Vatican Và Vấn Đề Diệt Chủng
Nạn nhân Cộng Sản thì sao?
Cũng cần chú ý một điều: những người chống báng kia không muốn nghe nói về các nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản, mà con số vượt rất xa con số 11 triệu người bị Quốc Xã giết chết. Tại sao họ không muốn nghe chuyện đó? Bởi vì ngoài lòng thù ghét đối với Giáo hội Công giáo ra, họ muốn thuyết phục để thế giới tin rằng mọi cái ác chính trị đều do phe hữu mang lại. Hai mươi năm nữa, rất có thể thế giới sẽ tỉnh ngộ về nạn phá thai, cũng như họ đã tỉnh ngộ về nạn nô lệ và những tội ác khác trong quá khứ. Nhưng bạn đừng ngạc nhiên nếu một thế hệ mới những kẻ láo khoét sẽ bắt đầu viết những cuốn sách và những vở kịch về Ðức Gioan Phaolô II, nhạo báng sự im lặng của Ngài trước thảm trạng hàng triệu trẻ sơ sinh vô tội bị giết oan (vì phá thai). Những lời phỉ báng Ðức Piô XII hiện nay cũng vô lý chẳng kém. Tuy nhiên, trong câu chuyện này vẫn có điểm tích cực ở chỗ những thù ghét chống Ðức Piô XII cũng như các Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ này đã chứng tỏ các ngài quả là những Kitô hữu chân thực. Vì “nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng nó đã ghét Ta trước. Nếu các con thuộc về thế gian, thế gian tất đã yêu thương các con; nhưng bởi vì các con không thuộc về thế gian, nhưng Ta đã chọn các con từ trong thế gian, nên nó thù ghét các con”.
Chủ nghĩa Xion (zionism)
Tưởng cũng nên thêm ở đây cái bộ mặt hai chiều (double standard) của những người Zionist. Trong khi họ đòi Đức Piô XII phải lên tiếng đích danh lên án Quốc Xã, dù thực tế Ngài đang ở trong tình trạng gần như bị giam lỏng, thì chính họ lại từ khước không chịu lên tiếng ít nhất để phê phán các hành động tàn ác của Nhà Nước Do-Thái tại West Bank, Gaza và Nam Lebanon. Một người nổi tiếng sống sót khỏi Nạn Diệt Chủng là Elie Wiesel (người, theo Cornwell, đã đưa Friedlander vào đường sự nghiệp), được người ta yêu cầu phát biểu ý kiến về Intifada, một phong trào nổi dậy của người Palestine trong các vùng Do-Thái chiếm đóng tại West Bank và Gaza. Ông ta đã từ chối không kết án chính sách đối xử bất nhân đối với người Palestine của Nhà Nước Do-Thái, một đối xử đã được các nhóm nhân quyền như Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) và chính Liên Hiệp Quốc thu thập tài liệu đầy đủ. Lý do được Wiesel nêu ra là mặc dù được sống yên ổn tại Phương Tây theo Kitô giáo, câu trả lời của ông có thể có lợi cho kẻ thù của Do-Thái. Không phải chỉ có Wiesel, đại đa số các lãnh tụ Zionist tại Mỹ đã im hơi lặng tiếng đối với kỷ lục xâm phạm nhân quyền của Nhà Nước Do-Thái. Nhưng họ lại to tiếng nhất trong việc kết án Pacelli! Họ sẽ nghĩ sao nếu giờ đây các nhà trí thức Công giáo lên tiếng tố giác Do-Thái giáo phải chịu trách nhiệm về tội ác của Stalin, bởi vì rất nhiều lãnh tụ Bolshevik vốn là người Do-Thái (xem Stuart Kahan, The Wolf of the Kremlin và Malcolm Muggeridge’s, Winter in Moscow). Chắc họ sẽ phản đối ầm ĩ. Thực sự Karl Marx, ông tổ chủ nghĩa cộng sản, và Leon Trotsky, một lãnh tụ Bolshevik sau trở thành kẻ thù của Stalin, đều là người Do-Thái, trong khi đại họa của thế giới là Vladimir Lenin vốn nửa người là Do-Thái. Người ta tự hỏi tại sao các nhà Zionist, theo tờ London Daily Express (24/03/1934), trong cuộc đại hội toàn thế giới, đã chọn Ðức để tấn công mà lại đồng thời không chịu chọn cả Liên Bang Sô Viết, nơi biết bao Kitô hữu cả tả lẫn hữu đang bị phanh thây? Và hỏi liệu các nhà Zionist có hay chăng bất cứ một giải thích nào cho sự im hơi lặng tiếng của mình trước nạn diệt chủng của Stalin đối với quảng đại quần chúng Kitô hữu? Người ta ước lượng rằng dưới ‘Ðế quốc tội ác’ Cộng Sản, hàng chục triệu người đã chết oan. Trên địa hạt truyền thông, một trong những lời chỉ trích đức Piô nặng nề nhất chính là tờ New York Times, từ lâu vốn là bộ máy thông tin sai lạc của người Zionists và là người biện hộ trâng tráo cho những sai lầm của Nhà Nước Do-Thái, mới đây người ta tiết lộ rằng phóng viên tại Liên Bang Sô Viết của tờ này, ông Walter Duranty, nguyên gốc Anh nay đã qua đời, chính là một cò mồi cho bộ máy tuyên truyền của Stalin. Vụ diệt chủng/đói kém trong các năm 1932-1933 tại Ukraine là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử do con người tạo ra. Ðồ tể của Stalin trong tội ác tầy trời chống nhân loại này chính là Lazar Kaganovich. Tên này vốn là một người Do-Thái cũng là một trong những người ký vào lệnh diệt chủng hơn 25,000 sĩ quan công giáo Ba-Lan trong vụ thảm sát tại Rừng Katyn mùa Xuân 1940. Hàng triệu nông dân thiệt mạng trong các vụ cưỡng bức tập thể ở Ukraine. Nhưng New York Times không những bỏ qua những chuyện ấy mà còn tìm cách che đậy nữa. Thảm họa ấy được tờ báo gọi “phần lớn là tầm phào” (mostly bunk). Còn các vụ Stalin xử thanh trừng trong các năm 1928, 1934 và 1936 được tờ báo phúc trình như “để phục vụ công lý”. Trong khi đó, trong số ra ngày 17 tháng 7 năm 1990, tờ Washington Times tường trình chỉ có một triệu người Do-Thái chết tại Auschwitz chứ không phải bốn triệu như các người Zionists nguyên thủy vẫn tuyên bố. Ba trăm ngàn người không phải là Do-Thái cũng đã chết tại đó. Các nhà nghiên cứu tại đền kỷ niệm Yad Vashem tại Do-Thái cũng nhìn nhận con số mới trên là đúng. Nếu quả điều này đúng, thì con số 6 triệu người Do-Thái chết dưới chế độ Quốc Xã do phe Zionist nguyên thủy đưa ra hẳn phải trừ đi phân nửa. Và vì thế người ta phải đặt nghi vấn: “Tại sao những người Zionists này đã phóng đại con số nguyên thủy các nạn nhân Do-Thái lên như thế?”.
