Giáo Hội Công Giáo trong một nước Thổ phân biệt Thế quyền và Hồi giáo quyền

I. Thử Nhin Tổng Quát Về Thổ Nhĩ Kỳ

Địa Lý

Thổ Nhĩ Kỳ ở đầu mút Đông Bắc của Địa Trung Hải phía Nam Ấu Châu và Tây Nam Á Châu. Phía Bắc là Biển Đen và phía Tây là Biển Aegea. Lân bang phía Tây của Thổ là Hy Lạp và Bulgaria, Nga, Ukraina và Romania, phía Bắc và phía Tây Bắc (qua Biển Đen) có Georgia, Armenia, Azerbaijan, và phía Đông có Iran, phía Nam có Syria và Iraq. Eo Dardanelles, Biển Marmara, và Eo Bosporus chia cắt đất nước này. Vi trí phức tạp và có nhiều lân bang xoay tứ phía khiến Thổ Nhĩ Kỳ có một thế đứng đa dạng về nhiều mặt. Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu bao gồm một diện tích gần bằng kích cỡ của bang Massachusetts Hoa Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ tại Châu Á thì tương đương với kích cỡ bang Texas. Trung Tâm của Thổ là vùng cao nguyên không có cây cối, nhưng có núi non riềm chung quanh.

Chính tuyền được tổ chức theo chế độ Dân Chủ Công Hòa Đại Nghị. Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ có tên chính thức là: Türkiye Cumhuriyeti. Tổng thống hiện nay: Ahmet Necdet Sezer (2000). Thủ tướng: Recep Tayyip Erdogan (2003). Diện tich đất đai: 297.591 dậm vuông (770.761 km2); tổng diện tích: 301.384 dậm vuông (780.580 km2).

Dân số (2006): 70.413.958 (tỷ lệ tăng trưởng: 1.1%); sinh suất: 16, 6/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 39,7/1000; tuổi thọ: 72,6; mật độ trên dậm vuông: 237. Thủ đô: (2003) Ankara, 3.582.000 (khu thủ đô), 3.456.100 (nội thị). Các thành phố lớn nhất: Istanbul, 9.760.000 (khu thủ đô), 8.831.805 (nội thị); Izmir, 2.398.200; Bursa, 1.288.900; Adana, 1.219.900; Gaziantep, 979.500. Đơn vị tiền tệ: đồng lira Thổ (YTL).

Ngôn ngữ: Turkish (chính thức), Kurdish, Dimli, Azeri, Kabardian. Dân tộc: Turkish 80%, Kurdish 20% (ước tính). Tôn giáo: Hồi (hầu hết tín đồ Sunni) 99, 8%, khác 0, 2% (hầu hết Kitô và Do thái). Biết chữ: 87% (2003).

Toát lược kinh tế: GDP/PPP (2005): $552.7 tỉ; theo đầu người $7.900; tỷ lệ tăng trưởng thật: 5,1%. Lạm phát: 7,7%. Thất nghiệp: 10% (thêm khiếm dụng) là 4,0%). Đất trồng: 30%. Nông nghiệp: thuốc lá, bông, hạt, ôliu, của cải đường, bưởi, cam chanh, súc vật. Lực lượng lao động: 24, 7 triệu: chú thích: khoảng 1,2 triệu người Thổ làm việc ở hải ngoại; nông 35,9%, công 22,8%, dịch vụ 41,2% (quí 3/2004).

Kỹ nghệ: tơ sợi, chế biến thực phẩm, ôtô, đồ điện tử, hầm mỏ (than, nhôm, đồng, boron), thép, dầu lửa, xây dựng, gỗ, giấy. Tài nguyên thiên nhiên: antimony, than đá, chromium, thủy ngân, đồng, borate, lưu huỳnh, quăng sắt, đất trồng, thủy điện lực: Xuất $72, 49 tỉ f.o.b. (2005): giả da, thực phẩm sơ chế, tơ sợi, chế biến kim khí, thiết bị chuyên chở. Nhập: $101, 2 tỉ f.o.b. (2005): máy móc, hóa chất, hàng hóa bán thành phẩm, nhiên liệu, thiết bị chuyên chở. Bạn hàng quan trọng: Đức, Nga, Hoa Kỳ Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Trung hoa (2004).

