Roma (CNA) – Trong bài diễn văn đọc tại trung tâm văn hóa Pháp Saint-Louis of France tại Roma, Đức hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tich Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo, nói rằng phong trào Phi-Kitô hóa (De-Christianization) ở Âu châu đang trên đà gia tăng và là điều bi thảm, nhưng không phải là không thể đảo ngược.
Trong diễn từ đọc trước các tham dự viên Hội nghị “Tương lai của Thiên Chúa giáo ở Phương Tây”, Đức hồng y Tauran mở đầu những suy tư của ngài bằng cách lựa ra các sách mới xuất bản gần đây của nhiều nhà trí thức khác nhau ở Âu châu, những người cho rằng các khiếm khuyết của Giáo hội và của Thiên Chúa giáo, nhìn từ quan điểm lịch sử, dường như sẽ làm cho việc phi-Kitô hoá toàn bộ phương Tây là điều không thể tránh được.
Tuy nhiên, ngài nói: “Giáo hội đã từng bị đem chôn nhiều lần rồi”, khi nhắc lại thí dụ về Frederick Nietzsche, người tuyên bố “tôn giáo đã đến thời chấm dứt”, và các chế độ toàn trị trong thế kỷ trước cũng đã nói y hệt như vậy.
Ngài cũng cho biết rằng nhiều nhà xã hội học và học giả đã lấy làm vui khi mô tả Thiên Chúa giáo ngày mai như là già nua, phân rẽ và hoang mang vì mất căn tính, gục ngã dưới những cuộc tấn công của các tôn giáo mới hoặc các hình thức vô tín ngưỡng mới hoặc chủ nghĩa vô thần.
Đức hồng y Tauran công nhận các dấu hiệu khủng hoảng tại phương Tây là điều có thật: “rất ít người trẻ ở Phương Tây tiếp xúc thường xuyên với Giáo hội, một số lớn thiếu nhi lớn lên chưa hề đọc Kinh thánh, không biết các nghi thức phụng vụ Kitô giáo, không biết người ta có thể cầu nguyện với Thiên Chúa…”
Tuy nhiên, ngài nói thêm, tôn giáo “còn lâu mới biến mất.” “Và những tín hữu Kitô còn chưa từ bỏ nhiệm vụ của họ” bởi vì “Thiên Chúa giáo có vẻ đang chết này lại bày tỏ một sức sống đáng kinh ngạc và chứa đựng nhiều điều bất ngờ.”
Đức hồng y Tauran kể đến khả năng của Giáo hội có thể làm mới chính mình, chỉ vào sự kiện “một chiều tháng 10 năm 1978, vị Tổng giám mục ở Krakow, ngay giữa lòng của trung tâm Âu châu theo chế độ Mac-xit, được gọi ngồi vào Ngai toà của Thánh Phêrô.”
Chỉ mới 10 năm trước tại Roma, tác giả thời danh người Mỹ Harvey Cox, trình bày bản Pháp văn của cuốn sách ông viết nhan đề “Thành Đô Thế Tục (The Secular City)” trong đó ông rêu rao về “cuộc giải phóng con người hiện đại khỏi mọi điều cổ hủ của tôn giáo”. Thế mà, mấy năm sau đó, chính Cox “lại công nhận rằng một thế giới không quan tâm đến vấn đề tâm linh là chuyện không tưởng.”
“Thiên Chúa giáo lúc nào cũng có nhiều điều để nói. Quan điểm của chúng ta luôn luôn làm dấy lên những mối quan tâm, ngay cả khi không được dùng làm đề tài tham khảo.”
Những đổi thay bi thảm nơi thế giới ngày nay đang buộc “người tin và kẻ không tin, người lạc quan và kẻ bi quan, phải đặt ra những câu hỏi thiết yếu về những gì tương lai nắm giữ.”
Đức hồng y nhấn mạnh: “Sự chao đảo của thế giới, những hành vi bạo động trong các xã hội chúng ta, và Hồi giáo, nay là tôn giáo lớn thứ nhì trên thế giới” đã dẫn “nhiều người Công giáo đến các nỗ lực đi tìm lại căn tính của mình.”