Tự mâu thuẫn
Riegner mà chúng tôi đã nhắc trên đây cũng khó tránh được cái lỗi hai mặt tương tự. Linh mục A. Graham S.J, một trong bốn thành viên trong ban ấn hành bộ tài liệu thời chiến của Vatican, khi nhận định về chiến dịch công kích Đức Piô XII, cho biết Hội Ðồng Các Giáo Hội Thế Giới, dưới sự lãnh đạo của Tổng thư ký Visser’t Hooft, đã quyết định không công khai lên án Quốc Xã, nhưng âm thầm triển khai các kế hoạch giúp người Do-Thái của mình. Hội Hồng thập tự Quốc tế có trụ sở tại Geneva cũng thế: Nhiều thành viên muốn có lời kết án công khai trước các tàn ác dã man của Quốc Xã, nhưng Hội đã đi đến kết luận rằng một phản đối công khai a) sẽ không đem lại hiệu quả nào, và b) nó còn phương hại đến các điều lợi mà Hội đang thực hiện cho các người bị giam giữ. Không ai ngày nay đi tra vấn sự hợp lý của các quyết định trên. Nhưng lại chĩa mũi dùi công kích vào Đức Piô XII là người có cùng một quyết định. Trong phản ứng riêng của mình đối với quyết định tiêu cực (không công khai phản đối) của Hồng Thập Tự, chính đại diện tại Geneva của Tổng Hội Do-Thái Thế Giới (World Jewich Congress), Gerhart Riegner, đã chấp nhận tính cách hợp lý thích đáng của nó. Nếu có điều cần làm để cứu các người Do-Thái đang bị đe dọa, thì điều đó cần được theo dõi, thay vì phản đối: ‘Tôi tin rằng – ông ta (Carl Burckhardt) nói với Ðại diện Ủy Ban - phản đối chỉ cần trong trường hợp thực sự không còn gì khác phải làm trong lúc ấy. Nhưng nếu ai đó vẫn còn có thể có một chút ảnh hưởng nào đó và họ muốn tự chế không muốn phản đối, thì điều cần là phải hành động chứ không phải tự mãn với việc thụ động ghi chép những tin tức về người bị đầy ải’. Quan điểm của Riegner, chuộng hành động hơn lời nói, quả trái ngược với ám ảnh trổi vượt hiện nay muốn có những phản kháng công khai, như thể những phản kháng ấy là những mục đích tự tại không bằng.”(How to Manufacture a Legend: The Controversy over the Alleged Silence of Pope XII in World War II). Ấy thế mà nay, Riegner đang góp phần vào chiến dịch công kích Đức Piô XII một cách khá mạnh mẽ, tố cáo ngài là mặc dù biết rõ mức độ và phạm vi khủng khiếp của Holocaust, mà vẫn im hơi lặng tiếng (xem thêm nhận định của ông nhân dịp công bố tài liệu We Remember của Tòa Thánh).
Thánh Do Thái hay Thánh Công Giáo
Hội chứng độc quyền đối với Holocaust của những người Zionists, như nhận định của Kavaney trên đây, không lúc nào rõ cho bằng dịp phong á thánh rồi hiển thánh cho Edith Stein, người con gái Xion. Như mọi người đã biết việc Edith quyết định gia nhập đạo Công giáo và sau đó đi tu Dòng Kín Carmel bị thân mẫu là bà Augusta Stein, dù được nhiều nhà phê bình coi như không hẳn con chiên ngoan đạo lắm của Do-Thái Giáo, lên án như một hành vi phản bội không phải chỉ riêng gia đình mà là cả giòng giống Do-Thái. Bẩy mươi năm qua rồi, lời kết án ấy không những không giảm mà còn bùng lên mạnh mẽ ngay cả nơi những người vốn tích cực tham gia trào lưu đối thoại với Công Giáo như đạo trưởng Melanie Aron (Edith Stein – Jewish Saint? October 23, 1998). Ông gọi bà là Tên Bỏ Ðạo (apostate) và dĩ nhiên không công nhận tư cách tử đạo của bà. “Ðối với tôi, rõ ràng Edith Stein bị giết vì bà là người Do-Thái chứ không dính dáng gì tới niềm tin tôn giáo của bà”. Jonathan S. Tobin, chủ bút tờ Connecticut Jewish Ledger, trong bài Converts, Saints and Jews: Confronting the Story of Edith Stein,October 15, 1998, kịch liệt lên án việc phong thánh cho Edith Stein: “Ý niệm coi cái chết của Edith Stein như biểu tượng cho việc áp chế giáo hội Công Giáo trong biến cố Diệt Chủng, mà một số người từng làm, quả là ghê tởm (repugnant). Stein chết tại Auschwitz không phải vì niềm tin tôn giáo, mà chỉ vì nguồn gốc Do-Thái của mình, dù chết trong bộ áo dòng. Dù Giáo Hội Công Giáo rất cố gắng trong việc dùng vụ phong thánh cho Edith Stein như một dịp tự vấn lương tâm mình về Nạn Diệt Chủng và cổ động lòng kính trọng đối với người Do-Thái, việc biến người phụ nữ này thành biểu tượng đau khổ của Do-Thái đã xúc phạm đến phần đông người Do-Thái. Như vị chủ tịch của Liên Ðoàn Chống Phỉ Báng (Anti Defamation League – ADL), Ông Abe Foxman, đã nói rất đúng, bà không phải là một đại biểu thích đáng cho các nạn nhân Do-Thái…Vấn đề ở đây không hẳn là ý xấu. Giáo hoàng Gioan Phaolô II từng chứng tỏ rất nhiều lần ngài là một chiến sĩ dũng cảm tranh đấu cho lòng khoan dung và trọng kính giữa người Công Giáo và Do-Thái. Công việc của ngài nói lớn hơn bất cứ ngôn từ nào. Nhưng đó mới là khó khăn. Các ngôn từ liên quan đến diễn trình phong thánh cho Stein và các ý niệm của Công Giáo về hy sinh đập vào mặt người Do-Thái như những ý niệm tự nó đã bất kính đối với nỗi thống khổ và niềm vẹn toàn trong đức tin của chúng tôi. Ðề cập đến nỗi thống khổ của Do-Thái bằng các ngôn từ Công Giáo, là những ngôn từ không song hành chút nào với tư tưởng Do-Thái, thì nhất định sẽ dẫn đến xúc phạm. Vụ phong thánh cho Stein đã đổ muối lên vết thương Do-Thái khiến người ta nhớ đến sự bất động của Vatican và phần đông người Công Giáo trong biến cố Diệt Chủng. Nhiều người sợ rằng phong thánh cho Stein là người ta đã Kitô giáo hóa nạn Diệt Chủng, một hành vi chỉ có mục đích phạm thánh lịch sử mà thôi. Và nói đến việc phong thánh cho Piô XII chỉ khiến người Do-Thái ngỡ ngàng và ghê tởm… Chúng tôi chỉ xin một điều là Giáo Hội đừng sử dụng Stein để bôi bẩn lòng kính trọng đối với Do-Thái Giáo hay chân lý của thảm kịch Holocaust của người Do-Thái”.
