Thư mục vụ của các Giám Mục Zimbabwe trong dịp Lễ Phục Sinh
« Thiên Chúa nghe tiếng kêu than của những kẻ bị áp bức »
Chúng tôi là những mục tử của anh chị em, đã suy nghĩ rất nhiều về tình trạng của xứ sở chúng ta, và dưới ánh sáng của Lời Chúa và lý thuyết xã hội của Giáo Hội, chúng tôi nhận thức những điều cần phải chia sẻ với anh chị em bây giờ, trong niềm hy vọng giúp anh chị em tìm ra những điểm tựa, cho ánh sáng và niềm hy vọng trong giai đoạn khó khăn này.
Khủng hoảng
Dân chúng Zimbabwe đang chịu đựng quá nhiều đau khổ. Dân chúng càng ngày càng uất hận, trong đó gồm có những người dường như có thể vượt qua rất dễ dàng trong mọi trường hợp khó khăn. Những lý do để trở nên uất hận có quá nhiều, trong đó có việc quản lý quá thấp kém và tham nhủng quá độ. Một thiểu số trở nên quá sức giàu có trong nháy mắt. Một đa số khác thì khắc khoải trong nghèo đói. Do đó tạo nên một khoảng cách sâu đậm giữa giàu và nghèo. Quốc gia chúng ta đang ở trong cơn khủng hoảng trầm trọng. Tình trạng khủng hoảng đó rất nguy hiểm và khó khăn mà vượt qua.. Tuy vậy cũng là một dịp để biến cải và đổi mới đối với những người có trách nhiệm về cuộc khủng khỏang này là họ phải lắng nghe tiếng kêu than của dân chúng, và phải thay đổi tâm hồn và trí tuệ, đặc biệt là trong Mùa Chay này, để quê hương xứ sở chúng ta có thể vươn lên trong đời sống mới cùng với Chúa Kitô Sống Lại.
Ngày nay tại Zimbabwe trong hai phe phái tranh chấp đều có những người là Kitô hữu và một số đông thuộc phe trung lập. Một số trong các thành viên của giáo xứ của Giáo Hội là những công chức mọi cấp của chính quyền. Có những thành viên hăng hái và nhiệt tâm bảo vệ những hoạt dộng của Giaó Hội trong giáo xứ và giáo phận. Họ chứng tỏ sự trung thành tuyệt đối với Giáo Hội. Họ là những người đã nhận phép Rửa, cùng chung dự lễ trong nhà thờ, cùng dâng lễ và cùng rước Mình và Máu Thánh Chúa. Nhưng cùng trong ngày, khi họ vừa ra khỏi nhà thờ chưa bao xa, thì Công an Cảnh Sát cùng binh lính cũng có nhiều người là Kitô hữu, đã nhào vô đánh đập những người biểu tình tay không, bắt bớ giam cầm những người anh em rất dã man. Thực tại này không thể chấp nhận được. Điều này chứng tỏ họ không còn tôn trọng đời sống con người và còn tỏ ra sự thấp kém của những người tạo ra bạo lực đối với nạn nhân của họ.
Trong lời cầu nguyện và suy niệm của chúng tôi trong Mùa Chay, chúng tôi tìm những lý lẽ để hiểu vì đâu mà xẩy ra tình trạng này. Và chúng tôi đã tìm ra nguyên do cho cuộc khủng hoảng của xứ sỏ chúng ta là chính quyền điều hành yếu kém, khủng hoảng lãnh đạo cùng thêm vào đó là khủng hoảng về luân lý và tinh thần.
Khủng hoảng về điều hành
Hệ thống y tế quốc gia bị phân hóa hoàn toàn vì những cuộc đình công quá dài của những y sĩ, thiếu thuốc men, thiếu những dụng cụ y tế cần thiết và còn nhiều yếu tố khác nữa.
Về địa hạt giáo dục, thuế học đường quá cao, thiếu giáo viên và tài nguyên làm cho các hoạt động tại các trường công lập các cấp bị đình trệ. Hàng tháng có nhiều sinh viên phải bỏ dở việc học và càng ngày càng nhiều. Trong khi đó chính quyền lại làm khó dễ các trường tu thục một cách phi lý.
Các tiện nghi công cọng trong các thành phố và thôn quê ở Zimbabwe đều sụp đổ. Các đường sá, hệ thống ánh sáng, hệ thống cung cấp nước uống và thoát nước rất tồi tệ đe dọa an sinh và y tế cong cọng, trong khi đó việc thu dọn rác rớm rất kém cỏi đã để lại những đống rác khổng lồ khắp nhiều nơi. Nhà nước áp bức các đại biểu được dân bầu lên trong các Hội đồng địa phương, đó chính là những lý do nổi loạn. Hệ thống chuyên chở công cọng kém cỏi xấu xa đã ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế và đời sống xã hội. Những tai nạn khủng khiếp liên tục xẩy ra làm thiệt mạng hàng chục người mỗi tháng.
