Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm thứ Tư tuần qua, phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố việc từ chức của Đức Tổng Giám Mục Pius Ncube người Zimbabwea. Thông cáo cho biết Đức Cha Ncube đã nộp đơn xin từ chức từ hồi tháng Bảy vừa qua theo sau những cáo buộc ngài có quan hệ bất chính với bà Rosemary Sibanda, người thư ký của ngài. Phòng báo chí Tòa Thánh cũng cho công bố bức thư của Đức Cha Ncube trong đó ngài viết: “Để tránh cho các anh em Giám Mục của tôi và nhiệm thể Giáo Hội khỏi gánh chịu thêm những tấn công nữa, tôi đã quyết định rằng đây là cách thức hành động tốt nhất”.
Trong thông cáo đưa ra hôm qua, chín vị Giám Mục tại Zimbabwe đều lên tiếng bênh vực ngài và cho rằng những cáo buộc gán cho ngài là “thô bạo và đáng kinh tởm”. Các Đức Giám Mục nhận định rằng những cáo buộc chống lại Đức Cha Ncube là một tấn công vào Giáo Hội Công Giáo.
Đức Cha Pius Alick Mvundla Ncube sinh ngày 31/12/1946 tại Filabusi, Zimbabwe. Ngài được thụ phong linh mục ngày 26/8/1973. Ngày 24/10/1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài là Tổng Giám Mục Bulawayo. Thánh lễ nhận tòa đã diễn ra ngày 25/01/1998
Đức Cha Ncube đã nổi tiếng toàn thế giới và được sự kính trọng rộng rãi của người dân Zimbabwe vì lập trường chống chế độ độc tài Robert Mugabe.
Tháng Ba năm nay, trong một diễn biến được kể là vô cùng ngoại thường Đức Cha Pius Alick Mvundla Ncube, Tổng Giám Mục Bulawayo, Zimbabwe, đã tuyên bố trong một cuộc họp báo quốc tế tại thủ đô Harare là ngài chấp nhận liều mạng sống của mình để lật đổ chế độ của tổng thống Robert Mugabe. Đức Tổng Giám Mục đã kêu gọi dân chúng nước này xuống đường biểu tình để giành lấy chính quyền về tay nhân dân. Ngài nói: “Tôi sẵn sàng đi hàng đầu. Chúng ta phải sẵn sàng đứng dậy ngay cả trước những họng súng”.
Trong quá khứ Đức Tổng Giám Mục đã thường xuyên kêu gọi dân chúng chống lại các chính sách độc tài của chế độ Mugabe và đòi hỏi chính quyền phải đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt tình trạng nghèo đói trong nước. Nhưng hôm 22/3 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục đã lên tiếng một cách cấp bách đặc biệt sau khi hàng loạt những vụ bắt bớ, đánh đập, giam cầm và ám sát các nhà chính trị đối lập đã diễn ra gần đây.
Đức Tổng Giám Mục tuyên bố: “Vấn nạn lớn nhất của Zimbabwe là hèn nhát, kể cả tôi. Chúng ta phải thoát ra khỏi những chỗ tiện nghi và chấp nhận chịu đau khổ với nhân dân”.
Các hoạt động ở trong và ngoài nước của Đức Cha Ncube đã gây lúng túng cho chính quyền Mugabe. Chẳng hạn như tháng Năm vừa qua, chính quyền của thủ tướng Úc John Howard đã đưa ra những phản ứng quyết liệt với Zimbabwe sau những bài nói chuyện của Đức Tổng Giám Mục Pius Ncube tại Úc Châu.
Đức Cha Pius Ncube đã là khách mời của chính quyền Úc giữa tháng Năm vừa qua. Ngài đã đến Úc để trình bày về những vấn đề vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Zimbabwe trong một cuộc điều trần trước quốc hội Úc; trước khóa họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Úc Châu và trước giới truyền thông đại chúng Úc.
Hai phản ứng đáng kể của chính quyền Úc là việc thủ tướng John Howard tuyên bố đơn phương hủy bỏ cuộc thi đấu cricket của đoàn tuyển thủ quốc gia Úc Đại Lợi tại Zimbabwe; và việc bộ ngoại giao Úc triệu tập đại sứ Zimbabwe đến bộ ngoại giao để nghe bày tỏ quan tâm của chính quyền Úc về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Zimbabwe.