Tobin có nhắc đến Abe Foxman. Ông này, trong bài The Canonization of Edith Stein: An Unnecessary Problem, viết chung với Leon Klenicki, đăng trên Trang Nhà của ADL tháng 10 năm 1998, viết như sau: “Tỏ lòng tôn kính đối với nỗi thống khổ Kitô giáo là điều có thể hiểu được nếu điều ấy không gây thiệt hại đến thực tại này là Nạn Diệt Chủng trong yếu tính vốn là một chương trình diệt trừ dân tộc Do-Thái. Chẳng may, với một loạt những bước kế tiếp trong các năm gần đây, một số nhân vật Kitô giáo đã hành động theo phương cách chiếm đoạt các biểu tượng thống khổ Do-Thái để tối thiểu hóa tầm ý nghĩa trong chủ trương bài Do-Thái của Công Giáo và bằng việc chú tâm đến công tác tự biến mình thành nạn nhân, đã làm lệch hướng việc xem sét vai trò của Giáo Hội trong việc dựng ra một môi trường giúp cho Nạn Diệt Chủng có thể xẩy ra được. Bắt đầu là việc dựng một tu viện Carmel tại Auschwitz trong thập niên 1980 để cầu nguyện cho người đã chết, kể cả người Do-Thái… Sự hiện diện của các nữ tu là cách chuyên chở ý niệm cho rằng Auschwitz là một nơi tử đạo thực sự có tính Kitô giáo. Không ai hoài nghi đã có nhiều Kitô hữu chết tại Auschwitz, đặc biệt các linh mục Ba-Lan, tuy nhiên công việc chính trong cái trại tập trung ấy là diệt trừ dân tộc Do-Thái. Cho nên cái tu viện kia đã giảm thiểu hóa cái thực tại ấy. Biến cố thứ hai là việc phong thánh cho Maximilian Kolbe. Ông này vốn là một linh mục đã chết thế cho một người tù tại Auschwitz. Và do đó, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho ông. Tuy nhiên ở đây nữa, cũng có vấn đề giảm thiểu hóa ý niệm Diệt Chủng đối với người Do-Thái. Vì ngay tại xà lim Auschwitz, Kolbe vẫn được chọn lựa trong tư cách một Kitô hữu, còn người Do-Thái thì không. Diệt Chủng đối với người Do-Thái là vắng bóng chọn lựa. Ðàng khác, Kolbe, người chịu các kinh hoàng tại Auschwitz, từng là tổng biên tập một công ty xuất bản quan trọng của người Công Giáo tại Ba-Lan trước khi Quốc Xã và Cộng Sản xâm lăng nước này ngày 1 tháng 9 năm 1939. Công ty này ấn hành một tạp chí bài Do-Thái hạng nhất trong nước, dù không có bằng chứng gì cho thấy chính Kolbe có viết bài nào như thế trên tạp chí này. Tuy thế, ông ta vẫn là tổng biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật về tạp chí này. Khi tôn phong một người có liên hệ, dù là liên hệ gián tiếp, đến chủ nghĩa bài Do-Thái từng dẫn đến Nạn Diệt Chủng, và do đó góp phần tạo ra một bầu không khí lãnh đạm khiến không còn ai quan tâm đến việc cứu vớt người Do-Thái, là một lần nữa giảm thiểu hóa các nhậy cảm của Do-Thái xung quanh thảm họa lớn lao này. Ðối với chúng tôi, việc phong thánh cho Edith Stein vào ngày 11 tháng 10 này là một bước nữa trong diễn trình Kitô giáo hóa nạn Diệt Chủng, chứng tỏ rằng Auschwitz, cái biểu tượng cốt lõi của tử đạo Do-Thái, trong yếu tính không phải là một biến cố Do-Thái, một biểu thức bài Do-Thái hoàn toàn có tính ngoại đạo được cái giáo huấn khinh miệt của Kitô giáo nuôi dưỡng suốt hai ngàn năm qua, nhưng phải được tưởng niệm như một nơi người Kitô giáo chịu thống khổ. Chúng tôi, người Do-Thái, chúng tôi cảm thấy bị mất Edith Stein đến hai lần. Lần đầu tiên khi bà bước qua Công Giáo. Lần thứ hai khi bà được phong thánh, là hành vi qua đó một số nhóm đã chiếm đoạt bà như một tử đạo Kitô giáo dù cái chết của bà liên hệ đến chủ điểm Do-Thái trong Nạn Diệt Chủng. Nhìn theo cách này, Edith Stein trở thành bản văn Do-Thái cho một lý văn Kitô giáo (a Jewish text for a Christian pretext), một cái cớ qua đó Giáo Hội có thể đòi cái quyền chia phần nạn nhân mà chính các tập tục bài Do-Thái của riêng mình từng áp đặt lên mạng sống các người Do-Thái vô tội”.
Cái nhìn thần học
Nên nhớ Ðạo Trưởng Leon Klenicki từng tham gia cuộc đối thoại Công Giáo và Do-Thái suốt 25 năm qua. Ông từng làm việc với Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ và là một đồng liên lạc viên với Vatican. Những tư cách ấy vẫn không giúp các quan điểm của ông dịu hòa chút nào qua các nhận định trên. Tuy nhiên, phần lớn những nhận định này có tính chính trị, hoặc ít nhất nặng về chính trị. Về phương diện thần học, không ai nói lên những tầng sâu nhất trong các khác biệt Kitô giáo và Do-Thái Giáo bằng David Novak. Novak vốn là giáo sư giữ ghế J. Richard & Dorothy Shiff của môn Do-Thái Học tại Ðại Học Toronto. Trong bài Edith Stein, Apostate Saint, đăng trên First Things, tháng 10 năm 1999, Novak dường như muốn khuyên đồng đạo ông nên chấp nhận quan điểm tự do cho rằng các xác tín tôn giáo là vấn đề chọn lựa cá nhân và rằng mỗi người nên kính trọng sự lựa chọn của mỗi người khác muốn tin điều gì họ muốn và muốn thực hành bất cứ tôn giáo nào, hoặc không tôn giáo nào, tùy họ. Có chỗ ông còn trích tiên tri Amos (9:7) để khuyên cả Công giáo lẫn Do-thái giáo nên nhìn nhận có những hình thức chân lý hạn chế hơn nơi tôn giáo kia, dù cả hai vẫn tin chân lý của mình, vì là chân lý giao ước, nên tròn đầy nhất. Thiên Chúa nói trong câu ấy rằng: “Các ngươi đối với ta chẳng như những người Êtiôpia kia sao?”. Quan điểm này, ông nói, giúp ta sống với người khác trong thiện tâm và có lòng kính trọng thực sự đối với họ và truyền thống của họ. Song, Novak cho rằng đấy chỉ là trên bình diện “trần thế”, nơi người Do-Thái và người Kitô giáo có nhiều điều để nói với nhau và hành động chung với nhau. Còn trên bình diện quan yếu hơn là bình diện bản chất hay bình diện chờ đợi Thiên Chúa, thì mỗi bên “phải làm riêng rẽ. Nghị trình đối thoại phải giữ cho xa nghị trình trở lại (conversion). Ðối thoại thuộc về đời này nhiều hơn; trong khi trở lại thuộc về đời sau nhiều hơn. Cho đến hồi chung cuộc, việc phán định về bản sắc không phải là việc của chúng ta, ngoại trừ những trường hợp hết sức tầm thường liên can đến các quyền lợi và thưởng phạt cộng đoàn. Chính vì thế, trong khi người Do-Thái chúng tôi có thể tương cảm (empathize) với người Công Giáo vì đã lại kiếm được một vị thánh nữa, một cuộc đời gương mẫu thánh thiện nữa, nhưng đó không phải là điều chúng tôi có thể thông cảm (sympathize) với người Công Giáo… Ở cái bình diện sâu thẳm ấy, chúng ta vẫn là những kẻ xa lạ đối với nhau. Dường như chúng ta mãi mãi như thế cho đến tận cùng, chỉ lúc ấy ta mới hy vọng trở thành bằng hữu đời đời của Thiên Chúa, và bằng hữu đời đời của nhau”.