Sau hai năm sau khi có chiến dịch Murambatsvina, có hàng ngàn nạn nhân trở thành vô gia cư. Dân chúng không bào giờ tha thứ cho những hành động bất công này.
Sau đến là cuộc cải cách ruộng đất trong bảy năm qua, cho đến hôm nay có rất nhiều nông dân ngủ đói rồi sáng dậy không có công ăn việc làm. Hàng trăm cơ sở sản xuất phải đóng cửa và số người thất nghiệp trong xứ lên cao đến 80%. Hàng hàng chục người liều mạng sống len lỏi vượt biên kiếm sống ở các quốc gia lân cận.
Lạm phát lên đến 1600% và tiếp tục lên cao mỗi ngày. Lải xuất cao nhất thế giới, và đời sống người dân Zimbabwe trở nên nghẹt thở và không có lựa chọn nào về chính trị. Chúng ta chứng kiến sự trở mặt của nền kinh tế của chúng ta, nhưng chúng ta ít ra còn mơ tưởng đến sự công bình là tham nhửng sẽ được nhà cai trị, hay thể chế cùng giới chức cầm quyền cứng rắn trừ khử., nhưng tất cả đều là ảo vọng.
Danh sách những khiếu nại chính đáng dài mãi đến hàng trăm trang giấy. Dân chúng Zimbabwe than van rên xiết trong cơn hấp hối : « Này người canh gác, đêm đến đâu rồi ? » (Isaia 21,11)
Khủng hoảng về lãnh đạo luân lý
Khủng hoảng của xứ sở chúng ta là một cuộc khủng hoảng vê lãnh đạo. Gánh nặng này đổ lên đầu người dân Zimbabwe, nhưng nguy hiểm hơn hết là trên giới trẻ, chúng đi tìm kiếm những gương mẫu. Giới trẻ luôn bị chí phối và rập theo gương mẫu của người lớn những gì mà giới trẻ nghe và nhìn thấy khi học hành ở trường hay ở chung quanh mình.
Thật là bất hạnh, nếu giới trẻ của chúng ta hàng ngày nghe những người lãnh đạo nói và hành động toàn là những lời hận thù, thiếu lịch sự, kỳ thị chủng tộc. Giới trẻ thấy toàn là tham nhửng, không có đạo đưc, bất công, gian dối và bạo lực. Chúng nhìn thấy toàn là những người lãnh đạo chỉ biết đi tìm kiếm tư lợi, uy quyền và tiền bạc. Những điều này đang xẩy ra trên quê hương của chúng ta. Những người lãnh đạo trắng trợn tham nhửng và hư hỏng như mọi người nhìn thấy ở Zimbabwe ngày hôm nay, sẽ có những hậu quả kinh khủng trong nhiều năm cũng có thể là hàng chục năm trong tương lai. Phải lâu dài lắm mới gạt bỏ được những thói quen xấu xa này để thâu nhận những thài độ tốt lành hơn. Một người lãnh đạo đừng bao giờ nghĩ rằng là khi đắc cử thì có được chiếc môn bài muốn làm gì thì làm tùy theo sở thích của mình mà làm trái lại với kỳ vọng của các cử tri.
Khủng hoảng tinh thần và luân lý
Cuộc khủng hoảng của chúng ta không thuần là chính trị và kinh tế, nhưng trước tiên là tinh thần và luân lý. Là một quốc gia vừa mới độc lập đang tranh đấu để cùng có một tinh thần quốc gia chung, dân chúng xứ Zimbabwe chống lại « những cơ cấu tội lỗi » trong xã hội. Đức Giáo Hoàng Phao lồ II nói « những cơ cấu tội lỗi » là « những gì đã ăn sâu vào trong tội lỗi cá nhân », và luôn được thực hiện bằng những hành động cụ thể của cá nhân vào trong những cơ cấu này, làm cho những cơ cấu tội lỗi thành vững chắc và khó mà tiêu diệt đi được.. Và như vậy nó trở thành quá mạnh, lan tràn khắp nơi và là nguồn gôc của những tội lỗi khác ảnh hưởng đến cho nhiều người. » Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự kiện để tìm hiểu những thực tế mà chúng ta cần phải đương đầu và chính những cơ cấu tội lỗi này là nguồn gốc làm chúng ta phải chịu đựng đau khở ». Vì vậy chúng tôi dã phải gởi đi lá thư mục vụ này.
Những cội rễ của cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng hiện tại của xứ sở chúng ta có rể sâu từ thời thuộc địa. Mặc dù có những lời lẽ rất hay ho của cuộc cách mạng oai hùng của xã hội chủ nghĩa từ tay của nhóm người có vũ khí, những cơ cấu của thể chế thuộc địa của xứ Zimbvabwe trước kia vẫn mãi tiếp tục hiện diện trong xã hội chúng ta. Tuy những đạo luật bất cống và áp bức của Quốc gia Rhodesien về vấn đế an ninh được hủy bỏ nhưng trên thực tế, trái lại còn được thêm vào bởi những đạo luật cay nghiệt hơn trước nữa như những đạo luật về Trật tự cong cọng, về Thông Tin Báo Chí và Bảo Vệ Bí mật cá nhân. Điều này giống như có người chiểm chệ ngời lên trên Bảng Tuyên Ngôn Nhân quyền rồi tự do xé rách những trang sách mà vứt đi.