Giao thông: Điện thoại: các đường chính đang dùng: 19, 5 triệu (1999); di động: 17, 1 million (2001). Trạm phát thanh: AM 16, FM 107, sóng ngắn 6 (2001). Máy phát thanh: 11, 3 triệu (1997). Trạm truyền hình: 635 (cộng 2.934 trạm tiếp vận) (1995). Máy truyền hình: 20, 9 triệu (1997). Cung ứng mạng toàn cầu (ISPs): 50 (2001). Người sử dụng mạng lưới toàn cầu: 2, 5 triệu (2002).

Chuyên chở: Đường rầy: tổng cộng: 8.607 km (2002). Xa lộ: tổng cộng: 385.960 km; có lát: 131.226 km (kể cả 1.749 km đường cao tốc); không lát: 254.734 km (1999). Thủy lộ: khoảng 1.200 km. Cảng: Gemlik, Hopa, Iskenderun, Istanbul, Izmir, Kocaeli (Izmit), Icel (Mersin), Samsun, Trabzon. Sân bay: 120 (2002).

Tranh chấp Quốc Tế

Các tranh chấp phức tạp về biển, hàng không và lãnh thổ với Hy Lạp trong biển Aegea. Vấn đề đảo Cyprus vẫn còn với Hy Lạp. Syria và Iraq phản kháng các dự án thủy điện của Thổ. Syria và Iraq phản đối các dự án thủy lợi, nhằm kiểm soát nước của thượng nguồn sông Euphrates. Thổ nhanh chóng từ chối bất cứ một đòi hỏi nào của Syria về tỉnh Hatay; biên giới Armenia vẫn bị khóa lại vì vụ Nagorno-Karabath.

Lịch Sử

Cao nguyên Anatolia (Thổ thuộc châu Á) bị người Hittite Ấn Âu chiếm cứ vào năm 1900 trước Công nguyên, và sau thời đế quốc Hittite, bị Phrygia và Lydia đánh sụp đổ năm 1200 trước CN. Đế quốc Ba Tư chiếm khu vực này vào thế kỷ thứ VI trước CN, và nhường bước cho đế quốc Roma, rồi về sau sang đế quốc Byzance. Người Thổ Ottoman xuất hiện trước hết, vào đầu thế kỷ XIII, khuất phục các đoàn Mông Cổ và Thổ dồn ép ở các biên giới Byzantium, và bắt các quốc gia vùng Balkan Kitô giáo thành chư hầu của họ. Họ dần dần lan rộng sang miền Cận Đông và Balkan, chiếm Constantinople năm 1453, và tràn như vũ bão vào các cổng thành Vienna hai thế kỷ về sau. Khi ở lúc đỉnh cao, Đế quốc Ottoman trải rộng từ Vịnh Ba Tư đến miền Tây Algeria.

Kéo dài trong 600 năm, đế quốc Ottoman không những là một trong những đế quốc nhiều quyền lực nhất trong lịch sử của miền Địa Trung Hải, mà còn phát sinh thành tựu tràn trề về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, và văn chương Hồi giáo.

Sau thời cai trị của Hồi Vương Süleyman I Vĩ Nhân (the Magnificent) (1494–1566), đế quốc Ottoman bắt đầu suy đồi về chính trị, hành chính và kinh tế. Vào thế kỷ 18, Nga đang tìm cách tự lập thành người che chở các Kitôhữu tại các lãnh thổ Balkan của Thổ. Các tham vọng của Nga được Anh và Pháp thử sức trong Chiến tranh Crimea (1854–1856), Nhưng cuộc chiến tranh Nga Thổ (1877–1878) mang đến độc lập thực sự cho Bulgaria, và giải thoát Romania và Serbia, khỏi phải trung thành theo danh nghĩa với Hồi vương (Sultan). Thổ suy yếu, trở nên một kích thích cho những giới trẻ phóng khoáng, được biết là Các Thanh Niên Thổ, khởi loạn năm 1909. Họ buộc Hồi vương Abdul Hamid phải ban hành một hiến pháp, và thành lập chính quyền tự do. Tuy nhiên, những cuộc cải cách không là cản trở, khi họ thất bại hơn nữa trong cuộc chiến tranh với Ý (1911–1912), và chiến tranh vùng Balkan (1912–1913). Thổ đứng về phía Đức trong Thế Chiến I, và kết quả là mất lãnh thổ, khi kết thúc chiến tranh.

