SINGAPORE (UCAN) – Khi Louise đối đầu với chồng về việc ông ta vụng trộm và dành hàng giờ trước máy tính xách tay, ông ta không muốn tranh luận. Nhưng "cảm giác phấn khích" mà ông ta có được từ sách báo khiêu dâm đã đưa ông ta tới chỗ ngoại tình.
Louise tìm bác sĩ chuyên môn chạy chữa cho ông, nhưng không kết quả. Như nhiều phụ nữ khác, bà cảm thấy có tội và có phần nào trách nhiệm, nhưng sau sáu năm cố gắng hàn gắn, bà thấy mình không có lỗi. Họ quyết định ly thân sau 22 năm sống chung.
Người phụ nữ Mỹ này là một trong bốn người tham dự hội thảo hôm 29-3 tại CANA – Trung tâm Công giáo về "những điều người Công giáo có thể làm để giải quyết nạn khiêu dâm". Linh mục dòng Tên Philip Heng, giám đốc Nhà tập Loyola ở Singapore, nữ tu Wendy Ooi thuộc dòng Thánh Phaolô và John Ooi, phó chủ tịch Hội Đời sống Gia đình, đã tham gia phát biểu bổ sung trong hội thảo này.
Các tham dự viên còn trả lời các câu hỏi của khán thính giả, gồm 60 người từ thanh thiếu niên đến những người đã nghỉ hưu. Cuộc thảo luận là sự kiện thứ ba trong loạt chương trình có tựa đề "Porn Stars @ CANA", nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề sách báo khiêu dâm ở Singapore.
Trong phần hỏi-đáp, một phụ huynh tên là Edwin chia sẻ với nhóm hội thảo rằng một bạn học cùng lớp của con trai ông, con người hàng xóm, thường xuyên đến nhà ông. Gần đây cậu bé tâm sự với ông rằng bố em lướt web xem phim ảnh khiêu dâm ở nhà. Các tham dự viên đồng ý với Edwin rằng bằng cách nêu lên chuyện này, cậu bé đang yêu cầu giúp đỡ cách gián tiếp.
Cha Heng nhận xét rằng hình ảnh khiêu dâm "hấp dẫn những người có vấn đề cảm xúc, lôi cuốn họ bằng một phương tiện cá nhân, dễ tiếp cận và thậm chí dễ kiếm". Ngài phân tích, những người này "ích kỷ, ái kỷ, cô đơn và mắc các vấn đề về lòng tự trọng". Ngài nói, nếu họ nghiện sách báo khiêu dâm đến mức không kiểm soát được, họ sẽ bị "lôi cuốn, lấn át và đánh mất ý thức trách nhiệm và khả năng giao tiếp với người khác".
Ngài nói thêm: "Là người Công giáo, chúng ta được thúc giục giúp đỡ những người này phát triển lành mạnh".
Terence, một sinh viên ở tuổi 20, đã nêu câu hỏi sắc sảo: "Thực sự thì sách báo khiêu dâm sai chỗ nào?"
Louise trả lời: "Sách báo khiêu dâm biến con người thành đồ vật. Chúng ta xem sách báo khiêu dâm chỉ để kích thích dục tính, để rồi xem phụ nữ là đồ vật tình dục".
Sau đó Terence cho biết, anh nghĩ rằng sách báo khiêu dâm lôi cuốn ngay cả những người có lòng tự trọng cao. Anh nói có thể anh sẽ "không ngăn cản" nếu các bạn anh quyết định tụ tập xem phim khiêu dâm.
Một em gái tên là Natalie tâm sự, vài cô bạn của em có bạn trai thường xem phim ảnh khiêu dâm trên Internet. Các bạn này chấp nhận thái độ "xa mặt cách lòng" thay vì cố thay đổi một điều gì đó. Họ chỉ bảo bạn trai giấu phim ảnh khiêu dâm để họ khỏi nhìn thấy trên máy tính, Natalie giải thích.
Các tham dự viên nói rằng các bạn của Natalie có thể đang phớt lờ những hậu quả sau này. Họ cảnh báo rằng cho dù là các đôi này sống chung với nhau và sau đó cưới nhau, thì chắc chắn vấn đề khiêu dâm sẽ tệ hại hơn.
