Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Con Cái Chúng Ta Khỏi Những Thứ Lạc Giáo?
Theo nguyên gốc thì từ "cult" tức "sự sùng bái" hay "thờ cúng" chỉ đơn giản ám chỉ đến một hình thức thờ tự để hướng trực tiếp đến một đấng siêu nhiên nào đó. Thế nhưng, trong thời đại ngày nay thì từ "cult" đã không còn mang ý nghĩa như vậy nữa, mà nó lại có ý nghĩa mang tính miệt thị (pejorative connotion) mới, nhằm ám chỉ đến một loạt các tín ngưỡng và thái độ khác, ngược với dòng chính hay với xu hướng chính của xã hội con người.
Theo một cuốn sách viết về tâm thần học rất được nhiều người đón nhận, thì từ "cult" được dùng để ám chỉ đến những nhóm có sức lôi cuốn quần chúng (charismatic groups) vốn thường hay áp đặt một kiểu ảnh hưởng ngược đời lên trên các cá nhân. Một "kiểu hệ thống tín ngưỡng và ý thức hệ mãnh liệt" được áp đặt lên những thành viên của nhóm này, và dùng chúng để kiểm soát rất chặt chẻ về thái độ của các thành viên trong nhóm.
"Một sự gắn bó cao độ giữa các thành viên trong nhóm với nhau" nhằm cố làm giới hạn đi sự tự do của từng cá nhân một, càng nhiều chừng nào, càng tốt chừng nấy, để nếu có ai đó rời khỏi nhóm, thì kẻ đó phải gánh chịu một sự thương tổn rất nặng nề về mặt tình cảm lẫn thể xác. Các nhóm tín ngưỡng ngược đời này cố tạo và lan truyền ra những kiểu lời hứa "mang tính chất hão huyền," một kiểu lời hứa với "đầy bánh vẽ và thịt lừa," về mặt tình cảm, nhằm có ngụ ý như là đưa ra một thứ "phương hướng" nào đó cho những ai đang tìm kiếm nó.
Chính vì thế, rất nhiều người mới được tuyển mộ vào trong những nhóm lạc giáo này lại là những trẻ em thuộc vào lứa tuổi đang trưởng thành, hay tất cả những cá nhân nào đó đang phải vật lộn về chính căn tính của riêng mình, tức không còn biết mình là ai nữa, và hiểu được mục đích sống của cuộc đời mình là gì nữa, vân vân.. .. Cũng có rất nhiều nhóm lạc giáo lại khuyến khích các thành viên trong nhóm hãy giữ các mối liên hệ mật thiết với gia đình, và với những người bạn bè củ, để hạn chế bớt tình bằng hữu năng động giữa chính các thành viên trong nhóm lạc giáo với nhau (dẫu rằng việc khiến người đó phải bỏ đi tôn giáo của họ để gia nhập vào lạc giáo đôi lúc cũng còn được khuyến khích hòng để tuyển mộ vào thêm nhiều thành viên mới).
Những nhóm lạc giáo này được thành hình và hướng dẫn bởi những cá nhân có nhiều uy tín (charismatic personalities), những người "vốn vẫn thường rất thô lỗ trong việc tìm kiếm tiền bạc, tình dục, hay sức mạnh, quyền hành" và cố tính gán ép một cách chặt chẽ những mưu đồ "đen tối" đó vào trong chính hệ thống tín ngưỡng của ý thức hệ do chính họ đề ra. Do đó, những ai một khi đã tách khỏi ra được nhóm này, thường hội đủ tiêu chuẩn cho một thứ bệnh gọi là Post-Traumatic Stress Disorder hay PTSD hay chứng căng thẳng rối loạn kinh niên về mặt tình cảm.