Các biên giới Thổ hiện hành được vẽ năm 1923 tại Hội Nghị Lausanne, và Thổ trở nên một nước Cộng Hòa với Kemal Ataturk làm Tổng thống đầu tiên. Quyền Hồi vương (Khalip và Calif) bị bãi bỏ và đất nước bắt đầu được hiện đại hóa, cải cách, và kỹ nghệ hóa dưới quyền lãnh đạo Ataturk. Ông thế tục hóa xã hội Thổ, chế ngự vai trò thống trị của Hồi giáo, và thay thế hệ thống mẫu tự Ả Rập để viết tiếng Thổ bằng hệ La tinh. Sau khi Ataturk chết năm 1938, thì chính quyền đại nghị, và hệ thống đa đảng, đã bắt rễ sâu tại Thổ, dù có những thời kỳ bất ổn và khoảng gian chế độ cai trị quân quản ngăn ngủi. Đứng trung lập trong hầu hết Thế chiến II, Thổ tuyên chiến ngày 23/2/1945 với Đức và Nhật Bản, nhưng không dự phần tích cực trong cuộc tranh chấp. Thổ trở nên một thaành viên đầy đủ của NATO năm 1952, ký tên trên thỏa thuận Balkan (1953), gia nhập Hiến Chương Baghdad (1955; và về sau CENTO), gia nhập Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế Châu Âu (CEEC) và Hội Đồng Châu Âu, và trở nên một hội viên thông tấn trong Thi Trường Chung Châu Âu năm 1963.

Như thế về mặt chính trị, tuy là một nước đa số là Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ có chân trong nhiều tổ chức Kinh tế và chính trị Châu Âu. Nhưng nền tảng văn hóa Châu Âu là Kitôgiáo. Chính điểm này làm cho Thổ vẫn xa lạ trong môi trường xã hội Châu Âu, dù Thổ đã nhiều lần muốn gia nhập tổ chức Liên Âu ngày nay.

Thổ dung hải không quân xâm lăng Cyprus ngày 20/7/1974, sau khi thất bại về những cố gắng ngoại giao nhắm giải quyết các tranh chấp giữa cư dân Cyprus gốc Thổ và gốc Hy Lạp. Thổ đơn phương tuyên bố đình chiến ngày 16/8, sau khi đã giành được quyền kiểm soát 40% hòn đảo. Những cư dân Cyprus gốc Thổ thiết lập quốc gia riêng của họ ở phía Bắc hòn đảo ngày 13/2/1975. Tháng 7/1975, sau ba mươi ngày cảnh báo trước, Thổ nắm quyền kiểm soát các cơ sở Hoa Kỳ, trừ căn cứ phòng thủ liên hợp tại Incirlik, mà Thổ chỉ dành cho “các nhiệm vụ của NATO”

Việc thành lập chính quyền quân sự vào tháng 9/1980 chặn đứng việc sa vào tình trạng vô trật tự, và đem đến một số cải thiện trong kinh tế. Một Đại Hội lập hiến, gồm Hội Đồng An Ninh quốc gia, sáu thành viên và các thành viên do họ bỏ nhiệm, phác thảo một hiến pháp mới. Hiến pháp có được một đa số áp đảo là 91,5% số cử tri chầp nhận ngày 6/11/1986 trong một cuộc trưng cầu dân ý. Tình trạng thiết quân luật dần dần được bãi bỏ. Tuy nhiên, giới quân sự tiếp tục nắm quyền kiểm soát đất nước.

