"Tim tôi rướm máu bởi vì chính phủ đã tỏ ra không có lòng thương đối với người dân của họ. Tim tôi rướm máu vì những người lính thường và quân phiến loạn bị ép buộc phải tiến hành cuộc chiến này, một cuộc chiến mà có thể được ngăn chặn dễ dàng nếu các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự đã không làm trời trên số phận của Mindanao", Cha Roberto Layson, dòng Tận Hiến, đã than thở như trên trong một bản tường trình gởi cho hội nghị Thường Niên của Hội Đồng Giám Mục Phi đang họp tại Manila về cuộc chiến đầy tang thương ở thị trấn Pikit, phía bắc Cotabato.
Cha Layson viết: "Tôi cho rằng chính phủ này phải chịu trách nhiệm hơn về những đau khổ của thường dân", cha giải thích, vì chính phủ có nghĩa vụ luân lý "tận dụng mọi phương tiện hoà bình để ngăn chặn chiến tranh vì lợi ích nhân dân".
Cha Layson đã phục vụ ở Giáo xứ Khiết Tâm 5 năm, và đã chứng kiến 4 cuộc đối đầu vũ trang quy mô giữa quân đội chính phủ và lực lượng MILF. Vào năm 1997, 39.000 thường dân phải tản cư, năm 2000, 41.000 phải chạy loạn, và năm 2001, 24.000 người bỏ nhà bỏ cửa để chạy giữ lấy mạng. Con số thống kê cuối cùng ghi nhận 39.000 thường dân đang phải nương náu trong các trại tạm cư ở Pikit. Còn nhiều Kitô hữu, người Hồi giáo và dân địa phương đã rời bỏ quê hương để sang các tỉnh lân cận.
Thường khi được hỏi ai tấn công trước: phe MILF hay quân đội chính phủ, mỗi bên thường đổ cho phía bên kia. Nhưng Cha Layson nói: "Cuộc chiến này được chuẩn bị rất kỹ, quân đội chính quy được chuẩn bị trước.(hôm 11/2)". Mỗi lần, cũng cùng đám dân chúng này lãnh đủ. Lần nào cũng là những bộ mặt này xuất hiện trong các trại tạm cư.
Abul, một cậu bé 12 tuổi chạy trốn khỏi làng cùng với gia đình vào năm 2000. Trong khi qua sông trên một con thuyền nhỏ, một trái đạn pháo kích rót trúng, cậu bé té xuống sông. Mặc dù được vớt lên nhưng cuộc đời cậu đã thay đổi, "Cậu bé đã nuốt bùn vào miệng và bóng đêm đã che mù đôi mắt". Giờ đây Abdul và gia đình sống trong một căn phòng tập thể thao của giáo xứ, sức khoẻ của cậu bé trở nên tồi tệ từ dạo đó. Cậu không còn thấy cũng nhưng không thể nào nói được.
Cha Layson nói: "Mỗi lần tôi thấy nó nằm trên sàn như người bất động là lòng tôi quặn đau và cảm thấy tức giận. Sau năm ngày dội bom và tấn công dữ dội trên bộ, chính phủ tuyên bố chiến thắng ở vùng Buliok, vùng đất đã bị MILF chiếm đóng. Nhưng làm sao tổng thống có thể tuyên bố chiến thắng khi mà hàng ngàn người Philipin phải tản cư. Hai cuộc chiến đang diễn ra tại Pinkit, một cuộc chiến chống phe FOLF và một cuộc chiến khác diễn ra trong 30 trại tản cư, nơi mà dân tản cư phải chống chọi để vật lộn với cuộc sống của họ.
Trong lúc này đây, vừa có 9 người tản cư chết đi. Cha Layson đặt câu hỏi: "Tại sao chiến tranh lại xảy ra khắp nơi? Tại sao cuộc sống chúng ta phải bị xáo trộn vì chiến tranh, cái gì làm cho chúng ta chịu số phận như thế này? Chính phủ đã làm gì để ngăn ngừa bạo lực leo thang?". Người dân ở Pikit xin chính phủ lưu tâm đến họ.
Cha Layson viết: "Tôi cho rằng chính phủ này phải chịu trách nhiệm hơn về những đau khổ của thường dân", cha giải thích, vì chính phủ có nghĩa vụ luân lý "tận dụng mọi phương tiện hoà bình để ngăn chặn chiến tranh vì lợi ích nhân dân".
Cha Layson đã phục vụ ở Giáo xứ Khiết Tâm 5 năm, và đã chứng kiến 4 cuộc đối đầu vũ trang quy mô giữa quân đội chính phủ và lực lượng MILF. Vào năm 1997, 39.000 thường dân phải tản cư, năm 2000, 41.000 phải chạy loạn, và năm 2001, 24.000 người bỏ nhà bỏ cửa để chạy giữ lấy mạng. Con số thống kê cuối cùng ghi nhận 39.000 thường dân đang phải nương náu trong các trại tạm cư ở Pikit. Còn nhiều Kitô hữu, người Hồi giáo và dân địa phương đã rời bỏ quê hương để sang các tỉnh lân cận.
Thường khi được hỏi ai tấn công trước: phe MILF hay quân đội chính phủ, mỗi bên thường đổ cho phía bên kia. Nhưng Cha Layson nói: "Cuộc chiến này được chuẩn bị rất kỹ, quân đội chính quy được chuẩn bị trước.(hôm 11/2)". Mỗi lần, cũng cùng đám dân chúng này lãnh đủ. Lần nào cũng là những bộ mặt này xuất hiện trong các trại tạm cư.
Abul, một cậu bé 12 tuổi chạy trốn khỏi làng cùng với gia đình vào năm 2000. Trong khi qua sông trên một con thuyền nhỏ, một trái đạn pháo kích rót trúng, cậu bé té xuống sông. Mặc dù được vớt lên nhưng cuộc đời cậu đã thay đổi, "Cậu bé đã nuốt bùn vào miệng và bóng đêm đã che mù đôi mắt". Giờ đây Abdul và gia đình sống trong một căn phòng tập thể thao của giáo xứ, sức khoẻ của cậu bé trở nên tồi tệ từ dạo đó. Cậu không còn thấy cũng nhưng không thể nào nói được.
Cha Layson nói: "Mỗi lần tôi thấy nó nằm trên sàn như người bất động là lòng tôi quặn đau và cảm thấy tức giận. Sau năm ngày dội bom và tấn công dữ dội trên bộ, chính phủ tuyên bố chiến thắng ở vùng Buliok, vùng đất đã bị MILF chiếm đóng. Nhưng làm sao tổng thống có thể tuyên bố chiến thắng khi mà hàng ngàn người Philipin phải tản cư. Hai cuộc chiến đang diễn ra tại Pinkit, một cuộc chiến chống phe FOLF và một cuộc chiến khác diễn ra trong 30 trại tản cư, nơi mà dân tản cư phải chống chọi để vật lộn với cuộc sống của họ.
Trong lúc này đây, vừa có 9 người tản cư chết đi. Cha Layson đặt câu hỏi: "Tại sao chiến tranh lại xảy ra khắp nơi? Tại sao cuộc sống chúng ta phải bị xáo trộn vì chiến tranh, cái gì làm cho chúng ta chịu số phận như thế này? Chính phủ đã làm gì để ngăn ngừa bạo lực leo thang?". Người dân ở Pikit xin chính phủ lưu tâm đến họ.