SAIGÒN - Chiều 03-01-2009, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức cuộc tọa đàm về “Văn Hóa và Tôn giáo” với sự tham dự của các thành viên câu lạc bộ và chừng 150 khách mời.
Khởi đầu cho buổi tọa đàm, linh mục Nguyễn Thái Hợp, chủ nhiệm Câu Lạc Bộ, nói lên một cách tổng quát các khái niệm về Văn Hóa và Tôn Giáo cũng như tầm quan trọng của chủ đề trao đổi của buổi tọa đàm.
Diễn giả đầu tiên là Giáo sư Tiến Sĩ Trần Văn Toàn (Đại Học Lille) trình bày đề tài: “Tương quan giữa văn hóa và tôn giáo” . Giáo sư xét vấn đề với việc thừa nhận rằng tôn giáo là một thành phần của văn hóa. Văn hoá và tôn giáo không phải là hai thực tại riêng biệt để xem xét tương quan lẫn nhau. Để xem xét vấn đề, giáo sư lưu ý đến hai loại chân lý: chân lý vật chất và chân lý bản thân. Chân lý vật chất thưộc lãnh vực của lý trí và có thể chứng minh hoặc đưa ra bằng chứng để xác định ai đúng ai sai; tuy nhiên không ai ‘chết’ cho một chân lý vật chất cả. Trái lại, chân lý bản thân, tác động trên tư tưởng, cảm nghiệm và hành động, thì không thể chứng minh được, và không thế thuyết phục ai bằng lý luận. Chân lý này là nền tảng của niềm tin tôn giáo, và chỉ thể hiện qua cách một người sống niềm tin của mình. Cũng vì thế mà tôn giáo có một vị thế riêng biệt trong văn hóa. Mọi nền văn hóa dùng tôn giáo như một phương tiện phục vụ mình, hoặc tôn giáo nào dùng văn hóa để phục vụ mình đều đưa đến sai lệch.
Diễn giả thứ hai là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Hữu Tá (Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn) trình bày đề tài: “Tôn giáo trong văn học Việt Nam” . Để xem ảnh hưởng của tôn giáo như thế nào đối với văn hóa, giáo sư không xét toàn bộ nền văn hóa, mà giới hạn trong lãnh vực văn học mà thôi. Nhận định rằng văn học cũng như tôn giáo đều hướng đến hạnh phúc con người, và từ đó xét đến vận mệnh của con người, nên văn học Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của hai tôn giáo lớn trên đất nước này. Giáo sư nêu lên các thiền sư như Pháp Thuận, Trần Nhân Tôn, Pháp Hoa, là những vị đã có những bài kệ, từ 1000 năm về trước, nói lên một nhân sinh quan sâu lắng theo quan niệm Phật giáo, đồng thời cũng là một phương hướng để cai trị đất nước hầu đem lại hạnh phúc cho người dân. Qua văn học, Phật giáo không thể hiện đơn thuần như một tư tưởng xuất thế, mà còn mang tính nhập thế nữa. Tôn giáo thứ hai là Công giáo. Dù đến Việt Nam chưa hơn 400 năm, nhưng cũng đã xâm nhập vào văn học và để lại những giá trị không thể phủ nhận được. Giáo sư lên một vài tên tuổi, hoặc cách đây gần 150 năm, như Nguyễn Trọng Quảng với tác phẩm khởi đầu cho nền tiểu thuyết Việt Nam: Thầy Ladarô Phiền; hoặc những thi sĩ gần đây, mà người nổi bật nhất là Hàn Mặc Tử, với những bài thơ mang tính chất vừa dân tộc vừa Kitô giáo đậm nét.
Sau hai bài thuyết trình trên, một số tham dự viên trình bày thêm những khía cạnh khác của văn hóa, văn học, trong tương quan với tôn giáo nói chung, hay sự đóng góp của Giáo hội Công giáo nói riêng. Các vị trình bày tham luận gồm: PGS-TS Hoàng Dũng; PGS-TS Huỳnh Như Phương, Nhà thơ Đình Bảng, Gs Nguyễn Khắc Dương, Linh Mục Thiện Cẩm.
Qua hai bài thuyết trình và các bài tham luận, những ý kiến có thể qui lại một hướng chung, ấy là tinh túy của văn hóa cũng như của tôn giáo là hướng đến Chân Thiên Mỹ. Và khi đạt được cứu cánh rồi thì văn hóa và tôn giáo có thể trở thành Một, như lời trích dẫn của linh mục Nguyễn Thái Hợp trong phần đúc kết: “Verum, Bonum, Pulchrum convertuntur”, Chân Thiện Mỹ đều đồng quy.
Nội dung của buổi tọa đàm này sẽ được in thành tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu sau này. Trong dịp này, Câu Lạc Bộ cũng ra mắt tập sách Tôn Giáo - Giáo Dục, Một Các Tiếp Cận, gồm tất cả các bài thuyết trình và tham luận của hai buổi tọa đàm trong năm 2008, với chủ đề là: (1) Vần đề Giáo dục và (2) Tả quân Lê Văn Duyệt với Nam Bộ và với Công Giáo.