Khoảng 12 triệu người Kurd, đúng 20% dân số Thổ, sống ở miền Tây Nam Thổ. Tuy nhiên, Thổ không chính thức nhìn nhận người Thổ là nhóm thiểu số, và vì thế, họ mất các quyền được bảo vệ. Người Kurd và văn hóa Kurd bị đàn áp. Điều này khiến cho Đảng Công Nhân người Kurd (PKK) nổi dậy năm 1984. Một chiến dịch khủng bố người Kurd hiếu chiến dưới quyền Abdullah Ocalan lãnh đạo. Mặc dù phong trào du kích trước tiên tìm kiếm độc lập, thì cuối thập niên 1980, người Kurd nổ loạn, muốn có một quốc gia, hay một liên bang với Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 35.000 người đã chết trong các đụng độ giữa các quân nhân và PKK trong các thập niên 1980 và 1990. Ngày 16/2/1999, Ocalam bị bắt. Ông bị xử và bị tin chắc là phản bội, và chủ trương phân ly ngày 2/6/1999, và bị án tử hình.

Ngày 17/8/1999, miền Tây Thổ bị cơn địa chấn (chấn động lan rộng đến 7, 4 độ) khiến hơn 17.000 chết và 200.000 ngườiv vô gia cư. Một trận động đất lớn mạnh khác lại xảy ra vào tháng Mười Một.

Xây dựng trên đường ống dẫn dầu dài 1.100 dậm, chi phí ba tỉ đồng, chạy từ Baku, Azerbaijan, đến thành phố cảng Ceyhan ở Địa Trung Hải vào tháng Chín/2002. Đường ống dẫn dầu được khai trươg tháng 7/2006. Vào đợt bầu cử tháng 11/2002, Đảng Công Lý và Phát Triển (AK) mới được thành hình, đã giành thắng lợi. Lãnh tụ Đảng, Recep Tayyip Erdogan, bị ngăn trở, không lên làm thủ tướng. Tuy nhiên, vì người ta tín chắc ông “nhấn mạnh đến hận thù tôn giáo”, khi ngâm một bài thơ Hồi giáo tại một cuộc tụ tập năm 1998. Một lãnh tụ AK bình dân khác, Abdullah Gul, phục vụ với tư cách thủ tướng, cho đến khi luật Kurd được tu chính, lại cho phép Erdogan tranh một ghế tại nghị viện. Ông giành thắng lợi dễ dàng. Gul từ chức thủ tướng, mở đường cho Erdogan.

Tháng 3/2003, quan hệ Hoa Kỳ Thổ bị căn thẳng trầm trọng khi nghi viện thất bại sít sao trong việc thông qua một nghị quyết cho phép Hoa Kỳ dùng các căn cứ Thổ làm bệ phóng cho một cuộc chiến tranh sắp xảy ra, chống lại Iraq, nhưng Hoa Kỳ đã hứa viện trợ kinh tế mà quốc gia này rất cần.

Thàng 11/2003, hai cuộc tấn công đánh vào Istanbul. Ngày 17/11, bom chở trên xe tải phát nổ gần hai đền thờ Do Thái; ngày 12/11, tòa Lãnh Sự Anh và một Ngân Hàng Anh bị lấy làm mục tiêu tấn kích. Hơn 50 người bi giết, và có nhiều trăm người bị thương trong các cuộc tấn công; người ta tin là al-Qaeda phải chịu trách nhiệm.

Trong một nỗ lực làm cho mình trở nên dáng chú ý hơn, đối với việc Thổ có thể trở thành hội viên LHQ, Thổ đã bắt đầu chắp vá lại một số luật và chính sách có tính cách áp chế. Năm 2003, nghị viện nước này thông qua một luật giảm nhẹ vai trò quân sự trong đời sống chính trị, và đề tạo ân xá cho đảng viên PKK, mà nhiều người trong họ chạy tìm tá túc ở Bắc Iraq. Năm 2004, Truyền hình quốc gia Thổ phát đi chương trình ngôn ngữ Kurdish đầu tiên, và chính quyền trả tự do cho bốn người hiếu động được ra khỏi nhà tù. Thổ cũng bãi bỏ án phạt từ hình trong tất cả mọi trường hợp trừ một trường hợp đặc biêt.

