Tìm Hiểu Giáo Hội Công Giáo Lào (Ai Lao)
I. Giới Thiệu Tổng Quát
Ta thử nhìn qua đất nước Lào về địa lý địa hình, lịch sử, chính quyền, kinh tế, dân cư, ngôn ngữ, tôn giáo và hệ thông giáo dục của Lào
Cộng Hòa Nhân Dân Lào hiện nay là một nước nằm gọn trong đất liển không có bờ biển, chỉ có chung biên giới phía Bắc với Trung Hoa, phía Tây với Myanmar, phía Đông với Việt Nam và phía Nam với Thái Lan và Kampuchia. Diện tích toàn thể là 235.000 cây số vuông (một diện tích nhấp nhỉnh lớn hơn Nước Anh), chừng 70% diện tích đất là núi non, cao nguyên.
Miền Nam và Trung Lào nằm sát ngay phía Tây Cao Nguyên Miền Trung Việt Nam, một dãy núi khủng khiếp với chiều cao trung bình là 1.200 m. Chính dãy núi này đã từ lâu chia hai nền văn minh Ấn hóa và Hán hóa trong vùng. Tấ cả các chi lưu miền Tây dẫy này đổ vào sông Cửu Long. Con sông này làm thành một phần lớn biên giới tự nhiên với Thái Lan, và tiếp tục xuyên qua Kampuchia và Nam Việt Nam vào Biển Nam Trung Hoa. Sông Cửu Long và các chi lưu chảy vào đó luôn là trung tâm ở nền văn minh và văn hóa Lào, thực sư hầu hết dân số của nước này sống trong các đồng bằng phì nhiêu sát cạnh đó.
Nằm ở giao lộ đất liền Đông Nam Á, lãnh thổ của nước Cộng Hòa Nhân Lào hiện nay trong khoảng 350 năm là trung tâm của vương quốc Lan Xang. Từ khi Lan Xang chết đi, lãnh thổ Lane Xang thường là đấu trường tranh chấp rộng lớn hơn giữa nhiều lân bang hùng mạnh hơn.
II. Sơ Nét Về Văn Hóa Lào
Lan Xang là một vương quốc giàu quyền lực và thịnh vượng trong khoảng 350 năm (1356-1695) Sau khi Lan Xang tan rã trở thành ba vương quốc nhỏ hơn: Luang Prabang, Vientiane và Champassak, thì đấu trường tranh chấp lãnh thổ Lào giữa các lân bang tan loãng dần.
Đươc thống nhất và hòa bình từ 1975, nước Lào hiện đại bị buộc phải đi theo chế độ giống như Việt Nam, với nhãn hiệu bề ngoài là dân chủ, cộng hòa, xã hội chủ nghĩa, vẫn tiếp tục là một xứ nghèo nàn, lạc hậu với một số cải cách kinh tế chỉ có tính cách tạm thời, chưa triệt để, phụ thuộc vào Việt Nam. Nguồn lợi hầu như dựa vào thu nhập mới của hoạt động du lịch và thủy điện.
Trong lãnh vực văn hóa Lào, chủ yếu vẫn chỉ đồ dệt và thêu, với một số truyền thống biểu diễn cổ điển và dân gian.Là một trong những nước đa chủng đa văn hóa, Lào cống hiến cơ hội chưa được khai thác cho những tác động hỗ tương và trao đổi văn hóa lẫn nhau.
Sơ nét văn hóa Lào cho thấy nỗ lực quan trọng đầu tiên để hình dung hạ tầng văn hóa của một xứ hấp dẫn nhưng tài liệu nghèo nàn. Hạ tầng này gồm có nhiều mảng như vào thăm một cuộc triển lãm: Khảo Cổ, Cạnh Tranh Và Huân Huy Chương, Lễ Hội, Phim, Tài Trợ, Chính Sách Văn Hóa Và Hạ Tầng Kiến Trúc, Di Sản, Trao Đổi Quốc Tế, Thư Viện, Văn Học, Văn Hóa Quần Chúng, Phương Tiện Truyển Thông (Phát Thanh, Báo Chí, Xuất Bản, Mạng Lưới Quốc Tế), Nghệ Thuật Biểu Diễn, Nghiên Cứu, Du Lịch, Huấn Luyện, Nghệ Thuật Nghe, Và Nghệ Thuật Thanh Niên Của Chính Quyền.