Trong phần hỏi-đáp, nữ tu Wendy cho biết nội dung khiêu dâm lan tràn khắp các mục quảng cáo, phim ảnh và truyền hình. Chị dẫn chứng điều này như là nhân tố tác động làm cho người ta thích thú sách báo khiêu dâm.
Thừa nhận là "khó có thể tránh không xem những gì có trên các phương tiện truyền thông đại chúng", cha Heng nhấn mạnh đến nhu cầu giáo dục tốt ở gia đình. "Giáo dục giới tính sẽ không có hiệu quả trừ phi con cái được nuôi dạy" trong một môi trường gia đình lành mạnh đầy tình thương "từ khi còn rất nhỏ", ngài nói.
John Ooi nói, người Công giáo được "mời gọi nên thánh" và "làm tăng bầu khí đạo đức".
Theo cha Heng, "Tính dục là cách diễn tả tình yêu vô điều kiện giữa hai vợ chồng". Trái lại, khiêu dâm "làm mất đi tình yêu vô điều kiện này" và được dùng để tự thỏa mãn".
Trong phần trình bày tại hội thảo, vị linh mục nói với khán thính giả rằng nhà tập dòng Tên không hề hạn chế hay kiểm duyệt truy cập Internet. Tập sinh có quyền tự do chịu trách nhiệm hành vi của chính mình.
Các tập sinh dòng Thánh Phanxicô theo học một lớp học về đạo đức tính dục, theo nữ tu Ooi. John Ooi giám sát con cái ông sử dụng máy tính và hạn chế thời gian chúng truy cập Internet.
Trong các bài nói chuyện khác trong loạt chương trình này, hôm 15-3 một người tự thú nhận nghiện phim ảnh khiêu dâm cho biết, anh đã nghiện và cuối cùng đã khắc phục tật xấu này như thế nào. Hôm 22-3, các tín hữu Công giáo địa phương đã thảo luận những lần họ bắt gặp sách báo khiêu dâm. Trong bài nói chuyện cuối cùng, sẽ diễn ra vào ngày 12-4, các tham dự viên sẽ được giới thiệu "Thần học về Thân thể", có thể được tìm thấy trong giáo huấn của Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, như là giải pháp rất hữu hiệu cho vấn đề khiêu dâm.
Louise tìm bác sĩ chuyên môn chạy chữa cho ông, nhưng không kết quả. Như nhiều phụ nữ khác, bà cảm thấy có tội và có phần nào trách nhiệm, nhưng sau sáu năm cố gắng hàn gắn, bà thấy mình không có lỗi. Họ quyết định ly thân sau 22 năm sống chung.
Người phụ nữ Mỹ này là một trong bốn người tham dự hội thảo hôm 29-3 tại CANA – Trung tâm Công giáo về "những điều người Công giáo có thể làm để giải quyết nạn khiêu dâm". Linh mục dòng Tên Philip Heng, giám đốc Nhà tập Loyola ở Singapore, nữ tu Wendy Ooi thuộc dòng Thánh Phaolô và John Ooi, phó chủ tịch Hội Đời sống Gia đình, đã tham gia phát biểu bổ sung trong hội thảo này.
Các tham dự viên còn trả lời các câu hỏi của khán thính giả, gồm 60 người từ thanh thiếu niên đến những người đã nghỉ hưu. Cuộc thảo luận là sự kiện thứ ba trong loạt chương trình có tựa đề "Porn Stars @ CANA", nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề sách báo khiêu dâm ở Singapore.
Trong phần hỏi-đáp, một phụ huynh tên là Edwin chia sẻ với nhóm hội thảo rằng một bạn học cùng lớp của con trai ông, con người hàng xóm, thường xuyên đến nhà ông. Gần đây cậu bé tâm sự với ông rằng bố em lướt web xem phim ảnh khiêu dâm ở nhà. Các tham dự viên đồng ý với Edwin rằng bằng cách nêu lên chuyện này, cậu bé đang yêu cầu giúp đỡ cách gián tiếp.