Trong bài nói chuyện trước Hội Đồng Giám Mục Úc Châu, Đức Cha Pius Ncube đã gây ra một phản ứng mạnh mẽ của các Đức Giám Mục Úc. Trong tuyên bố đưa ra ngay sau đó, các Đức Giám Mục Úc đã kêu gọi chính quyền Úc hủy bỏ tức khắc cuộc thi đấu cricket như một hành động thể hiện tình liên đới với nhân dân Zimbabwe. Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc nói: “Cộng đồng thế giới không thể làm ngơ lâu hơn nữa trước tình trạng nghèo đói thê thảm, đang ngày càng bi đát hơn dưới sự đàn áp chính trị và làn sóng lũ lượt bỏ nước ra đi của người dân. Trước ánh sáng của những biến cố này, chúng tôi kêu gọi chính quyền Úc hủy bỏ cuộc tranh tài cricket tại Zimbabwe và điều này là một thái độ biểu tượng của chúng ta chống lại chế độ áp bức tại quốc gia này”.
Các Đức Giám Mục Úc bày tỏ lòng ngưỡng mộ đặc biệt đối với Đức Tổng Giám Mục Ncube. Thay mặt Hội Đồng Giám Mục Úc, Đức Cha Wilson nói người dân Úc giờ đây nhận thức rõ hơn về tình cảnh đau thương của dân chúng Zimbabwe nhờ “thái độ can đảm của Giáo Hội Công Giáo và các nhà lãnh đạo Giáo Hội như Đức Tổng Giám Mục Ncube”.
Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, viết trên tờ Sunday Telegraph, “Tổng Giám Mục Ncube là con người can đảm đã quyết định lên tiếng bất chấp mọi hậu quả. Không những bị phê bình và lăng nhục, ngài còn có tên trong danh sách tử thần”.
Đức Tổng Giám Mục Ncube là một người có đặc sủng về truyền thông. Thật vậy, trong bài nói chuyện dành cho phóng viên Jo Chandler của tờ The Age, Đức Tổng Giám Mục đã trưng dẫn nhiều câu Thánh Kinh trong Phúc Âm Thánh Matthêu và Luca để giải thích cho thái độ của ngài và các Đức Giám Mục Zimbabwe: “Chúng tôi bênh vực cho người nghèo và những người yếu thế. Chúa Kitô dạy chúng tôi yêu thương tha nhân và kính trọng họ. Ngài rao giảng công lý, hòa bình, và lòng trắc ẩn. Nâng đỡ anh chị em mình, khiêm nhường và lo lắng cho những người yếu thế, những qua phụ, những trẻ mồ côi và những người nghèo”.
Bài tường thuật của cô Jo Chandler được coi là bất thường trong đất nước Úc tục hóa sâu nặng. Trên tờ The Age đầy những câu Thánh Kinh được trích dẫn bởi Đức Tổng Giám Mục Zimbabwe và đặc biệt, ở phần kết luận là một câu trích từ sách Amos do cô Jo Chandler đưa vào trong đó lên án những ai không lên tiếng trước những bất công.
Trước những hoạt động ráo riết của Đức Cha Ncube, Robert Mugabe đã phản ứng lại không kém phần quyết liệt. Sau những lời bóng gió dọa giết, và chiến dịch chống các Đức Giám Mục Zimbabwe trên các phương tiện truyền thông do chính quyền khống chế, tháng Bẩy vừa qua, một phiên tòa đã được mở ra để xét xử ngài theo những cáo buộc do ông Onesimus Sibanda đưa ra.
Onesimus Sibanda là một quân nhân trong quân đội Zimbabwe (ZDF) trú đóng tại Gweru, được báo chí nhà nước Zimbabwe mô tả là một “kỹ sư viễn thông” của cục Hỏa Xa Zimbabwe (NRZ), đã cáo buộc Đức Cha Ncube tội ngoại tình với vợ ông này là bà Rosemary Sibanda, người thư ký của ngài, và đòi Đức Cha bồi thường 20 tỷ Zimbabwea (160,000 Mỹ Kim) tiền thiệt hại.
Trong cuộc họp báo hôm qua, cha Frederick Chiromba, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Zimbabwe cho biết Đức Cha Ncube “cảm thấy rằng những cáo buộc mà ngài đang phải gánh chịu có thể ảnh hưởng đến trách nhiệm mục vụ của ngài và có lẽ muốn dành thời gian để đối phó với những vấn đề bên ngoài Giáo Hội”.