III. Vài Hàng Lịch Sử Nước Lào
Thời Kỳ Trước Khi Độc Lập Năm 1954
Lịch sử Lào theo qui ước có vết tích từ khi vương quốc Lane Xang được Fa Ngum lập nên năm 1353. Các người kế vị ông nhất là vua Phorisarath vào thế kỷ 16, giúp thiết lập Phật Giáo Theravada (Phật Giáo Tiểu Thừa) như tôn giáo thống quát của quốc gia.Vào thế kỷ 17, Lan Xang đi vào thời kỳ sa sút và cuối thế kỷ 18 Xiêm (Thái Lan ngày nay) kiểm soát phần lớn nước Lào ngày nay. Miền này bị chia làm ba tiểu quốc, phụ thuộc tập trung vào Luang Prabang ở miền Bắc, Vientiane ở miền trung và Champassak ở miền Nam. Nước Lào Vientiane khởi loạn năm 1828 nhưng bị đánh bại và khu vực này bị sát nhập vào Xiêm. Sau khi chiếm Việt Nam, Pháp sát nhập Lào vào trong Đông Dương thuộc Pháp (Đông Pháp) qua các thỏa hiệp với Xiêm năm 1893 và 1904.
Trong Thế Chiến II, người Nhật chiếm Đông Pháp. Khi Nhật đầu hàng, phe quốc gia Lào tuyên bố Lào độc lập. nhưng vào đầu năm 1946, quân Pháp đã chiếm lại xứ này và dành quyền tự trị hạn chế cho Lào.
Trong Chiến tranh Đông Pháp lần I (1945-1954), Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập tổ chức kháng chiến Pathet Lao lo việc giành độc lập cho Lào. Lào lấy được độc lập hoàn toàn, sau khi Pháp bị cộng sản Việt Nam đánh lại và hội nghị hòa bình tại Geneva sau đó năm 1954.
Thời Kỳ Vương Quốc Lào
Những cuộc bầu cử được nhóm năm 1955, và chính quyền liên hiệp đầu tiên, do Hoàn thân Souvanna Phoum lãnh đạo, được thành hình năm 1957. Năm 1960 các thành phân của quân đội dàn dựng một chính biến, yêu cầu cải tổ chính phủ trung lập. Chính phủ liên hiệp thứ hai, một lần nữa, do Phouvanna Phouma lãnh đạo, đã nắm quyền không thành công. Các lực lượng phe hữu dưới quyền tướng Phoumi Nosavan đã đẩy lui chính phủ trung lập khỏi quyền bính về sau cùng năm đó.
Một Hội Nghị thứ hai tại Geneva nhóm năm 1961-62, tiên liệu cho nền độc lập và trung lập của Lào, nhưng cả Hoa Kỳlẫn Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam bác bỏ thỏa hiệp và chiến tranh nhanh chóng tái phát. Hoa Kỳ lầm lẫn là đã để nước Lào trung lập làm lợi cho các mưu toan của phe Cộng Sản (lợi dụng đường mòn Hố Chí Minh để chuyển quân, quân trạng, quân dụng và vũ khí). Chính quyền và quân đội Lào thường đứng trung lập trong cuộc tranh chấp. Hoa Kỳ Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam phá vỡ thỏa hiệp bằng cách thành lập các quân đội đặc nhiệm tư nhân. Hiện diện quân sự ngày càng tăng của Hoa Kỳ, Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam vào vùng biên giới Lào ngày càng kéo Lào vào Chiến Tranh Đông Dương lần thứ Hai (1954-1975). Trong gần một thập niên, miền Đông Lào bị nhiều lần oanh tạc nặng nề trong suốt lịch sử cuộc chiến, khi Hoa Kỳ và Nam Việt Nam tìm cách phá hủy đường mòn Hồ Chí Minh và đánh phá quân B1ăc Việt Nam đi qua khắp miền Đông Lào, tức phía Tây dãy Trường Sơn ở trung và cao nguyên Nam Việt Nam. Nhiều lần Việt Nam, cả Bắc lân Nam đem quân xâm nhập nước này.
Ít lâu sau Thỏa Hiệp Hòa Bình Paris giữa, Haa Kỳ, Nam Việt Nam, Miền Bắc Việt Nam và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, làm nhụt nhuệ khí chiến đấu của phe tự do, dẫn đến việc Mỹ rút quân lực khỏi Việt Nam, một cuộc ngưng bắn giữa Pathet Lào và chính phủ dẫn tới một chính phủ liên hiệp mới Tuy nhiên, Bắc Việt Nam không bao giờ thực sự rút quân khỏi Lào, và Pathet Lào trở thành phần nào như một quân đội đặc nhiệm cho các quyền lợi của Cộng Sản Việt Nam. Sau khi miền Nam sụp đổ, chủ yếu vì Hoa Kỳ bỏ chạy giữa chừng cuộc chiến vì nhiều nguyên nhân, vào 30/41975, thì Pathet Lao, qua hậu thuẫn của Bắc Việt Nam, có thể nắm toàn quyền, dù không kháng chiến bao nhiêu. Ngày 2/12/1975, nhà vua bị buộc phải từ bỏ ngai vàng và chế độ Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân kiểu Việt Nam thành hình.
