Trong khóa họp khoáng đại thường niên vừa diễn ra, Hội Đồng Giám Mục Úc đã cho biết là có những vấn nạn liên quan đến những giáo huấn chứa đựng trong một cuốn sách vừa được xuất bản năm ngoái của Giám Mục về hưu của Sydney là Đức Cha Geoffrey Robinson.
Cuốn Confronting Power and Sex in the Catholic Church: Reclaiming the Spririt of Jesus (tạm dịch: “Đối diện với Quyền Lực và Tính Dục trong Giáo Hội Công Giáo: Tái kêu gọi tinh thần của Chúa Giêsu”) được xuất bản năm 2007 đang gây ra nhiều nhiều sóng gió cho Giáo Hội tại Úc Châu.
Trong một thông báo được toàn thể các Đức Giám Mục Úc đồng ý thông qua, các vị cho biết bất chấp những trao đổi và đối thoại với Đức Cha Robinson, “rõ ràng là những vấn nạn về tín lý vẫn còn nguyên”. Vấn nạn lớn nhất theo các Giám Mục Úc là việc Đức Cha Geoffrey Robinson nêu thắc mắc về thẩm quyền giáo huấn chân lý chung cuộc của Giáo Hội Công Giáo.
Các Đức Giám Mục Úc nhận định rằng: “Cuốn sách thắc mắc về thẩm quyền của Giáo Hội có liên quan đến sự bất định của Đức Cha Robinson về nhận thức và thẩm quyền của chính Chúa Giêsu Kitô”. Thông cáo của Hội Đồng Giám Mục giải thích: “Người Công Giáo tin rằng Giáo Hội, được Chúa Kitô xây dựng, được Ngài ủy thác với năng quyền giáo huấn tồn tại theo dòng thời gian. Đó là lý do tại sao Huấn Quyền dạy bảo chân lý một cách có thẩm quyền nhân danh Chúa Kitô. Cuốn sách gây ra những nghi ngờ về những giáo huấn này”.
Trước đây, Đức Cha Geoffrey Robinson là một người được kính nể tại Úc Châu. Ngài đã được bổ nhiệm Giám Mục phụ tá Sydney vào năm 1984. 10 năm sau đó ngài về hưu. Sau khi về hưu, ngài đã viết rất nhiều sách báo và trả lời những cuộc phỏng vấn báo chí với nhiều tư tưởng gây ra những vấn đề trầm trọng cho Giáo Hội tại Úc.
Ngài đã từng phục vụ tại Tòa Án Hôn Phối Úc và đóng một một vai trò tích cực trong việc đề ra những tiến trình ngăn cản việc lạm dụng tính dục trong Giáo Hội. Theo trang nhà của tổng giáo phận Sydney, Đức Cha Geoffrey Robinson đã có những đóng góp trên bình diện thế giới trong việc gây chú ý nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội đối với trách nhiệm của họ trong vấn đề khó khăn và nhạy cảm này.
Ngài cũng đã là chủ tịch tân lập của Encompass Australasia một tổ chức được thiết lập vào năm 1987 bởi Hội Đồng Giám Mục Úc và Hội Nghị các nhà Lãnh Đạo của các Cơ Sở Tôn Giáo.
Ngài cũng đã được Australian Catholic University trao bằng tiến sĩ danh dự để nhìn nhận công lao của ngài trong việc đề ra Towards Healing procees – một tiến trình bao gồm các nguyên tắc và các thủ tục Giáo Hội tại Úc tuân theo khi đối diện với những lời cáo buộc lạm dụng tính dục.
Năm ngoái, sau khi xuất bản cuốn Confronting Power and Sex in the Catholic Church: Reclaiming the Spririt of Jesus, Đức Cha Geoffrey Robinson, đã làm ngỡ ngàng người Công Giáo tại Úc Châu khi ngài dành cho Stephen Crittenden của ABC radio một cuộc phỏng vấn trong đó ngài cho biết lý do tại sao ngài về hưu là vì không thể tiếp tục “nói nhân danh một Giáo Hội đã đưa ra những điều mà tôi không còn tin nữa”. Trong lời mở đầu cuộc phỏng vấn, Stephen Crittenden cho biết theo những trao đổi trước đó với Đức Cha Robinson, “một phần của kinh Tin Kính của Công Đồng Nicê cần phải được xét lại”.
“Trong cuốn sách tôi thách đố thẩm quyền của giáo hoàng, ơn bất khả ngộ của giáo hoàng. Tôi thắc mắc toàn bộ những huấn giáo về tính dục trong nội bộ Giáo Hội”.
Hội Đồng Giám Mục Úc nhận định rằng vì cuốn sách gây ra những mơ hồ về đức tin Công Giáo liên quan thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội, nhiều vấn nạn khác kéo theo. “Điều này dẫn đến việc thắc mắc về giáo huấn của Giáo Hội về, trong số những vấn nạn khác, bản chất của Truyền Thống, linh hứng của Chúa Thánh Thần, ơn bất khả ngộ của các Công Đồng và của Đức Giáo Hoàng, thẩm quyền của kinh Tin Kính, bản chất của chức linh mục và những yếu tố trung tâm của giáo huấn luân lý của Giáo Hội”.
Thông báo của Hội Đồng Giám Mục Úc kết luận rằng “Thẩm quyền được Chúa Kitô ủy thác cho Giáo Hội từng nơi từng lúc có thể không được thực hành đến nơi đến chốn, đặc biệt trong việc hình thành chính sách và thực hành trong những lãnh vực phức tạp của mục vụ và quan tâm của con người. Nhưng điều này, theo đức tin Công Giáo, không thể vô hiệu hóa quyền giáo huấn của Giáo Hội về những chân lý đặc thù của đức tin và luân lý”.
