TÒA THÁNH KÊU GỌI TẠO CÔNG ĂN VIỆC LÀM, CỦNG CỐ HỆ THỐNG KINH TẾ, GIÁO DỤC VÀ Y TẾ TẠI CÁC NƯỚC NGHÈO
GENÈVE: Tòa Thánh kêu gọi tạo công ăn việc làm, củng cố các hệ thống kinh tế, giáo dục và y tế cho người dân các nước nghèo trên thế giới, như phương thế chống lại nạn nghèo túng hữu hiệu trong xã hội toàn cầu hiện nay.
Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiêp Quốc ở Genève, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây hôm mùng 4-7-2007, trong phiên họp của Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội của Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là ECOSOC. Vị đại diện Tòa Thánh ghi nhận rằng việc thay đổi não trạng trên bình diện địa phương có thể trở thành một chiến thuật đem lại chiến thắng trong cuộc chiến chống lại nàn nghèo đói, đang đè nặng trên nhiều quốc gia đang trên đường phát triển.
Lấy lại tư tưởng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong thư gửi bà thủ tướng Liên Bang Đức Angela Merkel, Đức Tổng Giám Mục Tomasi tái khẳng định đó là ưu tiên hàng đầu đối với thiện ích của các nước giầu cũng như các nước nghèo. Nhắc lại sư kiện hiện nay trên thế giới có gần 1 tỷ 400 triệu người sống dưới mức nghèo túng, chưa tới 1 mỹ kim mỗi ngày, Đức Tổng Giám Mục Tomasi nói: Cần phải đề ra các chương trình trợ giúp chính xác hơn để cải tiến hoàn cảnh sống của các cá nhân và gia đình trong xã hội hiện nay. Sự trợ giúp hữu hiệu đòi hỏi phải có nhiều phương thức phân chia và phải đạt tới các cơ cấu hạ tầng của các cộng đoàn.
Sự nâng đỡ ấy phải được bảo đảm bởi các chính quyền cũng như các tổ chức và cơ cấu xã hội, kể cả các nhóm do các tu sĩ điều hành như trường học, nhà thương, bệnh xá, các trung tâm xã hội và các chương trình giáo dục và giải trí cho ngưới trẻ. Cần phải nhắm tới chỗ tạo ra công ăn việc làm mới, cũng như củng cố các hệ thống y tế và giáo dục.
Theo vị đại diện Tòa Thánh, các người được giáo dục có thể thiết lập tương quan xã hội dựa trên sự kính trọng và tình bạn, chứ không đựa trên sức mạnh và lạm dụng. Trong ý hướng đó, sẽ dễ giảm nạn gian tham hối lộ, là một trong các tệ nạn của các nước nghèo, khiến cho các nước giầu trợ giúp mất tin tưởng và nản lòng. Ngoài ra cũng cần phải có các thỏa hiệp quốc tế, điều hành việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên, giúp lấy lại các ngân khoản công bị sử dụng bất hợp pháp, hạn chế việc buôn bán vũ khí và loại hỏ việc phân chia các tài trợ không đúng đắn cho lãnh vực nông nghiệp. Nếu các nhà đầu tư ngoại quốc phải góp phần phát triển hệ thống kinh tế của các nước nghèo, thì chính quyền các nước này cũng có bổn phận phải bảo đảm cho họ có các điều kiện thuận lợi, các luật lệ đầu tư hợp luân lý đạo đức, một hệ thống pháp lý hữu hiệu, một hệ thống thuế má ổn định, bảo vệ quyền tư hữu và các cơ cấu hạ tầng giúp các nhà sản xuất địa phương đạt thị trường vùng miền và quốc tế.
Và Đức Tổng Giám Mục Tomasi kết luận: ”Việc nhổ tận gốc rẽ nạn nghèo túng là một dấn thân luân lý liên quan tới tất cả mọi người” (SD RG 6-7-2007).
GENÈVE: Tòa Thánh kêu gọi tạo công ăn việc làm, củng cố các hệ thống kinh tế, giáo dục và y tế cho người dân các nước nghèo trên thế giới, như phương thế chống lại nạn nghèo túng hữu hiệu trong xã hội toàn cầu hiện nay.
Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiêp Quốc ở Genève, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây hôm mùng 4-7-2007, trong phiên họp của Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội của Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là ECOSOC. Vị đại diện Tòa Thánh ghi nhận rằng việc thay đổi não trạng trên bình diện địa phương có thể trở thành một chiến thuật đem lại chiến thắng trong cuộc chiến chống lại nàn nghèo đói, đang đè nặng trên nhiều quốc gia đang trên đường phát triển.
Lấy lại tư tưởng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong thư gửi bà thủ tướng Liên Bang Đức Angela Merkel, Đức Tổng Giám Mục Tomasi tái khẳng định đó là ưu tiên hàng đầu đối với thiện ích của các nước giầu cũng như các nước nghèo. Nhắc lại sư kiện hiện nay trên thế giới có gần 1 tỷ 400 triệu người sống dưới mức nghèo túng, chưa tới 1 mỹ kim mỗi ngày, Đức Tổng Giám Mục Tomasi nói: Cần phải đề ra các chương trình trợ giúp chính xác hơn để cải tiến hoàn cảnh sống của các cá nhân và gia đình trong xã hội hiện nay. Sự trợ giúp hữu hiệu đòi hỏi phải có nhiều phương thức phân chia và phải đạt tới các cơ cấu hạ tầng của các cộng đoàn.
Sự nâng đỡ ấy phải được bảo đảm bởi các chính quyền cũng như các tổ chức và cơ cấu xã hội, kể cả các nhóm do các tu sĩ điều hành như trường học, nhà thương, bệnh xá, các trung tâm xã hội và các chương trình giáo dục và giải trí cho ngưới trẻ. Cần phải nhắm tới chỗ tạo ra công ăn việc làm mới, cũng như củng cố các hệ thống y tế và giáo dục.
Theo vị đại diện Tòa Thánh, các người được giáo dục có thể thiết lập tương quan xã hội dựa trên sự kính trọng và tình bạn, chứ không đựa trên sức mạnh và lạm dụng. Trong ý hướng đó, sẽ dễ giảm nạn gian tham hối lộ, là một trong các tệ nạn của các nước nghèo, khiến cho các nước giầu trợ giúp mất tin tưởng và nản lòng. Ngoài ra cũng cần phải có các thỏa hiệp quốc tế, điều hành việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên, giúp lấy lại các ngân khoản công bị sử dụng bất hợp pháp, hạn chế việc buôn bán vũ khí và loại hỏ việc phân chia các tài trợ không đúng đắn cho lãnh vực nông nghiệp. Nếu các nhà đầu tư ngoại quốc phải góp phần phát triển hệ thống kinh tế của các nước nghèo, thì chính quyền các nước này cũng có bổn phận phải bảo đảm cho họ có các điều kiện thuận lợi, các luật lệ đầu tư hợp luân lý đạo đức, một hệ thống pháp lý hữu hiệu, một hệ thống thuế má ổn định, bảo vệ quyền tư hữu và các cơ cấu hạ tầng giúp các nhà sản xuất địa phương đạt thị trường vùng miền và quốc tế.
Và Đức Tổng Giám Mục Tomasi kết luận: ”Việc nhổ tận gốc rẽ nạn nghèo túng là một dấn thân luân lý liên quan tới tất cả mọi người” (SD RG 6-7-2007).