Bạn hũu trong cõi vĩnh hằng
Người Công Giáo ngày nay tin như thế. Người Do-Thái sẽ là những người bạn của họ trong cõi vĩnh hằng. Họ không độc quyền Thiên Chúa. Họ gọi người Do-Thái là “người anh cả” (Gioan Phaolô II). Ðã là anh cả, đương nhiên chia sẻ gia tài của Cha. Chỉ không hiểu người Do-Thái có coi người Kitô hữu là đứa em sinh sau hay không. Người ta hoài nghi chuyện đó. Vì trước đó, Novak cho hay: “Bà (Edith Stein) không thể là cây cầu bắc giữa người Do-Thái và người Công Giáo vì ở cõi đời này một người không thể đồng thời là Do-Thái tín trung và Công Giáo trung tín. Vì các cộng đồng Do-Thái và Công-Giáo loại bỏ lẫn nhau, và vì cả hai đều rút bản sắc từ giao ước Thiên Chúa đã ký kết với cộng đồng mình, nên không một thành viên nào của một cộng đồng lại có thể cũng là thành viên với một tư thế tốt của cộng đồng kia.” Phải thêm rằng ngay ở trần thế này, người Công giáo đang cố gắng hết sức để sống trong tình anh em với “người anh cả”. Nhưng dường như “người anh cả” vẫn không chịu ngồi chung bàn với đứa em sinh sau, dù Cha đã dọn sẵn một bữa tiệc linh đình hòa giải, giống người cha trong dụ ngôn Ðứa Con Hoang Ðàng. Người anh này vẫn chưa quên được quá khứ.
Trên kia, chúng ta thấy tài liệu We Remember của Tòa Thánh có nhắc đến những thiên kiến bài Do-Thái của các Kitô hữu do hoàn cảnh lịch sử tạo ra. Ðộc giả của EWTN Catholic Q & A nhắc lại một lời phát biểu tại Công Ðồng Nicea để hỏi rằng phải chăng đây là khởi đầu cho não trạng bài Do-Thái của người Kitô hữu? Lời phát biểu đó như sau: “Tôi từ bỏ mọi phong tục, nghi lễ, bánh không men và Lễ Chiên của người Do-Thái, các hy lễ, kinh cầu, uớc vọng, thanh tẩy, thánh hoá, và chuộc tội, thánh thi và thánh ca, các tuân thủ và các hội trường, và thực phẩm thức uống của người Do-Thái. Tắt một lời, tôi tuyệt đối từ bỏ bất cứ điều gì là Do-Thái, mọi Luật Lệ, mọi nghi thức và phong tục của họ….” (Stefano Assemani, Acta Sanctorum Martyrum Orientalium at Occidentalium, Vol 1 {Rome 1748}, trang 105).
Giáo Hội không bài Do Thái
Matthew Bunson có lời giải đáp như sau: Giáo hội từng bị nhiều người khác nhau do những nguyên do khác nhau tố giác là bài Do-Thái. Trước hết phải ghi nhận rằng Giáo Hội hiện không và đã từng không bao giờ bài Do-Thái hết. Như Công Ðồng Vatican đã tuyên bố, Giáo Hội “lên án mọi thù hận, bách hại, mọi biểu hiện của chủ nghĩa bài Do-Thái ở bất cứ thời nào và do bất cứ nguồn gốc nào nhằm vào người Do-Thái” (Nostra Aetate, 4). Dù vậy, không ai nghi ngờ sự kiện đã có nhiều thành phần tín hữu Kitô thực hiện nhiều hành vi lịch sử bài Do-Thái, như trong thời Trung Cổ buộc người Do-Thái phải sống trong các khu ghetto; nhiều Kitô hữu từng tham dự vào việc trục xuất người Do-Thái khỏi các nước Âu Châu (như Anh và Tây Ban Nha); và nhiều người Công Giáo đã tham gia các vụ sát hại (pogrom) người Do-Thái tại Ðức và Đông Âu, đặc biệt đã dự phần vào những tội ác tầy trời trong biến bố Diệt Chủng (Holocaust). Tất nhiên Giáo Hội lên án các hành vi ấy, và đa số người Công Giáo ghê tởm chủ nghĩa bài Do-Thái. Cái thực tại lịch sử của thiểu số Công Giáo kia hiện đang được sử dụng để vẽ lên hình ảnh toàn bộ Giáo hội là bài Do-Thái. Nhiều người làm như thế để ô danh Giáo Hội, để cổ động cho những nghị trình trái với giáo huấn của Giáo Hội, hay để bám lấy chủ nghĩa xét lại có tính khoa bảng lịch sử để phá hoại toàn bộ truyền thống của Giáo Hội. Chắc chắn mũi dùi độc địa nhất hiện nay là nhằm vào Ðức Piô XII, mà các cố gắng lâu dài nhân danh người Do-Thái cũng như sự thánh thiện bản thân đang bị hành vạ.
Theo lịch sử, người Do-Thái bị đánh đập, nhục hình, và tố giác bởi những kẻ vô học vì ý niệm cho rằng họ chịu trách nhiệm về cái chết của Ðức Kitô. Giáo hội dạy rằng điều đó không đúng như thế, trái lại rao giảng lời Ðức Kitô trên Thập giá rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34).
Do hậu quả của chủ nghĩa bài Do-Thái đôi lúc rất phổ biến, Giáo Hội thấy khó làm cho nhiều người nhận ra ý niệm này là việc đối xử bất nhân đối với người Do-Thái là một việc sai lầm. Tuyên bố của ngôi vị giáo hoàng không thể nào rõ hơn lời của Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả khi ngài công bố rằng không ai được xách nhiễu người Do-Thái và họ phải được quyền nhượng mãi tài sản. Ấy thế mà văn hoá thời ấy vẫn chung chung bài Do-Thái. Họ chịu nhiều tước đoạt về luật lệ (legal disabilities), bị đẩy ra ngoài hệ thống phong kiến, và là mục tiêu cho nhiều lời kết án man rợ và hết sức nực cười: giết Ðức Kitô, chuốc độc các giếng và nước uống để truyền bệnh dịch, và cử hành những nghi lễ giết người (người ta tố cáo họ giết các thiếu niên Kitô giáo và dùng máu của họ làm bánh không men (như trường hợp William ở Norwich). Lòng thù ghét này càng trở nên nặng nề hơn với sự hiện diện của người Do-thái trong ngành ngân hàng mà người ta kết tội là cho vay nặng lãi. Bởi thế, người Do-Thái thường bị thảm sát vì chủng tộc (pogrom) và buộc phải sống trong những khu riêng (ghettoes) có vây tường trong các thị xã. Những khu này trở thành một nét cố định trong nền văn hóa Âu Châu, cả Rome cũng có. Tuy nhiên nếu so với cuộc Diệt Chủng Hàng Loạt (Holocaust) trong đó sáu triệu người bị giết dưới chế độ Quốc Xã, thì những tàn ác của thời Trung Cổ chẳng thấm thía vào đâu. Trong suốt thời Quốc Xã thống trị, Giáo Hội đã lên tiếng bênh vực người Do-Thái với nhiều vị giáo phẩm cao cấp, như Hồng Y Michael Faulhaber của Munich, nguy đến cả tính mạng. Ðức Piô XI ra tông thư Mit brennender Sorge (1937) tấn công chủ nghĩa Quốc Xã, và Ðức Piô XII ra tay tận tình cứu sống và che chở nhiều người Do-Thái tại Ý và các nơi khác.
Vatican II, trong Ánh Sáng Muôn Dân, đã ghi chú các mối liên hệ đặc biệt giữa người Công Giáo và người Do-Thái, gọi họ là “một dân tộc rất thân thương”. Dưới thời Ðức Gioan Phaolô II, nhiều tiến bộ đã được thực hiện nhằm vươn tới người Do-Thái khắp nơi trên thế giới: ngài ngỏ lời xin lỗi về việc một số Kitô hữu trong quá khứ đã bài người Do-Thái và đôi dòng của Ngài về Cách Thế Ðúng Ðắn Trong Việc Trình bày về người Do-Thái khi Giảng Dạy cũng như trong Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo công bố năm 1985. Cái thực tế có nhiều người Công Giáo thù ghét người Do-Thái và phạm nhiều tội ác khủng khiếp nhằm vào họ không có nghĩa là Giáo Hội Công Giáo bài Do-Thái. Giáo hội như một định chế không bài Do-Thái.