Thông tấn xã Ecumenical News International trích thuật tuyên bố của Đức Cha Ncube trong đó ngài cho biết: “Tôi vẫn là Giám Mục Công Giáo tại Zimbabwe và tôi sẽ tiếp tục đề cập đến những vấn nạn xã hội mà buồn thay càng ngày càng tệ hại hơn”.
Trong thông cáo đưa ra hôm qua, chín vị Giám Mục tại Zimbabwe đều lên tiếng bênh vực ngài và cho rằng những cáo buộc gán cho ngài là “thô bạo và đáng kinh tởm”. Các Đức Giám Mục nhận định rằng những cáo buộc chống lại Đức Cha Ncube là một tấn công vào Giáo Hội Công Giáo.
Đức Cha Pius Alick Mvundla Ncube sinh ngày 31/12/1946 tại Filabusi, Zimbabwe. Ngài được thụ phong linh mục ngày 26/8/1973. Ngày 24/10/1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài là Tổng Giám Mục Bulawayo. Thánh lễ nhận tòa đã diễn ra ngày 25/01/1998
Đức TGM Pius Ncube dẫn đầu đoàn biểu tình chống chế độ Mugabe |
Tháng Ba năm nay, trong một diễn biến được kể là vô cùng ngoại thường Đức Cha Pius Alick Mvundla Ncube, Tổng Giám Mục Bulawayo, Zimbabwe, đã tuyên bố trong một cuộc họp báo quốc tế tại thủ đô Harare là ngài chấp nhận liều mạng sống của mình để lật đổ chế độ của tổng thống Robert Mugabe. Đức Tổng Giám Mục đã kêu gọi dân chúng nước này xuống đường biểu tình để giành lấy chính quyền về tay nhân dân. Ngài nói: “Tôi sẵn sàng đi hàng đầu. Chúng ta phải sẵn sàng đứng dậy ngay cả trước những họng súng”.
Trong quá khứ Đức Tổng Giám Mục đã thường xuyên kêu gọi dân chúng chống lại các chính sách độc tài của chế độ Mugabe và đòi hỏi chính quyền phải đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt tình trạng nghèo đói trong nước. Nhưng hôm 22/3 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục đã lên tiếng một cách cấp bách đặc biệt sau khi hàng loạt những vụ bắt bớ, đánh đập, giam cầm và ám sát các nhà chính trị đối lập đã diễn ra gần đây.
Đức Tổng Giám Mục tuyên bố: “Vấn nạn lớn nhất của Zimbabwe là hèn nhát, kể cả tôi. Chúng ta phải thoát ra khỏi những chỗ tiện nghi và chấp nhận chịu đau khổ với nhân dân”.
Các hoạt động ở trong và ngoài nước của Đức Cha Ncube đã gây lúng túng cho chính quyền Mugabe. Chẳng hạn như tháng Năm vừa qua, chính quyền của thủ tướng Úc John Howard đã đưa ra những phản ứng quyết liệt với Zimbabwe sau những bài nói chuyện của Đức Tổng Giám Mục Pius Ncube tại Úc Châu.
Đức Cha Pius Ncube đã là khách mời của chính quyền Úc giữa tháng Năm vừa qua. Ngài đã đến Úc để trình bày về những vấn đề vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Zimbabwe trong một cuộc điều trần trước quốc hội Úc; trước khóa họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Úc Châu và trước giới truyền thông đại chúng Úc.
Hai phản ứng đáng kể của chính quyền Úc là việc thủ tướng John Howard tuyên bố đơn phương hủy bỏ cuộc thi đấu cricket của đoàn tuyển thủ quốc gia Úc Đại Lợi tại Zimbabwe; và việc bộ ngoại giao Úc triệu tập đại sứ Zimbabwe đến bộ ngoại giao để nghe bày tỏ quan tâm của chính quyền Úc về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Zimbabwe.
