Y Phục Để Dự Tiệc Cưới
"Đoạn vua đi vào quan sát những người dự tiệc, và thấy ở đó một người không mặc y phục lễ cưới. Vua liền nói với người ấy rằng: "Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?" Người ấy lặng thinh. Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: "Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! Vì những kẻ được gọi thì nhiều, còn những kẻ được chọn thì ít". (Mt 22, 1-10, hoặc 1-14).
Phải, chính tôi cũng rất thắc mắc về dụ ngôn Tiệc Cưới Nước Trời mà nhà Vua tổ chức cho Hoàng Tử trong bài đọc Phúc Âm của tuần này! Khó hiểu đến độ mà trí hiểu biết của tôi không thể nào diễn đạt cho được hoặc có đủ trình độ để mà phân tích như những đấng bậc có học và có trình độ. Nhưng trong lòng tôi lại được Chúa Thánh Linh thôi thúc ban cho, cảm nghiệm, và hiểu được một khía cạnh rất là thực tế và rất là quan trọng mà chúng ta thường thấy những "Bộ Y Phục để đự Tiệc Cưới Nước Trời" vào mỗi Thánh Lễ của thứ bẩy và Chúa Nhật hàng tuần.
Bây giờ tôi mới hiểu được rằng cái tầm quan trọng của một tiệc cưới được tổ chức cho người Con Trai yêu quý của Nhà Vua như thế nào!? Cả một đời người từ khi cha mẹ sanh ra, được rửa tội, lớn lên, trai thì cưới vợ, gái thì đi lấy chồng, cái ngày trọng đại nhất của đôi uyên ương này là ngày cưới và buổi Tiệc Cưới. Dù bao nhiêu ngàn năm trôi qua! Dù bao nhiêu thời đại thay đổi! Dù thời trang có thay đổi bao nhiêu ngàn lần, nhưng y phục dùng để mặc cho ngày cưới vẫn quan trọng và không thay đổi. Y phục để dự Lễ Cưới thì khác còn y phục để dự Tiệc Cưới thì cũng rất khác. Nhưng ai cũng biết rằng y phục mặc để đi dự tiệc cưới thì khác lắm với những y phục mà ta mặc đi xã giao, dự tiệc sinh nhật, Rửa Tội, chúc mừng thượng thọ, Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu, chúc mừng áo mão Ra Trường,. ...
Tôi không biết nhiều anh chị em Kitô hữu khác khi đi dự Thánh Lễ hằng tuần, mang một tâm tình như thế nào khi đến với Chúa!? Nhưng có phải chúng ta chứng kiến được rất nhiều những y phục anh chị em chúng ta mặc trong Thánh Lễ rất ư là "Chia Trí" hay không? Đương nhiên không ai đứng ra để khiển trách những người này! Nhưng tôi thiết nghĩ Thiên Chúa Cha trên cao nhìn xuống hẳn Ngài không vừa ý đâu!? Nhà của Chúa uy nghi linh thiêng như thế nào! Bàn Thờ của Chúa là Nơi chứa đựng Mình và Máu cực Thánh cực trọng của Chúa Giêsu Kitô. Một nơi tôn nghiêm và tráng lệ để con cái của Ngài có dịp và có cơ hội tìm đến, để Thờ Phượng và để tưởng nhớ lại cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu năm nào, vì tội lỗi của ai mà Ngài phải chịu đau khổ, nhục nhã, và chịu đóng đinh trên Thập Giá. Trên Bàn Thánh của Chúa là những Lời cuối cùng Ngài trăn trối lại cùng với tất cả tông đồ của Ngài trong Bữa Tiệc Ly. Khi Mình và Máu Thánh Chúa được vị linh mục dâng cao lên và nói: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy".
