Kuala Lumpur - Có dịp dự Chầu Thánh Thể vào Thứ Năm Tuần Thánh và Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đài Bắc năm 2011 và dự Vọng Phục Sinh và Lễ Phục Sinh năm nay (2014) tại Mã Lai Á, tôi thấy rõ tính Công Giáo của Giáo Hội Rôma. Cũng một cử hành ấy, cũng những thừa tác viên và phẩm phục ấy, cũng mầu sắc lúc ảm đạm, lúc hân hoan ấy, cũng những bái gối, chắp tay, đứng ngồi. Mọi người đồng nhịp đem cả con người của mình vào phụng vụ. Mọi người đồng nhịp cất lời ca tiếng hát, kinh cầu. Mọi người lúc “tôi”, lúc “chúng tôi” thật ăn ý nói lên cả hai chiều kích cá nhân và tập thể. Tôi nhớ lại lời ông Nguyễn Khắc Dương, cựu khoa trưởng khoa văn Đại Học Đà Lạt trước năm 1975, một người tân tòng, nhận định về hai chiều kích này: dù là người hoàn toàn sống trong cộng đoàn tu trì, người Kitô Hữu vẫn “một mình” đứng trước Thiên Chúa, không ai thay thế họ được, và cũng chẳng quyền lực nào đứng án ngữ giữa họ và Thiên Chúa. Họ vẫn là họ hay nói đúng hơn, nhờ sống trong cộng đoàn, cái tôi của họ trở thành đầy đủ, trở thành hoàn hảo.
Rời bỏ Sài Gòn đúng Thứ Ba Tuần Thánh, tôi theo đoàn du lịch qua Thị Quốc Singapore. Đất của cụ Lý Quang Diệu có tiếng ngăn nắp, sạch sẽ, trật tự, đâu ra đó, điều gì cũng được qui định trước, điều gì cũng có trong đầu cụ trước khi đem ra thi hành. Điều đặc biệt là trong cái động não ghê gớm này có phần đóng góp đáng kể của phu nhân Kha Ngọc Chi. Hình Bát Quái trên đồng tiền một đồng chứng tỏ điều này. Người ta kể lại Lý Tiên Sinh rất mê phong thủy, ông muốn có hình bát quái khắp nơi, nhưng sợ đụng tới người Ấn Độ và Mã Lai không tin biểu tượng và triết lý này, nên suy nghĩ hoài không tìm ra kế sách. Cái ông chồng vĩ đại này hóa ra chẳng vĩ đại chút nào. Có chi đâu mà khó sử, phu nhân Kha Ngọc Chi bảo chồng như thế: cứ in hình bát quá trên đồng tiền là hình bát quái hiện diện khắp nơi, khắp hang cùng ngõ hẻm, với người thật giầu sang, với kẻ thật bần cùng… Đồng tiền có chỗ nào mà không đến được, có ai mà dám chống đối, có ai mà nỡ khước từ! Đồng tiền vượt thắng mọi nhậy cảm tôn giáo, triết lý, chính trị, kinh tế, xã hội.
Nghĩ cho cùng Lý Phu Nhân cao tay ấn hơn hẳn Philatô Phu Nhân. Phu Nhân sau chỉ dựa vào một cảm xúc bản thân, một thứ cảm tính mơ hồ, nên không đủ sức thuyết phục một đức ông chồng thiếu quả quyết và chắc chắn ít động não hơn Lý Tiên Sinh nhiều lắm. Kết quả: Chúa Giêsu bị ông này trao cho luật Do Thái kết án bằng hình phạt Rôma: đóng đinh vào thập tự giá và lý hình chính là binh lính Rôma. Một vụ sử thật nhiêu khê và một vụ thi hành án sử thật hỗn hợp. Người Công Giáo trước đây quá chú trọng tới vai trò của “quân Du Dêu” mà cố tình làm lơ vai trò của Rôma. Dần dần họ đã nhận ra vai trò không nhỏ của Đế Quốc Rôma.
Trưa Thứ Năm Tuần Thánh, chúng tôi vượt biên giới bằng xe búyt qua Mã La Á. Không đến nỗi khác nhau như lúc từ San Diego của Mỹ vượt biên qua Tijuana của Mễ, nhưng khung cảnh của Mã vẫn cho thấy một nét gì đó thiếu qui hoạch hơn Singapore. Ngoài đường cao tốc Bắc Nam và những đồn điền trồng cây cọ chiến lược ra, không có gì khác đáng lưu ý.