Thời Kỳ Cộng Sản Nắm Quyền / Thời Hiện Đại
Chính phủ Cộng sản mới do Kaysone Phomvihane lãnh đạo, áp đặt cách làm quyết định kinh tế, từ chế độ trung ương tập quyền, và bỏ tù nhiều thành viên của chính quyền trước và quân đội vào các nơi gọi là “Trại Học Tập Cải Tạo”, trong đó có cả người Hmong.Trong khi mang danh nghĩa độc lập, trong nhiều năm chính quyền Cộng sản thực sự không khác gì một chế độ bù nhìn do Việt Nam điểu khiển. Các chính sách của chính quyền khiến cho chừng 10% dân số Lào bỏ nước ra đi. Lào lệ thuộc nặng nề vào viện trợ Xô Viết qua tay Việt Nam, cho đến khi chế độ Liên Xô sụp đổ năm 1991. Trong những năm chín mươi thế kỷ XX, Đảng cộng sản vẫn áp dụng chính sách trung ương tập quyền về kinh tế, đồng thời vẫn nắm độc quyền chính trị. Nói chung các mặt đều lệ thuộc Việt Nam, nhất là về kinh tế và chính trị cho đến nay. Vì thế Lào vẫn còn là một nước mất cả chủ quyền kinh tế lẫn chính trị.
Tháng Mười Hai 1975, Đảng Cách Mạnh Nhân Lào (LPRP) được tuyên bố là đảng cầm quyến của nước Lào được đặt tên mới là Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Đảng này vẫn cai trị từ đó đến nay.
Thập niên thứ nhất sau 1975 là một thời kỳ khó khắn ghê gớm cho nhân dân Lào. Khoảng 10% dân số bỏ nước ra đi, kể cả nhiều người học vấn và có tay nghề giỏi. Từ 1975 đến 1985, nền kinh tế tăng trưởng ít nhất 3% mỗi năm, chỉ đủ nuôi dân phần nào, và một mưu toan thất bại muốn tập thể hóa nông nghiệp trong cuối thập niên 70 làm ngựng trệ sản xuất trầm trọng. Tại Đại Hội Đảng năm 1986. ban lãnh đạo loan báo một loạt cải tổ xã hội và kinh tế được biết một cách chung là chintanakan mai ('sáng tạo mới'),, chính sqách này giống như chính sách đổi mới ('cải cách')của Việt Nam. Trọng yếu cho cuộc cải cách này là việc chấp nhận Cơ Chế Kinh Tế Mới (NEM). Đó là kế hoạch được thiết kế nhằm thay đổi nền kinh tế từ việc lập kế hoạch trung ương, và hướng đến doanh nghiệp tự do, đồng thời mở cửa tiếp nhận đầu tư ngoại quốc. Cải cách này đã có một tác dụng tích cực làm phát triển các xí nghiệp tư nhân, tăng nhanh lượng khách đến du lich, phát triển ngoại thương và đầu tư từ bên ngoài và sau thập niên đã qua, mức tăng ttrường GDP tăng trưởng bình quân 6% mỗi năm. Tuy nhiên Lào vẫn lệ thuộc vào yềm trợ từ các nước tặng phẩm quốc tế, nhất là do thiếu hụt ngân sách trong nước.
Bối cảnh đó la nền tảnh cho giáo hội Công giáo sinh hoạt thật kho khăn, vì các cính sách bài tôn giáo của chế độ Cộng Sản.
IV. Giáo Phận Tông Tòa Luang Prabang
Giáo Phận Tông Tòa Luang Prabang (La tinh: Apostolicus Vicariatus Luangensis Prabangensis) là một giáo phận đại diện Tông Tòa ở miền Bắc Lào. Giáo phận này được thành lập ngày 11/3/1963, khi tách ra từ Giáo Phận Tông Tòa Vientiane. Diện tích Giáo Phận là 83.700 cây số vuông, và 2.560 người trong 1,2 triệu công dân trong khu vực là tín đồ Công giáo
Giáo phận Đại Diện Tông Tòa bao trùm các tỉnh miền Bắc, gồm Luang Prabang, Xaignabouli, Oudomxai, Phongsali, Louang Namtha và Bokeo. Giáo phận chỉ có 6 giáo xứ và một linh mục coi sóc.