Nếu tất cả chúng ta đều mang một tâm tình yêu thương, thờ phượng, và kính trọng Thiên Chúa, vì Ngài là Chúa Tể của muôn loài và muôn vạn vật trên Trời và dưới Đất, Ngài mời ta đến để cùng hưởng bữa tiệc với Con Ngài, thì quả là một hân hạnh thật lớn lao đối với tất cả chúng ta, khi chúng ta từ thuở ban đầu không nằm trong danh sách để được Nhà Vua mời, chúng ta chỉ là loài tội lỗi, ăn bám, và vô dụng, không đáng để được bước chân vào Nhà Chúa hay Lâu Đài nguy nga, lộng lẫy, và hoành tráng Của Nhà Vua. Sỡ dĩ chúng ta được Nhà Vua mời đến dự tiệc cưới là vì tấm lòng bao dung và độ lượng của Vua, bởi có phải Vua Cha đã chán ghét tất cả những ai trong danh sách ngay từ ban đầu được tuyển chọn, mà Ngài nghĩ rằng họ nằm trong hàng ngũ và thành phần đáng để được mời, nhưng những người này họ đã dám khinh thường lời mời của Vua và không coi Tiệc Cưới của Con Ngài là quan trọng, nên Tiệc thì đã sẵn sàng, chỉ còn thiếu người đến dự, nên Vua cho mọi gia nhân ra khắp mọi nẻo đường mời tất cả những ai mà họ thấy được, đến để dự Tiệc Cưới.
Để hiểu được tầm quan trọng của những người được mời này như thế nào!? Khi họ không có gì để đáp trả cho tương xứng. Bởi họ cả đời chắc chẳng có thể hình dung được là mình có được vinh dự để đi dự Tiệc Cưới của con Vua. Hẳn ai mà chẳng hân hoan nhận lời mời xem như không có thật đó! Hẳn ai mà không trong lòng thèm khát những thức ăn mà được Nhà Vua thết đãi. Hẳn ai mà dại khờ lắm cũng biết rằng đó là dịp may mà ngàn năm một thuở mới có được xẩy ra như vậy! Ai dại gì mà từ chối chứ!? Ai dại gì mà không đến để được một bữa ngập mày ngập mặt nào là những cao lương mỹ vị của Nhà Vua đãi ngộ. Thì có phải tâm tình của một người không đáng để được mời là những gì ta đem đến để gởi trao cho Nhà Vua và Con của Ngài hay không? Có phải ta đến dự Tiệc Cưới với một tấm lòng khiêm khung, kính trọng, và biết ơn?
Có phải Nhà Vua cũng hiểu được rằng những người đến dự, có mặt, họ chỉ là dân thường và nghèo khổ, Vua không bắt buộc họ phải ăn mặc hơn những gì mà họ không có và phải tốn tiền đi may sắm, nhưng y phục không được làm gai mắt những người đến dự Tiệc Cưới, và phải được xem là chỉnh tề và đứng đắn, nói lên được lòng kính trọng của mình đối với Nhà Vua và Con Vua. Y phục cũng nói lên được rất nhiều tâm tánh và tư cách của một con người.
Tôi thiết nghĩ anh chị em cũng như tôi, rất khó chịu và rất khó lòng để mà cho con mắt của mình không bị khó chịu, hay không bị chia trí, trong một Thánh Lễ vừa trang nghiêm và vừa trịnh trọng, khi có người chị em đứng trước mặt hay ngay tầm nhìn, mà mặc một chiếc áo thung thật thiếu vải cho ta thấy rõ đường nét của người đó. Quần jean thì hở thật nhiều lỗ tua tua, lưng quần thì thật thấp. Chiếc áo dài nếu kín đáo được thì tôi chẳng nói làm chi, nhưng chị em này lại cố ý may cho thật cao lên khỏi lưng càng nhiều càng tốt và vải thật mỏng để thấy thật rõ những gì là bên trong. Có mái tóc dài thì vào Thánh Lễ cứ lấy mấy ngón tay chải chải, hất hất, quay qua quay lại làm dáng. Sức nước hoa thì nồng nặc cả Nhà Thờ lên để mọi người phải ngửi và phải bị ắt xì vì quá nồng.
Tôi chẳng hiểu những anh chị em này của tôi khi đi dự Thánh Lễ thì họ nghĩ gì về Chúa!? Đến xem Lễ thì lúc Cha đang đọc Phúc Âm thì họ leo lên tận tuốt trên cùng mà ngồi. Rồi Rước Mình Thánh Chúa xong thì họ lại biến thật nhanh để đi đâu!? Nơi nào mà lại quan trọng hơn là được đi dự Tiệc Cưới Của Nhà Vua? Chẳng lẽ họ lại xem thường tiệc cưới của Hoàng Tử con Vua đến như vậy ư!? Thảo nào Nhà Vua không tức giận và điên lên cho được khi họ xem những chuyện làm ăn buôn bán, bôn ba, và ôm đồm những sự việc xem chừng như chẳng quan trọng khác.