Nạn nhân Cộng Sản thì sao?
Cũng cần chú ý một điều: những người chống báng kia không muốn nghe nói về các nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản, mà con số vượt rất xa con số 11 triệu người bị Quốc Xã giết chết. Tại sao họ không muốn nghe chuyện đó? Bởi vì ngoài lòng thù ghét đối với Giáo hội Công giáo ra, họ muốn thuyết phục để thế giới tin rằng mọi cái ác chính trị đều do phe hữu mang lại. Hai mươi năm nữa, rất có thể thế giới sẽ tỉnh ngộ về nạn phá thai, cũng như họ đã tỉnh ngộ về nạn nô lệ và những tội ác khác trong quá khứ. Nhưng bạn đừng ngạc nhiên nếu một thế hệ mới những kẻ láo khoét sẽ bắt đầu viết những cuốn sách và những vở kịch về Ðức Gioan Phaolô II, nhạo báng sự im lặng của Ngài trước thảm trạng hàng triệu trẻ sơ sinh vô tội bị giết oan (vì phá thai). Những lời phỉ báng Ðức Piô XII hiện nay cũng vô lý chẳng kém. Tuy nhiên, trong câu chuyện này vẫn có điểm tích cực ở chỗ những thù ghét chống Ðức Piô XII cũng như các Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ này đã chứng tỏ các ngài quả là những Kitô hữu chân thực. Vì “nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng nó đã ghét Ta trước. Nếu các con thuộc về thế gian, thế gian tất đã yêu thương các con; nhưng bởi vì các con không thuộc về thế gian, nhưng Ta đã chọn các con từ trong thế gian, nên nó thù ghét các con”.
Chủ nghĩa Xion (zionism)
Tưởng cũng nên thêm ở đây cái bộ mặt hai chiều (double standard) của những người Zionist. Trong khi họ đòi Đức Piô XII phải lên tiếng đích danh lên án Quốc Xã, dù thực tế Ngài đang ở trong tình trạng gần như bị giam lỏng, thì chính họ lại từ khước không chịu lên tiếng ít nhất để phê phán các hành động tàn ác của Nhà Nước Do-Thái tại West Bank, Gaza và Nam Lebanon. Một người nổi tiếng sống sót khỏi Nạn Diệt Chủng là Elie Wiesel (người, theo Cornwell, đã đưa Friedlander vào đường sự nghiệp), được người ta yêu cầu phát biểu ý kiến về Intifada, một phong trào nổi dậy của người Palestine trong các vùng Do-Thái chiếm đóng tại West Bank và Gaza. Ông ta đã từ chối không kết án chính sách đối xử bất nhân đối với người Palestine của Nhà Nước Do-Thái, một đối xử đã được các nhóm nhân quyền như Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) và chính Liên Hiệp Quốc thu thập tài liệu đầy đủ. Lý do được Wiesel nêu ra là mặc dù được sống yên ổn tại Phương Tây theo Kitô giáo, câu trả lời của ông có thể có lợi cho kẻ thù của Do-Thái. Không phải chỉ có Wiesel, đại đa số các lãnh tụ Zionist tại Mỹ đã im hơi lặng tiếng đối với kỷ lục xâm phạm nhân quyền của Nhà Nước Do-Thái. Nhưng họ lại to tiếng nhất trong việc kết án Pacelli! Họ sẽ nghĩ sao nếu giờ đây các nhà trí thức Công giáo lên tiếng tố giác Do-Thái giáo phải chịu trách nhiệm về tội ác của Stalin, bởi vì rất nhiều lãnh tụ Bolshevik vốn là người Do-Thái (xem Stuart Kahan, The Wolf of the Kremlin và Malcolm Muggeridge’s, Winter in Moscow). Chắc họ sẽ phản đối ầm ĩ. Thực sự Karl Marx, ông tổ chủ nghĩa cộng sản, và Leon Trotsky, một lãnh tụ Bolshevik sau trở thành kẻ thù của Stalin, đều là người Do-Thái, trong khi đại họa của thế giới là Vladimir Lenin vốn nửa người là Do-Thái. Người ta tự hỏi tại sao các nhà Zionist, theo tờ London Daily Express (24/03/1934), trong cuộc đại hội toàn thế giới, đã chọn Ðức để tấn công mà lại đồng thời không chịu chọn cả Liên Bang Sô Viết, nơi biết bao Kitô hữu cả tả lẫn hữu đang bị phanh thây? Và hỏi liệu các nhà Zionist có hay chăng bất cứ một giải thích nào cho sự im hơi lặng tiếng của mình trước nạn diệt chủng của Stalin đối với quảng đại quần chúng Kitô hữu? Người ta ước lượng rằng dưới ‘Ðế quốc tội ác’ Cộng Sản, hàng chục triệu người đã chết oan. Trên địa hạt truyền thông, một trong những lời chỉ trích đức Piô nặng nề nhất chính là tờ New York Times, từ lâu vốn là bộ máy thông tin sai lạc của người Zionists và là người biện hộ trâng tráo cho những sai lầm của Nhà Nước Do-Thái, mới đây người ta tiết lộ rằng phóng viên tại Liên Bang Sô Viết của tờ này, ông Walter Duranty, nguyên gốc Anh nay đã qua đời, chính là một cò mồi cho bộ máy tuyên truyền của Stalin. Vụ diệt chủng/đói kém trong các năm 1932-1933 tại Ukraine là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử do con người tạo ra. Ðồ tể của Stalin trong tội ác tầy trời chống nhân loại này chính là Lazar Kaganovich. Tên này vốn là một người Do-Thái cũng là một trong những người ký vào lệnh diệt chủng hơn 25,000 sĩ quan công giáo Ba-Lan trong vụ thảm sát tại Rừng Katyn mùa Xuân 1940. Hàng triệu nông dân thiệt mạng trong các vụ cưỡng bức tập thể ở Ukraine. Nhưng New York Times không những bỏ qua những chuyện ấy mà còn tìm cách che đậy nữa. Thảm họa ấy được tờ báo gọi “phần lớn là tầm phào” (mostly bunk). Còn các vụ Stalin xử thanh trừng trong các năm 1928, 1934 và 1936 được tờ báo phúc trình như “để phục vụ công lý”. Trong khi đó, trong số ra ngày 17 tháng 7 năm 1990, tờ Washington Times tường trình chỉ có một triệu người Do-Thái chết tại Auschwitz chứ không phải bốn triệu như các người Zionists nguyên thủy vẫn tuyên bố. Ba trăm ngàn người không phải là Do-Thái cũng đã chết tại đó. Các nhà nghiên cứu tại đền kỷ niệm Yad Vashem tại Do-Thái cũng nhìn nhận con số mới trên là đúng. Nếu quả điều này đúng, thì con số 6 triệu người Do-Thái chết dưới chế độ Quốc Xã do phe Zionist nguyên thủy đưa ra hẳn phải trừ đi phân nửa. Và vì thế người ta phải đặt nghi vấn: “Tại sao những người Zionists này đã phóng đại con số nguyên thủy các nạn nhân Do-Thái lên như thế?”.