Tại sao tình trạng trên đã xẩy ra ? Bởi vì sau khi được trao trả độc lập, quyền hành và của cải đều nằm trong tay của một số người da trắng Rhodesia được trao lại cho một số nhỏ ưu tú người da đen mà họ là những người cầm quyền từ 27 năm qua và họ là những con buôn chính trị. Dân chúng Zimbabwe ngày hôm nay cùng nhau tranh đấu đòi hỏi những quyên căn bản như những ngày tranh đấu để giải phóng quốc gia. Cuộc chiến đấu vẫn như vậy, cuộc chiến chống lại những kẻ cầm quyền đang nắm giữ toàn bộ của cải và giữa những người không có gì cả; giữa những người cố năm giữ quyền hành đặc ân và tiền bạc bằng mọi giá,dù phải đổ máu và giữa những người chỉ đòi hỏi dân chủ được cùng chia sẻ sự tự do độc lập của xứ sở; giữa những kẻ đang hưởng mọi lợi lộc nhờ hệ thống bất bình đẳng và bất công vì họ được hưởng mọi quyền lợi và có đời sống cao hơn người khác và giữa những người đói khổ thất nghiệp không có một lợi tức nào cả; giữa những kẻ dùng bạo lực từ lời nói đến hành động đe dọa ke khác và giữa những kẻ không có gì để mất cả dù là quyèn sống và quyền đi bầu. Số đông dân chúng Zimbabwe đang giận dữ chính đáng, sự giận dữ trở thành những cuộc nổi loạn từ chổ này đến chổ khác. Sự chông đối bây giờ đã đến lúc không thể quay trở lại được nữa. Và dân chúng đang bị hành hạ và áp bức quá rỏ ràng càng ngày càng trầm trọng bằng những cuộc tẩy chay, đình công biểu tình và những cuộc nổi dậy, và nhà cầm quyền đáp trả bằng những biện pháp ác nghiệt, những cuộc bắt bớ, tù đày, thủ tiêu, tra tấn dã man. Đối với chúng tôi thì tình trạng trên có thể giải quyết được. hòng tránh một cuộc đổ máu và một cuộc nổi dậy của toàn dân, là nhà nước cần có một Hiến Pháp mới do dân đề ra để hướng dẫn một nền dân chủ thật sự, công bình và người dân được tự do lựa chọn dân cử với niềm hy vọng có một sự đổi mới.
Sứ điệp hy vọng : Thiên Chúa luôn đứng về phía những người bị áp bức
Kinh Thánh thường kễ lại những cuộc đụng độ. Cuộc đụng độ giữa người áp bức và kẻ bị áp bức là chủ đề trong Cựu Ước. Những người khảo cứu Kinh Thánh đã trích ra khỏang 20 danh từ khác nhau diễn tả sự áp bức.
Ví dụ sau đây là niềm tin của dân Chúa chọn mà chúng ta đọc trong Mùa Chay : « Ông tổ tôi là người Aram phiêu bạt, đã xuống Ai cập và đã trú ngụ tại đó cùng với một số người ít ỏi; tại đó chung tôi đã trở thành một dân tộc lớn, mạnh và đông đảo.Nguời Ai cập đã ngược đãi, hành hạ chúng tôi và đặt ách nô lệ lên vai chúng tôi. Bây giờ chúng tôi đã kêu lên cùng Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông chúng tôi; Người đã nghe tiếng chúng tôi, đã thấy cảnh khổ cực lầm than, áp bức chúng tôi phải chịu, Đức Chúa đã giang tay mạnh mẽ uy quyền đã gây kinh hồn táng đởm và thực hiện dấu lạ điềm thiêng, đã đưa chúng tôi ra khỏi Ai cập (Đệ Nhị Luật 26, 5-8)
Kinh Thánh đã diễn tả cảnh áp bức thật sống động và cụ thể : sự áp bức là kinh nghiệm của con người bị chà đạp, hạ nhục, tha hóa, bị bóc lột, bị đói khổ, bị lường gạt và biến thành nô lệ. Và những kẻ áp bức là những kẻ ác độc, vô luân, dã tâm, cao ngạo, tham lam, bạo động và gian ác, chúng là « kẻ thù ». Những ngôn từ đó chỉ dùng cho đời sống và lịch sử của chúng nói lên những kinh nghiệm trực tiếp và của cá nhân người bị áp bức. Thiên Chúa là Đức Chúa đầy lòng thương xót nghe tiếng lầm than của kẻ bị áp bức và giải thoát họ thoát khỏi tay của bọn người gian ác. Thiên Chúa trong Kinh Thánh luôn đứng về phía của những kẻ bị áp bức. Chúa không giảng hòa giữa Maisen và Pharaon cũng như giữa nhũng người Israel bị áp bức và người Ai cập áp bức. Áp bức người khác là một trọng tội không thể dung tha được. Cần phải hủy bỏ ngay sự áp bức. Thiên Chúa đứng về phía người bị áp bức. Như chúng ta đọc trong Thánh Vịnh 103,6 : « Đức Chúa phân xử công mình, bênh vực quyền lợi những ai bị áp bức ».