Ước mong bài Phúc Âm của tuần này nhắc nhở chúng ta thật cẩn trọng khi được mời đến Dự Tiệc Cưới là Thánh Lễ hằng tuần mà chúng ta trông đợi để được đến dự. Đến để được Chúa tha thứ tội. Đến để được đấm ngực ăn năn những lỗi lầm chúng ta đã phạm trong tuần, như ông thu thuế tội lỗi được Chúa khen trong một dụ ngôn khác là ông biết ông phạm tội, nên dốc lòng ăn năn nhận tội với Chúa, đứng dưới cuối nhà thờ kia. Đến với Chúa với tấm lòng khiêm hạ. Nhất cử nhất động cùng mọi hình thức được làm trong Thánh Lễ là để Chúa được Tôn Vinh và Chúc Tụng chứ không phải chỗ để chúng ta phô trương lẫn nhau qua quần áo hay mọi hình thức phô trương khác. Tiếng hát cung đàn cũng mang một tâm tình rất quan trọng để dâng lên Thiên Chúa, nhất nhất phải là vì danh Chúa chứ không nhất thiết để ta khoe tiếng hát cho mọi người. Hãy để mọi người cùng hát theo, để cùng chung một thể thức cầu nguyện. Cầu nguyện trong tiếng hát để nâng tất cả tâm tình và tâm hồn của mình lên với Chúa. Còn những gì chúng ta muốn phô trương thì có rất nhiều nơi thích hợp hơn và nhiều cơ hội để ta được nhận những tràng pháo tay nồng nhiệt, và sự hưởng ứng thích đáng của nhiều người, để trả công cho sự mong muốn và thỏa mãn của chúng ta!?
Còn trong Tiệc Cưới của Hoàng Tử con Vua ư! Chúng ta là kẻ bần cùng không có gì và đáng chi để chúng ta phô trương và cần mọi người lưu ý cả! Vì nếu chúng ta hành động ngu muội thì: Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: "Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! Vì những kẻ được gọi thì nhiều, còn những kẻ được chọn thì ít". Đó là lời Chúa. Amen.
"Đoạn vua đi vào quan sát những người dự tiệc, và thấy ở đó một người không mặc y phục lễ cưới. Vua liền nói với người ấy rằng: "Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?" Người ấy lặng thinh. Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: "Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! Vì những kẻ được gọi thì nhiều, còn những kẻ được chọn thì ít". (Mt 22, 1-10, hoặc 1-14).
Phải, chính tôi cũng rất thắc mắc về dụ ngôn Tiệc Cưới Nước Trời mà nhà Vua tổ chức cho Hoàng Tử trong bài đọc Phúc Âm của tuần này! Khó hiểu đến độ mà trí hiểu biết của tôi không thể nào diễn đạt cho được hoặc có đủ trình độ để mà phân tích như những đấng bậc có học và có trình độ. Nhưng trong lòng tôi lại được Chúa Thánh Linh thôi thúc ban cho, cảm nghiệm, và hiểu được một khía cạnh rất là thực tế và rất là quan trọng mà chúng ta thường thấy những "Bộ Y Phục để đự Tiệc Cưới Nước Trời" vào mỗi Thánh Lễ của thứ bẩy và Chúa Nhật hàng tuần.
Bây giờ tôi mới hiểu được rằng cái tầm quan trọng của một tiệc cưới được tổ chức cho người Con Trai yêu quý của Nhà Vua như thế nào!? Cả một đời người từ khi cha mẹ sanh ra, được rửa tội, lớn lên, trai thì cưới vợ, gái thì đi lấy chồng, cái ngày trọng đại nhất của đôi uyên ương này là ngày cưới và buổi Tiệc Cưới. Dù bao nhiêu ngàn năm trôi qua! Dù bao nhiêu thời đại thay đổi! Dù thời trang có thay đổi bao nhiêu ngàn lần, nhưng y phục dùng để mặc cho ngày cưới vẫn quan trọng và không thay đổi. Y phục để dự Lễ Cưới thì khác còn y phục để dự Tiệc Cưới thì cũng rất khác. Nhưng ai cũng biết rằng y phục mặc để đi dự tiệc cưới thì khác lắm với những y phục mà ta mặc đi xã giao, dự tiệc sinh nhật, Rửa Tội, chúc mừng thượng thọ, Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu, chúc mừng áo mão Ra Trường,. ...
