OSLO – Tôi đi Âu Châu lần này trước nhất là để tham dự Đại Hội của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức, thuyết trình về đề tài ”Truyền Thông và Gia Đình” cho khoảng 4.000 anh chị em giáo dân có mặt tại Đại Hội lần thứ 31 của Công Giáo Việt Nam tại Đức, thứ đến là muốn dành chút ít thời gian thăm viếng mấy quốc gia Bắc Âu.
Vào chiều ngày 30.5.2007 tôi đã rời Frankfurt để đi Oslo của Na Uy, nơi có Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam kể là khá lớn và có tổ chức qui củ tại Bắc Âu. Tới phi trường Oslo tôi được LM Huỳnh Tấn Hải, tuyên úy trưởng Cộng Đồng CGVN tại Na Uy tiếp đón và đưa về Trung Tâm Công Giáo Việt Nam ở Oslo để nghỉ ngơi.
Cha Huỳnh tấn Hải là người tôi đã từng quen biết vì ngài và tôi đã nhiều lần tham dự nhiều cuộc họp quốc tế chung với nhau, nên cũng có thể nói là chỗ thân tình. Tôi biết được sơ qua về Cha Hải như sau: năm 1980 trên đường đi vượt biển ngài được tầu Na Uy vớt lên và đem về định cư tại Oslo cùng với người em trai.
Thế rồi chỉ vài tháng sau đó, một ngày kia người thanh niên trẻ này đã làm một quyết định hết sức táo bạo, ngay khi còn chưa biết tiếng tăm, giữa trời mới đất lạ, hoàn cảnh mờ mịt, con đường trước mặt còn xa xăm... là muốn theo đuổi ơn gọi làm linh mục.
Thanh niên Hải đã mạnh dạn đến gặp Đức Giám Mục và trình bày cho biết ý định của mình. Đức Giám Mục Oslo đã đồng ý ngay và quyết định gửi thầy Hải sang Roma theo học thần học. Năm 1982 Cha Hải được thụ phong linh mục, thế là trở thành một trong những vị linh mục tiên khởi Việt Nam tại Na Uy.
Với số người di cư Việt Nam đến Na Uy ngày càng đông, Cha được trao phó coi sóc người Công Giáo Việt Nam tại GP Oslo Na Uy từ đó cho đến ngày nay.
Sáng ngày hôm qua, tôi được Cha Hải tận tình hướng dẫn đi thăm nhà thờ chính tòa Oslo, thăm cung điện Hoàng Gia Na Uy, thăm Tòa Quốc Hội, Dinh Thủ Tướng, thăm Tòa Thị Chính nơi mà mỗi năm diễn ra cuộc phát giải Nobel Hòa Bình cho những người được chọn là người có công đóng góp nhất vào nền hòa bình thế giới. Thăm bến tầu Oslo và những con phố trung tâm thành phố. Tất cả đều cho người du khách một cảm tưởng là thành phố và con người Oslo này thật yên lành, dễ chịu, không xô bồ, lịch thiệp và hòa nhã. Cha Hải còn giải thích rằng, đôi khi ra đường gặp mấy ông bộ trưởng đi đây đó là truyện hết sức bình thường.
Cha Hải đã không quên giới thiệu cho tôi ”khu phố Việt Nam” có khoảng độ 5 hay 6 cửa hàng bán thực phẩm, rau cỏ và hoa quả, quán cà phê, tiệm phở... Bát phở Oslo không to bằng bát phở Cali, nhưng cũng thơm tho và mặn mà không kém, lại còn thanh nhã, và dĩ nhiên là không đủ ”mọi thứ tùy chọn” như ở LittleSaigòn bên Cali được.
Chiều đến Cha Hải mời tôi dâng thánh lễ tại Trung Tâm cho đồng bào Công Giáo Việt Nam: Lễ Đức Mẹ thăm viếng. Tôi đã có dịp chia sẻ kinh nghiệm niềm vui của Đức Mẹ mang đến cho người chị họ Elizabeth, cũng như người Việt Nam Công giáo ngày nay đang mang niềm vui đức tin và văn hóa của mình đến cho các dân tộc trên thế giới. Đó là điều mà các quốc gia tiếp đón người Việt chúng ta đều công nhận như thế.