Cuốn Confronting Power and Sex in the Catholic Church: Reclaiming the Spririt of Jesus (tạm dịch: “Đối diện với Quyền Lực và Tính Dục trong Giáo Hội Công Giáo: Tái kêu gọi tinh thần của Chúa Giêsu”) được xuất bản năm 2007 đang gây ra nhiều nhiều sóng gió cho Giáo Hội tại Úc Châu.
Trong một thông báo được toàn thể các Đức Giám Mục Úc đồng ý thông qua, các vị cho biết bất chấp những trao đổi và đối thoại với Đức Cha Robinson, “rõ ràng là những vấn nạn về tín lý vẫn còn nguyên”. Vấn nạn lớn nhất theo các Giám Mục Úc là việc Đức Cha Geoffrey Robinson nêu thắc mắc về thẩm quyền giáo huấn chân lý chung cuộc của Giáo Hội Công Giáo.
Các Đức Giám Mục Úc nhận định rằng: “Cuốn sách thắc mắc về thẩm quyền của Giáo Hội có liên quan đến sự bất định của Đức Cha Robinson về nhận thức và thẩm quyền của chính Chúa Giêsu Kitô”. Thông cáo của Hội Đồng Giám Mục giải thích: “Người Công Giáo tin rằng Giáo Hội, được Chúa Kitô xây dựng, được Ngài ủy thác với năng quyền giáo huấn tồn tại theo dòng thời gian. Đó là lý do tại sao Huấn Quyền dạy bảo chân lý một cách có thẩm quyền nhân danh Chúa Kitô. Cuốn sách gây ra những nghi ngờ về những giáo huấn này”.
Trước đây, Đức Cha Geoffrey Robinson là một người được kính nể tại Úc Châu. Ngài đã được bổ nhiệm Giám Mục phụ tá Sydney vào năm 1984. 10 năm sau đó ngài về hưu. Sau khi về hưu, ngài đã viết rất nhiều sách báo và trả lời những cuộc phỏng vấn báo chí với nhiều tư tưởng gây ra những vấn đề trầm trọng cho Giáo Hội tại Úc.
Ngài đã từng phục vụ tại Tòa Án Hôn Phối Úc và đóng một một vai trò tích cực trong việc đề ra những tiến trình ngăn cản việc lạm dụng tính dục trong Giáo Hội. Theo trang nhà của tổng giáo phận Sydney, Đức Cha Geoffrey Robinson đã có những đóng góp trên bình diện thế giới trong việc gây chú ý nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội đối với trách nhiệm của họ trong vấn đề khó khăn và nhạy cảm này.
Ngài cũng đã là chủ tịch tân lập của Encompass Australasia một tổ chức được thiết lập vào năm 1987 bởi Hội Đồng Giám Mục Úc và Hội Nghị các nhà Lãnh Đạo của các Cơ Sở Tôn Giáo.
Ngài cũng đã được Australian Catholic University trao bằng tiến sĩ danh dự để nhìn nhận công lao của ngài trong việc đề ra Towards Healing procees – một tiến trình bao gồm các nguyên tắc và các thủ tục Giáo Hội tại Úc tuân theo khi đối diện với những lời cáo buộc lạm dụng tính dục.
Năm ngoái, sau khi xuất bản cuốn Confronting Power and Sex in the Catholic Church: Reclaiming the Spririt of Jesus, Đức Cha Geoffrey Robinson, đã làm ngỡ ngàng người Công Giáo tại Úc Châu khi ngài dành cho Stephen Crittenden của ABC radio một cuộc phỏng vấn trong đó ngài cho biết lý do tại sao ngài về hưu là vì không thể tiếp tục “nói nhân danh một Giáo Hội đã đưa ra những điều mà tôi không còn tin nữa”. Trong lời mở đầu cuộc phỏng vấn, Stephen Crittenden cho biết theo những trao đổi trước đó với Đức Cha Robinson, “một phần của kinh Tin Kính của Công Đồng Nicê cần phải được xét lại”.
“Trong cuốn sách tôi thách đố thẩm quyền của giáo hoàng, ơn bất khả ngộ của giáo hoàng. Tôi thắc mắc toàn bộ những huấn giáo về tính dục trong nội bộ Giáo Hội”.
Hội Đồng Giám Mục Úc nhận định rằng vì cuốn sách gây ra những mơ hồ về đức tin Công Giáo liên quan thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội, nhiều vấn nạn khác kéo theo. “Điều này dẫn đến việc thắc mắc về giáo huấn của Giáo Hội về, trong số những vấn nạn khác, bản chất của Truyền Thống, linh hứng của Chúa Thánh Thần, ơn bất khả ngộ của các Công Đồng và của Đức Giáo Hoàng, thẩm quyền của kinh Tin Kính, bản chất của chức linh mục và những yếu tố trung tâm của giáo huấn luân lý của Giáo Hội”.
Thông báo của Hội Đồng Giám Mục Úc kết luận rằng “Thẩm quyền được Chúa Kitô ủy thác cho Giáo Hội từng nơi từng lúc có thể không được thực hành đến nơi đến chốn, đặc biệt trong việc hình thành chính sách và thực hành trong những lãnh vực phức tạp của mục vụ và quan tâm của con người. Nhưng điều này, theo đức tin Công Giáo, không thể vô hiệu hóa quyền giáo huấn của Giáo Hội về những chân lý đặc thù của đức tin và luân lý”.