Từ khi Cộng Sản chiếm Lảo năm 1975, thì Giáo hội Công giáo tại Giáo phận đại diện tông tòa Luang Prabang bị đàn áp mạnh mẽ. Ba nhà thờ lúc đó ở Luang Prabang, thì một trong ba đã bị phá hủy, một biến thánh trạm cảnh sát và một được dùng làm nhà ở. Như thế Giám mục chỉ được phép đi lại tới hai trong sáu tỉnh, cụ thể là Luang Prabang và Xaignabouti, và cũng phải ở lại, vì nhà nước không cho phép ngài ở lại thường xuyên tại miền Bắc.
Tuy nhiên mới đây tình hình bắt đầu có cải thiện: năm 2005, nhà thờ đầu tiên từ 1975 được thánh hiến tại Ban Pong Vang (Xaignabouli); trong năm 2003 giáo hội được phép mua đất tại Luang Prabang để xây một nơi ở bên trong giáo phận.
Các Giám mục
Ngai của đại diện tông tòa bị bỏ trống từ năm 1975. Từ đó giáo phận đã được một Giám Quản Tông Tòa lãnh đạo, đó là Giám Quản Banchong Thopanhong (Apostolic Administrator), từ tháng Từ năm 1999; Thomas Nantha (Apostolic Administrator), ngày 29/11/1975 - l7/4/1984; Alessandro Staccioli, O.M.I., 26/9/1968 – 29/9/1975; Lionello Berti, O.M.I.,1/3/1963 - 24/2 1968.
V. Giáo phận đại diện tông tòa Pakse (Latinh: Apostolicus Vicariatus Paksensis)
Giáo phận có diện tích là 45.000 cây số vuông, thuộc miền Nam Lào. Đây là Giáo phận lớn nhất thứ hai trong các giáo phận tại Lào. Số người công giáo là 14.519 (1, 3% dân số khu vực), trong 1 triệu người ở khu vực (2003). Một nửa số họ là những thành phần dân tộc thiểu số.
Giám mục: Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun
Giáo phận đại diện Tông tòa Pakse (Latinh: Apostolicus Vicariatus Paksensis) là một đơn vị quan trọng trong Giáo Hội Công giáo Rôma tại Lào. Vị Đại Diện Tông Tòa từ năm 2000 là Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun. Giáo phận được thành lập năm 1967, khi được tách ly từ giáo phận đại diện tông tòa Savannakhet.
Giáo phận bao gồm các tỉnh Champasak, Salavan, Xekong và Attapu, tuy nhiên hầu hết người Công giáo sống ở Champasak và Saravan. Giáo phận có 26 giáo xứ, 3 linh mục và 19 nữ tu Dòng Thánh Phaolô de Chartres và Dòng Mến Thánh giá.
Các Giám mục
Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun (từ 30/10/2000); Thomas Khamphan (10/7/1975-30/10/2000; Jean-Pierre Urkia, M.E.P. (12/6/1967 - 10/7/1975).
Vi. Giáo Phận Tông Tòa Savannakhet
Giáo phận đại diện tông tòa Savannakhet (Latinh: Apostolicus Vicariatus Savannakhetensis) là một đơn vị của Giáo hội Công giáo Rôma tại Lào. Bao trùm một diện tích là 48.100 cây số vuông thuộc miền trung Lào, giáo phận này lớn nhất trong các giáo phận tại Lào. Người Công giáo có 12,500 tín đồ trong 2.7 triệu người trong khu vực.
Giáo phận bao gồm các tỉnh Savannakhet, Khammouan và Bolikhamxai. Giáo phận có 54 giáo xứ, 6 linh mục.
Lịch Sử
Phủ Doãn Tông Tòa Thakkek được thiết lập ngày 21/11/1950, khi giáo phận Lào được chia thành hai phần. Phần phía Tây tại Thái Lan trở thành Giáo Phận Tông Tòa Thare, trong khi phần thuộc Lào trở nên một Phủ Doãn Tông Tòa. Ngày 24/2/1959, phủ doãn được nâng lên hàng giáo phận tông tòa. Năm 1963, giáo phận đổi tên là Savannakhet, mặc dù trung tâm vẫn ở tại Thakhek, tỉnh Khammouan. Năm 1967 phần phía Nam của giáo phận tách lập thành giáo phận Pakse.