Khi Chúa Giêsu phải đối đầu với nhà càm quyền, Chúa đã dùng lời lẽ thật cứng rắn và can đảm còn hơn tất cả các tiên tri của Israel. Chúa đã gọi Herode là « con cáo » (Luc 13,32) và đã can đảm tố cáo lòng tham lam của giới thượng lưu, bọn người tham lam tiền bạc, quyền uy và lời tâng bốc. Chúa đã khuyến cáo các môn đệ đừng bắt chước hành dộng như họ : Vua của các dân thì lấy quyền mà thống trị dân và những ai cầm quyền thì tự xưng là ân nhân. Nhưng anh em thì không như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như nguời phục vụ. » (Luc 22, 25-27). Chúa nói về Philatô rất rỏ ràng là ông ấy phải trả lẽ trước mặt Đức Chúa Trời về việc dùng uy quyền : « Ông chẳng có quyền gì nếu Đức Chúa Trời chẳng ban cho ông (Gioan 19,11) ».
Suốt giòng lịch sử của Giáo Hội, người Kitô hữu bị bách hại luôn nhắc lại, luôn cầu khẩn và hát lên những lởi tiên tri của Đức Bà Maria : « Chúa dang tay bủa dương sức mạnh dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ nghèo đói Chúa ban đầy dư, người giàu có lại đuổi về tay không » (Luc 1, 50-53)
Những thế hệ người dân Zimbabwe, suốt một lịch sử lâu dài bị áp bức và cuộc chiến đấu để dược giái phóng, đã nhắc nhở người dân cùng cầu khẩn, hát lên cùng lời kinh như trong Cựu Ước và Tân ớc. Dân chúng đã tìm được sức mạnh, lòng can đảm và sự bền bỉ trong niềm tin vào Chúa Giêsu, Người luôn bênh vực họ. Sứ điệp hy vọng mà chúng tôi muốn gởi đến trong Thư mục vụ này là : Thiên Chúa đúng về phía chúng ta. Chúa luôn nghe lời kêu than của những kẻ nghèo đói và bị áp bức. Chúa sẽ cứu vớt chúng ta.
Kết luận
Chúng tôi kết thúc Thư Mục Vụ này với sự « Ủng Hộ » rỏ ràng và không mơ hồ đối vơí một chính quyền hợp pháp và đạo đức. Cùng trong lúc đó, chúng tôi cương quyết « chống đối » cũng rỏ ràng và không mơ hồ đối với một chính quyền bạo động, áp bức và đe dọa. Chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm của cuộc khủng hoảng hiện tại của xứ sở chúng ta hãy ăn năn sám hối và lắng nghe tiếng dân kêu than. Chúng tôi kêu gọi người dân Zimbabwe hãy ôn hòa trong hòa bình, khi bày tỏ những đòi hỏi chính đáng và đòi hỏi nhân quyền.
.Những lời này kêu gọi một hành động cụ thể, những dấu hiệu và những cử chỉ giữ sống động niềm hy vọng. Chúng tôi mời gọi mọi người tín hữu dành một ngày để cầu nguyện và ăn chay nhịn đói cho xứ sở là ngày 1hứ bảy 14 tháng 4 năm 2007. Sau đó là trong mọi giáo phận trong nước sẽ dành một phút cầu nguyện cho xứ Zimbabwe trong mỗi ngày thứ sáu. Về những chi tiết, mỗi giáo phận sẽ cho biết mọi bố trí và sắp xếp.riêng của từng giáo phận.
Cầu xin Hòa bình của Chúa Kitô Phục Sinh ở cùng với anh chị em. Cầu chúc Một Mùa Phục Sinh thật vui tươi.
+Robert C. Ndlovu, Tổng Giám Mục Harare (ZCBC Chủ Tịch)
+Pius Alec M. Ncube, Tổng Giám Mục Bulawayo
+Alexio Churu Muchabaiwa, Giám Mục Mutare (ZCBC Thư ký/Thủ quỷ)
+Michael D. Bhasera, Giám Mục Masvingo
+Angel Floro, Giám Mục Gokwe (ZCBC Phó Chủ Tịch)
+Martin Munyanyi, Giám Mục Gweru
+Dieter B. Scholz SJ, Giám Mục Chinhoyi
+Albert Serrano, Giám Mục Hwange
+Patrick M. Mutume, Giám Mục Phụ Tá Mutare
« Thiên Chúa nghe tiếng kêu than của những kẻ bị áp bức »
Chúng tôi là những mục tử của anh chị em, đã suy nghĩ rất nhiều về tình trạng của xứ sở chúng ta, và dưới ánh sáng của Lời Chúa và lý thuyết xã hội của Giáo Hội, chúng tôi nhận thức những điều cần phải chia sẻ với anh chị em bây giờ, trong niềm hy vọng giúp anh chị em tìm ra những điểm tựa, cho ánh sáng và niềm hy vọng trong giai đoạn khó khăn này.