Đường cao tốc Nam Bắc đưa chúng tôi tới Melaka (Malacca) vào thăm khu phố Hòa Lan, lớp người ngoại quốc thứ hai vào khai thác đất Mã. Quảng Trường ghi nhớ họ hiện còn một tháp nước, một đồng hồ và Nhà Thờ Chúa Kitô đóng cửa im lìm của Tin Lành. Ngoại trừ tháp nước, tất cả đều được sơn mầu đỏ. Rời khu vực đó, chúng tôi tới thăm khu di tích của lớp người ngoại quốc đầu tiên tới khai thác Mã Lai Á, đó là người Bồ Đào Nha. Leo đồi gần một trăm bậc, chúng tôi tới Nhà Thờ Thánh Phaolô. Vị đầu tiên gặp trên đỉnh đồi là Bức Tượng cao bằng người thật, mầu trắng, đặt trên một bệ cao, được giữ gìn tươm tất. Người ta bảo đó là Thánh Phanxicô Xaviê, vị tông đồ vĩ đại tại Viễn Đông thế kỷ 16, người gieo vãi hạt giống đức tin trên một vùng bao la từ Ấn Độ qua Nhật Bản. Đàng sau ngài là ngôi nhà thờ xây bằng gạch, đã tróc hết mái, chỉ còn trơ trơ những bước tường đã tróc hết vữa, chỉ còn lại những viên gạch bất hủ cấu kết với nhau chống trả mưa gió mà tiếp tục “sinh tồn”.
Bước vào bên trong, nhà thờ hoàn toàn trống vắng, mọi cửa ra vào và cửa sổ đều không còn nữa, bàn thờ cũng không. Nơi mà trước đây là bàn thờ, hay gian cung thánh, hiện còn lại một chiếc hố nông được che phủ bằng một dàn sắt chữ nhật có chóp như mái nhà, phía trước ghi vỏn vẹn mấy chứ JHS, vốn là huy hiệu của Dòng Tên, Dòng của Thánh Phanxicô Xaviê và của Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô. Lòng nhà thờ có một số mộ huyệt của người Bồ Đào Nha, chôn theo kiểu Lawn Cemetry của Úc nghĩa là bằng với mặt phẳng của lòng nhà thờ bằng đá, với phiến đá ghi danh tính dựng phía đầu mộ huyệt một đầu tựa vào tường. Tất cả toát ra một mầu hoang phế giữa cảnh bao la đất trời lồng lộng. Tuy nhiên, ngay trong nhà thờ và bên ngoài một chút vẫn có ba bàn bày bán đủ thứ, chủ yếu là đồ kỷ niệm.
Không biết nếu thi hài Thánh Phanxicô Xaviê không rời về Goa mà tiếp tục ở lại Nhà Thờ Thánh Phaolô này thì cục diện sẽ ra sao? Cảnh hoang phế này có thể xẩy ra chăng? Theo một đường dốc khác, chúng tôi rời khỏi nơi chôn cất thứ hai (sau Quảng Đông và trước Goa) của Thánh Phanxicô Xaviê. Dưới chân đồi là một pháo đài Bồ Đào Nha với khoảng 5 hay 6 súng đại bác chĩa ra theo hình rẻ quạt. Đạo có lúc đã phải nhờ tới sức mạnh quân đội mới sống còn được! Quanh khu vực này và khu vựa Hòa Lan là những chiếc xe xích lô đặc biệt với người đạp ngồi đàng trước và được trang trí sặc sỡ với 3 tán hoa nhân tạo; phía sau, đặt một hệ thống âm thanh ầm ĩ phát ra một điệu nhạc Ấn Độ rất “bù tai”. Nhìn kỹ lại, người đạp xe đa phần là con cháu Thánh Gandhi.
Vì là khu phố cổ được UNESCO liệt vào hàng Di Sản Thế Giới như Hội An của Việt Nam, nên nhà cửa Melaka tương đối thấp, không được tự ý tu bổ, và do đó, trông xấu xí. Tuy nhiên, khách sạn ba sao, nơi chúng tôi cư ngụ qua đêm, tương đối mới. Và một điều ở đây hơn hẳn Singapore là cung cấp wifi miễn phí cho du khách. Giầu có là thế, nhưng khách sạn 3 sao ở Singapore không cung cấp dịch vụ này, mỗi 15 phút dùng internet ở đấy phải trả 2 dollars Singapore, tương đương với 6 ringgit (Mã kim). Qui hoạch gì thì qui hoạch, vô qui hoạch trong trường hợp này được lòng du khách hơn!