Sau thánh lễ có giờ Chầu Thánh Thể. Và đặc biệt anh chị em giáo dân ở đây cùng nhau ở lại để đọc Giờ Kinh Phụng Vụ như các linh mục hay các tu sĩ trong các Dòng đều có Giờ Kinh Phụng Vụ. Giờ Chầu Thánh Thể và Giờ Kinh Phụng Vụ của giáo dân rất sốt sắng để lại một ấn tượng rất sâu sắc trong lòng tôi.
Vào chiều hôm qua ngày thứ Năm 31.5.2007, Cha Hải đã dành cho tôi một sự bất ngờ Welcome tôi tới Na Uy và thết đãi bữa cơm thân hữu có sự hiện diện của Ban Mục Vụ Công Giáo Việt Nam ở Oslo. Tôi được gặp lại một số anh chị em giáo dân đã từng tham gia Hội Ngộ Niềm Tin năm 2003, một số khác trong dịp phong thánh năm 1988, một số khác qua vài cuộc họp Mục Vụ tại Roma.
Chúng tôi ôn lại những kỉ niệm xưa và hỏi thăm nhau về những người thân quen. Trong bữa ăn và cuộc đàm đạo kéo dài 3 tiếng đồng hồ, chúng tôi đã bàn hết chuyện này đến chuyện khác, và dĩ nhiên không thể không có những câu hỏi về những vấn đề liên quan đến quê hương và Giáo hội Việt nam, đặc biệt là những phản ứng liên quan đến vụ án cha Nguyễn văn Lý.
Trước những câu hỏi rất thành thật và ưu tư của anh chị em giáo dân muốn có một cái nhìn chính xác, Cha Hải và tôi đã lần lượt phân tích những khía cạnh khác nhau về các sự việc đang xảy ra. Và chúng tôi nhận định rằng: Góp phần xây dựng cho tự do, dân chủ, nhân quyền là công việc mà mọi người công dân nói chung và các tín hữu Công giáo nói riêng luôn phải dấn thân như trách nhiệm của mình. Đây cũng là điều mà Giáo hội Công giáo hoàn vũ cũng như Giáo hội tại Việt nam luôn nỗ lực. Nhưng cách thức hành động cho công việc này khác nhau tùy vai trò của mỗi công dân.
Liên quan trực tiếp đến ”vụ án cha Lý” cần phải nhìn thấy rõ những khía cạnh khác nhau. Việc tranh đấu của cha là một hành động anh hùng, đồng thời cho thấy tính cách phi nhân của guồng máy cai trị của nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam. Nhìn tấm hình ”bịt miệng” tại phiên toà, mọi người dân Việt nam lương thiện đều phải xấu hổ và tủi nhục vì cách cư xử của nhà cầm quyền đối với một người dân.
Nhưng một điểm quan trọng là, đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền thì những ai dấn thân tranh đấu cho những giá trị này cũng phải tôn trọng và thể hiện những giá trị này. Rất tiếc, có những phản ứng nhân danh ủng hộ cha Lý lại nhằm chỉ trích Hội đồng Giám mục Việt nam. Đây là những phản ứng không thể chấp nhận. Đòi hỏi người khác phải hành động theo như ý mình là một thái độ độc tài, không dân chủ và phi nhân quyền. Đây cũng là những phản ứng bất công vì đã vô tình hay cố ý quên đi những đóng góp xây dựng cho thiện ích xã hội của Hội đồng Giám mục Việt nam dưới chế độ cộng sản.
Cha Hải chia sẻ: ”Với vai trò của những vị lãnh đạo tinh thần, Hội đồng Giám mục đã và đang hành động trong vị thế rất khó khăn và can đảm để dẫn dắt Giáo hội tại Việt nam. Những phản ứng chỉ trích Hội đồng Giám mục Việt nam trong những vấn đề chính trị có ý muốn dùng chức năng của cộng đồng tôn giáo như một lực lượng chính trị. Điều sai lầm và nguy hiểm lớn nhất của một dân tộc là muốn biến sự kết hợp tôn giáo thành một lực lượng đấu tranh đối đầu với một thế lực. Chức năng của tôn giáo nói chung và của các vị lãnh đạo tinh thần nói riêng là khơi dậy, là thắp sáng những giá trị thiêng liêng và đạo đức của tôn giáo mình, nhờ đó các tín đồ của tôn giáo khi thấm nhuần những giá trị đạo đức sẽ dấn thân phục vụ thiện ích chung trong xã hội.”