Khủng hoảng
Dân chúng Zimbabwe đang chịu đựng quá nhiều đau khổ. Dân chúng càng ngày càng uất hận, trong đó gồm có những người dường như có thể vượt qua rất dễ dàng trong mọi trường hợp khó khăn. Những lý do để trở nên uất hận có quá nhiều, trong đó có việc quản lý quá thấp kém và tham nhủng quá độ. Một thiểu số trở nên quá sức giàu có trong nháy mắt. Một đa số khác thì khắc khoải trong nghèo đói. Do đó tạo nên một khoảng cách sâu đậm giữa giàu và nghèo. Quốc gia chúng ta đang ở trong cơn khủng hoảng trầm trọng. Tình trạng khủng hoảng đó rất nguy hiểm và khó khăn mà vượt qua.. Tuy vậy cũng là một dịp để biến cải và đổi mới đối với những người có trách nhiệm về cuộc khủng khỏang này là họ phải lắng nghe tiếng kêu than của dân chúng, và phải thay đổi tâm hồn và trí tuệ, đặc biệt là trong Mùa Chay này, để quê hương xứ sở chúng ta có thể vươn lên trong đời sống mới cùng với Chúa Kitô Sống Lại.
Ngày nay tại Zimbabwe trong hai phe phái tranh chấp đều có những người là Kitô hữu và một số đông thuộc phe trung lập. Một số trong các thành viên của giáo xứ của Giáo Hội là những công chức mọi cấp của chính quyền. Có những thành viên hăng hái và nhiệt tâm bảo vệ những hoạt dộng của Giaó Hội trong giáo xứ và giáo phận. Họ chứng tỏ sự trung thành tuyệt đối với Giáo Hội. Họ là những người đã nhận phép Rửa, cùng chung dự lễ trong nhà thờ, cùng dâng lễ và cùng rước Mình và Máu Thánh Chúa. Nhưng cùng trong ngày, khi họ vừa ra khỏi nhà thờ chưa bao xa, thì Công an Cảnh Sát cùng binh lính cũng có nhiều người là Kitô hữu, đã nhào vô đánh đập những người biểu tình tay không, bắt bớ giam cầm những người anh em rất dã man. Thực tại này không thể chấp nhận được. Điều này chứng tỏ họ không còn tôn trọng đời sống con người và còn tỏ ra sự thấp kém của những người tạo ra bạo lực đối với nạn nhân của họ.
Trong lời cầu nguyện và suy niệm của chúng tôi trong Mùa Chay, chúng tôi tìm những lý lẽ để hiểu vì đâu mà xẩy ra tình trạng này. Và chúng tôi đã tìm ra nguyên do cho cuộc khủng hoảng của xứ sỏ chúng ta là chính quyền điều hành yếu kém, khủng hoảng lãnh đạo cùng thêm vào đó là khủng hoảng về luân lý và tinh thần.
Khủng hoảng về điều hành
Hệ thống y tế quốc gia bị phân hóa hoàn toàn vì những cuộc đình công quá dài của những y sĩ, thiếu thuốc men, thiếu những dụng cụ y tế cần thiết và còn nhiều yếu tố khác nữa.
Về địa hạt giáo dục, thuế học đường quá cao, thiếu giáo viên và tài nguyên làm cho các hoạt động tại các trường công lập các cấp bị đình trệ. Hàng tháng có nhiều sinh viên phải bỏ dở việc học và càng ngày càng nhiều. Trong khi đó chính quyền lại làm khó dễ các trường tu thục một cách phi lý.
Các tiện nghi công cọng trong các thành phố và thôn quê ở Zimbabwe đều sụp đổ. Các đường sá, hệ thống ánh sáng, hệ thống cung cấp nước uống và thoát nước rất tồi tệ đe dọa an sinh và y tế cong cọng, trong khi đó việc thu dọn rác rớm rất kém cỏi đã để lại những đống rác khổng lồ khắp nhiều nơi. Nhà nước áp bức các đại biểu được dân bầu lên trong các Hội đồng địa phương, đó chính là những lý do nổi loạn. Hệ thống chuyên chở công cọng kém cỏi xấu xa đã ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế và đời sống xã hội. Những tai nạn khủng khiếp liên tục xẩy ra làm thiệt mạng hàng chục người mỗi tháng.
