Hôm 02/09/2007, “Ngày vì Sự Sống” hàng năn đã được tổ chức ở Seoul, cả người Công Giáo và ngoài Công Giáo đều thúc giục xã hội tự dấn thân vào việc bảo vệ con người và thúc giục chính phủ không dùng sự sống như là một vật thể bằng bất cứ hình thức nào.
Ngày vì Sự sống được khai mạc bằng một thánh lễ trọng thể ở Nhà thờ Chánh Toà Myongdong, do Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin-suk, Tổng Giám Mục của Seoul chủ tế, với sự tham dự của hơn 4.000 người, trong đó có nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các chính trị gia, các đại diện chính phủ cũng như các nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác.
Trong suốt thánh lễ, lời xướng “Quyết tâm bảo vệ sự sống” đã được đọc vang lên, cũng như ánh nến đã được thắp sáng lên để lần hạt nguyện cầu. Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Cheong cho hay: “Thánh lễ phò sự sống này và việc hiệp ý cầu nguyện nhằm phản ánh ưu tư sâu xa của chúng ta trước cơn khủng hoảng trầm trọng của sự sống trong xã hội chúng ta. Chúng ta không thể lơi lỏng việc dấn thân của mình để chuyển hoá nền văn hoá sự chết đang phổ biến sang nền văn hoá sự sống”.
Ngài kết luận: “Đây là thời điểm để mỗi chúng ta tìm kiếm điều gì chúng ta có thể thực hiện để làm cho xã hội chúng ta tôn trọng sự sống và thực hành điều đó trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cần phải quan tâm và lên tiếng chống lại những gì đối nghịch với sự sống”.
Kết thúc thánh lễ “Quyết tâm bảo vệ sự sống”, một bản văn “xác nhận và bảo vệ phẩm giá sự sống con người” và “công bố Tin Mừng sự sống” đã được tuyên đọc. Hơn thế nữa, bản văn cũng yêu cầu chính phủ từ bỏ các chính trị gia và các luật lệ “kích động quan điểm chống lại sự sống”. Bản văn cũng tuyên bố: “Chúng tôi phản đối nghiên cứu phôi người sinh sản vô tính vì nó làm tổn thương đến phẩm giá con người. Chúng tôi yêu cầu chính phủ hủy bỏ ngay lập tức án tử hình và không dùng sinh mạng con người dưới bất cứ hình thức nào vào các mục đích công nghiệp”.
Được biết, Hàn Quốc là một trong những nước tiên phong trong việc nghiên cứu về sinh sản vô tính, nhưng vào ngày 24/11/2005, ông Hwang Woo Suk, giám đốc của một cơ sở nghiên cứu tế bào gốc hàng đầu của thế giới đã phải xin từ nhiệm khỏi chức vụ vì thú nhận đã vi phạm vào các giá trị đạo đức.
Ngày vì Sự sống được khai mạc bằng một thánh lễ trọng thể ở Nhà thờ Chánh Toà Myongdong, do Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin-suk, Tổng Giám Mục của Seoul chủ tế, với sự tham dự của hơn 4.000 người, trong đó có nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các chính trị gia, các đại diện chính phủ cũng như các nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác.
Trong suốt thánh lễ, lời xướng “Quyết tâm bảo vệ sự sống” đã được đọc vang lên, cũng như ánh nến đã được thắp sáng lên để lần hạt nguyện cầu. Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Cheong cho hay: “Thánh lễ phò sự sống này và việc hiệp ý cầu nguyện nhằm phản ánh ưu tư sâu xa của chúng ta trước cơn khủng hoảng trầm trọng của sự sống trong xã hội chúng ta. Chúng ta không thể lơi lỏng việc dấn thân của mình để chuyển hoá nền văn hoá sự chết đang phổ biến sang nền văn hoá sự sống”.
Ngài kết luận: “Đây là thời điểm để mỗi chúng ta tìm kiếm điều gì chúng ta có thể thực hiện để làm cho xã hội chúng ta tôn trọng sự sống và thực hành điều đó trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cần phải quan tâm và lên tiếng chống lại những gì đối nghịch với sự sống”.
Kết thúc thánh lễ “Quyết tâm bảo vệ sự sống”, một bản văn “xác nhận và bảo vệ phẩm giá sự sống con người” và “công bố Tin Mừng sự sống” đã được tuyên đọc. Hơn thế nữa, bản văn cũng yêu cầu chính phủ từ bỏ các chính trị gia và các luật lệ “kích động quan điểm chống lại sự sống”. Bản văn cũng tuyên bố: “Chúng tôi phản đối nghiên cứu phôi người sinh sản vô tính vì nó làm tổn thương đến phẩm giá con người. Chúng tôi yêu cầu chính phủ hủy bỏ ngay lập tức án tử hình và không dùng sinh mạng con người dưới bất cứ hình thức nào vào các mục đích công nghiệp”.
Được biết, Hàn Quốc là một trong những nước tiên phong trong việc nghiên cứu về sinh sản vô tính, nhưng vào ngày 24/11/2005, ông Hwang Woo Suk, giám đốc của một cơ sở nghiên cứu tế bào gốc hàng đầu của thế giới đã phải xin từ nhiệm khỏi chức vụ vì thú nhận đã vi phạm vào các giá trị đạo đức.