Một vị tham dự cũng nêu ý kiến như sau: Một thực tế đau lòng là những người chỉ trích Hội đồng Giám mục Việt nam lại là những người đang sống ung dung tại các quốc gia tự do. Tự do ngôn luận của họ trong trường hợp này là đội khi là một thái độ ích kỷ, gây hoang mang và dễ tạo phân hoá.
Qua sự trao đổi thân mật và cởi mở giữa các linh mục và anh chị em lãnh đạo giáo dân ở đây, anh chị em giáo dân cũng được khích lệ và thông cảm hơn về những biến cố đang xẩy ra.
Anh chị em có nhận định như sau: thay vì chỉ trích phê bình người khác, hay đòi hỏi người khác hành động, anh chị em quyết tâm và sẽ tích cực dấn thân làm cho người khác hiểu rõ hơn về Giáo hội Việt nam. Và đó là góp phần xây dựng thực tại trần thế - theo giáo huấn của Giáo hội - là ơn gọi và trách nhiệm chuyên biệt của người tín hữu giáo dân.
Thăm phố Oslo |
Cha Huỳnh tấn Hải là người tôi đã từng quen biết vì ngài và tôi đã nhiều lần tham dự nhiều cuộc họp quốc tế chung với nhau, nên cũng có thể nói là chỗ thân tình. Tôi biết được sơ qua về Cha Hải như sau: năm 1980 trên đường đi vượt biển ngài được tầu Na Uy vớt lên và đem về định cư tại Oslo cùng với người em trai.
Thế rồi chỉ vài tháng sau đó, một ngày kia người thanh niên trẻ này đã làm một quyết định hết sức táo bạo, ngay khi còn chưa biết tiếng tăm, giữa trời mới đất lạ, hoàn cảnh mờ mịt, con đường trước mặt còn xa xăm... là muốn theo đuổi ơn gọi làm linh mục.
LM Hải và LM Nghị trước Trung Tâm Nobel Hòa Bình ở Oslo |
Với số người di cư Việt Nam đến Na Uy ngày càng đông, Cha được trao phó coi sóc người Công Giáo Việt Nam tại GP Oslo Na Uy từ đó cho đến ngày nay.
Sáng ngày hôm qua, tôi được Cha Hải tận tình hướng dẫn đi thăm nhà thờ chính tòa Oslo, thăm cung điện Hoàng Gia Na Uy, thăm Tòa Quốc Hội, Dinh Thủ Tướng, thăm Tòa Thị Chính nơi mà mỗi năm diễn ra cuộc phát giải Nobel Hòa Bình cho những người được chọn là người có công đóng góp nhất vào nền hòa bình thế giới. Thăm bến tầu Oslo và những con phố trung tâm thành phố. Tất cả đều cho người du khách một cảm tưởng là thành phố và con người Oslo này thật yên lành, dễ chịu, không xô bồ, lịch thiệp và hòa nhã. Cha Hải còn giải thích rằng, đôi khi ra đường gặp mấy ông bộ trưởng đi đây đó là truyện hết sức bình thường.
Các em Thiếu Nhi CGVN Oslo lên đường đi cấm trại hôm nay |
Chiều đến Cha Hải mời tôi dâng thánh lễ tại Trung Tâm cho đồng bào Công Giáo Việt Nam: Lễ Đức Mẹ thăm viếng. Tôi đã có dịp chia sẻ kinh nghiệm niềm vui của Đức Mẹ mang đến cho người chị họ Elizabeth, cũng như người Việt Nam Công giáo ngày nay đang mang niềm vui đức tin và văn hóa của mình đến cho các dân tộc trên thế giới. Đó là điều mà các quốc gia tiếp đón người Việt chúng ta đều công nhận như thế.
Sau thánh lễ có giờ Chầu Thánh Thể. Và đặc biệt anh chị em giáo dân ở đây cùng nhau ở lại để đọc Giờ Kinh Phụng Vụ như các linh mục hay các tu sĩ trong các Dòng đều có Giờ Kinh Phụng Vụ. Giờ Chầu Thánh Thể và Giờ Kinh Phụng Vụ của giáo dân rất sốt sắng để lại một ấn tượng rất sâu sắc trong lòng tôi.