Sau hai năm sau khi có chiến dịch Murambatsvina, có hàng ngàn nạn nhân trở thành vô gia cư. Dân chúng không bào giờ tha thứ cho những hành động bất công này.
Sau đến là cuộc cải cách ruộng đất trong bảy năm qua, cho đến hôm nay có rất nhiều nông dân ngủ đói rồi sáng dậy không có công ăn việc làm. Hàng trăm cơ sở sản xuất phải đóng cửa và số người thất nghiệp trong xứ lên cao đến 80%. Hàng hàng chục người liều mạng sống len lỏi vượt biên kiếm sống ở các quốc gia lân cận.
Lạm phát lên đến 1600% và tiếp tục lên cao mỗi ngày. Lải xuất cao nhất thế giới, và đời sống người dân Zimbabwe trở nên nghẹt thở và không có lựa chọn nào về chính trị. Chúng ta chứng kiến sự trở mặt của nền kinh tế của chúng ta, nhưng chúng ta ít ra còn mơ tưởng đến sự công bình là tham nhửng sẽ được nhà cai trị, hay thể chế cùng giới chức cầm quyền cứng rắn trừ khử., nhưng tất cả đều là ảo vọng.
Danh sách những khiếu nại chính đáng dài mãi đến hàng trăm trang giấy. Dân chúng Zimbabwe than van rên xiết trong cơn hấp hối : « Này người canh gác, đêm đến đâu rồi ? » (Isaia 21,11)
Khủng hoảng về lãnh đạo luân lý
Khủng hoảng của xứ sở chúng ta là một cuộc khủng hoảng vê lãnh đạo. Gánh nặng này đổ lên đầu người dân Zimbabwe, nhưng nguy hiểm hơn hết là trên giới trẻ, chúng đi tìm kiếm những gương mẫu. Giới trẻ luôn bị chí phối và rập theo gương mẫu của người lớn những gì mà giới trẻ nghe và nhìn thấy khi học hành ở trường hay ở chung quanh mình.
Thật là bất hạnh, nếu giới trẻ của chúng ta hàng ngày nghe những người lãnh đạo nói và hành động toàn là những lời hận thù, thiếu lịch sự, kỳ thị chủng tộc. Giới trẻ thấy toàn là tham nhửng, không có đạo đưc, bất công, gian dối và bạo lực. Chúng nhìn thấy toàn là những người lãnh đạo chỉ biết đi tìm kiếm tư lợi, uy quyền và tiền bạc. Những điều này đang xẩy ra trên quê hương của chúng ta. Những người lãnh đạo trắng trợn tham nhửng và hư hỏng như mọi người nhìn thấy ở Zimbabwe ngày hôm nay, sẽ có những hậu quả kinh khủng trong nhiều năm cũng có thể là hàng chục năm trong tương lai. Phải lâu dài lắm mới gạt bỏ được những thói quen xấu xa này để thâu nhận những thài độ tốt lành hơn. Một người lãnh đạo đừng bao giờ nghĩ rằng là khi đắc cử thì có được chiếc môn bài muốn làm gì thì làm tùy theo sở thích của mình mà làm trái lại với kỳ vọng của các cử tri.
Khủng hoảng tinh thần và luân lý
Cuộc khủng hoảng của chúng ta không thuần là chính trị và kinh tế, nhưng trước tiên là tinh thần và luân lý. Là một quốc gia vừa mới độc lập đang tranh đấu để cùng có một tinh thần quốc gia chung, dân chúng xứ Zimbabwe chống lại « những cơ cấu tội lỗi » trong xã hội. Đức Giáo Hoàng Phao lồ II nói « những cơ cấu tội lỗi » là « những gì đã ăn sâu vào trong tội lỗi cá nhân », và luôn được thực hiện bằng những hành động cụ thể của cá nhân vào trong những cơ cấu này, làm cho những cơ cấu tội lỗi thành vững chắc và khó mà tiêu diệt đi được.. Và như vậy nó trở thành quá mạnh, lan tràn khắp nơi và là nguồn gôc của những tội lỗi khác ảnh hưởng đến cho nhiều người. » Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự kiện để tìm hiểu những thực tế mà chúng ta cần phải đương đầu và chính những cơ cấu tội lỗi này là nguồn gốc làm chúng ta phải chịu đựng đau khở ». Vì vậy chúng tôi dã phải gởi đi lá thư mục vụ này.
Những cội rễ của cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng hiện tại của xứ sở chúng ta có rể sâu từ thời thuộc địa. Mặc dù có những lời lẽ rất hay ho của cuộc cách mạng oai hùng của xã hội chủ nghĩa từ tay của nhóm người có vũ khí, những cơ cấu của thể chế thuộc địa của xứ Zimbvabwe trước kia vẫn mãi tiếp tục hiện diện trong xã hội chúng ta. Tuy những đạo luật bất cống và áp bức của Quốc gia Rhodesien về vấn đế an ninh được hủy bỏ nhưng trên thực tế, trái lại còn được thêm vào bởi những đạo luật cay nghiệt hơn trước nữa như những đạo luật về Trật tự cong cọng, về Thông Tin Báo Chí và Bảo Vệ Bí mật cá nhân. Điều này giống như có người chiểm chệ ngời lên trên Bảng Tuyên Ngôn Nhân quyền rồi tự do xé rách những trang sách mà vứt đi.