Các em ở tuổi mới lớn, và thậm chí là ngay cả chúng ta là những người lớn, nếu không có một đức tin kiên vững, thì chúng ta rất dễ bị cuốn hút vào những nhóm lạc giáo. Sự cuốn hút này xảy ra khi có một sự tác động nào đó giữa những nhu cầu riêng về mặt tâm lý của chúng ta, với sự lôi cuốn có tính hấp dẫn của lạc giáo. Hệ thống tín ngưỡng mãnh liệt này tạo cho người đó ý thức được mục đích quan trọng của cuộc sống, trong khi đó thì cách cư xử cứng nhắc lại kiểm soát việc dần dần cũng cố nên một kiểu ý tưởng có tính lệ thuộc hay đoàn kết với những người khác trong cùng một nhóm, nơi chính bản thân của người đó. Những kiểu lạc giáo này cũng được ví như là một sự hiếp dâm, hay một sự lạm dụng về mặt thể lý vậy, vì chưng, nó không những lạm dụng về mặt tâm linh, mà còn về cả mặt tâm lý của con người nữa.
Đối với những ai "may mắn" thoát ra được những nhóm lạc giáo này thì phải cần đến sự can thiệp ngay của y học. Những thuốc dùng để chống sự suy nhược ngắn hạn có thể được dùng đến, thế nhưng điều quan trọng nhất vẫn là thuộc vào chức năng của phép chữa bệnh bằng tâm lý (psychotherapy) hay tâm lý liệu pháp để giúp cho nạn nhân lấy lại căn tính đã mất đi của riêng mình, để khắc phục những cảm giác hận thù, nỗi xầu não về mặt tinh thần lẫn thể xác, và để nhóm lại những mối quan hệ lành mạnh với những người khác, không thuộc vào những nhóm lạc giáo.
Khi tìm sự chăm sóc cho con cái trong trường hợp bị khủng hoãng sau khi đã thoát ra được nhóm lạc giáo, thì chúng ta cũng cần phải lưu ý đến thái độ về tín ngưỡng của những chuyên gia trị liệu, để bảo chắc rằng họ không phải là những người có tư tưởng chống đối lại đạo Công Giáo nói riêng, hay Kitô Giáo nói chung.
Đối với chúng ta là những người Kitô Giáo thì tiêu chuẩn căn bản để tách biệt chúng ta ra khỏi lạc giáo chính là vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng duy nhất mới là Lời của Sự Thật. Miễn là chúng ta cứ mãi trung thành với Giáo Hội và các giáo huấn của Giáo Hội thì không có một thế lực đen tối nào có thể xua dụ chúng ta.
Và cách tốt nhất để bảo vệ con cái chúng ta khỏi những thứ và những nhóm lạc giáo là chúng ta phải biết cách dạy dỗ hay khuyến khích chúng học biết thật nhiều về truyền thống, về giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, cũng như về những sự kiện có liên quan đến lịch sử của Giáo Hội. Giữ gìn cho các con trẻ của chúng ta khỏi sự đắm chìm trong các sách truyện tiểu thuyết ngộ đạo như Harry Potter, có loại chò trơi điện tử như Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao, các loại phim ma, các loại nhạc kêu ma gọi hồn, vân vân...
Làm gương, khuyến khích và cổ võ cho các em mỗi sáng thức dậy, biết khẩn cầu vào sự phù trợ, gìn giữ, và chở che của Đức Maria, của các Tổng Lãnh Thiên Thần, và của các Thánh. Sau giờ học, nên cùng với các em, ít nhất là vào những buổi cuối tuần, nên đến với Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể, đến Kinh Mân Côi khi bóng tối của đêm đen tràn về.
Thiên Chúa mãi luôn nhắn nhủ với chúng ta rằng:
"Anh em hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Người. Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối.
Vậy hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an; hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần. Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa.
Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Để được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể dân thánh. Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng; tôi là sứ giả của Tin Mừng này cả khi tôi đang bị xiềng xích. Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận tôi phải nói" (Êphêsô 6:10-20).