Cha Heng nhận xét rằng hình ảnh khiêu dâm "hấp dẫn những người có vấn đề cảm xúc, lôi cuốn họ bằng một phương tiện cá nhân, dễ tiếp cận và thậm chí dễ kiếm". Ngài phân tích, những người này "ích kỷ, ái kỷ, cô đơn và mắc các vấn đề về lòng tự trọng". Ngài nói, nếu họ nghiện sách báo khiêu dâm đến mức không kiểm soát được, họ sẽ bị "lôi cuốn, lấn át và đánh mất ý thức trách nhiệm và khả năng giao tiếp với người khác".
Ngài nói thêm: "Là người Công giáo, chúng ta được thúc giục giúp đỡ những người này phát triển lành mạnh".
Terence, một sinh viên ở tuổi 20, đã nêu câu hỏi sắc sảo: "Thực sự thì sách báo khiêu dâm sai chỗ nào?"
Louise trả lời: "Sách báo khiêu dâm biến con người thành đồ vật. Chúng ta xem sách báo khiêu dâm chỉ để kích thích dục tính, để rồi xem phụ nữ là đồ vật tình dục".
Sau đó Terence cho biết, anh nghĩ rằng sách báo khiêu dâm lôi cuốn ngay cả những người có lòng tự trọng cao. Anh nói có thể anh sẽ "không ngăn cản" nếu các bạn anh quyết định tụ tập xem phim khiêu dâm.
Một em gái tên là Natalie tâm sự, vài cô bạn của em có bạn trai thường xem phim ảnh khiêu dâm trên Internet. Các bạn này chấp nhận thái độ "xa mặt cách lòng" thay vì cố thay đổi một điều gì đó. Họ chỉ bảo bạn trai giấu phim ảnh khiêu dâm để họ khỏi nhìn thấy trên máy tính, Natalie giải thích.
Các tham dự viên nói rằng các bạn của Natalie có thể đang phớt lờ những hậu quả sau này. Họ cảnh báo rằng cho dù là các đôi này sống chung với nhau và sau đó cưới nhau, thì chắc chắn vấn đề khiêu dâm sẽ tệ hại hơn.
Trong phần hỏi-đáp, nữ tu Wendy cho biết nội dung khiêu dâm lan tràn khắp các mục quảng cáo, phim ảnh và truyền hình. Chị dẫn chứng điều này như là nhân tố tác động làm cho người ta thích thú sách báo khiêu dâm.
Thừa nhận là "khó có thể tránh không xem những gì có trên các phương tiện truyền thông đại chúng", cha Heng nhấn mạnh đến nhu cầu giáo dục tốt ở gia đình. "Giáo dục giới tính sẽ không có hiệu quả trừ phi con cái được nuôi dạy" trong một môi trường gia đình lành mạnh đầy tình thương "từ khi còn rất nhỏ", ngài nói.
John Ooi nói, người Công giáo được "mời gọi nên thánh" và "làm tăng bầu khí đạo đức".
Theo cha Heng, "Tính dục là cách diễn tả tình yêu vô điều kiện giữa hai vợ chồng". Trái lại, khiêu dâm "làm mất đi tình yêu vô điều kiện này" và được dùng để tự thỏa mãn".
Trong phần trình bày tại hội thảo, vị linh mục nói với khán thính giả rằng nhà tập dòng Tên không hề hạn chế hay kiểm duyệt truy cập Internet. Tập sinh có quyền tự do chịu trách nhiệm hành vi của chính mình.
Các tập sinh dòng Thánh Phanxicô theo học một lớp học về đạo đức tính dục, theo nữ tu Ooi. John Ooi giám sát con cái ông sử dụng máy tính và hạn chế thời gian chúng truy cập Internet.
Trong các bài nói chuyện khác trong loạt chương trình này, hôm 15-3 một người tự thú nhận nghiện phim ảnh khiêu dâm cho biết, anh đã nghiện và cuối cùng đã khắc phục tật xấu này như thế nào. Hôm 22-3, các tín hữu Công giáo địa phương đã thảo luận những lần họ bắt gặp sách báo khiêu dâm. Trong bài nói chuyện cuối cùng, sẽ diễn ra vào ngày 12-4, các tham dự viên sẽ được giới thiệu "Thần học về Thân thể", có thể được tìm thấy trong giáo huấn của Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, như là giải pháp rất hữu hiệu cho vấn đề khiêu dâm.