Ngài nói tiếp: Mối quan tâm càng ngày càng tăng về cầu nguyện, học hỏi về thần học, hiểu biết hơn về giáo lý và thấu đáo hơn về Giáo hội là những yếu tố chỉ cho ta biết có sự tái khám phá cuộc sống nội tâm. Ngài hỏi: “Chúng ta nên nhìn về tương lai như thế nào?” Câu trả lời là: ”Nhìn bằng vẻ thanh thản, bởi vì đó là tương lai của chúng ta. Quả thật chúng ta là thành phần thiểu số, nhưng chúng ta là một thiểu số đang hoạt động, và các giá trị Kitô giáo chống đỡ nhiều “quan niệm” thế tục: từ phẩm giá của con người cho đến tự do, tình đoàn kết và tôn trọng môi trường. Tất cả những điều đó là những giá trị có gốc rễ nơi nền tảng Kitô giáo.”
Ngài nói tiếp: Thêm vào đó “Thiên Chúa giáo cũng có tinh thần sáng tạo nữa: các cộng đồng mới, trường học đức tin, và các sáng kiến đủ loại nhằm phục vụ tha nhân. Và chúng ta cũng không nên quên rằng Giáo hội Công giáo là cơ chế duy nhất có khả năng tập hợp một số lớn người trẻ.”
“Chúng ta nên làm gì? Hãy càng ngày càng trở nên một Giáo hội cầu nguyện, tôn vinh và phục vụ. Trong một thế giới đa tôn giáo, sẽ là điều nghịch lý nếu chúng ta, những người Kitô hữu có tổ tiên trong đức tin là Augustinô, Bênêđictô, Đominicô, Têrêsa Avila, Phanxicô Salê, lại không thể đi vào đối thoại yêu thương với một Thiên Chúa hóa thân. »
“Đạo Chúa có một tương lai tốt đẹp ở Phương Tây và xa hơn thế nữa bởi vì, cũng như trong quá khứ, tôn giáo này sẽ biết cách ‘chinh phục những dân tộc mọi rợ’, tìm ra con đường canh tân đức tin và truyền thống, như vẫn hằng như thế.”
Đức hồng y nhấn mạnh: “Chúng ta đừng để thời đại tân tiến làm cho sợ hãi! Chúng ta thuộc vào thế giới này, trong vai trò Kitô hữu, và chúng ta muốn được mọi người công nhận như thế.”
Trong diễn từ đọc trước các tham dự viên Hội nghị “Tương lai của Thiên Chúa giáo ở Phương Tây”, Đức hồng y Tauran mở đầu những suy tư của ngài bằng cách lựa ra các sách mới xuất bản gần đây của nhiều nhà trí thức khác nhau ở Âu châu, những người cho rằng các khiếm khuyết của Giáo hội và của Thiên Chúa giáo, nhìn từ quan điểm lịch sử, dường như sẽ làm cho việc phi-Kitô hoá toàn bộ phương Tây là điều không thể tránh được.
Tuy nhiên, ngài nói: “Giáo hội đã từng bị đem chôn nhiều lần rồi”, khi nhắc lại thí dụ về Frederick Nietzsche, người tuyên bố “tôn giáo đã đến thời chấm dứt”, và các chế độ toàn trị trong thế kỷ trước cũng đã nói y hệt như vậy.
Ngài cũng cho biết rằng nhiều nhà xã hội học và học giả đã lấy làm vui khi mô tả Thiên Chúa giáo ngày mai như là già nua, phân rẽ và hoang mang vì mất căn tính, gục ngã dưới những cuộc tấn công của các tôn giáo mới hoặc các hình thức vô tín ngưỡng mới hoặc chủ nghĩa vô thần.
Đức hồng y Tauran công nhận các dấu hiệu khủng hoảng tại phương Tây là điều có thật: “rất ít người trẻ ở Phương Tây tiếp xúc thường xuyên với Giáo hội, một số lớn thiếu nhi lớn lên chưa hề đọc Kinh thánh, không biết các nghi thức phụng vụ Kitô giáo, không biết người ta có thể cầu nguyện với Thiên Chúa…”
Tuy nhiên, ngài nói thêm, tôn giáo “còn lâu mới biến mất.” “Và những tín hữu Kitô còn chưa từ bỏ nhiệm vụ của họ” bởi vì “Thiên Chúa giáo có vẻ đang chết này lại bày tỏ một sức sống đáng kinh ngạc và chứa đựng nhiều điều bất ngờ.”