P.S. Sách Tham Khảo Harold I. Kaplan, M.D., and Benjamin J. Sadock, Comprehensive Textbook of Psychiatry, 6th ed. (Baltimore: Williams and Wilkins, 1995), p. 1635
Theo nguyên gốc thì từ "cult" tức "sự sùng bái" hay "thờ cúng" chỉ đơn giản ám chỉ đến một hình thức thờ tự để hướng trực tiếp đến một đấng siêu nhiên nào đó. Thế nhưng, trong thời đại ngày nay thì từ "cult" đã không còn mang ý nghĩa như vậy nữa, mà nó lại có ý nghĩa mang tính miệt thị (pejorative connotion) mới, nhằm ám chỉ đến một loạt các tín ngưỡng và thái độ khác, ngược với dòng chính hay với xu hướng chính của xã hội con người.
Theo một cuốn sách viết về tâm thần học rất được nhiều người đón nhận, thì từ "cult" được dùng để ám chỉ đến những nhóm có sức lôi cuốn quần chúng (charismatic groups) vốn thường hay áp đặt một kiểu ảnh hưởng ngược đời lên trên các cá nhân. Một "kiểu hệ thống tín ngưỡng và ý thức hệ mãnh liệt" được áp đặt lên những thành viên của nhóm này, và dùng chúng để kiểm soát rất chặt chẻ về thái độ của các thành viên trong nhóm.
"Một sự gắn bó cao độ giữa các thành viên trong nhóm với nhau" nhằm cố làm giới hạn đi sự tự do của từng cá nhân một, càng nhiều chừng nào, càng tốt chừng nấy, để nếu có ai đó rời khỏi nhóm, thì kẻ đó phải gánh chịu một sự thương tổn rất nặng nề về mặt tình cảm lẫn thể xác. Các nhóm tín ngưỡng ngược đời này cố tạo và lan truyền ra những kiểu lời hứa "mang tính chất hão huyền," một kiểu lời hứa với "đầy bánh vẽ và thịt lừa," về mặt tình cảm, nhằm có ngụ ý như là đưa ra một thứ "phương hướng" nào đó cho những ai đang tìm kiếm nó.
Chính vì thế, rất nhiều người mới được tuyển mộ vào trong những nhóm lạc giáo này lại là những trẻ em thuộc vào lứa tuổi đang trưởng thành, hay tất cả những cá nhân nào đó đang phải vật lộn về chính căn tính của riêng mình, tức không còn biết mình là ai nữa, và hiểu được mục đích sống của cuộc đời mình là gì nữa, vân vân.. .. Cũng có rất nhiều nhóm lạc giáo lại khuyến khích các thành viên trong nhóm hãy giữ các mối liên hệ mật thiết với gia đình, và với những người bạn bè củ, để hạn chế bớt tình bằng hữu năng động giữa chính các thành viên trong nhóm lạc giáo với nhau (dẫu rằng việc khiến người đó phải bỏ đi tôn giáo của họ để gia nhập vào lạc giáo đôi lúc cũng còn được khuyến khích hòng để tuyển mộ vào thêm nhiều thành viên mới).
Những nhóm lạc giáo này được thành hình và hướng dẫn bởi những cá nhân có nhiều uy tín (charismatic personalities), những người "vốn vẫn thường rất thô lỗ trong việc tìm kiếm tiền bạc, tình dục, hay sức mạnh, quyền hành" và cố tính gán ép một cách chặt chẽ những mưu đồ "đen tối" đó vào trong chính hệ thống tín ngưỡng của ý thức hệ do chính họ đề ra. Do đó, những ai một khi đã tách khỏi ra được nhóm này, thường hội đủ tiêu chuẩn cho một thứ bệnh gọi là Post-Traumatic Stress Disorder hay PTSD hay chứng căng thẳng rối loạn kinh niên về mặt tình cảm.