Bỏ Melaka, vẫn theo đường cao tốc Nam Bắc, chúng tôi tới thăm Putrajaya. Đây là một thành phố được xây dựng theo kế hoạch, nằm cách Kuala Lumpur 25 cây số về hướng Nam, để thay thế Kuala Lumpur trong vai trò thủ đô hành chánh. Thủ đô này được rời từ Kuala Lumpur về đây năm 1999, nhưng Kuala Lumpur vẫn là thủ đô quốc gia với cung điện Nhà Vua, trụ sở quốc hội và trung tâm thương mại và tài chánh. Cũng như nhiều công trình vĩ đại khác, đây là kết quả tim óc của Mahathir Mohammad, thủ tướng thứ 4 của quốc gia, người được tôn vinh gần như Lý Tiên Sinh của Singapore. Năm 2001, nó trở thành Lãnh Thổ Liên Bang, giống Kuala Lumpur và Labuan.
Các viên chức đầu tiên rời về Putrajaya năm 1999 là 300 nhân viên của Phủ Thủ Tướng. Các viên chức chính phủ thuộc các bộ sở khác rời về đây năm 2005, và đến năm 2007, dân số thành phố lên tới 30,000 người phần đông là công chức. Các viên chức này được hưởng nhiều trợ cấp của chính phủ. Hướng dẫn viên du lịch người Mã hơi cường điệu khi “phán” rằng họ được ở miễn phí trong các căn hộ khang trang với đầy đủ mọi tiện nghi hiện đại! Anh ta giải thích: như thế để họ khỏi ăn hối lộ, không như ở VN, lương không đủ sống, nên người ta phải xoay. Hướng dẫn viên này người Mã gốc Hoa, nói tiếng Việt rất sõi.
Tới năm 2012, hầu hết các bộ của chính phủ đều rời về đây, ngoài ba bộ: giao thương và kỹ nghệ quốc tế, quốc phòng và công chánh. Điều đáng nói là sự sóng đôi giữa chính phủ và Hồi Giáo tại Putrajaya: bên cạnh dinh đồ sộ của thủ tướng là ngôi đền thờ cũng vĩ đại không kém của Hồi Giáo. Lẽ dĩ nhiên không có nhà thờ Kitô Giáo nào cả vì theo thống kê năm 2010, người Hồi Giáo chiếm 97.4%, người Ấn Độ Giáo chiếm 1%, người Kitô Giáo chiếm 0.9%, người Phật Giáo chiếm 0.4% dân số Putrajaya.
Thủ Đô Kuala Lumpur có khác, nó là thành phố đa văn hóa, nên có sự hiện diện của nhiều tôn giáo khác nhau. Chúng tôi có đi thăm chùa Ấn Độ Giáo ở Động Batu, cách bắc Kuala Lumpur 13 cây số, với Động Đền (Temple Cave) ở độ cao 100 mét trên lưng núi mà muốn lên tới nơi, bạn phải trèo 275 bậc. Ngay dưới chân núi ở đầucác bậc thang là tượng thần Murugan cao 42.7 mét, hiện cao nhất thế giới, đúc từ Thái Lam đem qua năm 2006. Thần này là thần chiến tranh, chiến thắng, khôn ngoan và yêu thương, thống lãnh các vị thần, và là con của hai thần Shiva và Parvati.
Đến Kuala Lumpur đúng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng vì thời khóa biểu của “tour” quá xít xao, chúng tôi không thể tới Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Gioan để tham dự Nghi Thức Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh cũng như đi Đường Thánh Giá. Bù lại, chúng tôi “ngắm” Mười Bốn Chặng Đường Thánh Giá dựa vào bản kinh cũ của các giáo phận “dòng”, không quên đọc đủ phần phụng vụ Lời Chúa gồm Bài đọc 1 Is 52,13 -- 53,12; Đáp ca Tv 30,2 và 6.12-13.15-16.17 và 25 (Đ. Lc 23,46); Bài đọc 2 Dt 4,14-16; 5,7-9; Tung hô Tin Mừng Pl 2,8-9; và Bài Thương Khó theo Tin Mừng Ga 18,1 -- 19,42. Sau đó, là phần cầu nguyện long trọng: cầu cho Hội Thánh, cho Đức Thánh Cha, cho hàng giáo sĩ và giáo dân, cho dự tòng, cho mọi tín hữu được hợp nhất, cho người Do Thái, cho người ngoài Kitô Giáo, cho người vô thần, cho những nhà lãnh đạo quốc gia, cho những người đau khổ.
