Chúa nhật 26 thường niên C (Lc 16, 19-31)
Tội hờ hững với đồng loại
Chúng ta đang đồng hành với Chúa Giêsu và các môn đệ của Người trên đường tiến về Giêrusalem- nơi Người sẽ tự hiến vì nhân loại. Bằng dụ ngôn “ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó”, Chúa Giêsu không những muốn gửi đến cho nhóm người Pharisêu vốn ham thích tiền bạc, xem tiền của, giàu sang như là dấu hiệu được Giavê chúc phúc, mà còn là lời cảnh tỉnh cho hết những ai luôn coi trọng tiền bạc hơn anh em đồng loại. Dụ ngôn rất riêng của thánh sử Luca không chỉ hay về cốt chuyện, lối hành văn mà còn là một trong những dụ ngôn ngời sáng về đạo lý.
Mở đầu dụ ngôn, chúng ta thấy hai con người với hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược xuất hiện. Một bên đại diện cho phú quý giàu sang, ngày ngày yến tiệc đàn ca, còn bên kia là nghèo khổ, bệnh hoạn, dơ dáy bẩn thỉu. Một bên là thế giới của “lụa là gấm vóc, yến tiệc linh đình” và một bên là thế giới bệnh hoạn nghèo túng đến thảm thương, thế giới của “mụn nhọt ghẻ lở đầy mình” và là thế giới của những ước ao rất ư bình dị đáng thương “thèm được những thứ trên bàn ăn rơi xuống ăn cho no”. Cả hai thế giới ấy đều được khép lại với cánh cửa là sự chết, nhưng cũng đồng thời mở ra một thế giới mới với hai số phận, hai cảnh đời cũng hoàn toàn trái ngược.
Đàng sau cánh cửa sự chết là gì? Thánh sử Luca phác hoạ cho chúng ta thấy rõ ràng viễn cảnh ấy. Ở bên kia thế giới, ông nhà giàu chịu muôn cực hình, còn anh Ladarô thì vui vẻ hân hoan ngồi trong vòng tay âu yếm của tổ phụ Apraham. Ông nhà giàu một đời sung túc, ăn trên ngồi trước, được kẻ hầu người hạ thì nay lại ao ước được Ladarô thi ân dù chỉ một giọt nước lã để làm mát lòng trong lúc khổ đau. Ladarô - con người của khó nghèo, bệnh hoạn, bị người đời bạc đãi, khinh khi thì nay được hưởng phúc vinh hoa.
Điều gì dẫn đến tình cảnh trái ngược này? Suốt trình thuật dụ ngôn, chúng ta không hề thấy anh chàng đáng thương Ladarô là người nhân đức. Chúng ta chỉ biết con người của anh qua ý nghĩa của tên gọi, Ladarô có nghĩa là Giavê thương cứu giúp. Như thế, xét cho cùng, anh chỉ có thể là một người nghèo, đáng thương hơn là một con người của hiền lành, đạo đức đáng được hưởng phúc nước trời; Cũng không chỗ nào trong dụ ngôn nói đến ông nhà giàu là một tay gian ác, dùng mọi thủ đoạn thu tích của cải cách bất chính hay bóc lột sức lao động, lợi dụng chức quyền, ngược đãi dân đen,… Là người giàu có, hẳn không ai cấm ông trong cách ăn mặc sang trọng hay yến tiệc linh đình. Xét cho cùng, ông chả có tội tình gì ghê gớm để phải chịu hình phạt đoạ đày. Ông hưởng thụ thật đấy nhưng cũng chỉ hưởng thụ từ những của cải do ông làm ra chứ có phải do tham nhũng hối lộ gì đâu. Vậy thì do đâu? Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy hình ảnh của một kẻ nghèo khổ, bệnh hoạn, dơ dáy bẩn thỉu đang nằm trước cổng nhà phú hộ. Anh không dám mở lời van xin mà chỉ ước ao có được những mảnh vụn bánh từ bàn ăn của viên phú hộ rơi xuống mà thôi. Cũng từ hình ảnh này, chúng ta mới hiểu rằng tại sao viên phú hộ trong dụ ngôn lại có kết cục bi thương như vậy. Hoá ra, tội của ông không phải do giàu sang, hưởng thụ, ăn mặc sa hoa,… mà chính ở chỗ ông đã không nhìn ra, hay đúng hơn, không để ý đến người đang nằm trước cổng nhà mình. Ông là một con người vị kỷ chứ không vị tha. Chính vì thế, ông đã trở nên một con người quá ư hờ hững để rồi anh chàng tội nghiệp Ladarô đành phải chết trong đói khát bên bàn tiệc quá ư dư thừa của ông. Tội của ông nằm ở chỗ hờ hững, lạnh nhạt với đồng loại và chính điều này đã tố cáo và dẫn ông đến cuộc sống trầm luân, bị đoạ đày khổ sở.
Thế giới hôm nay vẫn còn đó những Ladarô đói nghèo, bệnh hoạn và tật nguyền. Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta chứng kiến không ít những hình ảnh đáng thương ấy. Vấn đề ở chỗ chúng ta có nhìn thấy những con người khốn khổ ấy để ra tay cứu giúp hay chúng ta vẫn lạnh nhạt đến hững hờ như nhà phú hộ trong Tin mừng hôm nay. Người quản gia trong Tin mừng được xem là bất lương mà còn biết làm bạn với những Ladarô nghèo khổ để họ đón anh vào nơi ở vĩnh cửu, còn chúng ta thì sao…?