Trong bài nói chuyện trước Hội Đồng Giám Mục Úc Châu, Đức Cha Pius Ncube đã gây ra một phản ứng mạnh mẽ của các Đức Giám Mục Úc. Trong tuyên bố đưa ra ngay sau đó, các Đức Giám Mục Úc đã kêu gọi chính quyền Úc hủy bỏ tức khắc cuộc thi đấu cricket như một hành động thể hiện tình liên đới với nhân dân Zimbabwe. Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc nói: “Cộng đồng thế giới không thể làm ngơ lâu hơn nữa trước tình trạng nghèo đói thê thảm, đang ngày càng bi đát hơn dưới sự đàn áp chính trị và làn sóng lũ lượt bỏ nước ra đi của người dân. Trước ánh sáng của những biến cố này, chúng tôi kêu gọi chính quyền Úc hủy bỏ cuộc tranh tài cricket tại Zimbabwe và điều này là một thái độ biểu tượng của chúng ta chống lại chế độ áp bức tại quốc gia này”.
Các Đức Giám Mục Úc bày tỏ lòng ngưỡng mộ đặc biệt đối với Đức Tổng Giám Mục Ncube. Thay mặt Hội Đồng Giám Mục Úc, Đức Cha Wilson nói người dân Úc giờ đây nhận thức rõ hơn về tình cảnh đau thương của dân chúng Zimbabwe nhờ “thái độ can đảm của Giáo Hội Công Giáo và các nhà lãnh đạo Giáo Hội như Đức Tổng Giám Mục Ncube”.
Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, viết trên tờ Sunday Telegraph, “Tổng Giám Mục Ncube là con người can đảm đã quyết định lên tiếng bất chấp mọi hậu quả. Không những bị phê bình và lăng nhục, ngài còn có tên trong danh sách tử thần”.
Đức Tổng Giám Mục Ncube là một người có đặc sủng về truyền thông. Thật vậy, trong bài nói chuyện dành cho phóng viên Jo Chandler của tờ The Age, Đức Tổng Giám Mục đã trưng dẫn nhiều câu Thánh Kinh trong Phúc Âm Thánh Matthêu và Luca để giải thích cho thái độ của ngài và các Đức Giám Mục Zimbabwe: “Chúng tôi bênh vực cho người nghèo và những người yếu thế. Chúa Kitô dạy chúng tôi yêu thương tha nhân và kính trọng họ. Ngài rao giảng công lý, hòa bình, và lòng trắc ẩn. Nâng đỡ anh chị em mình, khiêm nhường và lo lắng cho những người yếu thế, những qua phụ, những trẻ mồ côi và những người nghèo”.
Bài tường thuật của cô Jo Chandler được coi là bất thường trong đất nước Úc tục hóa sâu nặng. Trên tờ The Age đầy những câu Thánh Kinh được trích dẫn bởi Đức Tổng Giám Mục Zimbabwe và đặc biệt, ở phần kết luận là một câu trích từ sách Amos do cô Jo Chandler đưa vào trong đó lên án những ai không lên tiếng trước những bất công.
Trước những hoạt động ráo riết của Đức Cha Ncube, Robert Mugabe đã phản ứng lại không kém phần quyết liệt. Sau những lời bóng gió dọa giết, và chiến dịch chống các Đức Giám Mục Zimbabwe trên các phương tiện truyền thông do chính quyền khống chế, tháng Bẩy vừa qua, một phiên tòa đã được mở ra để xét xử ngài theo những cáo buộc do ông Onesimus Sibanda đưa ra.
Onesimus Sibanda là một quân nhân trong quân đội Zimbabwe (ZDF) trú đóng tại Gweru, được báo chí nhà nước Zimbabwe mô tả là một “kỹ sư viễn thông” của cục Hỏa Xa Zimbabwe (NRZ), đã cáo buộc Đức Cha Ncube tội ngoại tình với vợ ông này là bà Rosemary Sibanda, người thư ký của ngài, và đòi Đức Cha bồi thường 20 tỷ Zimbabwea (160,000 Mỹ Kim) tiền thiệt hại.
Trong cuộc họp báo hôm qua, cha Frederick Chiromba, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Zimbabwe cho biết Đức Cha Ncube “cảm thấy rằng những cáo buộc mà ngài đang phải gánh chịu có thể ảnh hưởng đến trách nhiệm mục vụ của ngài và có lẽ muốn dành thời gian để đối phó với những vấn đề bên ngoài Giáo Hội”.
Thông tấn xã Ecumenical News International trích thuật tuyên bố của Đức Cha Ncube trong đó ngài cho biết: “Tôi vẫn là Giám Mục Công Giáo tại Zimbabwe và tôi sẽ tiếp tục đề cập đến những vấn nạn xã hội mà buồn thay càng ngày càng tệ hại hơn”.