KIÊN GIANG -- Trong tháng 7 này, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã thực hiện việc trợ giúp học sinh nghèo vùng sâu bằng cách phát sách Giáo khoa và phần học bổng đầu năm học 207 – 2008 cho các em.
Một ngày Chúa nhật, chúng tôi đến huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang của vùng Rạch Giá. Dòng sông có tên là Cái Sắn chạy dọc con đường lớn với lưu lượng xe cộ khá đông. Bên hông dòng sông ấy là những con sông nhỏ chạy dài vào vùng ruộng lúa của đồng bằng mà từ lâu người ta gọi là “kênh”và đặt tên 1, 2, 3, 4….Zérô A, B, C, Đ....Khá nhiều giáo dân miền Bắc di cư đã định cư ở đây từ mấy chục năm qua.
Để vào kênh 1, chúng tôi qua một cái phà nhỏ rồi đi trên con đường hẹp tráng xi - măng. Từ đầu kênh đến cuối kênh khoảng 12 km; đi sâu hơn là nơi dân chúng lương giáo lẫn lộn rất nghèo, đa số lều tranh vách lá, lều bạt chứ chưa thể gọi là nhà, nghe đâu người dân làm được ngày nào ăn ngày nấy (vùng Tân Hội, Kiên Hảo, Thoại Sơn? ). Trong kênh 1 này mà có đến bốn cái nhà thờ: nhà thờ thánh Antôn có họ lẻ là nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm; giáo xứ Thánh Gia có họ lẻ là nhà thờ Chúa Kitô.
Đây là vùng “đất thịt” vì chỗ nào cây cối cũng có thể mọc được. Dọc lối đi hay bên vệ đường người ta thấy có cả rau mồng tơi, rau đay, rau má, rau dền…nói chung rau xanh mọc vô tư nên ở đây không thấy cái đói thấp thoáng như ở đồng rừng; nhưng nếu ở đây một thơi gian ngắn người ta sẽ thấy những nỗi khó khăn của người nông dân có đất và cuộc sống bấp bênh của người không có đất.
Chúng tôi được được hai bà quản dẫn đi thăm những gia đình không có đất, phải làm mướn quanh năm (đi đến vùng nào chúng tôi cũng có những vị làm “hoa tiêu” của vùng đó). Lại những căn nhà tềnh toàng mà đồ đạc chỉ tạm giúp mức sống tối thiểu. Nhận được một bộ sách Giáo khoa và phần học bổng để đóng đầu năm học, bố mẹ các cháu đã mừng quá sức. Để “bảo đảm an toàn” cho việc đóng tiền học, chúng tôi gửi hai bà trùm số tiền học, đến đầu tháng 9 mới phát cho các em! Do có kinh nghiệm nhiều năm qua, nên chúng tôi phải làm như thế, chẳng có ai giận dỗi gì, mọi người đều vui.
Có một điều đau lòng là các em ở vùng này hay bỏ học khi đang học cấp 3; có một số em thi đậu đại học thì bố mẹ không có tiền cho con học tiếp, lại về làm ruộng!
Nghe đâu có người nhận xét, vùng đồng bằng sông Cửu Long này, báo chí có vẻ hiếm hoi, nên kiến thức các em có phần hạn hẹp. Một số cha xứ khuyến khích và tạo điều kiện cho các em học vi tính vào mùa hè, song việc làm quen với máy chưa phải là rộng rãi, đam mê.
Thật cảm động khi có một bà mẹ bán dần số đất của gia đình để cho năm người con đi học, bà lại còn nuôi một người em trai bị mù từ hồi 8 tuổi, thường hay đánh đàn cho khuây khỏa. Khi phát cho cháu bé học lớp 4, có người ghé vào tai chúng tôi: “Thằng bé này không có bố, nó là con hoang!” Tôi nói nhỏ với bà ngoại nó: “ Cháu này không có ba, con sẽ giúp cho cháu học hết cấp hai, sau đó lên cấp 3 sẽ tính tiếp”. Bà ngoại nó cười nhe cả hàm răng cái có cái không. Ở vùng quê, không chồng mà lại có con thì cả nhà phải khổ vì cái đứa bé ấy.
Có em gái học lớp 12, khi mẹ bảo vào nhà thay bộ đồ để mấy cô chụp hình, em chạy ra với cái quần màu trắng, mẹ em nhăn mặt và nói thiệt rằng nó cao quá, người ta cho bộ nào mặc bộ đấy.
Chúng tôi vào nhà một bác kia, bác đang có một người con dự tu. Năm nay con bác được vào Đại chủng viện và được học bổng đi Đài Loan nhưng cậu lại nhường cho những người đã dự tu ba năm mà chưa có cơ hội vào chủng viện
- “Cậu ấy thương bạn như thế đã là biết…tu rồi bác ạ!