Khỏi nói, ai cũng hiểu lời cầu nguyện sau cùng được cảm kích hơn hết. Một phần vì chúng tôi đang khoác trên mình thân phận “lữ khách” mà lời cầu xin là “gìn giữ…được bình an”. Một phần vì đất nước Malaysia đang đắm chìm trong thảm cảnh MH370. Khắp đất nước chỗ nào cũng có những bảng lớn ngoài đường giục người ta cầu nguyện cho MH370, đến nay đã ngoài 40 ngày rồi mà vẫn biệt tăm âm tích! Ở các siêu thị, các trung tâm buôn bán tráng lệ, đều có những tấm giấy treo tỏ lòng nhớ thương những đồng bào xấu số. Phần lớn vẫn hẹn gặp lại họ trong vòng tay thân ái. Ôi tiếc thương vô vàn. Họ vẫn cứ mãi mãi trên đường lữ thứ biết bao giờ trở “về xứ sở”.
Chúng tôi cũng không quên kiêng thịt, dù không dám ăn chay vì sợ xỉu dọc đường. Bạn đồng hành lấy làm lạ: mọi hôm đánh thịt ngon ơi, sao nay, lại không chịu động đũa. Hỏi ra mới hay: anh chị này kiêng thịt nghe đâu vì ngày lễ lớn trong đạo! Được một điều kiêng thịt không khó, vì món rau sào, rau luộc, tầu hủ thường, tầu hủ ky và cá tôm tiệm người Hoa không thiếu.
Sáng ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, chúng tôi dậy sớm, dùng IPAD đọc Kinh Sáng tại phòng khách sạn. Đủ cả Thánh Vịnh 94 với đáp ca: Đức Kitô đã chịu khổ hình, chịu mai táng để cứu độ ta, nào ta hãy đến bái thờ Người”, rồi Thánh Thi kể lể “trên thập tự, Ngài dang tay phá đổ sức qủy ma từng bao kiếp tự hào… Ngài chẳng nệ xuống âm ty cõi chết để thân hành cứu độ các vong nhân” thì xá chi cõi đất Mohammad mà Người không đến tha thứ hai kẻ lữ thứ ham vui! Thánh Vịnh 63 “khóc than Người như khóc than con một đã chết” vì kẻ thù dùng lời thâm độc như mũi tên “bắn trộm người vô tội”. Nhưng Thiên Chúa “lại bắn tên vào chúng, thình lình chúng đã bị trúng thương”. Thành thử “người công chính sẽ vui mừng trong Chúa”.
Thánh ca Isaia 38: 10-14, 17-20 vẫn dạy chúng tôi cầu cứu “Xin cứu con, lạy Chúa, khỏi quyền lực âm ty”. Rồi Thánh Vịnh 150 đánh thức chúng tôi khỏi chốn âm ty mà bảo “Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời, Ta nắm quyền thống trị tử thần và âm phủ”. Cái điệp khúc “xé nát thân ta, nhưng rồi lại chữa lành” được tóm gọn trong Lời Chúa theo Sách Hôsê 6:1-3a.
Điệp ca sau đó nhắc lại chủ đề: phục tùng cho đến chết và chết trên thập giá, Người được siêu tôn và ban cho danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu. Thánh Ca Tin Mừng Benedictus được đọc lên với đáp ca “xin rủ thương phù trợ”. Nay đang an ổn chốn này, mai lên máy bay, nghĩ tới MH370 mà rụng rời, đường đi của MHH370 chúng con sẽ họa lại!
Điệp khúc “xin rủ lòng thương xót chúng con” được lặp lại trong Lời Cầu. Lời nguyện kết thúc có âm điệu hân hoan hơn: “Này tất cả chúng con là những tín hữu đã cùng được mai táng với Người khi lãnh nhận bí ích thánh tẩy, xin cho chúng con cũng đạt tới nguồn sống muôn đời cùng với Người là Đấng Phục sinh”.
