Xây nhà thờ xong, lại ra sức xây nhà ngươi nghèo



PHAN THIẾT -- Sau thánh lễ cung hiến nhà thờ GX Vinh Lưu sáng nay, ngày 18-4-2007, ĐGM Phao lô Nguyễn thanh Hoan Giáo phận Phan Thiết đã thiết thực đưa ra một đề nghị bất ngờ :”Nhà thờ Chúa đã xây dựng khang trang như thế này, nhưng có nghe rằng giáo xứ Vinh Lưu là giáo xứ còn nhiều gia đình nghèo. Vậy đề nghị cha chánh xứ và giáo dân cũng cần xây cho được 3 căn nhà tình thương cho những gia đình nghèo nhất...”

LM chánh xứ Phan ngọc Cẩm đã thay mặt giáo xư phát biểu lời “xin vâng” được đồng tình với tràng pháo tay thật dài của giáo dân và những quan khách tham dự.

Cùng thánh hiến nhà thớ mới, giáo xứ Vinh lưu cũng hân hoan kỷ niệm KIM KHÁNH giáo xứ. Ngày 15 tháng 5 năm 1957, giáo xứ Vinh Lưu được thành lập giữa vùng rừng núi hẻo lánh của tình Phan thiết do linh mục Phêrô Nguyễn Linh với 4860 giáo dân, phần lớn thuộc giáo phận Vinh di cư. Sau bao thăng trầm, ngày nay giáo xứ chỉ còn 2350 giáo dân. Đức cha Nicolas Huỳnh văn Nghi trước đây nhiều lần xác định rằng nhà thơ Vinh Lưu đã đến lúc cần phải xây dựng lại. Nhưng vật lộn với cuộc sống nông nghiệp khó nghèo, giáo xứ cũng chưa đủ khả năng thực hiện. Cho đên khi LM Phan ngọc Cẩm về nhận giáo xứ, công cuộc xây dựng mới thành hình : Ngày 15-9-2005 đăt móng cho đến 3 tháng sau 29-11-2005 bắt đầu khởi công, Sao 418 ngày đã xây dựng dươc nhà thờ như hôm nay. Với kiểu dang Gothique cao vut, có 5 tháp chuông biểu tượng của 5 giáo họ và cùng với ý nghĩa 50 năm thành lập. Khởi đầu bằng cách tự đóng góp mỗi giáo dân mỗi ngày tiết kiệm “nuôi heo đất” 1000 đồng, ý nguyện ngay lành đã được giúp sức của Toà Thành, 2 Đức Giám mục, hội tương trơ, cũng như của mọi thành phần Dân Chúa trong ngoài nươc và công trình xây dựng hoàn chỉnh. Đối với một giáo xứ nghèo như Vinh Lưu thí đó cũng được xem như là một phép lạ.

Nhưng với đề nghị bất ngờ của Đức Giám mục Pherô, ý nghĩa công trình xây nhà thờ càng thấm đẩm Phúc Âm hơn, dược thê hiện bằng hai câu đối ghi trên cung thánh :

Tin không việc làm, đức tin chết

Sống chẳng yêu thương, cuộc sống tàn.