Vatican (AsiaNews) - Phẩm giá con người, việc tìm kiếm lợi ích chung, kiến tạo hòa bình, phát triển: đó là những chủ đề mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chỉ ra cho "các tín hữu" nhằm thúc đẩy các sáng kiến đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo, với mục đích khuyến khích cộng tác lẫn nhau. Trong một bức thư gửi đến Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn, và Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, nhân Ngày Nghiên cứu với chủ đề “các nền văn hóa và tôn giáo trong đối thoại” diễn ra hôm 04/12, trong bối cảnh của năm đối thoại liên văn hóa do Liên minh Châu Âu đề xướng, Đức Thánh Cha khẳng định rằng công cuộc đối thoại này như là "một ưu tiên cho Liên minh Châu Âu".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho hay rằng Âu Châu hiện đại "là kết quả của hai thiên niên kỷ của văn minh. Cội rễ của nó được gieo trồng rộng rãi trong các di sản văn hóa cổ xưa của Athen và Rôma, và trên hết là địa thế màu mỡ của Kitô giáo, vốn dĩ cho thấy khả năng của chính nó có thể tạo nên những gia sản văn hóa mới trong khi lĩnh hội sự đóng góp độc đáo của mỗi nền văn minh"
Bức thư viết tiếp: "Bằng cách này, Âu Châu xuất hiện đối với chúng ta ngày nay như là tấm thảm quý giá, được đan dệt với nhau bằng các nguyên tắc và các giá trị được tìm thấy trong Tin Mừng, trong khi các nền văn hóa dân tộc có thể phát họa những viễn tượng to lớn đa dạng để biểu thị các khả năng về tôn giáo, trí tuệ, công nghệ, khoa học, và nghệ thuật của người Âu Châu (Homo Europeus). Trong ý nghĩa này, chúng ta có thể khẳng định rằng Âu Châu đã có, và vẫn có ảnh hưởng văn hóa trên toàn thể nhân loại và không thể sai lầm để cảm thấy có trách nhiệm đặc biệt không chỉ riêng cho tương lai của mình, mà còn cho toàn thể nhân loại”.
Đức Thánh Cha viết thêm: "Trong bối cảnh hiện nay, khi mà những người đương thời chúng ta thường đưa ra những vấn đề cơ bản về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị của nó, dường như cần suy tư về những cội rễ cổ xưa có tầm quan trọng hơn bao giờ hết, từ cội rễ đó nhựa sống dồi dào đã tuôn chảy qua dòng thời gian của hằng bao nhiêu thế kỷ. Vì thế đề tài đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo nổi lên như là một ưu tiên cho Liên minh Châu Âu, và những tiếp tuyến liên quan đến các lĩnh vực văn hóa và truyền thông, giáo dục và khoa học, di dân và các sắc tộc thiểu số, thậm chí vươn ra các lĩnh vực giới trẻ và việc làm. Một lần nữa sự đa dạng được chấp nhận như là một thực tại tích cực, mà con người phải được khuyến khích không chỉ để chấp nhận sự tồn tại và văn hóa của người khác, mà còn để khao khát được làm phong phú thêm nhờ nó".
Bức thư kết luận: "Chúng ta sống trong những gì được nhắc đến như là một 'thế giới đa nguyên', với đặc tính truyền thông nhanh chóng, sự biến động của các quốc gia và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, chính trị và văn hóa. Chính tại thời điểm đôi khi lại là kịch tính này, mặc dù không may là nhiều người Âu Châu dường như lờ đi cội rễ Kitô giáo của Âu Châu, vốn vẫn đang tồn tại, chúng cần phải vạch ra đường hướng và nuôi dưỡng hy vọng của hàng triệu công dân, những người chia sẻ những giá trị tương tự. Do đó, các tín hữu cần phải luôn luôn sẵn sàng thúc đẩy các sáng kiến đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo, nhằm mục đích khuyến khích hợp tác trong các lĩnh vực cùng nhau quan tâm như phẩm giá con người, việc tìm kiếm lợi ích chung, kiến tạo hòa bình, phát triển".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho hay rằng Âu Châu hiện đại "là kết quả của hai thiên niên kỷ của văn minh. Cội rễ của nó được gieo trồng rộng rãi trong các di sản văn hóa cổ xưa của Athen và Rôma, và trên hết là địa thế màu mỡ của Kitô giáo, vốn dĩ cho thấy khả năng của chính nó có thể tạo nên những gia sản văn hóa mới trong khi lĩnh hội sự đóng góp độc đáo của mỗi nền văn minh"
Bức thư viết tiếp: "Bằng cách này, Âu Châu xuất hiện đối với chúng ta ngày nay như là tấm thảm quý giá, được đan dệt với nhau bằng các nguyên tắc và các giá trị được tìm thấy trong Tin Mừng, trong khi các nền văn hóa dân tộc có thể phát họa những viễn tượng to lớn đa dạng để biểu thị các khả năng về tôn giáo, trí tuệ, công nghệ, khoa học, và nghệ thuật của người Âu Châu (Homo Europeus). Trong ý nghĩa này, chúng ta có thể khẳng định rằng Âu Châu đã có, và vẫn có ảnh hưởng văn hóa trên toàn thể nhân loại và không thể sai lầm để cảm thấy có trách nhiệm đặc biệt không chỉ riêng cho tương lai của mình, mà còn cho toàn thể nhân loại”.
Đức Thánh Cha viết thêm: "Trong bối cảnh hiện nay, khi mà những người đương thời chúng ta thường đưa ra những vấn đề cơ bản về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị của nó, dường như cần suy tư về những cội rễ cổ xưa có tầm quan trọng hơn bao giờ hết, từ cội rễ đó nhựa sống dồi dào đã tuôn chảy qua dòng thời gian của hằng bao nhiêu thế kỷ. Vì thế đề tài đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo nổi lên như là một ưu tiên cho Liên minh Châu Âu, và những tiếp tuyến liên quan đến các lĩnh vực văn hóa và truyền thông, giáo dục và khoa học, di dân và các sắc tộc thiểu số, thậm chí vươn ra các lĩnh vực giới trẻ và việc làm. Một lần nữa sự đa dạng được chấp nhận như là một thực tại tích cực, mà con người phải được khuyến khích không chỉ để chấp nhận sự tồn tại và văn hóa của người khác, mà còn để khao khát được làm phong phú thêm nhờ nó".
Bức thư kết luận: "Chúng ta sống trong những gì được nhắc đến như là một 'thế giới đa nguyên', với đặc tính truyền thông nhanh chóng, sự biến động của các quốc gia và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, chính trị và văn hóa. Chính tại thời điểm đôi khi lại là kịch tính này, mặc dù không may là nhiều người Âu Châu dường như lờ đi cội rễ Kitô giáo của Âu Châu, vốn vẫn đang tồn tại, chúng cần phải vạch ra đường hướng và nuôi dưỡng hy vọng của hàng triệu công dân, những người chia sẻ những giá trị tương tự. Do đó, các tín hữu cần phải luôn luôn sẵn sàng thúc đẩy các sáng kiến đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo, nhằm mục đích khuyến khích hợp tác trong các lĩnh vực cùng nhau quan tâm như phẩm giá con người, việc tìm kiếm lợi ích chung, kiến tạo hòa bình, phát triển".