Tội hờ hững với đồng loại
Chúng ta đang đồng hành với Chúa Giêsu và các môn đệ của Người trên đường tiến về Giêrusalem- nơi Người sẽ tự hiến vì nhân loại. Bằng dụ ngôn “ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó”, Chúa Giêsu không những muốn gửi đến cho nhóm người Pharisêu vốn ham thích tiền bạc, xem tiền của, giàu sang như là dấu hiệu được Giavê chúc phúc, mà còn là lời cảnh tỉnh cho hết những ai luôn coi trọng tiền bạc hơn anh em đồng loại. Dụ ngôn rất riêng của thánh sử Luca không chỉ hay về cốt chuyện, lối hành văn mà còn là một trong những dụ ngôn ngời sáng về đạo lý.
Mở đầu dụ ngôn, chúng ta thấy hai con người với hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược xuất hiện. Một bên đại diện cho phú quý giàu sang, ngày ngày yến tiệc đàn ca, còn bên kia là nghèo khổ, bệnh hoạn, dơ dáy bẩn thỉu. Một bên là thế giới của “lụa là gấm vóc, yến tiệc linh đình” và một bên là thế giới bệnh hoạn nghèo túng đến thảm thương, thế giới của “mụn nhọt ghẻ lở đầy mình” và là thế giới của những ước ao rất ư bình dị đáng thương “thèm được những thứ trên bàn ăn rơi xuống ăn cho no”. Cả hai thế giới ấy đều được khép lại với cánh cửa là sự chết, nhưng cũng đồng thời mở ra một thế giới mới với hai số phận, hai cảnh đời cũng hoàn toàn trái ngược.
Đàng sau cánh cửa sự chết là gì? Thánh sử Luca phác hoạ cho chúng ta thấy rõ ràng viễn cảnh ấy. Ở bên kia thế giới, ông nhà giàu chịu muôn cực hình, còn anh Ladarô thì vui vẻ hân hoan ngồi trong vòng tay âu yếm của tổ phụ Apraham. Ông nhà giàu một đời sung túc, ăn trên ngồi trước, được kẻ hầu người hạ thì nay lại ao ước được Ladarô thi ân dù chỉ một giọt nước lã để làm mát lòng trong lúc khổ đau. Ladarô - con người của khó nghèo, bệnh hoạn, bị người đời bạc đãi, khinh khi thì nay được hưởng phúc vinh hoa.
Điều gì dẫn đến tình cảnh trái ngược này? Suốt trình thuật dụ ngôn, chúng ta không hề thấy anh chàng đáng thương Ladarô là người nhân đức. Chúng ta chỉ biết con người của anh qua ý nghĩa của tên gọi, Ladarô có nghĩa là Giavê thương cứu giúp. Như thế, xét cho cùng, anh chỉ có thể là một người nghèo, đáng thương hơn là một con người của hiền lành, đạo đức đáng được hưởng phúc nước trời; Cũng không chỗ nào trong dụ ngôn nói đến ông nhà giàu là một tay gian ác, dùng mọi thủ đoạn thu tích của cải cách bất chính hay bóc lột sức lao động, lợi dụng chức quyền, ngược đãi dân đen,… Là người giàu có, hẳn không ai cấm ông trong cách ăn mặc sang trọng hay yến tiệc linh đình. Xét cho cùng, ông chả có tội tình gì ghê gớm để phải chịu hình phạt đoạ đày. Ông hưởng thụ thật đấy nhưng cũng chỉ hưởng thụ từ những của cải do ông làm ra chứ có phải do tham nhũng hối lộ gì đâu. Vậy thì do đâu? Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy hình ảnh của một kẻ nghèo khổ, bệnh hoạn, dơ dáy bẩn thỉu đang nằm trước cổng nhà phú hộ. Anh không dám mở lời van xin mà chỉ ước ao có được những mảnh vụn bánh từ bàn ăn của viên phú hộ rơi xuống mà thôi. Cũng từ hình ảnh này, chúng ta mới hiểu rằng tại sao viên phú hộ trong dụ ngôn lại có kết cục bi thương như vậy. Hoá ra, tội của ông không phải do giàu sang, hưởng thụ, ăn mặc sa hoa,… mà chính ở chỗ ông đã không nhìn ra, hay đúng hơn, không để ý đến người đang nằm trước cổng nhà mình. Ông là một con người vị kỷ chứ không vị tha. Chính vì thế, ông đã trở nên một con người quá ư hờ hững để rồi anh chàng tội nghiệp Ladarô đành phải chết trong đói khát bên bàn tiệc quá ư dư thừa của ông. Tội của ông nằm ở chỗ hờ hững, lạnh nhạt với đồng loại và chính điều này đã tố cáo và dẫn ông đến cuộc sống trầm luân, bị đoạ đày khổ sở.
Thế giới hôm nay vẫn còn đó những Ladarô đói nghèo, bệnh hoạn và tật nguyền. Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta chứng kiến không ít những hình ảnh đáng thương ấy. Vấn đề ở chỗ chúng ta có nhìn thấy những con người khốn khổ ấy để ra tay cứu giúp hay chúng ta vẫn lạnh nhạt đến hững hờ như nhà phú hộ trong Tin mừng hôm nay. Người quản gia trong Tin mừng được xem là bất lương mà còn biết làm bạn với những Ladarô nghèo khổ để họ đón anh vào nơi ở vĩnh cửu, còn chúng ta thì sao…?