Tự mâu thuẫn
Riegner mà chúng tôi đã nhắc trên đây cũng khó tránh được cái lỗi hai mặt tương tự. Linh mục A. Graham S.J, một trong bốn thành viên trong ban ấn hành bộ tài liệu thời chiến của Vatican, khi nhận định về chiến dịch công kích Đức Piô XII, cho biết Hội Ðồng Các Giáo Hội Thế Giới, dưới sự lãnh đạo của Tổng thư ký Visser’t Hooft, đã quyết định không công khai lên án Quốc Xã, nhưng âm thầm triển khai các kế hoạch giúp người Do-Thái của mình. Hội Hồng thập tự Quốc tế có trụ sở tại Geneva cũng thế: Nhiều thành viên muốn có lời kết án công khai trước các tàn ác dã man của Quốc Xã, nhưng Hội đã đi đến kết luận rằng một phản đối công khai a) sẽ không đem lại hiệu quả nào, và b) nó còn phương hại đến các điều lợi mà Hội đang thực hiện cho các người bị giam giữ. Không ai ngày nay đi tra vấn sự hợp lý của các quyết định trên. Nhưng lại chĩa mũi dùi công kích vào Đức Piô XII là người có cùng một quyết định. Trong phản ứng riêng của mình đối với quyết định tiêu cực (không công khai phản đối) của Hồng Thập Tự, chính đại diện tại Geneva của Tổng Hội Do-Thái Thế Giới (World Jewich Congress), Gerhart Riegner, đã chấp nhận tính cách hợp lý thích đáng của nó. Nếu có điều cần làm để cứu các người Do-Thái đang bị đe dọa, thì điều đó cần được theo dõi, thay vì phản đối: ‘Tôi tin rằng – ông ta (Carl Burckhardt) nói với Ðại diện Ủy Ban - phản đối chỉ cần trong trường hợp thực sự không còn gì khác phải làm trong lúc ấy. Nhưng nếu ai đó vẫn còn có thể có một chút ảnh hưởng nào đó và họ muốn tự chế không muốn phản đối, thì điều cần là phải hành động chứ không phải tự mãn với việc thụ động ghi chép những tin tức về người bị đầy ải’. Quan điểm của Riegner, chuộng hành động hơn lời nói, quả trái ngược với ám ảnh trổi vượt hiện nay muốn có những phản kháng công khai, như thể những phản kháng ấy là những mục đích tự tại không bằng.”(How to Manufacture a Legend: The Controversy over the Alleged Silence of Pope XII in World War II). Ấy thế mà nay, Riegner đang góp phần vào chiến dịch công kích Đức Piô XII một cách khá mạnh mẽ, tố cáo ngài là mặc dù biết rõ mức độ và phạm vi khủng khiếp của Holocaust, mà vẫn im hơi lặng tiếng (xem thêm nhận định của ông nhân dịp công bố tài liệu We Remember của Tòa Thánh).
Thánh Do Thái hay Thánh Công Giáo
Hội chứng độc quyền đối với Holocaust của những người Zionists, như nhận định của Kavaney trên đây, không lúc nào rõ cho bằng dịp phong á thánh rồi hiển thánh cho Edith Stein, người con gái Xion. Như mọi người đã biết việc Edith quyết định gia nhập đạo Công giáo và sau đó đi tu Dòng Kín Carmel bị thân mẫu là bà Augusta Stein, dù được nhiều nhà phê bình coi như không hẳn con chiên ngoan đạo lắm của Do-Thái Giáo, lên án như một hành vi phản bội không phải chỉ riêng gia đình mà là cả giòng giống Do-Thái. Bẩy mươi năm qua rồi, lời kết án ấy không những không giảm mà còn bùng lên mạnh mẽ ngay cả nơi những người vốn tích cực tham gia trào lưu đối thoại với Công Giáo như đạo trưởng Melanie Aron (Edith Stein – Jewish Saint? October 23, 1998). Ông gọi bà là Tên Bỏ Ðạo (apostate) và dĩ nhiên không công nhận tư cách tử đạo của bà. “Ðối với tôi, rõ ràng Edith Stein bị giết vì bà là người Do-Thái chứ không dính dáng gì tới niềm tin tôn giáo của bà”. Jonathan S. Tobin, chủ bút tờ Connecticut Jewish Ledger, trong bài Converts, Saints and Jews: Confronting the Story of Edith Stein,October 15, 1998, kịch liệt lên án việc phong thánh cho Edith Stein: “Ý niệm coi cái chết của Edith Stein như biểu tượng cho việc áp chế giáo hội Công Giáo trong biến cố Diệt Chủng, mà một số người từng làm, quả là ghê tởm (repugnant). Stein chết tại Auschwitz không phải vì niềm tin tôn giáo, mà chỉ vì nguồn gốc Do-Thái của mình, dù chết trong bộ áo dòng. Dù Giáo Hội Công Giáo rất cố gắng trong việc dùng vụ phong thánh cho Edith Stein như một dịp tự vấn lương tâm mình về Nạn Diệt Chủng và cổ động lòng kính trọng đối với người Do-Thái, việc biến người phụ nữ này thành biểu tượng đau khổ của Do-Thái đã xúc phạm đến phần đông người Do-Thái. Như vị chủ tịch của Liên Ðoàn Chống Phỉ Báng (Anti Defamation League – ADL), Ông Abe Foxman, đã nói rất đúng, bà không phải là một đại biểu thích đáng cho các nạn nhân Do-Thái…Vấn đề ở đây không hẳn là ý xấu. Giáo hoàng Gioan Phaolô II từng chứng tỏ rất nhiều lần ngài là một chiến sĩ dũng cảm tranh đấu cho lòng khoan dung và trọng kính giữa người Công Giáo và Do-Thái. Công việc của ngài nói lớn hơn bất cứ ngôn từ nào. Nhưng đó mới là khó khăn. Các ngôn từ liên quan đến diễn trình phong thánh cho Stein và các ý niệm của Công Giáo về hy sinh đập vào mặt người Do-Thái như những ý niệm tự nó đã bất kính đối với nỗi thống khổ và niềm vẹn toàn trong đức tin của chúng tôi. Ðề cập đến nỗi thống khổ của Do-Thái bằng các ngôn từ Công Giáo, là những ngôn từ không song hành chút nào với tư tưởng Do-Thái, thì nhất định sẽ dẫn đến xúc phạm. Vụ phong thánh cho Stein đã đổ muối lên vết thương Do-Thái khiến người ta nhớ đến sự bất động của Vatican và phần đông người Công Giáo trong biến cố Diệt Chủng. Nhiều người sợ rằng phong thánh cho Stein là người ta đã Kitô giáo hóa nạn Diệt Chủng, một hành vi chỉ có mục đích phạm thánh lịch sử mà thôi. Và nói đến việc phong thánh cho Piô XII chỉ khiến người Do-Thái ngỡ ngàng và ghê tởm… Chúng tôi chỉ xin một điều là Giáo Hội đừng sử dụng Stein để bôi bẩn lòng kính trọng đối với Do-Thái Giáo hay chân lý của thảm kịch Holocaust của người Do-Thái”.