Đức hồng y Tauran kể đến khả năng của Giáo hội có thể làm mới chính mình, chỉ vào sự kiện “một chiều tháng 10 năm 1978, vị Tổng giám mục ở Krakow, ngay giữa lòng của trung tâm Âu châu theo chế độ Mac-xit, được gọi ngồi vào Ngai toà của Thánh Phêrô.”
Chỉ mới 10 năm trước tại Roma, tác giả thời danh người Mỹ Harvey Cox, trình bày bản Pháp văn của cuốn sách ông viết nhan đề “Thành Đô Thế Tục (The Secular City)” trong đó ông rêu rao về “cuộc giải phóng con người hiện đại khỏi mọi điều cổ hủ của tôn giáo”. Thế mà, mấy năm sau đó, chính Cox “lại công nhận rằng một thế giới không quan tâm đến vấn đề tâm linh là chuyện không tưởng.”
“Thiên Chúa giáo lúc nào cũng có nhiều điều để nói. Quan điểm của chúng ta luôn luôn làm dấy lên những mối quan tâm, ngay cả khi không được dùng làm đề tài tham khảo.”
Những đổi thay bi thảm nơi thế giới ngày nay đang buộc “người tin và kẻ không tin, người lạc quan và kẻ bi quan, phải đặt ra những câu hỏi thiết yếu về những gì tương lai nắm giữ.”
Đức hồng y nhấn mạnh: “Sự chao đảo của thế giới, những hành vi bạo động trong các xã hội chúng ta, và Hồi giáo, nay là tôn giáo lớn thứ nhì trên thế giới” đã dẫn “nhiều người Công giáo đến các nỗ lực đi tìm lại căn tính của mình.”
Ngài nói tiếp: Mối quan tâm càng ngày càng tăng về cầu nguyện, học hỏi về thần học, hiểu biết hơn về giáo lý và thấu đáo hơn về Giáo hội là những yếu tố chỉ cho ta biết có sự tái khám phá cuộc sống nội tâm. Ngài hỏi: “Chúng ta nên nhìn về tương lai như thế nào?” Câu trả lời là: ”Nhìn bằng vẻ thanh thản, bởi vì đó là tương lai của chúng ta. Quả thật chúng ta là thành phần thiểu số, nhưng chúng ta là một thiểu số đang hoạt động, và các giá trị Kitô giáo chống đỡ nhiều “quan niệm” thế tục: từ phẩm giá của con người cho đến tự do, tình đoàn kết và tôn trọng môi trường. Tất cả những điều đó là những giá trị có gốc rễ nơi nền tảng Kitô giáo.”
Ngài nói tiếp: Thêm vào đó “Thiên Chúa giáo cũng có tinh thần sáng tạo nữa: các cộng đồng mới, trường học đức tin, và các sáng kiến đủ loại nhằm phục vụ tha nhân. Và chúng ta cũng không nên quên rằng Giáo hội Công giáo là cơ chế duy nhất có khả năng tập hợp một số lớn người trẻ.”
“Chúng ta nên làm gì? Hãy càng ngày càng trở nên một Giáo hội cầu nguyện, tôn vinh và phục vụ. Trong một thế giới đa tôn giáo, sẽ là điều nghịch lý nếu chúng ta, những người Kitô hữu có tổ tiên trong đức tin là Augustinô, Bênêđictô, Đominicô, Têrêsa Avila, Phanxicô Salê, lại không thể đi vào đối thoại yêu thương với một Thiên Chúa hóa thân. »
“Đạo Chúa có một tương lai tốt đẹp ở Phương Tây và xa hơn thế nữa bởi vì, cũng như trong quá khứ, tôn giáo này sẽ biết cách ‘chinh phục những dân tộc mọi rợ’, tìm ra con đường canh tân đức tin và truyền thống, như vẫn hằng như thế.”
Đức hồng y nhấn mạnh: “Chúng ta đừng để thời đại tân tiến làm cho sợ hãi! Chúng ta thuộc vào thế giới này, trong vai trò Kitô hữu, và chúng ta muốn được mọi người công nhận như thế.”