- Ở vùng quê của chúng tôi, ai đã có ý đi tu là phải….đi luôn, nếu tu giữa chừng mà về nhà thì xấu hổ lắm. An cơm “nhà Đức Chúa Trời” mà ra thì “nghèo lắm”, hay thất bại trên đường đời.
- Làm linh mục hay lập gia đình cũng làm “cha” thôi bác ạ! Cứ suy nghĩ như ở vùng này thì “ bố” ai dám cất bước đi tu!”
Cách đây mười năm, khi về thăm vùng này, chúng tôi được biết ở họ đạo Chúa Kitô có một thầy tên Sáu đã lớn tuổi mà chưa chịu chức; chúng tôi đánh bạo hỏi thăm Đức Cha, thì Ngài trả lời: “Chưa biết đến bao giờ, vì thầy ấy….” Ít lâu sau, tôi nghe tin thầy ấy được thụ phong linh mục và đặc biệt là biết thương người nghèo, chúng tôi có thiện cảm ngay. Hiện nay cha ấy đang chăm sóc họ đạo Kitô. Cuộc đời của ai càng trở ngại, càng cay đắng thì càng nếm được vị đậm đà đặc biệt khi thành công.
Chúng tôi còn đi sang kênh 3, kênh 2 để tìm hiểu thêm. Người dân ở đây mỗi năm làm hai vụ lúa, đất nhiều lúa nhiều, đất hẹp lúa ít; nói chung họ giàu thời gian mà nghèo tiền bạc vì một năm làm việc trong 7 tháng, còn 5 tháng được rong chơi.
Chúng tôi bổng ước ao Chúa Thánh Thần cho mình có một ý tưởng sáng tạo nào đó giúp cho người nông dân nâng cao đời sống hơn. Một độc giả, anh Nguyễn Quốc Tịch, nói rằng “Các bạn Bông Hồng Xanh là tỉ phú tình thương rồi còn gì!”. Nhưng đi chia tình thương thì dễ thôi, trong khi người nghèo lại cần “tiền thật” cơ chứ! Còn nhiều bạn nhỏ đang chờ chúng tôi, có lẽ phải là tỉ phú ơn của Chúa mới rong ruỗi hết các chặng đường.
Rời vùng quê Kiên Giang, chúng tôi lại hẹn lòng về một vùng khác của miền tây. Chẳng hiểu sao chúng tôi lại thương miền tây đến thế!; hay là vì mỗi buổi sáng ăn gói sôi đậu phộng nấu bằng gạo nếp Ngỗng có mùi thơm thơm của vùng đồng bằng miền Nam?
Một ngày Chúa nhật, chúng tôi đến huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang của vùng Rạch Giá. Dòng sông có tên là Cái Sắn chạy dọc con đường lớn với lưu lượng xe cộ khá đông. Bên hông dòng sông ấy là những con sông nhỏ chạy dài vào vùng ruộng lúa của đồng bằng mà từ lâu người ta gọi là “kênh”và đặt tên 1, 2, 3, 4….Zérô A, B, C, Đ....Khá nhiều giáo dân miền Bắc di cư đã định cư ở đây từ mấy chục năm qua.
Để vào kênh 1, chúng tôi qua một cái phà nhỏ rồi đi trên con đường hẹp tráng xi - măng. Từ đầu kênh đến cuối kênh khoảng 12 km; đi sâu hơn là nơi dân chúng lương giáo lẫn lộn rất nghèo, đa số lều tranh vách lá, lều bạt chứ chưa thể gọi là nhà, nghe đâu người dân làm được ngày nào ăn ngày nấy (vùng Tân Hội, Kiên Hảo, Thoại Sơn? ). Trong kênh 1 này mà có đến bốn cái nhà thờ: nhà thờ thánh Antôn có họ lẻ là nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm; giáo xứ Thánh Gia có họ lẻ là nhà thờ Chúa Kitô.
Đây là vùng “đất thịt” vì chỗ nào cây cối cũng có thể mọc được. Dọc lối đi hay bên vệ đường người ta thấy có cả rau mồng tơi, rau đay, rau má, rau dền…nói chung rau xanh mọc vô tư nên ở đây không thấy cái đói thấp thoáng như ở đồng rừng; nhưng nếu ở đây một thơi gian ngắn người ta sẽ thấy những nỗi khó khăn của người nông dân có đất và cuộc sống bấp bênh của người không có đất.
Chúng tôi được được hai bà quản dẫn đi thăm những gia đình không có đất, phải làm mướn quanh năm (đi đến vùng nào chúng tôi cũng có những vị làm “hoa tiêu” của vùng đó). Lại những căn nhà tềnh toàng mà đồ đạc chỉ tạm giúp mức sống tối thiểu. Nhận được một bộ sách Giáo khoa và phần học bổng để đóng đầu năm học, bố mẹ các cháu đã mừng quá sức. Để “bảo đảm an toàn” cho việc đóng tiền học, chúng tôi gửi hai bà trùm số tiền học, đến đầu tháng 9 mới phát cho các em! Do có kinh nghiệm nhiều năm qua, nên chúng tôi phải làm như thế, chẳng có ai giận dỗi gì, mọi người đều vui.