Các em ở tuổi mới lớn, và thậm chí là ngay cả chúng ta là những người lớn, nếu không có một đức tin kiên vững, thì chúng ta rất dễ bị cuốn hút vào những nhóm lạc giáo. Sự cuốn hút này xảy ra khi có một sự tác động nào đó giữa những nhu cầu riêng về mặt tâm lý của chúng ta, với sự lôi cuốn có tính hấp dẫn của lạc giáo. Hệ thống tín ngưỡng mãnh liệt này tạo cho người đó ý thức được mục đích quan trọng của cuộc sống, trong khi đó thì cách cư xử cứng nhắc lại kiểm soát việc dần dần cũng cố nên một kiểu ý tưởng có tính lệ thuộc hay đoàn kết với những người khác trong cùng một nhóm, nơi chính bản thân của người đó. Những kiểu lạc giáo này cũng được ví như là một sự hiếp dâm, hay một sự lạm dụng về mặt thể lý vậy, vì chưng, nó không những lạm dụng về mặt tâm linh, mà còn về cả mặt tâm lý của con người nữa.
Đối với những ai "may mắn" thoát ra được những nhóm lạc giáo này thì phải cần đến sự can thiệp ngay của y học. Những thuốc dùng để chống sự suy nhược ngắn hạn có thể được dùng đến, thế nhưng điều quan trọng nhất vẫn là thuộc vào chức năng của phép chữa bệnh bằng tâm lý (psychotherapy) hay tâm lý liệu pháp để giúp cho nạn nhân lấy lại căn tính đã mất đi của riêng mình, để khắc phục những cảm giác hận thù, nỗi xầu não về mặt tinh thần lẫn thể xác, và để nhóm lại những mối quan hệ lành mạnh với những người khác, không thuộc vào những nhóm lạc giáo.
Khi tìm sự chăm sóc cho con cái trong trường hợp bị khủng hoãng sau khi đã thoát ra được nhóm lạc giáo, thì chúng ta cũng cần phải lưu ý đến thái độ về tín ngưỡng của những chuyên gia trị liệu, để bảo chắc rằng họ không phải là những người có tư tưởng chống đối lại đạo Công Giáo nói riêng, hay Kitô Giáo nói chung.
Đối với chúng ta là những người Kitô Giáo thì tiêu chuẩn căn bản để tách biệt chúng ta ra khỏi lạc giáo chính là vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng duy nhất mới là Lời của Sự Thật. Miễn là chúng ta cứ mãi trung thành với Giáo Hội và các giáo huấn của Giáo Hội thì không có một thế lực đen tối nào có thể xua dụ chúng ta.
Và cách tốt nhất để bảo vệ con cái chúng ta khỏi những thứ và những nhóm lạc giáo là chúng ta phải biết cách dạy dỗ hay khuyến khích chúng học biết thật nhiều về truyền thống, về giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, cũng như về những sự kiện có liên quan đến lịch sử của Giáo Hội. Giữ gìn cho các con trẻ của chúng ta khỏi sự đắm chìm trong các sách truyện tiểu thuyết ngộ đạo như Harry Potter, có loại chò trơi điện tử như Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao, các loại phim ma, các loại nhạc kêu ma gọi hồn, vân vân...
Làm gương, khuyến khích và cổ võ cho các em mỗi sáng thức dậy, biết khẩn cầu vào sự phù trợ, gìn giữ, và chở che của Đức Maria, của các Tổng Lãnh Thiên Thần, và của các Thánh. Sau giờ học, nên cùng với các em, ít nhất là vào những buổi cuối tuần, nên đến với Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể, đến Kinh Mân Côi khi bóng tối của đêm đen tràn về.
Thiên Chúa mãi luôn nhắn nhủ với chúng ta rằng:
"Anh em hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Người. Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối.
Vậy hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an; hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần. Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa.
Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Để được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể dân thánh. Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng; tôi là sứ giả của Tin Mừng này cả khi tôi đang bị xiềng xích. Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận tôi phải nói" (Êphêsô 6:10-20).
P.S. Sách Tham Khảo Harold I. Kaplan, M.D., and Benjamin J. Sadock, Comprehensive Textbook of Psychiatry, 6th ed. (Baltimore: Williams and Wilkins, 1995), p. 1635