho một nền văn hóa Công Giáo Mễ Tây Cơ, việc ấy nhằm mục đích gì? Đức HY Bertone cho hay: Hiện Mễ Tây Cơ có nhiều truyền thống văn hóa vĩ đại: nhiều trường đại học và định chế giáo dục, nhưng vì chỉ vừa mới được tái sinh sau khi Giáo Hội ở đó được hưởng đôi chút tự do, nên các thực tại này có nguy cơ rút mình vào trong góc.
Hiện nay, khuynh hướng thế tục hóa đang khá mạnh, có những lực lượng chống lại Giáo Hội, chống lại sứ mệnh giáo hóa và đào luyện của Giáo Hội, chống lại chức năng phát triển văn hóa của Giáo Hội. Nhưng ta phải nhớ rằng Giáo Hội là người đã sáng lập ra các đại học, các đại học đã được phát sinh giữa lòng Giáo Hội và tại Mễ Tây Cơ, người ta nói hiện có 2,000 trường đại học, kể cả của chính phủ lẫn của tư nhân, trong đó có nhiều trường của Giáo Hội, cũng như của các tu hội.
Hiện đang có cả một nguồn tài nguyên bao la cần được khai thác, cần làm cho nó trở thành hiện hữu và tác động, để nó gây ảnh hưởng tới nền văn hóa của dân tộc và, đây là vấn đề phúc âm hóa nền văn hóa, phải làm cho nó chứng tỏ được rằng các đại học có bản chất Công Giáo hay có hoài bão Công Giáo có khả năng chú tâm tới khoa học, tạo tiến bộ cho khoa học và do đó, tạo ra được nhiều ranh giới và hình thức mới cho việc phát triển văn hóa, để phục vụ thiện ích của quốc gia Mễ Tây Cơ. Đó chính là lý do khiến Đức Hồng Y tìm cách khuyến khích và kích thích loại phát triển này.
Một phán đoán khắc nghiệt
Được hỏi: khi nhấn mạnh rằng trong thế kỷ qua, nền văn hóa Mễ Tây Cơ chỉ gặt hái được những thành công hết sức hạn chế, lời phán đoán ấy có quá nghiêm khắc không, khi ta biết rằng Giáo Hội Mễ Tây Cơ từng chịu bách hại đẫm máu? Đức HY Quốc Vụ Khanh cho hay: nó quả là một phán đoán khắc nghiệt. Chỉ xin trích dẫn một tác giả, ông Gabriel Zaid, người nhắc lại có lần được một vị giám mục Âu Châu chất vấn: “Ở Mễ Tây Cơ, liệu có thể có được một nền văn hóa Công Giáo hay không? Liệu Giáo Hội Công Giáo có gây được một ảnh hưởng văn hóa nào đó trên xứ sở hay không?”. Một cách rõ hơn, vị giám mục người Hòa Lan này hỏi ông: ta có thể chờ mong gì nơi Mễ Tây Cơ, thì Zaid buồn rầu cho hay “Tôi chả đem lại cho ngài một mối hy vọng nào. Ở Mễ Tây Cơ, ngoài các phế tích của thời vàng son và nền văn hóa bình dân, văn hóa Công Giáo đã kết thúc từ lâu rồi”. Bạn nên hiểu chúng ta đang nói tới thập niên 1970, nền văn hóa ấy vẫn nằm bên lề, trong một thế kỷ nổi tiếng nhất của văn hóa Mễ Tây Cơ, tức thế kỷ 20. Làm sao môt việc như thế đã có thể xẩy ra được? Zaid bảo: “Chính tôi cũng đang tự hỏi như thế!”.
Bắt mạch như trên quả có bi quan yếm thế thật: tôi nói như thế vì quả tình đã và đang có nhiều sáng kiến, nhiều khía cạnh tích cực hết sức có ý nghĩa, đến nỗi quả là hết sức bất công khi quá nhấn mạnh tới điều tiêu cực và hoàn toàn chấp nhận lối bắt mạch trên.
Tuy nhiên, nhận định của tác giả và câu hỏi của vị giám mục trên đòi có câu trả lời; nhận định và câu hỏi ấy có tính kích thích ta.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong bài diễn văn vĩ đại của ngài tại UNESCO đã cho rằng văn hóa rất cần thiết trong việc làm của Giáo Hội. Ngài lớn iếng quả quyết: “Tương lai của nhân loại tùy thuộc nơi văn hóa! Hòa bình thế giới tùy thuộc tính tối thượng của Tinh Thần! Tương lai hòa bình của nhân loại tùy thuộc vào tình yêu!”. Như thế, ngài đã nối kết hòa bình, văn hóa và tình yêu lại với nhau.