Thàng 4/2007, thủ tướng Erdogan bổ nhiệm Bộ trưởng ngoại giao Abdullah Gul, một người theo chủ nghĩa Hồi giáo, làm ứng viên của đảng cầm quyền, lên làm tổng thống trước các chống đối của phe quân nhân, Ông này về mặt lịch sử là người bênh vực một quốc gia thế tục. Tuy nhiên, Gul không chiếm được đa số ba phần tư trong nghị viện, và một toà án hiến pháp thủ tiêu cuộc bỏ phiếu, và dẫn chứng là thiếu túc số. Có nhiều người theo chủ nghĩa thế tục trong nghị viện. Họ cáo giác Gul là có một kế hoạch thi hành chủ nghĩa Hồi giáo, tẩy chay cuộc bầu cử. Gul rút lui khỏi cuộc chạy đua vào thàng Năm. Nghi viện đặt ra một đợt bầu cử mới vào thàng Bẩy.

Một quả bom mạnh, xẹt nhanh qua một khu sắm hàng, đông đúc người tại Ankara vào tháng Năm, giết chết sáu người và làm bị thương mấy chục người. Các viên chức Thổ cáo giác các chiến binh Thổ đã tiến hành cuộc tấn công.

II. Giáo Hội Công Giáo Trong Một Nước Hồi Giáo Á Châu Có Thể Gia Nhập Liên Âu

Thiểu Số Công Giáo Tại Thổ

Giáo hội Công giáo tại Thổ là thành phần thuộc về Giáo hội Công giáo Roma toàn cầu, đưới quyền lãnh đạo tinh thần của Dức Giào Hoàng và giáo triều tại Roma.

Chỉ có khoảng 35.000 người Công giáo, tức 0,05% toàn thể dân số, trong một nước có truyền thống Hồi giáo này. Các tín đồ đếu theo nhiều nghi lễ: La Tinh, Byzance, Armenia, và Chaldea. Cộng đồng Công giáo bị sốc vì Cha Andrea Santoro, một nhà truyền giáo Ý làm việc ở Thổ trong mười năm, bị bắn hai lần tại nhà thờ của ngaài, gần Biển Đen. Ngài đã viết một lá thư gửi Đức Giáo Hoàng xin ngài đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ.

Đức Giáo Hoàng Benêđictô XVI đã viếng thăm Thổ vào tháng 11/2006. Các quan hệ đều rắn như đá, từ khi Đức Bênêđictô XVI đã nói rõ ngài chống đối việc Thổ gia nhập Liên Ấu. Hội Đồng các Giám Mục Công Giáo đã gặp gỡ với thủ tướng Thổ năm 2004 để thảo luận về những hạn chế và những khó khăn như các vấn đề về tài sản.

Cấu Trúc Của Giáo Hội Công Giáo Thổ

Hiện gồm có:

Giáo Phận Đại Diện Tông tòa Anatolia- Nghi lễ La tinh

Tổng Giáo Hạt Diarbekir (Amida) – Nghi lễ Chaldea

Tổng Giáo Hạt Istanbul – Nghi lễ Armenia

Giáo khu Tông Tòa Istanbul – Nghi Lễ Byzance

Giáo Phận Đại Diên Tông Tòa Istanbul – Nghi lễ La tinh

Tổng Giáo Phận Izmir (Smirne) – Nghi lễ La tinh

Tổng Giáo Phận Công Giáo Izmir

Tổng Giáo Phận Đô Thị İzmir, thuộc Giáo Hội Công giáo Roma (La tinh: Archidioecesis Smyrnensis) là một lãnh thổ giáo hội hay giáo phận của Giáo hội Công giáo Roma tại Thổ Nhĩ Kỳ. Giáo phận này được Đức Piô VII thành lập ngày 18/3/1818, mà không có các giáo tòa phụ, vẫn hay đi kem theo Tổng Giáo phận chính.

