Vatican (VIS) – Hôm 01/12/2008, Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York đã tham dự một hội nghị quốc tế về tài chính đối với sự phát triển đang được tổ chức ở Doha, Qatar.
Trong phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục cho hay: " Phát triển xã hội và kinh tế phải được đo lường và triển khai thực hiện trong đó con người là trung tâm của tất cả mọi quyết định". Trong khi lưu ý rằng viện trợ đã tăng lên trong những năm gần đây, ngài chỉ ra rằng "vấn đề còn lại: có bao nhiêu người dân không tiếp cận được chăm sóc y tế căn bản và thậm chí có bao nhiêu người dân thiếu việc làm tử tế để có được đồng lương nuôi sống bản thân họ và gia đình họ?"
Ngài cho hay: "Chính phủ của các quốc gia cần sự hợp tác của cộng đồng quốc tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và con người... Các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã chứng minh rằng khi chính trị được kết hợp với mối quan tâm vì lợi ích chung, trong vòng vài tháng sẽ có thể tạo ra ngân qũy đáng kể cho thị trường tài chính".
Đức Tổng Giám Mục phát biểu thêm: "Sự chú ý canh tân phải được đưa ra để đảm bảo cho hệ thống thương mại công bằng và thích hợp hơn nữa. .. Những sa lầy về thương mại méo mó, đầu cơ tài chính, giá cả năng lượng gia tăng và giảm đầu tư trong nông nghiệp trong thời gian gần đây làm cho tăng lên sự thiếu tiếp cận với những điều rất cần thiết cho cuộc sống, chính là lương thực. Tính bất ổn về kinh tế này, vốn đánh vào trung tâm của sự tồn tại con người, sẽ dẫn đến sự cấp thiết hơn nữa việc tìm kiếm một cam kết chung nhắm đến thương mại toàn cầu và phát triển"
Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đi đến kết luận bằng cách lưu ý rằng "dường như sự không chắc chắn và âu lo đang vượt thắng tại thời điểm đặc biệt của thời đại này. Tuy nhiên, các ưu điểm và các nguyên tắc đã dẫn dắt cộng đồng toàn cầu thoát khỏi nhiều khủng hoảng còn lại; đó là liên đới với cộng đồng toàn cầu chúng ta, chia sẻ công bằng và thích hợp các nguồn tài nguyên và cơ hội, sử dụng khôn ngoan môi trường, kiềm chế sự tìm kiếm ngắn hạn về tài chính và xã hội, đạt được sự phát triển bền vững, và cuối cùng là sự dũng cảm chính trị, vốn cần thiết để xây dựng một thế giới mà sự sống con người được đặt ở trung tâm của mọi hoạt động kinh tế và xã hội".
Trong phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục cho hay: " Phát triển xã hội và kinh tế phải được đo lường và triển khai thực hiện trong đó con người là trung tâm của tất cả mọi quyết định". Trong khi lưu ý rằng viện trợ đã tăng lên trong những năm gần đây, ngài chỉ ra rằng "vấn đề còn lại: có bao nhiêu người dân không tiếp cận được chăm sóc y tế căn bản và thậm chí có bao nhiêu người dân thiếu việc làm tử tế để có được đồng lương nuôi sống bản thân họ và gia đình họ?"
Ngài cho hay: "Chính phủ của các quốc gia cần sự hợp tác của cộng đồng quốc tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và con người... Các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã chứng minh rằng khi chính trị được kết hợp với mối quan tâm vì lợi ích chung, trong vòng vài tháng sẽ có thể tạo ra ngân qũy đáng kể cho thị trường tài chính".
Đức Tổng Giám Mục phát biểu thêm: "Sự chú ý canh tân phải được đưa ra để đảm bảo cho hệ thống thương mại công bằng và thích hợp hơn nữa. .. Những sa lầy về thương mại méo mó, đầu cơ tài chính, giá cả năng lượng gia tăng và giảm đầu tư trong nông nghiệp trong thời gian gần đây làm cho tăng lên sự thiếu tiếp cận với những điều rất cần thiết cho cuộc sống, chính là lương thực. Tính bất ổn về kinh tế này, vốn đánh vào trung tâm của sự tồn tại con người, sẽ dẫn đến sự cấp thiết hơn nữa việc tìm kiếm một cam kết chung nhắm đến thương mại toàn cầu và phát triển"
Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đi đến kết luận bằng cách lưu ý rằng "dường như sự không chắc chắn và âu lo đang vượt thắng tại thời điểm đặc biệt của thời đại này. Tuy nhiên, các ưu điểm và các nguyên tắc đã dẫn dắt cộng đồng toàn cầu thoát khỏi nhiều khủng hoảng còn lại; đó là liên đới với cộng đồng toàn cầu chúng ta, chia sẻ công bằng và thích hợp các nguồn tài nguyên và cơ hội, sử dụng khôn ngoan môi trường, kiềm chế sự tìm kiếm ngắn hạn về tài chính và xã hội, đạt được sự phát triển bền vững, và cuối cùng là sự dũng cảm chính trị, vốn cần thiết để xây dựng một thế giới mà sự sống con người được đặt ở trung tâm của mọi hoạt động kinh tế và xã hội".