Đối với Giáo Hội, cổ vũ văn hóa là một thực tại bẩm sinh, được khắc ghi vào chínhhuyết quản, vào chính hệ DNA của mình, vào chính lịch sử của mình: Nó là một mệnh lệnh khẩn cấp và thiết yếu. Do chính sự kiện: Phúc Âm tự nó sáng tạo ra văn hóa, nên công bố Phúc Âm là một sáng tạo có tính văn hóa. Sự thật là tại Mễ Tây Cơ, Giáo Hội từng bị bách hại và đã trổ sinh nhiều vị tử đạo. Đức HY cho hay ngài đã nhận được và từng tôn kính hài cốt một thiếu niên 15 tuổi, trông bề ngoài già dặn hơn tuổi đời, tên là José Sánchez del Río, người từng tham gia một nhóm văn hóa trong Công Giáo Tiến Hành. Bất chấp tuổi còn nhỏ, cậu đã bị bắt và sau đó bị giết. Trước khi chết, cậu viết hàng chữ “Vạn tuế Vua Kitô” vốn là khẩu hiệu của các vị tử đạo Mễ Tây Cơ. Đó chính là lý do tại sao Giáo Hội Mễ Tây Cơ trăm phần trăm là một Giáo Hội Tử Đạo, nhưng chính vì thế mà Giáo Hội ấy bị đẩy ra bên lề. Giáo Hội này luôn luôn thực hành một tôn giáo vĩ đại nặng về thờ phượng, hết sức có ý nghĩa, làm nguồn suối cho lòng tín trung của mình đối với Chúa Kitô và cho lòng hứng khởi của mình đối với đức tin, nhưng đôi chút rụt rè trong quan điểm văn hóa. Đó chính là lý do tại sao trước đây và bây giờ ta cần phải phát động lại toàn bộ việc cổ vũ văn hóa, một công việc, như vừa nói, vốn bẩm sinh đối với sứ mệnh của Giáo Hội, nhất là tại Mễ Tây Cơ.
Hòa nhập các nền văn hóa
Về nhu cầu phải mở rộng và tìm lại ý niệm “mestizaje" [hoà nhập liên văn hóa vốn tạo ra nền văn hóa mới], phải chăng ý niệm này không những cần thiết đối với Mễ Tây Cơ mà còn cần thiết cho nhiều nước Phương Tây khác, nơi ý niệm này ít được chấp nhận? Về câu hỏi này, ĐHY Bertone phát biểu như sau: "Mestizaje" là một lối suy nghĩ, một thực tại hết sức tốt đẹp cho ta thấy sự biến hóa của văn hóa, một biến hóa được kiểm nghiệm qua cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa, một gặp gỡ không được loại trừ ai.
Ở Mễ Tây Cơ, và điều này cũng áp dụng cho các nước khác ở Phương Tây nữa, qui luật của văn hóa phải là Phúc Âm và Thánh Kinh. Tuy nhiên, ở Âu Châu và ở Phương Tây, qui luật văn hóa, tức Phúc Âm và Thánh Kinh, hay nói đúng hơn, gốc rễ Kitô Giáo của nó, đôi khi bị gạt qua một bên, không được coi là qui luật sống, qui luật cảm nghiệm và qui luật của biến hóa văn hóa. Ở Mễ tây Cơ, nghệ thuật Ba-rốc (Baroque) và trọn bộ sức gợi hứng pha trộn cả Âu Châu lẫn thổ địa (mestizo inspiration) nơi Đức Bà Guadalupe, đang có nguy cơ bị chia rẽ bởi những người chỉ biết bảo vệ văn hóa bản địa và ở phía kia, những người chỉ biết đề cao tính tối thượng, có thể nói như thế, của văn hóa Âu Châu, vứt đi mọi thứ gốc rễ trong văn hóa bản địa.