Tobin có nhắc đến Abe Foxman. Ông này, trong bài The Canonization of Edith Stein: An Unnecessary Problem, viết chung với Leon Klenicki, đăng trên Trang Nhà của ADL tháng 10 năm 1998, viết như sau: “Tỏ lòng tôn kính đối với nỗi thống khổ Kitô giáo là điều có thể hiểu được nếu điều ấy không gây thiệt hại đến thực tại này là Nạn Diệt Chủng trong yếu tính vốn là một chương trình diệt trừ dân tộc Do-Thái. Chẳng may, với một loạt những bước kế tiếp trong các năm gần đây, một số nhân vật Kitô giáo đã hành động theo phương cách chiếm đoạt các biểu tượng thống khổ Do-Thái để tối thiểu hóa tầm ý nghĩa trong chủ trương bài Do-Thái của Công Giáo và bằng việc chú tâm đến công tác tự biến mình thành nạn nhân, đã làm lệch hướng việc xem sét vai trò của Giáo Hội trong việc dựng ra một môi trường giúp cho Nạn Diệt Chủng có thể xẩy ra được. Bắt đầu là việc dựng một tu viện Carmel tại Auschwitz trong thập niên 1980 để cầu nguyện cho người đã chết, kể cả người Do-Thái… Sự hiện diện của các nữ tu là cách chuyên chở ý niệm cho rằng Auschwitz là một nơi tử đạo thực sự có tính Kitô giáo. Không ai hoài nghi đã có nhiều Kitô hữu chết tại Auschwitz, đặc biệt các linh mục Ba-Lan, tuy nhiên công việc chính trong cái trại tập trung ấy là diệt trừ dân tộc Do-Thái. Cho nên cái tu viện kia đã giảm thiểu hóa cái thực tại ấy. Biến cố thứ hai là việc phong thánh cho Maximilian Kolbe. Ông này vốn là một linh mục đã chết thế cho một người tù tại Auschwitz. Và do đó, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho ông. Tuy nhiên ở đây nữa, cũng có vấn đề giảm thiểu hóa ý niệm Diệt Chủng đối với người Do-Thái. Vì ngay tại xà lim Auschwitz, Kolbe vẫn được chọn lựa trong tư cách một Kitô hữu, còn người Do-Thái thì không. Diệt Chủng đối với người Do-Thái là vắng bóng chọn lựa. Ðàng khác, Kolbe, người chịu các kinh hoàng tại Auschwitz, từng là tổng biên tập một công ty xuất bản quan trọng của người Công Giáo tại Ba-Lan trước khi Quốc Xã và Cộng Sản xâm lăng nước này ngày 1 tháng 9 năm 1939. Công ty này ấn hành một tạp chí bài Do-Thái hạng nhất trong nước, dù không có bằng chứng gì cho thấy chính Kolbe có viết bài nào như thế trên tạp chí này. Tuy thế, ông ta vẫn là tổng biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật về tạp chí này. Khi tôn phong một người có liên hệ, dù là liên hệ gián tiếp, đến chủ nghĩa bài Do-Thái từng dẫn đến Nạn Diệt Chủng, và do đó góp phần tạo ra một bầu không khí lãnh đạm khiến không còn ai quan tâm đến việc cứu vớt người Do-Thái, là một lần nữa giảm thiểu hóa các nhậy cảm của Do-Thái xung quanh thảm họa lớn lao này. Ðối với chúng tôi, việc phong thánh cho Edith Stein vào ngày 11 tháng 10 này là một bước nữa trong diễn trình Kitô giáo hóa nạn Diệt Chủng, chứng tỏ rằng Auschwitz, cái biểu tượng cốt lõi của tử đạo Do-Thái, trong yếu tính không phải là một biến cố Do-Thái, một biểu thức bài Do-Thái hoàn toàn có tính ngoại đạo được cái giáo huấn khinh miệt của Kitô giáo nuôi dưỡng suốt hai ngàn năm qua, nhưng phải được tưởng niệm như một nơi người Kitô giáo chịu thống khổ. Chúng tôi, người Do-Thái, chúng tôi cảm thấy bị mất Edith Stein đến hai lần. Lần đầu tiên khi bà bước qua Công Giáo. Lần thứ hai khi bà được phong thánh, là hành vi qua đó một số nhóm đã chiếm đoạt bà như một tử đạo Kitô giáo dù cái chết của bà liên hệ đến chủ điểm Do-Thái trong Nạn Diệt Chủng. Nhìn theo cách này, Edith Stein trở thành bản văn Do-Thái cho một lý văn Kitô giáo (a Jewish text for a Christian pretext), một cái cớ qua đó Giáo Hội có thể đòi cái quyền chia phần nạn nhân mà chính các tập tục bài Do-Thái của riêng mình từng áp đặt lên mạng sống các người Do-Thái vô tội”.
Cái nhìn thần học
Nên nhớ Ðạo Trưởng Leon Klenicki từng tham gia cuộc đối thoại Công Giáo và Do-Thái suốt 25 năm qua. Ông từng làm việc với Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ và là một đồng liên lạc viên với Vatican. Những tư cách ấy vẫn không giúp các quan điểm của ông dịu hòa chút nào qua các nhận định trên. Tuy nhiên, phần lớn những nhận định này có tính chính trị, hoặc ít nhất nặng về chính trị. Về phương diện thần học, không ai nói lên những tầng sâu nhất trong các khác biệt Kitô giáo và Do-Thái Giáo bằng David Novak. Novak vốn là giáo sư giữ ghế J. Richard & Dorothy Shiff của môn Do-Thái Học tại Ðại Học Toronto. Trong bài Edith Stein, Apostate Saint, đăng trên First Things, tháng 10 năm 1999, Novak dường như muốn khuyên đồng đạo ông nên chấp nhận quan điểm tự do cho rằng các xác tín tôn giáo là vấn đề chọn lựa cá nhân và rằng mỗi người nên kính trọng sự lựa chọn của mỗi người khác muốn tin điều gì họ muốn và muốn thực hành bất cứ tôn giáo nào, hoặc không tôn giáo nào, tùy họ. Có chỗ ông còn trích tiên tri Amos (9:7) để khuyên cả Công giáo lẫn Do-thái giáo nên nhìn nhận có những hình thức chân lý hạn chế hơn nơi tôn giáo kia, dù cả hai vẫn tin chân lý của mình, vì là chân lý giao ước, nên tròn đầy nhất. Thiên Chúa nói trong câu ấy rằng: “Các ngươi đối với ta chẳng như những người Êtiôpia kia sao?”. Quan điểm này, ông nói, giúp ta sống với người khác trong thiện tâm và có lòng kính trọng thực sự đối với họ và truyền thống của họ. Song, Novak cho rằng đấy chỉ là trên bình diện “trần thế”, nơi người Do-Thái và người Kitô giáo có nhiều điều để nói với nhau và hành động chung với nhau. Còn trên bình diện quan yếu hơn là bình diện bản chất hay bình diện chờ đợi Thiên Chúa, thì mỗi bên “phải làm riêng rẽ. Nghị trình đối thoại phải giữ cho xa nghị trình trở lại (conversion). Ðối thoại thuộc về đời này nhiều hơn; trong khi trở lại thuộc về đời sau nhiều hơn. Cho đến hồi chung cuộc, việc phán định về bản sắc không phải là việc của chúng ta, ngoại trừ những trường hợp hết sức tầm thường liên can đến các quyền lợi và thưởng phạt cộng đoàn. Chính vì thế, trong khi người Do-Thái chúng tôi có thể tương cảm (empathize) với người Công Giáo vì đã lại kiếm được một vị thánh nữa, một cuộc đời gương mẫu thánh thiện nữa, nhưng đó không phải là điều chúng tôi có thể thông cảm (sympathize) với người Công Giáo… Ở cái bình diện sâu thẳm ấy, chúng ta vẫn là những kẻ xa lạ đối với nhau. Dường như chúng ta mãi mãi như thế cho đến tận cùng, chỉ lúc ấy ta mới hy vọng trở thành bằng hữu đời đời của Thiên Chúa, và bằng hữu đời đời của nhau”.