Có một điều đau lòng là các em ở vùng này hay bỏ học khi đang học cấp 3; có một số em thi đậu đại học thì bố mẹ không có tiền cho con học tiếp, lại về làm ruộng!
Nghe đâu có người nhận xét, vùng đồng bằng sông Cửu Long này, báo chí có vẻ hiếm hoi, nên kiến thức các em có phần hạn hẹp. Một số cha xứ khuyến khích và tạo điều kiện cho các em học vi tính vào mùa hè, song việc làm quen với máy chưa phải là rộng rãi, đam mê.
Thật cảm động khi có một bà mẹ bán dần số đất của gia đình để cho năm người con đi học, bà lại còn nuôi một người em trai bị mù từ hồi 8 tuổi, thường hay đánh đàn cho khuây khỏa. Khi phát cho cháu bé học lớp 4, có người ghé vào tai chúng tôi: “Thằng bé này không có bố, nó là con hoang!” Tôi nói nhỏ với bà ngoại nó: “ Cháu này không có ba, con sẽ giúp cho cháu học hết cấp hai, sau đó lên cấp 3 sẽ tính tiếp”. Bà ngoại nó cười nhe cả hàm răng cái có cái không. Ở vùng quê, không chồng mà lại có con thì cả nhà phải khổ vì cái đứa bé ấy.
Có em gái học lớp 12, khi mẹ bảo vào nhà thay bộ đồ để mấy cô chụp hình, em chạy ra với cái quần màu trắng, mẹ em nhăn mặt và nói thiệt rằng nó cao quá, người ta cho bộ nào mặc bộ đấy.
Chúng tôi vào nhà một bác kia, bác đang có một người con dự tu. Năm nay con bác được vào Đại chủng viện và được học bổng đi Đài Loan nhưng cậu lại nhường cho những người đã dự tu ba năm mà chưa có cơ hội vào chủng viện
- “Cậu ấy thương bạn như thế đã là biết…tu rồi bác ạ!
- Ở vùng quê của chúng tôi, ai đã có ý đi tu là phải….đi luôn, nếu tu giữa chừng mà về nhà thì xấu hổ lắm. An cơm “nhà Đức Chúa Trời” mà ra thì “nghèo lắm”, hay thất bại trên đường đời.
- Làm linh mục hay lập gia đình cũng làm “cha” thôi bác ạ! Cứ suy nghĩ như ở vùng này thì “ bố” ai dám cất bước đi tu!”
Cách đây mười năm, khi về thăm vùng này, chúng tôi được biết ở họ đạo Chúa Kitô có một thầy tên Sáu đã lớn tuổi mà chưa chịu chức; chúng tôi đánh bạo hỏi thăm Đức Cha, thì Ngài trả lời: “Chưa biết đến bao giờ, vì thầy ấy….” Ít lâu sau, tôi nghe tin thầy ấy được thụ phong linh mục và đặc biệt là biết thương người nghèo, chúng tôi có thiện cảm ngay. Hiện nay cha ấy đang chăm sóc họ đạo Kitô. Cuộc đời của ai càng trở ngại, càng cay đắng thì càng nếm được vị đậm đà đặc biệt khi thành công.
Chúng tôi còn đi sang kênh 3, kênh 2 để tìm hiểu thêm. Người dân ở đây mỗi năm làm hai vụ lúa, đất nhiều lúa nhiều, đất hẹp lúa ít; nói chung họ giàu thời gian mà nghèo tiền bạc vì một năm làm việc trong 7 tháng, còn 5 tháng được rong chơi.
Chúng tôi bổng ước ao Chúa Thánh Thần cho mình có một ý tưởng sáng tạo nào đó giúp cho người nông dân nâng cao đời sống hơn. Một độc giả, anh Nguyễn Quốc Tịch, nói rằng “Các bạn Bông Hồng Xanh là tỉ phú tình thương rồi còn gì!”. Nhưng đi chia tình thương thì dễ thôi, trong khi người nghèo lại cần “tiền thật” cơ chứ! Còn nhiều bạn nhỏ đang chờ chúng tôi, có lẽ phải là tỉ phú ơn của Chúa mới rong ruỗi hết các chặng đường.
Rời vùng quê Kiên Giang, chúng tôi lại hẹn lòng về một vùng khác của miền tây. Chẳng hiểu sao chúng tôi lại thương miền tây đến thế!; hay là vì mỗi buổi sáng ăn gói sôi đậu phộng nấu bằng gạo nếp Ngỗng có mùi thơm thơm của vùng đồng bằng miền Nam?