Chính vì vậy, ta đang có nguy cơ đặt kình chống giữa hai nền văn hóa bản địa và Âu Châu, mà không chịu thực sự đối thoại cũng như hợp năng (synergy) hai nền văn hóa ấy, và đưa ra một tổng hợp cả hai nền văn hóa ấy để tạo nên một nền văn hóa mới làm đặc điểm cho dân tộc Mễ Tây Cơ và cho nhiều dân tộc khác tại Mỹ Châu Latinh.
Sự chia rẽ này, cuộc ly dị vĩ đại này, hiện đang là cuộc ly dị lớn xẩy ra giữa nền văn hóa bình dân và nền văn hóa thượng lưu vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Âu Châu. Cho nên, để đối phó với cuộc ly dị đó, nghệ thuật Ba-rốc vĩ đại và cuộc tổng hợp Âu Châu và bản địa (mestizo synthesis) phải là dấu chỉ bản sắc của người Mễ Tây Cơ. Phải tránh cho được sự chia rẽ này và phải thực hiện cuộc tổng hợp giữa các nền văn hóa bằng đối thoại hữu hiệu, phong phú và có hoa trái. Tại Mễ Tây Cơ, cuộc đối thoại này được đại biểu bởi nghệ thuật, nhưng cũng nhờ sự hiện diện đầy huyền nhiệm, ngoại thường được Đức GH Gioan Phaolô II nhấn mạnh nơi khuôn mạo Đức Mẹ Guadalupe, khi ngài nói rằng Đức Mẹ là biểu tượng của việc bản vị hóa việc phúc âm hóa (inculturation of evangelization). Kể từ đầu lịch sử Tân Thế Giới, khuôn mặt “Âu Châu và bản địa” của Đức Mẹ Guadalupe cho thấy rằng có một tính đơn nhất nơi con người giữa nhiều hình thức văn hóa đa dạng và trong cuộc giao thoa giữa các nền văn hóa ấy.
Gặp Tổng Thống Mễ Tây Cơ
Nhận định về cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Mễ Tây Cơ, Đức HY Bertone cho đây là một cuộc gặp gỡ thân tình, rất tốt đẹp và phong phú, kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Theo ĐHY, Tổng Thống Mễ là một người Công Giáo ngoan đạo, sẵn sàng tìm lại căn rễ Kitô giáo của nền văn hóa Mễ, nhưng cũng không tha đặt ra nhiều câu hỏi khúc chiết đối với Giáo Hội. Ông muốn nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa tôn giáo và cuộc sống, tới nhu cầu cần phải có sự gắn bó rõ ràng khi ta làm người Công Giáo. Nên nhớ: theo thống kê gần đây, 87% người Mễ tự cho mình là người Công Giáo, nhưng không may, tại nhiều nơi, sự kiện tuyên bố mình là người Công Giáo chẳng hề có nghĩa là sống phù hợp với Phúc Âm và các giáo huấn của Giáo Hội.
Đó chính là lý do tại sao Đức HY và Tổng Thống Mễ đã rất thành thực lên tiếng và đề cập tới nhiều chủ đề khác nhau, như chủ đề giáo dục tại Mễ, chủ đề các trường Công Giáo mà ĐHY tin hiện chiếm 5% các trường Mễ, một tỷ lệ quá thấp. Hai vị cũng đề cập tới việc dạy giáo lý Công Giáo để đào tạo toàn diện các trẻ em và thiếu niên cũng như để phát triển nhân cách các đối tượng này…
Nhận định về Giáo Hội Mễ Tây Cơ
Theo ĐHY Bertone, Giáo Hội tại Mễ tây Cơ là một giáo hội rất sinh động, không hẳn là một định chế đang gặp khủng hoảng vì ở đó có một đoàn ngũ giám mục tuyệt vời. Đức HY đã gặp gỡ nhiều vị giám mục để thảo luận thành thực với họ. Nhờ thế, ngài nhìn ra một giáo hội đang lớn mạnh về nhiều phương diện, dĩ nhiên là có khó khăn, những khó khăn của thời hiện đại và của những nước Mỹ Châu Latinh gặp phải: thí dụ, vấn đề gây hấn của các giáo phái chẳng hạn.