Các Giám Mục
Jean Sommeng Vorachak, từ ngày 21/4/1997; Jean-Baptiste Outhay Thepmany, 10/7/ 1975 - 21/4/1997; Pierre-Antonio-Jean Bach, M.E.P., 28/6/1971 - 10/7/1975; Jean-Rosière-Eugène Arnaud, M.E.P., 17/7/1950 - 10/10/1969
Tài liệu:
I. Giới Thiệu Tổng Quát
Ta thử nhìn qua đất nước Lào về địa lý địa hình, lịch sử, chính quyền, kinh tế, dân cư, ngôn ngữ, tôn giáo và hệ thông giáo dục của Lào
Cộng Hòa Nhân Dân Lào hiện nay là một nước nằm gọn trong đất liển không có bờ biển, chỉ có chung biên giới phía Bắc với Trung Hoa, phía Tây với Myanmar, phía Đông với Việt Nam và phía Nam với Thái Lan và Kampuchia. Diện tích toàn thể là 235.000 cây số vuông (một diện tích nhấp nhỉnh lớn hơn Nước Anh), chừng 70% diện tích đất là núi non, cao nguyên.
Miền Nam và Trung Lào nằm sát ngay phía Tây Cao Nguyên Miền Trung Việt Nam, một dãy núi khủng khiếp với chiều cao trung bình là 1.200 m. Chính dãy núi này đã từ lâu chia hai nền văn minh Ấn hóa và Hán hóa trong vùng. Tấ cả các chi lưu miền Tây dẫy này đổ vào sông Cửu Long. Con sông này làm thành một phần lớn biên giới tự nhiên với Thái Lan, và tiếp tục xuyên qua Kampuchia và Nam Việt Nam vào Biển Nam Trung Hoa. Sông Cửu Long và các chi lưu chảy vào đó luôn là trung tâm ở nền văn minh và văn hóa Lào, thực sư hầu hết dân số của nước này sống trong các đồng bằng phì nhiêu sát cạnh đó.
Nằm ở giao lộ đất liền Đông Nam Á, lãnh thổ của nước Cộng Hòa Nhân Lào hiện nay trong khoảng 350 năm là trung tâm của vương quốc Lan Xang. Từ khi Lan Xang chết đi, lãnh thổ Lane Xang thường là đấu trường tranh chấp rộng lớn hơn giữa nhiều lân bang hùng mạnh hơn.
II. Sơ Nét Về Văn Hóa Lào
Lan Xang là một vương quốc giàu quyền lực và thịnh vượng trong khoảng 350 năm (1356-1695) Sau khi Lan Xang tan rã trở thành ba vương quốc nhỏ hơn: Luang Prabang, Vientiane và Champassak, thì đấu trường tranh chấp lãnh thổ Lào giữa các lân bang tan loãng dần.
Đươc thống nhất và hòa bình từ 1975, nước Lào hiện đại bị buộc phải đi theo chế độ giống như Việt Nam, với nhãn hiệu bề ngoài là dân chủ, cộng hòa, xã hội chủ nghĩa, vẫn tiếp tục là một xứ nghèo nàn, lạc hậu với một số cải cách kinh tế chỉ có tính cách tạm thời, chưa triệt để, phụ thuộc vào Việt Nam. Nguồn lợi hầu như dựa vào thu nhập mới của hoạt động du lịch và thủy điện.
Trong lãnh vực văn hóa Lào, chủ yếu vẫn chỉ đồ dệt và thêu, với một số truyền thống biểu diễn cổ điển và dân gian.Là một trong những nước đa chủng đa văn hóa, Lào cống hiến cơ hội chưa được khai thác cho những tác động hỗ tương và trao đổi văn hóa lẫn nhau.
Sơ nét văn hóa Lào cho thấy nỗ lực quan trọng đầu tiên để hình dung hạ tầng văn hóa của một xứ hấp dẫn nhưng tài liệu nghèo nàn. Hạ tầng này gồm có nhiều mảng như vào thăm một cuộc triển lãm: Khảo Cổ, Cạnh Tranh Và Huân Huy Chương, Lễ Hội, Phim, Tài Trợ, Chính Sách Văn Hóa Và Hạ Tầng Kiến Trúc, Di Sản, Trao Đổi Quốc Tế, Thư Viện, Văn Học, Văn Hóa Quần Chúng, Phương Tiện Truyển Thông (Phát Thanh, Báo Chí, Xuất Bản, Mạng Lưới Quốc Tế), Nghệ Thuật Biểu Diễn, Nghiên Cứu, Du Lịch, Huấn Luyện, Nghệ Thuật Nghe, Và Nghệ Thuật Thanh Niên Của Chính Quyền.