Vào chiều hôm qua ngày thứ Năm 31.5.2007, Cha Hải đã dành cho tôi một sự bất ngờ Welcome tôi tới Na Uy và thết đãi bữa cơm thân hữu có sự hiện diện của Ban Mục Vụ Công Giáo Việt Nam ở Oslo. Tôi được gặp lại một số anh chị em giáo dân đã từng tham gia Hội Ngộ Niềm Tin năm 2003, một số khác trong dịp phong thánh năm 1988, một số khác qua vài cuộc họp Mục Vụ tại Roma.
Chúng tôi ôn lại những kỉ niệm xưa và hỏi thăm nhau về những người thân quen. Trong bữa ăn và cuộc đàm đạo kéo dài 3 tiếng đồng hồ, chúng tôi đã bàn hết chuyện này đến chuyện khác, và dĩ nhiên không thể không có những câu hỏi về những vấn đề liên quan đến quê hương và Giáo hội Việt nam, đặc biệt là những phản ứng liên quan đến vụ án cha Nguyễn văn Lý.
LM Trần Công Nghị với Ban Mục Vụ CGVN Oslo |
Liên quan trực tiếp đến ”vụ án cha Lý” cần phải nhìn thấy rõ những khía cạnh khác nhau. Việc tranh đấu của cha là một hành động anh hùng, đồng thời cho thấy tính cách phi nhân của guồng máy cai trị của nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam. Nhìn tấm hình ”bịt miệng” tại phiên toà, mọi người dân Việt nam lương thiện đều phải xấu hổ và tủi nhục vì cách cư xử của nhà cầm quyền đối với một người dân.
Nhưng một điểm quan trọng là, đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền thì những ai dấn thân tranh đấu cho những giá trị này cũng phải tôn trọng và thể hiện những giá trị này. Rất tiếc, có những phản ứng nhân danh ủng hộ cha Lý lại nhằm chỉ trích Hội đồng Giám mục Việt nam. Đây là những phản ứng không thể chấp nhận. Đòi hỏi người khác phải hành động theo như ý mình là một thái độ độc tài, không dân chủ và phi nhân quyền. Đây cũng là những phản ứng bất công vì đã vô tình hay cố ý quên đi những đóng góp xây dựng cho thiện ích xã hội của Hội đồng Giám mục Việt nam dưới chế độ cộng sản.
Cha Hải chia sẻ: ”Với vai trò của những vị lãnh đạo tinh thần, Hội đồng Giám mục đã và đang hành động trong vị thế rất khó khăn và can đảm để dẫn dắt Giáo hội tại Việt nam. Những phản ứng chỉ trích Hội đồng Giám mục Việt nam trong những vấn đề chính trị có ý muốn dùng chức năng của cộng đồng tôn giáo như một lực lượng chính trị. Điều sai lầm và nguy hiểm lớn nhất của một dân tộc là muốn biến sự kết hợp tôn giáo thành một lực lượng đấu tranh đối đầu với một thế lực. Chức năng của tôn giáo nói chung và của các vị lãnh đạo tinh thần nói riêng là khơi dậy, là thắp sáng những giá trị thiêng liêng và đạo đức của tôn giáo mình, nhờ đó các tín đồ của tôn giáo khi thấm nhuần những giá trị đạo đức sẽ dấn thân phục vụ thiện ích chung trong xã hội.”
Một vị tham dự cũng nêu ý kiến như sau: Một thực tế đau lòng là những người chỉ trích Hội đồng Giám mục Việt nam lại là những người đang sống ung dung tại các quốc gia tự do. Tự do ngôn luận của họ trong trường hợp này là đội khi là một thái độ ích kỷ, gây hoang mang và dễ tạo phân hoá.
Qua sự trao đổi thân mật và cởi mở giữa các linh mục và anh chị em lãnh đạo giáo dân ở đây, anh chị em giáo dân cũng được khích lệ và thông cảm hơn về những biến cố đang xẩy ra.
Anh chị em có nhận định như sau: thay vì chỉ trích phê bình người khác, hay đòi hỏi người khác hành động, anh chị em quyết tâm và sẽ tích cực dấn thân làm cho người khác hiểu rõ hơn về Giáo hội Việt nam. Và đó là góp phần xây dựng thực tại trần thế - theo giáo huấn của Giáo hội - là ơn gọi và trách nhiệm chuyên biệt của người tín hữu giáo dân.