Tuy nhiên, đó vẫn là một giáo hội đang lớn mạnh, một giáo hội biết trao vai trò cho giáo dân, và giáo dân rất mong ước được hợp tác, cả trong ranh giới văn hóa lẫn thương trường, vốn là sở trường của họ, và cả chính trị nữa. Họ yêu cầu được các dự án của Giáo Hội chỉ đạo, khuyến khích để có thể tham gia và chia sẻ. Mới tháng Mười Một năm ngoái, các giám mục đã tổ chức một phiên họp của hội đồng giám mục với sự tham dự của 120 giáo dân từng được chuẩn bị kỹ và có ý hướng tốt và vì thế, có khả năng hợp tác và củng cố được sự hiện diện của Giáo Hội trong xã hội Mễ Tây Cơ.
Ơn kêu gọi tiếp tục tăng số, các chủng viện tiếp tục đông đảo các chủng sinh, dù con số chủng sinh có khác nhau giữa các giáo phận với nhau, nhưng có giáo phận có tới hàng trăm chủng sinh. Tuy vẫn còn phải giải quyết các vấn đề về đào tạo, nhưng nói chung, vấn đề ơn kêu gọi hết sức vững vàng. Nên nhớ Mễ Tây Cơ có 92 giáo phận, bởi thế, nước này có thể trở thành nguồn cung cấp các nhà truyền giáo cho các nước lân bang.
Tầm nhìn của Đức Bênêđíctô XVI
Các can thiệp của Đức HY Bertone và của Đức GH Bênêđíctô XVI hết sức ăn ý với nhau trong cuộc đối thoại với Giáo Hội tại Mễ tây Cơ. Điều ấy có ý nghĩa gì và nhằm mục đích nào? Đức HY Bertone trả lời: trước nhất phải nhận rằng Đức Thánh Cha biết tường tận về Giáo Hội Mễ Tây Cơ, nhờ hội đồng giám mục và sau đó các giám mục Mễ Tây Cơ đã mau mắn đến thăm “ad limina” chỉ ít tháng sau ngày ngài đăng quang. Đối với bất cứ cuộc viếng thăm nào loại này, Đức Bênêđíctô XVI đều chuẩn bị rất kỹ lưỡng, rất chi tiết. Ngài nghiên cứu các phúc trình của các giáo phận, của vị khâm sứ và của hội đồng giám mục, lại còn nói truyện cụ thể với từng vị giám mục nữa. Dĩ nhiên, điều ấy giúp ngài bắt mạch rất chính xác nhịp sống của Giáo Hội tại từng quốc gia một.
Đàng khác, người cộng tác hàng đầu của Đức Giáo Hoàng đương nhiên phải hoàn toàn cùng một đường lối suy nghĩ như ngài. Cho nên, quốc vụ khanh nắm rất rõ các ngôn từ của Đức Giáo Hoàng và chuẩn bị chuyến đi của mình phù hợp với các đóng góp và chủ đề vốn được Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh hết sức quan tâm.
Các chủ đề về gia đình và văn hóa, nhất là trong cuộc gặp mặt giới văn hóa tại Queretaro, là các chủ đề được Đức Giáo Hoàng luôn canh cánh bên lòng. Thực ra ai trong chúng ta cũng biết rõ Đức Thánh Cha suy nghĩ ra sao, nên hòa điệu với các suy nghĩ của ngài là điều không mấy khó, chắc chắn đó là các chủ đề: hỗ trợ các giám mục, hỗ trợ thế giới Công Giáo và hàng ngũ giáo dân Mễ Tây Cơ trong sự hiệp thông trọn vẹn và cụ thể này, không những chỉ bằng cầu nguyện, mà còn bằng tình âu yếm, vừa công khai vừa đầy phấn chấn đối với Đức Thánh Cha, đồng thời chia sẻ các dự án văn hóa và mục vụ mà ngài hằng quan tâm.
ĐHY Bertone cho hay: ngài hết sức cố gắng khuyến khích quốc gia Công Giáo vĩ đại này trở thành một quốc gia quyến rũ, một quốc gia tiêu biểu cho Mỹ Châu Latinh và vùng Caribbean. Vì trên hết, quốc gia này có đủ sức mạnh, có đủ các tài nguyên lớn lao, cũng như vốn liếng nhân bản vĩ đại lại có tài nguyên lớn về vật chất, tinh thần và văn hóa. Chính vì thế, Mễ Tây Cơ là mũi nhọn dẫn đầu mọi quốc gia khác của Mỹ Châu Latinh. Đức HY cho hay đó là niềm hy vọng của ngài sau chuyến đi Mễ Tây Cơ vừa qua, một niềm hy vọng mà ngài đã đặt dưới chân Đức Mẹ Guadalupe.