Nhà thờ Mẹ của Tổng Giáo phận, và cũng là ngai tòa của Tồng Giám Mục là Nhà Thờ Lớn Thánh Gioan. Tổng Giám Mục hiện hành là Đức Ruggero Franceschini, OFM Cap, đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngày 11/11/2004.

Danh mục các Tổng Giám Mục İzmir

Andrea Policarpo Timoni (1879 - 1904); Domenico Raffaele Francesco Marengo, OP (1904 - 1909); Giuseppe Antonio Zucchetti, OFM Cap (1909 - 1920); Giovanni Battista Federico Vallega (1921 - 1929); Eduardo Tonna (1929 - 1937); Joseph Emmanuel Descuffi, CM (1937 - 1965); Alfred Cuthbert Gumbinger, OFM Cap (1965 – 1966; Giovanni Enrico Boccella, TOR (1967 - 1978); Domenico Caloyera, OP (1978 - 1983); Giuseppe Germano Bernardini, OFM Cap (1983 - 2004); Ruggero Franceschini, OFM Cap (2004 - hiện nay)

Cuộc Viếng Thăm Thổ Mới Nhất Của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI Ngày 30/11/2006: Ý Nghĩa Đối Thoại Đại Kết

Theo tin CAN từ Boston ngày nói trên lúc 12.00 sáng, khi nhiều người trên khắp thế giới cầu nguyện cho cuộc viéng thăm hiện nay của Đức Bênêdictô đến Thổ, các vị hữu trách Chính thống và Công giáo Rôma ở Boston, cũng như các vị ở Denver, đã có các phát biểu, cam kết cầu nguyện riêng cho chuyến Đức Thánh Cha thăm viếng được thành công,cùng với Giáo Phụ Đại Kết Bartholomew tại Istanbul tuần này.

Trong phát biểu chung của các ngài, Đức Tổng Giáo Chủ Methodios, và Hồng Y Seán O'Malley nói rằng các ngài đang cầu nguyện cho “sự an toàn và cuộc đối thoại đại kết có kết quả của các nhà lãnh đạo Giáo Hội thế giới tương ứng”.

Các vị chức sắc nói rằng các ngài hy vọng cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Phụ Đại Kết Bartholomew và Đức Giáo Hoàng Bênêdictô, “hai người xây dựng cầu nối” và “kiến tạo hòa bình” của Kitôgiới tông tòa, sẽ ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa các giáo hội tương ứng của các ngài và có một tác động sâu xa lên quyền tự do tôn giáo và việc nhìn nhận quyền lợi của nhóm thiểu số.”

Các vị chức sắc Chính Thống Hy Lạp và Công Giáo Rôma ở Denver cũng nói như thế. Tổng Giám Mục Charles Chaput cũng nói rằng điều quan trọng là cầu nguyện cho chuyến đi thành công, ngõ hầu “thiết lập cuộc đối thoại với người Hồi giáo, nhưng cũng yểm trợ Giáo Hội Chính thống Hy Lạp”.

Tổng giáo chủ Isaiah, trong một bài nói trực tiếp mới đây với các giáo xử của ngài, đã nói rằng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ có “một tác động tích cực đến đường lối chính quyền Thổ nhìn đến nhóm thiểu số Kitô giáo ở Thổ”.

Vị giáo chủ Denver phát biểu rằng: “Các Giáo hội Chính thống và Giáo hội Công giáo Roma tạo nên một Giáo hội Kitô duy nhất, đơn nhất, thống nhất của thiên niên kỷ thứ nhất. Các thế lực lịch sử, chính trị và văn hóa, không may đã tạo ra một cái nêm không tự nhiên, giữa Kitôgiới Đông và Tây đã hơn một nghìn năm qua. Cả hai Kitôgiới Công Giáo và Chính Thống đều ước vọng tâm huyết là trông thấy vết chia cắt này nhỏ hẹp lại, và lại một lần nữa tái thống nhất Giáo hội.”

Tài Liệu

http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=8178
http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholic_Archdiocese_of_Izmir
http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Turkey
http://www.infoplease.com/ipa/A0108054.html