Tôi không biết nhiều anh chị em Kitô hữu khác khi đi dự Thánh Lễ hằng tuần, mang một tâm tình như thế nào khi đến với Chúa!? Nhưng có phải chúng ta chứng kiến được rất nhiều những y phục anh chị em chúng ta mặc trong Thánh Lễ rất ư là "Chia Trí" hay không? Đương nhiên không ai đứng ra để khiển trách những người này! Nhưng tôi thiết nghĩ Thiên Chúa Cha trên cao nhìn xuống hẳn Ngài không vừa ý đâu!? Nhà của Chúa uy nghi linh thiêng như thế nào! Bàn Thờ của Chúa là Nơi chứa đựng Mình và Máu cực Thánh cực trọng của Chúa Giêsu Kitô. Một nơi tôn nghiêm và tráng lệ để con cái của Ngài có dịp và có cơ hội tìm đến, để Thờ Phượng và để tưởng nhớ lại cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu năm nào, vì tội lỗi của ai mà Ngài phải chịu đau khổ, nhục nhã, và chịu đóng đinh trên Thập Giá. Trên Bàn Thánh của Chúa là những Lời cuối cùng Ngài trăn trối lại cùng với tất cả tông đồ của Ngài trong Bữa Tiệc Ly. Khi Mình và Máu Thánh Chúa được vị linh mục dâng cao lên và nói: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy".
Nếu tất cả chúng ta đều mang một tâm tình yêu thương, thờ phượng, và kính trọng Thiên Chúa, vì Ngài là Chúa Tể của muôn loài và muôn vạn vật trên Trời và dưới Đất, Ngài mời ta đến để cùng hưởng bữa tiệc với Con Ngài, thì quả là một hân hạnh thật lớn lao đối với tất cả chúng ta, khi chúng ta từ thuở ban đầu không nằm trong danh sách để được Nhà Vua mời, chúng ta chỉ là loài tội lỗi, ăn bám, và vô dụng, không đáng để được bước chân vào Nhà Chúa hay Lâu Đài nguy nga, lộng lẫy, và hoành tráng Của Nhà Vua. Sỡ dĩ chúng ta được Nhà Vua mời đến dự tiệc cưới là vì tấm lòng bao dung và độ lượng của Vua, bởi có phải Vua Cha đã chán ghét tất cả những ai trong danh sách ngay từ ban đầu được tuyển chọn, mà Ngài nghĩ rằng họ nằm trong hàng ngũ và thành phần đáng để được mời, nhưng những người này họ đã dám khinh thường lời mời của Vua và không coi Tiệc Cưới của Con Ngài là quan trọng, nên Tiệc thì đã sẵn sàng, chỉ còn thiếu người đến dự, nên Vua cho mọi gia nhân ra khắp mọi nẻo đường mời tất cả những ai mà họ thấy được, đến để dự Tiệc Cưới.
Để hiểu được tầm quan trọng của những người được mời này như thế nào!? Khi họ không có gì để đáp trả cho tương xứng. Bởi họ cả đời chắc chẳng có thể hình dung được là mình có được vinh dự để đi dự Tiệc Cưới của con Vua. Hẳn ai mà chẳng hân hoan nhận lời mời xem như không có thật đó! Hẳn ai mà không trong lòng thèm khát những thức ăn mà được Nhà Vua thết đãi. Hẳn ai mà dại khờ lắm cũng biết rằng đó là dịp may mà ngàn năm một thuở mới có được xẩy ra như vậy! Ai dại gì mà từ chối chứ!? Ai dại gì mà không đến để được một bữa ngập mày ngập mặt nào là những cao lương mỹ vị của Nhà Vua đãi ngộ. Thì có phải tâm tình của một người không đáng để được mời là những gì ta đem đến để gởi trao cho Nhà Vua và Con của Ngài hay không? Có phải ta đến dự Tiệc Cưới với một tấm lòng khiêm khung, kính trọng, và biết ơn?