III. Vài Hàng Lịch Sử Nước Lào
Thời Kỳ Trước Khi Độc Lập Năm 1954
Lịch sử Lào theo qui ước có vết tích từ khi vương quốc Lane Xang được Fa Ngum lập nên năm 1353. Các người kế vị ông nhất là vua Phorisarath vào thế kỷ 16, giúp thiết lập Phật Giáo Theravada (Phật Giáo Tiểu Thừa) như tôn giáo thống quát của quốc gia.Vào thế kỷ 17, Lan Xang đi vào thời kỳ sa sút và cuối thế kỷ 18 Xiêm (Thái Lan ngày nay) kiểm soát phần lớn nước Lào ngày nay. Miền này bị chia làm ba tiểu quốc, phụ thuộc tập trung vào Luang Prabang ở miền Bắc, Vientiane ở miền trung và Champassak ở miền Nam. Nước Lào Vientiane khởi loạn năm 1828 nhưng bị đánh bại và khu vực này bị sát nhập vào Xiêm. Sau khi chiếm Việt Nam, Pháp sát nhập Lào vào trong Đông Dương thuộc Pháp (Đông Pháp) qua các thỏa hiệp với Xiêm năm 1893 và 1904.
Trong Thế Chiến II, người Nhật chiếm Đông Pháp. Khi Nhật đầu hàng, phe quốc gia Lào tuyên bố Lào độc lập. nhưng vào đầu năm 1946, quân Pháp đã chiếm lại xứ này và dành quyền tự trị hạn chế cho Lào.
Trong Chiến tranh Đông Pháp lần I (1945-1954), Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập tổ chức kháng chiến Pathet Lao lo việc giành độc lập cho Lào. Lào lấy được độc lập hoàn toàn, sau khi Pháp bị cộng sản Việt Nam đánh lại và hội nghị hòa bình tại Geneva sau đó năm 1954.
Thời Kỳ Vương Quốc Lào
Những cuộc bầu cử được nhóm năm 1955, và chính quyền liên hiệp đầu tiên, do Hoàn thân Souvanna Phoum lãnh đạo, được thành hình năm 1957. Năm 1960 các thành phân của quân đội dàn dựng một chính biến, yêu cầu cải tổ chính phủ trung lập. Chính phủ liên hiệp thứ hai, một lần nữa, do Phouvanna Phouma lãnh đạo, đã nắm quyền không thành công. Các lực lượng phe hữu dưới quyền tướng Phoumi Nosavan đã đẩy lui chính phủ trung lập khỏi quyền bính về sau cùng năm đó.
Một Hội Nghị thứ hai tại Geneva nhóm năm 1961-62, tiên liệu cho nền độc lập và trung lập của Lào, nhưng cả Hoa Kỳlẫn Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam bác bỏ thỏa hiệp và chiến tranh nhanh chóng tái phát. Hoa Kỳ lầm lẫn là đã để nước Lào trung lập làm lợi cho các mưu toan của phe Cộng Sản (lợi dụng đường mòn Hố Chí Minh để chuyển quân, quân trạng, quân dụng và vũ khí). Chính quyền và quân đội Lào thường đứng trung lập trong cuộc tranh chấp. Hoa Kỳ Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam phá vỡ thỏa hiệp bằng cách thành lập các quân đội đặc nhiệm tư nhân. Hiện diện quân sự ngày càng tăng của Hoa Kỳ, Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam vào vùng biên giới Lào ngày càng kéo Lào vào Chiến Tranh Đông Dương lần thứ Hai (1954-1975). Trong gần một thập niên, miền Đông Lào bị nhiều lần oanh tạc nặng nề trong suốt lịch sử cuộc chiến, khi Hoa Kỳ và Nam Việt Nam tìm cách phá hủy đường mòn Hồ Chí Minh và đánh phá quân B1ăc Việt Nam đi qua khắp miền Đông Lào, tức phía Tây dãy Trường Sơn ở trung và cao nguyên Nam Việt Nam. Nhiều lần Việt Nam, cả Bắc lân Nam đem quân xâm nhập nước này.
Ít lâu sau Thỏa Hiệp Hòa Bình Paris giữa, Haa Kỳ, Nam Việt Nam, Miền Bắc Việt Nam và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, làm nhụt nhuệ khí chiến đấu của phe tự do, dẫn đến việc Mỹ rút quân lực khỏi Việt Nam, một cuộc ngưng bắn giữa Pathet Lào và chính phủ dẫn tới một chính phủ liên hiệp mới Tuy nhiên, Bắc Việt Nam không bao giờ thực sự rút quân khỏi Lào, và Pathet Lào trở thành phần nào như một quân đội đặc nhiệm cho các quyền lợi của Cộng Sản Việt Nam. Sau khi miền Nam sụp đổ, chủ yếu vì Hoa Kỳ bỏ chạy giữa chừng cuộc chiến vì nhiều nguyên nhân, vào 30/41975, thì Pathet Lao, qua hậu thuẫn của Bắc Việt Nam, có thể nắm toàn quyền, dù không kháng chiến bao nhiêu. Ngày 2/12/1975, nhà vua bị buộc phải từ bỏ ngai vàng và chế độ Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân kiểu Việt Nam thành hình.