Tại sao tình trạng trên đã xẩy ra ? Bởi vì sau khi được trao trả độc lập, quyền hành và của cải đều nằm trong tay của một số người da trắng Rhodesia được trao lại cho một số nhỏ ưu tú người da đen mà họ là những người cầm quyền từ 27 năm qua và họ là những con buôn chính trị. Dân chúng Zimbabwe ngày hôm nay cùng nhau tranh đấu đòi hỏi những quyên căn bản như những ngày tranh đấu để giải phóng quốc gia. Cuộc chiến đấu vẫn như vậy, cuộc chiến chống lại những kẻ cầm quyền đang nắm giữ toàn bộ của cải và giữa những người không có gì cả; giữa những người cố năm giữ quyền hành đặc ân và tiền bạc bằng mọi giá,dù phải đổ máu và giữa những người chỉ đòi hỏi dân chủ được cùng chia sẻ sự tự do độc lập của xứ sở; giữa những kẻ đang hưởng mọi lợi lộc nhờ hệ thống bất bình đẳng và bất công vì họ được hưởng mọi quyền lợi và có đời sống cao hơn người khác và giữa những người đói khổ thất nghiệp không có một lợi tức nào cả; giữa những kẻ dùng bạo lực từ lời nói đến hành động đe dọa ke khác và giữa những kẻ không có gì để mất cả dù là quyèn sống và quyền đi bầu. Số đông dân chúng Zimbabwe đang giận dữ chính đáng, sự giận dữ trở thành những cuộc nổi loạn từ chổ này đến chổ khác. Sự chông đối bây giờ đã đến lúc không thể quay trở lại được nữa. Và dân chúng đang bị hành hạ và áp bức quá rỏ ràng càng ngày càng trầm trọng bằng những cuộc tẩy chay, đình công biểu tình và những cuộc nổi dậy, và nhà cầm quyền đáp trả bằng những biện pháp ác nghiệt, những cuộc bắt bớ, tù đày, thủ tiêu, tra tấn dã man. Đối với chúng tôi thì tình trạng trên có thể giải quyết được. hòng tránh một cuộc đổ máu và một cuộc nổi dậy của toàn dân, là nhà nước cần có một Hiến Pháp mới do dân đề ra để hướng dẫn một nền dân chủ thật sự, công bình và người dân được tự do lựa chọn dân cử với niềm hy vọng có một sự đổi mới.
Sứ điệp hy vọng : Thiên Chúa luôn đứng về phía những người bị áp bức
Kinh Thánh thường kễ lại những cuộc đụng độ. Cuộc đụng độ giữa người áp bức và kẻ bị áp bức là chủ đề trong Cựu Ước. Những người khảo cứu Kinh Thánh đã trích ra khỏang 20 danh từ khác nhau diễn tả sự áp bức.
Ví dụ sau đây là niềm tin của dân Chúa chọn mà chúng ta đọc trong Mùa Chay : « Ông tổ tôi là người Aram phiêu bạt, đã xuống Ai cập và đã trú ngụ tại đó cùng với một số người ít ỏi; tại đó chung tôi đã trở thành một dân tộc lớn, mạnh và đông đảo.Nguời Ai cập đã ngược đãi, hành hạ chúng tôi và đặt ách nô lệ lên vai chúng tôi. Bây giờ chúng tôi đã kêu lên cùng Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông chúng tôi; Người đã nghe tiếng chúng tôi, đã thấy cảnh khổ cực lầm than, áp bức chúng tôi phải chịu, Đức Chúa đã giang tay mạnh mẽ uy quyền đã gây kinh hồn táng đởm và thực hiện dấu lạ điềm thiêng, đã đưa chúng tôi ra khỏi Ai cập (Đệ Nhị Luật 26, 5-8)
Kinh Thánh đã diễn tả cảnh áp bức thật sống động và cụ thể : sự áp bức là kinh nghiệm của con người bị chà đạp, hạ nhục, tha hóa, bị bóc lột, bị đói khổ, bị lường gạt và biến thành nô lệ. Và những kẻ áp bức là những kẻ ác độc, vô luân, dã tâm, cao ngạo, tham lam, bạo động và gian ác, chúng là « kẻ thù ». Những ngôn từ đó chỉ dùng cho đời sống và lịch sử của chúng nói lên những kinh nghiệm trực tiếp và của cá nhân người bị áp bức. Thiên Chúa là Đức Chúa đầy lòng thương xót nghe tiếng lầm than của kẻ bị áp bức và giải thoát họ thoát khỏi tay của bọn người gian ác. Thiên Chúa trong Kinh Thánh luôn đứng về phía của những kẻ bị áp bức. Chúa không giảng hòa giữa Maisen và Pharaon cũng như giữa nhũng người Israel bị áp bức và người Ai cập áp bức. Áp bức người khác là một trọng tội không thể dung tha được. Cần phải hủy bỏ ngay sự áp bức. Thiên Chúa đứng về phía người bị áp bức. Như chúng ta đọc trong Thánh Vịnh 103,6 : « Đức Chúa phân xử công mình, bênh vực quyền lợi những ai bị áp bức ».