Có phải Nhà Vua cũng hiểu được rằng những người đến dự, có mặt, họ chỉ là dân thường và nghèo khổ, Vua không bắt buộc họ phải ăn mặc hơn những gì mà họ không có và phải tốn tiền đi may sắm, nhưng y phục không được làm gai mắt những người đến dự Tiệc Cưới, và phải được xem là chỉnh tề và đứng đắn, nói lên được lòng kính trọng của mình đối với Nhà Vua và Con Vua. Y phục cũng nói lên được rất nhiều tâm tánh và tư cách của một con người.
Tôi thiết nghĩ anh chị em cũng như tôi, rất khó chịu và rất khó lòng để mà cho con mắt của mình không bị khó chịu, hay không bị chia trí, trong một Thánh Lễ vừa trang nghiêm và vừa trịnh trọng, khi có người chị em đứng trước mặt hay ngay tầm nhìn, mà mặc một chiếc áo thung thật thiếu vải cho ta thấy rõ đường nét của người đó. Quần jean thì hở thật nhiều lỗ tua tua, lưng quần thì thật thấp. Chiếc áo dài nếu kín đáo được thì tôi chẳng nói làm chi, nhưng chị em này lại cố ý may cho thật cao lên khỏi lưng càng nhiều càng tốt và vải thật mỏng để thấy thật rõ những gì là bên trong. Có mái tóc dài thì vào Thánh Lễ cứ lấy mấy ngón tay chải chải, hất hất, quay qua quay lại làm dáng. Sức nước hoa thì nồng nặc cả Nhà Thờ lên để mọi người phải ngửi và phải bị ắt xì vì quá nồng.
Tôi chẳng hiểu những anh chị em này của tôi khi đi dự Thánh Lễ thì họ nghĩ gì về Chúa!? Đến xem Lễ thì lúc Cha đang đọc Phúc Âm thì họ leo lên tận tuốt trên cùng mà ngồi. Rồi Rước Mình Thánh Chúa xong thì họ lại biến thật nhanh để đi đâu!? Nơi nào mà lại quan trọng hơn là được đi dự Tiệc Cưới Của Nhà Vua? Chẳng lẽ họ lại xem thường tiệc cưới của Hoàng Tử con Vua đến như vậy ư!? Thảo nào Nhà Vua không tức giận và điên lên cho được khi họ xem những chuyện làm ăn buôn bán, bôn ba, và ôm đồm những sự việc xem chừng như chẳng quan trọng khác.
Ước mong bài Phúc Âm của tuần này nhắc nhở chúng ta thật cẩn trọng khi được mời đến Dự Tiệc Cưới là Thánh Lễ hằng tuần mà chúng ta trông đợi để được đến dự. Đến để được Chúa tha thứ tội. Đến để được đấm ngực ăn năn những lỗi lầm chúng ta đã phạm trong tuần, như ông thu thuế tội lỗi được Chúa khen trong một dụ ngôn khác là ông biết ông phạm tội, nên dốc lòng ăn năn nhận tội với Chúa, đứng dưới cuối nhà thờ kia. Đến với Chúa với tấm lòng khiêm hạ. Nhất cử nhất động cùng mọi hình thức được làm trong Thánh Lễ là để Chúa được Tôn Vinh và Chúc Tụng chứ không phải chỗ để chúng ta phô trương lẫn nhau qua quần áo hay mọi hình thức phô trương khác. Tiếng hát cung đàn cũng mang một tâm tình rất quan trọng để dâng lên Thiên Chúa, nhất nhất phải là vì danh Chúa chứ không nhất thiết để ta khoe tiếng hát cho mọi người. Hãy để mọi người cùng hát theo, để cùng chung một thể thức cầu nguyện. Cầu nguyện trong tiếng hát để nâng tất cả tâm tình và tâm hồn của mình lên với Chúa. Còn những gì chúng ta muốn phô trương thì có rất nhiều nơi thích hợp hơn và nhiều cơ hội để ta được nhận những tràng pháo tay nồng nhiệt, và sự hưởng ứng thích đáng của nhiều người, để trả công cho sự mong muốn và thỏa mãn của chúng ta!?
Còn trong Tiệc Cưới của Hoàng Tử con Vua ư! Chúng ta là kẻ bần cùng không có gì và đáng chi để chúng ta phô trương và cần mọi người lưu ý cả! Vì nếu chúng ta hành động ngu muội thì: Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: "Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! Vì những kẻ được gọi thì nhiều, còn những kẻ được chọn thì ít". Đó là lời Chúa. Amen.