Thời Kỳ Cộng Sản Nắm Quyền / Thời Hiện Đại
Chính phủ Cộng sản mới do Kaysone Phomvihane lãnh đạo, áp đặt cách làm quyết định kinh tế, từ chế độ trung ương tập quyền, và bỏ tù nhiều thành viên của chính quyền trước và quân đội vào các nơi gọi là “Trại Học Tập Cải Tạo”, trong đó có cả người Hmong.Trong khi mang danh nghĩa độc lập, trong nhiều năm chính quyền Cộng sản thực sự không khác gì một chế độ bù nhìn do Việt Nam điểu khiển. Các chính sách của chính quyền khiến cho chừng 10% dân số Lào bỏ nước ra đi. Lào lệ thuộc nặng nề vào viện trợ Xô Viết qua tay Việt Nam, cho đến khi chế độ Liên Xô sụp đổ năm 1991. Trong những năm chín mươi thế kỷ XX, Đảng cộng sản vẫn áp dụng chính sách trung ương tập quyền về kinh tế, đồng thời vẫn nắm độc quyền chính trị. Nói chung các mặt đều lệ thuộc Việt Nam, nhất là về kinh tế và chính trị cho đến nay. Vì thế Lào vẫn còn là một nước mất cả chủ quyền kinh tế lẫn chính trị.
Tháng Mười Hai 1975, Đảng Cách Mạnh Nhân Lào (LPRP) được tuyên bố là đảng cầm quyến của nước Lào được đặt tên mới là Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Đảng này vẫn cai trị từ đó đến nay.
Thập niên thứ nhất sau 1975 là một thời kỳ khó khắn ghê gớm cho nhân dân Lào. Khoảng 10% dân số bỏ nước ra đi, kể cả nhiều người học vấn và có tay nghề giỏi. Từ 1975 đến 1985, nền kinh tế tăng trưởng ít nhất 3% mỗi năm, chỉ đủ nuôi dân phần nào, và một mưu toan thất bại muốn tập thể hóa nông nghiệp trong cuối thập niên 70 làm ngựng trệ sản xuất trầm trọng. Tại Đại Hội Đảng năm 1986. ban lãnh đạo loan báo một loạt cải tổ xã hội và kinh tế được biết một cách chung là chintanakan mai ('sáng tạo mới'),, chính sqách này giống như chính sách đổi mới ('cải cách')của Việt Nam. Trọng yếu cho cuộc cải cách này là việc chấp nhận Cơ Chế Kinh Tế Mới (NEM). Đó là kế hoạch được thiết kế nhằm thay đổi nền kinh tế từ việc lập kế hoạch trung ương, và hướng đến doanh nghiệp tự do, đồng thời mở cửa tiếp nhận đầu tư ngoại quốc. Cải cách này đã có một tác dụng tích cực làm phát triển các xí nghiệp tư nhân, tăng nhanh lượng khách đến du lich, phát triển ngoại thương và đầu tư từ bên ngoài và sau thập niên đã qua, mức tăng ttrường GDP tăng trưởng bình quân 6% mỗi năm. Tuy nhiên Lào vẫn lệ thuộc vào yềm trợ từ các nước tặng phẩm quốc tế, nhất là do thiếu hụt ngân sách trong nước.
Bối cảnh đó la nền tảnh cho giáo hội Công giáo sinh hoạt thật kho khăn, vì các cính sách bài tôn giáo của chế độ Cộng Sản.
IV. Giáo Phận Tông Tòa Luang Prabang
Giáo Phận Tông Tòa Luang Prabang (La tinh: Apostolicus Vicariatus Luangensis Prabangensis) là một giáo phận đại diện Tông Tòa ở miền Bắc Lào. Giáo phận này được thành lập ngày 11/3/1963, khi tách ra từ Giáo Phận Tông Tòa Vientiane. Diện tích Giáo Phận là 83.700 cây số vuông, và 2.560 người trong 1,2 triệu công dân trong khu vực là tín đồ Công giáo
Giáo phận Đại Diện Tông Tòa bao trùm các tỉnh miền Bắc, gồm Luang Prabang, Xaignabouli, Oudomxai, Phongsali, Louang Namtha và Bokeo. Giáo phận chỉ có 6 giáo xứ và một linh mục coi sóc.