Khi Chúa Giêsu phải đối đầu với nhà càm quyền, Chúa đã dùng lời lẽ thật cứng rắn và can đảm còn hơn tất cả các tiên tri của Israel. Chúa đã gọi Herode là « con cáo » (Luc 13,32) và đã can đảm tố cáo lòng tham lam của giới thượng lưu, bọn người tham lam tiền bạc, quyền uy và lời tâng bốc. Chúa đã khuyến cáo các môn đệ đừng bắt chước hành dộng như họ : Vua của các dân thì lấy quyền mà thống trị dân và những ai cầm quyền thì tự xưng là ân nhân. Nhưng anh em thì không như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như nguời phục vụ. » (Luc 22, 25-27). Chúa nói về Philatô rất rỏ ràng là ông ấy phải trả lẽ trước mặt Đức Chúa Trời về việc dùng uy quyền : « Ông chẳng có quyền gì nếu Đức Chúa Trời chẳng ban cho ông (Gioan 19,11) ».
Suốt giòng lịch sử của Giáo Hội, người Kitô hữu bị bách hại luôn nhắc lại, luôn cầu khẩn và hát lên những lởi tiên tri của Đức Bà Maria : « Chúa dang tay bủa dương sức mạnh dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ nghèo đói Chúa ban đầy dư, người giàu có lại đuổi về tay không » (Luc 1, 50-53)
Những thế hệ người dân Zimbabwe, suốt một lịch sử lâu dài bị áp bức và cuộc chiến đấu để dược giái phóng, đã nhắc nhở người dân cùng cầu khẩn, hát lên cùng lời kinh như trong Cựu Ước và Tân ớc. Dân chúng đã tìm được sức mạnh, lòng can đảm và sự bền bỉ trong niềm tin vào Chúa Giêsu, Người luôn bênh vực họ. Sứ điệp hy vọng mà chúng tôi muốn gởi đến trong Thư mục vụ này là : Thiên Chúa đúng về phía chúng ta. Chúa luôn nghe lời kêu than của những kẻ nghèo đói và bị áp bức. Chúa sẽ cứu vớt chúng ta.
Kết luận
Chúng tôi kết thúc Thư Mục Vụ này với sự « Ủng Hộ » rỏ ràng và không mơ hồ đối vơí một chính quyền hợp pháp và đạo đức. Cùng trong lúc đó, chúng tôi cương quyết « chống đối » cũng rỏ ràng và không mơ hồ đối với một chính quyền bạo động, áp bức và đe dọa. Chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm của cuộc khủng hoảng hiện tại của xứ sở chúng ta hãy ăn năn sám hối và lắng nghe tiếng dân kêu than. Chúng tôi kêu gọi người dân Zimbabwe hãy ôn hòa trong hòa bình, khi bày tỏ những đòi hỏi chính đáng và đòi hỏi nhân quyền.
.Những lời này kêu gọi một hành động cụ thể, những dấu hiệu và những cử chỉ giữ sống động niềm hy vọng. Chúng tôi mời gọi mọi người tín hữu dành một ngày để cầu nguyện và ăn chay nhịn đói cho xứ sở là ngày 1hứ bảy 14 tháng 4 năm 2007. Sau đó là trong mọi giáo phận trong nước sẽ dành một phút cầu nguyện cho xứ Zimbabwe trong mỗi ngày thứ sáu. Về những chi tiết, mỗi giáo phận sẽ cho biết mọi bố trí và sắp xếp.riêng của từng giáo phận.
Cầu xin Hòa bình của Chúa Kitô Phục Sinh ở cùng với anh chị em. Cầu chúc Một Mùa Phục Sinh thật vui tươi.
+Robert C. Ndlovu, Tổng Giám Mục Harare (ZCBC Chủ Tịch)
+Pius Alec M. Ncube, Tổng Giám Mục Bulawayo
+Alexio Churu Muchabaiwa, Giám Mục Mutare (ZCBC Thư ký/Thủ quỷ)
+Michael D. Bhasera, Giám Mục Masvingo
+Angel Floro, Giám Mục Gokwe (ZCBC Phó Chủ Tịch)
+Martin Munyanyi, Giám Mục Gweru
+Dieter B. Scholz SJ, Giám Mục Chinhoyi
+Albert Serrano, Giám Mục Hwange
+Patrick M. Mutume, Giám Mục Phụ Tá Mutare