Khởi đầu cho buổi tọa đàm, linh mục Nguyễn Thái Hợp, chủ nhiệm Câu Lạc Bộ, nói lên một cách tổng quát các khái niệm về Văn Hóa và Tôn Giáo cũng như tầm quan trọng của chủ đề trao đổi của buổi tọa đàm.
Diễn giả đầu tiên là Giáo sư Tiến Sĩ Trần Văn Toàn (Đại Học Lille) trình bày đề tài: “Tương quan giữa văn hóa và tôn giáo” . Giáo sư xét vấn đề với việc thừa nhận rằng tôn giáo là một thành phần của văn hóa. Văn hoá và tôn giáo không phải là hai thực tại riêng biệt để xem xét tương quan lẫn nhau. Để xem xét vấn đề, giáo sư lưu ý đến hai loại chân lý: chân lý vật chất và chân lý bản thân. Chân lý vật chất thưộc lãnh vực của lý trí và có thể chứng minh hoặc đưa ra bằng chứng để xác định ai đúng ai sai; tuy nhiên không ai ‘chết’ cho một chân lý vật chất cả. Trái lại, chân lý bản thân, tác động trên tư tưởng, cảm nghiệm và hành động, thì không thể chứng minh được, và không thế thuyết phục ai bằng lý luận. Chân lý này là nền tảng của niềm tin tôn giáo, và chỉ thể hiện qua cách một người sống niềm tin của mình. Cũng vì thế mà tôn giáo có một vị thế riêng biệt trong văn hóa. Mọi nền văn hóa dùng tôn giáo như một phương tiện phục vụ mình, hoặc tôn giáo nào dùng văn hóa để phục vụ mình đều đưa đến sai lệch.
Diễn giả thứ hai là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Hữu Tá (Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn) trình bày đề tài: “Tôn giáo trong văn học Việt Nam” . Để xem ảnh hưởng của tôn giáo như thế nào đối với văn hóa, giáo sư không xét toàn bộ nền văn hóa, mà giới hạn trong lãnh vực văn học mà thôi. Nhận định rằng văn học cũng như tôn giáo đều hướng đến hạnh phúc con người, và từ đó xét đến vận mệnh của con người, nên văn học Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của hai tôn giáo lớn trên đất nước này. Giáo sư nêu lên các thiền sư như Pháp Thuận, Trần Nhân Tôn, Pháp Hoa, là những vị đã có những bài kệ, từ 1000 năm về trước, nói lên một nhân sinh quan sâu lắng theo quan niệm Phật giáo, đồng thời cũng là một phương hướng để cai trị đất nước hầu đem lại hạnh phúc cho người dân. Qua văn học, Phật giáo không thể hiện đơn thuần như một tư tưởng xuất thế, mà còn mang tính nhập thế nữa. Tôn giáo thứ hai là Công giáo. Dù đến Việt Nam chưa hơn 400 năm, nhưng cũng đã xâm nhập vào văn học và để lại những giá trị không thể phủ nhận được. Giáo sư lên một vài tên tuổi, hoặc cách đây gần 150 năm, như Nguyễn Trọng Quảng với tác phẩm khởi đầu cho nền tiểu thuyết Việt Nam: Thầy Ladarô Phiền; hoặc những thi sĩ gần đây, mà người nổi bật nhất là Hàn Mặc Tử, với những bài thơ mang tính chất vừa dân tộc vừa Kitô giáo đậm nét.
Sau hai bài thuyết trình trên, một số tham dự viên trình bày thêm những khía cạnh khác của văn hóa, văn học, trong tương quan với tôn giáo nói chung, hay sự đóng góp của Giáo hội Công giáo nói riêng. Các vị trình bày tham luận gồm: PGS-TS Hoàng Dũng; PGS-TS Huỳnh Như Phương, Nhà thơ Đình Bảng, Gs Nguyễn Khắc Dương, Linh Mục Thiện Cẩm.
Qua hai bài thuyết trình và các bài tham luận, những ý kiến có thể qui lại một hướng chung, ấy là tinh túy của văn hóa cũng như của tôn giáo là hướng đến Chân Thiên Mỹ. Và khi đạt được cứu cánh rồi thì văn hóa và tôn giáo có thể trở thành Một, như lời trích dẫn của linh mục Nguyễn Thái Hợp trong phần đúc kết: “Verum, Bonum, Pulchrum convertuntur”, Chân Thiện Mỹ đều đồng quy.
Nội dung của buổi tọa đàm này sẽ được in thành tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu sau này. Trong dịp này, Câu Lạc Bộ cũng ra mắt tập sách Tôn Giáo - Giáo Dục, Một Các Tiếp Cận, gồm tất cả các bài thuyết trình và tham luận của hai buổi tọa đàm trong năm 2008, với chủ đề là: (1) Vần đề Giáo dục và (2) Tả quân Lê Văn Duyệt với Nam Bộ và với Công Giáo.