Từ khi Cộng Sản chiếm Lảo năm 1975, thì Giáo hội Công giáo tại Giáo phận đại diện tông tòa Luang Prabang bị đàn áp mạnh mẽ. Ba nhà thờ lúc đó ở Luang Prabang, thì một trong ba đã bị phá hủy, một biến thánh trạm cảnh sát và một được dùng làm nhà ở. Như thế Giám mục chỉ được phép đi lại tới hai trong sáu tỉnh, cụ thể là Luang Prabang và Xaignabouti, và cũng phải ở lại, vì nhà nước không cho phép ngài ở lại thường xuyên tại miền Bắc.
Tuy nhiên mới đây tình hình bắt đầu có cải thiện: năm 2005, nhà thờ đầu tiên từ 1975 được thánh hiến tại Ban Pong Vang (Xaignabouli); trong năm 2003 giáo hội được phép mua đất tại Luang Prabang để xây một nơi ở bên trong giáo phận.
Các Giám mục
Ngai của đại diện tông tòa bị bỏ trống từ năm 1975. Từ đó giáo phận đã được một Giám Quản Tông Tòa lãnh đạo, đó là Giám Quản Banchong Thopanhong (Apostolic Administrator), từ tháng Từ năm 1999; Thomas Nantha (Apostolic Administrator), ngày 29/11/1975 - l7/4/1984; Alessandro Staccioli, O.M.I., 26/9/1968 – 29/9/1975; Lionello Berti, O.M.I.,1/3/1963 - 24/2 1968.
V. Giáo phận đại diện tông tòa Pakse (Latinh: Apostolicus Vicariatus Paksensis)
Giáo phận có diện tích là 45.000 cây số vuông, thuộc miền Nam Lào. Đây là Giáo phận lớn nhất thứ hai trong các giáo phận tại Lào. Số người công giáo là 14.519 (1, 3% dân số khu vực), trong 1 triệu người ở khu vực (2003). Một nửa số họ là những thành phần dân tộc thiểu số.
Giám mục: Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun
Giáo phận đại diện Tông tòa Pakse (Latinh: Apostolicus Vicariatus Paksensis) là một đơn vị quan trọng trong Giáo Hội Công giáo Rôma tại Lào. Vị Đại Diện Tông Tòa từ năm 2000 là Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun. Giáo phận được thành lập năm 1967, khi được tách ly từ giáo phận đại diện tông tòa Savannakhet.
Giáo phận bao gồm các tỉnh Champasak, Salavan, Xekong và Attapu, tuy nhiên hầu hết người Công giáo sống ở Champasak và Saravan. Giáo phận có 26 giáo xứ, 3 linh mục và 19 nữ tu Dòng Thánh Phaolô de Chartres và Dòng Mến Thánh giá.
Các Giám mục
Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun (từ 30/10/2000); Thomas Khamphan (10/7/1975-30/10/2000; Jean-Pierre Urkia, M.E.P. (12/6/1967 - 10/7/1975).
Vi. Giáo Phận Tông Tòa Savannakhet
Giáo phận đại diện tông tòa Savannakhet (Latinh: Apostolicus Vicariatus Savannakhetensis) là một đơn vị của Giáo hội Công giáo Rôma tại Lào. Bao trùm một diện tích là 48.100 cây số vuông thuộc miền trung Lào, giáo phận này lớn nhất trong các giáo phận tại Lào. Người Công giáo có 12,500 tín đồ trong 2.7 triệu người trong khu vực.
Giáo phận bao gồm các tỉnh Savannakhet, Khammouan và Bolikhamxai. Giáo phận có 54 giáo xứ, 6 linh mục.
Lịch Sử
Phủ Doãn Tông Tòa Thakkek được thiết lập ngày 21/11/1950, khi giáo phận Lào được chia thành hai phần. Phần phía Tây tại Thái Lan trở thành Giáo Phận Tông Tòa Thare, trong khi phần thuộc Lào trở nên một Phủ Doãn Tông Tòa. Ngày 24/2/1959, phủ doãn được nâng lên hàng giáo phận tông tòa. Năm 1963, giáo phận đổi tên là Savannakhet, mặc dù trung tâm vẫn ở tại Thakhek, tỉnh Khammouan. Năm 1967 phần phía Nam của giáo phận tách lập thành giáo phận Pakse.
Các Giám Mục
Jean Sommeng Vorachak, từ ngày 21/4/1997; Jean-Baptiste Outhay Thepmany, 10/7/ 1975 - 21/4/1997; Pierre-Antonio-Jean Bach, M.E.P., 28/6/1971 - 10/7/1975; Jean-Rosière-Eugène Arnaud, M.E.P., 17/7/1950 - 10/10/1969
Tài liệu:
- "http://en.wikipedia.org/wiki/Vicariate_Apostolic_of_Savannakhet"
- http://www.culturalprofiles.net/laos/Directories/Laos_Cultural_Profile/
- http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Laos