Bạn hũu trong cõi vĩnh hằng
Người Công Giáo ngày nay tin như thế. Người Do-Thái sẽ là những người bạn của họ trong cõi vĩnh hằng. Họ không độc quyền Thiên Chúa. Họ gọi người Do-Thái là “người anh cả” (Gioan Phaolô II). Ðã là anh cả, đương nhiên chia sẻ gia tài của Cha. Chỉ không hiểu người Do-Thái có coi người Kitô hữu là đứa em sinh sau hay không. Người ta hoài nghi chuyện đó. Vì trước đó, Novak cho hay: “Bà (Edith Stein) không thể là cây cầu bắc giữa người Do-Thái và người Công Giáo vì ở cõi đời này một người không thể đồng thời là Do-Thái tín trung và Công Giáo trung tín. Vì các cộng đồng Do-Thái và Công-Giáo loại bỏ lẫn nhau, và vì cả hai đều rút bản sắc từ giao ước Thiên Chúa đã ký kết với cộng đồng mình, nên không một thành viên nào của một cộng đồng lại có thể cũng là thành viên với một tư thế tốt của cộng đồng kia.” Phải thêm rằng ngay ở trần thế này, người Công giáo đang cố gắng hết sức để sống trong tình anh em với “người anh cả”. Nhưng dường như “người anh cả” vẫn không chịu ngồi chung bàn với đứa em sinh sau, dù Cha đã dọn sẵn một bữa tiệc linh đình hòa giải, giống người cha trong dụ ngôn Ðứa Con Hoang Ðàng. Người anh này vẫn chưa quên được quá khứ.
Trên kia, chúng ta thấy tài liệu We Remember của Tòa Thánh có nhắc đến những thiên kiến bài Do-Thái của các Kitô hữu do hoàn cảnh lịch sử tạo ra. Ðộc giả của EWTN Catholic Q & A nhắc lại một lời phát biểu tại Công Ðồng Nicea để hỏi rằng phải chăng đây là khởi đầu cho não trạng bài Do-Thái của người Kitô hữu? Lời phát biểu đó như sau: “Tôi từ bỏ mọi phong tục, nghi lễ, bánh không men và Lễ Chiên của người Do-Thái, các hy lễ, kinh cầu, uớc vọng, thanh tẩy, thánh hoá, và chuộc tội, thánh thi và thánh ca, các tuân thủ và các hội trường, và thực phẩm thức uống của người Do-Thái. Tắt một lời, tôi tuyệt đối từ bỏ bất cứ điều gì là Do-Thái, mọi Luật Lệ, mọi nghi thức và phong tục của họ….” (Stefano Assemani, Acta Sanctorum Martyrum Orientalium at Occidentalium, Vol 1 {Rome 1748}, trang 105).
Giáo Hội không bài Do Thái
Matthew Bunson có lời giải đáp như sau: Giáo hội từng bị nhiều người khác nhau do những nguyên do khác nhau tố giác là bài Do-Thái. Trước hết phải ghi nhận rằng Giáo Hội hiện không và đã từng không bao giờ bài Do-Thái hết. Như Công Ðồng Vatican đã tuyên bố, Giáo Hội “lên án mọi thù hận, bách hại, mọi biểu hiện của chủ nghĩa bài Do-Thái ở bất cứ thời nào và do bất cứ nguồn gốc nào nhằm vào người Do-Thái” (Nostra Aetate, 4). Dù vậy, không ai nghi ngờ sự kiện đã có nhiều thành phần tín hữu Kitô thực hiện nhiều hành vi lịch sử bài Do-Thái, như trong thời Trung Cổ buộc người Do-Thái phải sống trong các khu ghetto; nhiều Kitô hữu từng tham dự vào việc trục xuất người Do-Thái khỏi các nước Âu Châu (như Anh và Tây Ban Nha); và nhiều người Công Giáo đã tham gia các vụ sát hại (pogrom) người Do-Thái tại Ðức và Đông Âu, đặc biệt đã dự phần vào những tội ác tầy trời trong biến bố Diệt Chủng (Holocaust). Tất nhiên Giáo Hội lên án các hành vi ấy, và đa số người Công Giáo ghê tởm chủ nghĩa bài Do-Thái. Cái thực tại lịch sử của thiểu số Công Giáo kia hiện đang được sử dụng để vẽ lên hình ảnh toàn bộ Giáo hội là bài Do-Thái. Nhiều người làm như thế để ô danh Giáo Hội, để cổ động cho những nghị trình trái với giáo huấn của Giáo Hội, hay để bám lấy chủ nghĩa xét lại có tính khoa bảng lịch sử để phá hoại toàn bộ truyền thống của Giáo Hội. Chắc chắn mũi dùi độc địa nhất hiện nay là nhằm vào Ðức Piô XII, mà các cố gắng lâu dài nhân danh người Do-Thái cũng như sự thánh thiện bản thân đang bị hành vạ.
Theo lịch sử, người Do-Thái bị đánh đập, nhục hình, và tố giác bởi những kẻ vô học vì ý niệm cho rằng họ chịu trách nhiệm về cái chết của Ðức Kitô. Giáo hội dạy rằng điều đó không đúng như thế, trái lại rao giảng lời Ðức Kitô trên Thập giá rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34).
Do hậu quả của chủ nghĩa bài Do-Thái đôi lúc rất phổ biến, Giáo Hội thấy khó làm cho nhiều người nhận ra ý niệm này là việc đối xử bất nhân đối với người Do-Thái là một việc sai lầm. Tuyên bố của ngôi vị giáo hoàng không thể nào rõ hơn lời của Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả khi ngài công bố rằng không ai được xách nhiễu người Do-Thái và họ phải được quyền nhượng mãi tài sản. Ấy thế mà văn hoá thời ấy vẫn chung chung bài Do-Thái. Họ chịu nhiều tước đoạt về luật lệ (legal disabilities), bị đẩy ra ngoài hệ thống phong kiến, và là mục tiêu cho nhiều lời kết án man rợ và hết sức nực cười: giết Ðức Kitô, chuốc độc các giếng và nước uống để truyền bệnh dịch, và cử hành những nghi lễ giết người (người ta tố cáo họ giết các thiếu niên Kitô giáo và dùng máu của họ làm bánh không men (như trường hợp William ở Norwich). Lòng thù ghét này càng trở nên nặng nề hơn với sự hiện diện của người Do-thái trong ngành ngân hàng mà người ta kết tội là cho vay nặng lãi. Bởi thế, người Do-Thái thường bị thảm sát vì chủng tộc (pogrom) và buộc phải sống trong những khu riêng (ghettoes) có vây tường trong các thị xã. Những khu này trở thành một nét cố định trong nền văn hóa Âu Châu, cả Rome cũng có. Tuy nhiên nếu so với cuộc Diệt Chủng Hàng Loạt (Holocaust) trong đó sáu triệu người bị giết dưới chế độ Quốc Xã, thì những tàn ác của thời Trung Cổ chẳng thấm thía vào đâu. Trong suốt thời Quốc Xã thống trị, Giáo Hội đã lên tiếng bênh vực người Do-Thái với nhiều vị giáo phẩm cao cấp, như Hồng Y Michael Faulhaber của Munich, nguy đến cả tính mạng. Ðức Piô XI ra tông thư Mit brennender Sorge (1937) tấn công chủ nghĩa Quốc Xã, và Ðức Piô XII ra tay tận tình cứu sống và che chở nhiều người Do-Thái tại Ý và các nơi khác.
Vatican II, trong Ánh Sáng Muôn Dân, đã ghi chú các mối liên hệ đặc biệt giữa người Công Giáo và người Do-Thái, gọi họ là “một dân tộc rất thân thương”. Dưới thời Ðức Gioan Phaolô II, nhiều tiến bộ đã được thực hiện nhằm vươn tới người Do-Thái khắp nơi trên thế giới: ngài ngỏ lời xin lỗi về việc một số Kitô hữu trong quá khứ đã bài người Do-Thái và đôi dòng của Ngài về Cách Thế Ðúng Ðắn Trong Việc Trình bày về người Do-Thái khi Giảng Dạy cũng như trong Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo công bố năm 1985. Cái thực tế có nhiều người Công Giáo thù ghét người Do-Thái và phạm nhiều tội ác khủng khiếp nhằm vào họ không có nghĩa là Giáo Hội Công Giáo bài Do-Thái. Giáo hội như một định chế không bài Do-Thái.