Với tâm nguyện ấy, chúng tôi đã đi mua sắm theo chương trình. “Tour” này giá tương đối hạ, nhưng bù lại, đi mua sắm hơi nhiều. Mà mua sắm thì chúng tôi thiếu kỹ năng nên ít muốn thi hành. Các nhân viên bán hàng tỏ ra rất thông cảm: mặc dù xùi nước bọt ra chào mời, chúng tôi vẫn chỉ “just looking”, mà họ vẫn không giận. Nhưng đến lúc tới Genting, ngọn núi cao gần 2 nghìn mét, có sòng bài duy nhất tại Malaysia, thì hết “just looking”. Chúng tôi bấm máy lia lịa với một hạn định rõ ràng: 100 ringgit thôi! Chỉ trong vòng hơn một giờ với bàn máy 2 xu Mã, với phối hợp giữa nhiều “lines” và nhiều “plays”, có lúc thắng có lúc thua, nhưng cuối cùng, 100 ringgit cũng biếu không cho gia đình thương gia tỷ phú Tan Sri Lim Goh Tong, một gia đình Mã gốc Hoa, hiện vẫn sống tại đỉnh núi này. Họ sở hữu trọn vẹn mọi cơ sở trên ngọn núi này. Ngoài ra còn là chủ nhân của các công ty mang tên Genting như Genting Berhad (MYX:3182) và các công ty con như Genting Malaysia Berhad(MYX:4715), Genting Plantations Berhad(MYX:2291), Genting Singapore Plc(SGX:G13) và Genting Hong Kong Limited(HKEX:678).
Chúng tôi cam kết cũng sẽ biếu cùng số tiền ấy cho Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Gioan khi tham dự nghi thức Vọng Phục Sinh tối nay vào lúc 8 giờ 30. Đường từ Genting trở lại Kuala Lumpur gặp mưa và nhiều xe cộ nên mãi gần 8 giờ mới đưa chúng tôi trở lại khách sạn, hai vợ chồng vội vã đi cất đồ rồi xuống nhờ concierge của khách sạn gọi taxi. Anh ta loay hoay thế nào gọi không được, chúng tôi đành ra đầu đường hy vọng vời được một chiếc. Không ngờ, nhiều taxi chạy qua, nhưng không dừng lại, có thể họ đi đón khách đã đặt trước. Hai tài xế dừng lại nhưng khi nghe tên St John’s Cathedral, họ lắc đầu nguầy nguậy: “don’t know”. Tài xế thứ ba, một người Hoa, chịu chạy nhưng nói trước “20 ringgit”! Mừng húm, dự tính đến 50 ringgit cũng ừ, huống chi 20 ringgit!
Đến nhà thờ trước giờ cử hành vọng phục sinh chừng 10 phút. Nhưng nhà thờ đã chật ních cả trong lẫn ngoài. Số hàng ghế dài trong nhà thờ phải tới hàng trăm. Số ghế chiếc cuối nhà thờ và hai bên nhà thờ cũng đến hàng trăm. Thân phận thiểu số bao giờ cũng làm con người cấu kết với nhau, tha thiết gặp nhau, nhất là gặp nhau để tôn thờ Đấng làm chủ muôn loài mà sót sa thay muôn loài lại làm ngơ không kể đến. Người Công Giáo Kuala Lumpur làm vợ chồng tôi có cảm tình ngay ở hình ảnh ban đầu này.
Chúng tôi cố gắng len lỏi vào hàng ghế giữa nhà thờ từ dưới tính lên và từ hai bên tính vào. Thoạt đầu, chưa thấy gì “hấp dẫn”: màn ảnh lớn lúc có hình lúc không hình; được một điều, sách bài đọc và sách thánh ca đủ dùng cho số người hàng nghìn này. Rồi đèn nhà thờ tắt đi. Tiếng linh mục chủ tế vang lên “Christ yesterday and today” (Chúa Kitô hôm qua và hôm nay)… rồi “The Light of Christ” (ánh sáng Chúa Kitô) và cộng đoàn: “Thanks be to God” (tạ ơn Chúa”. Lúc đèn nhà thờ sáng lên cũng là lúc sáng lên tình người, tình con một Chúa. Người đàn bà trẻ ngồi trước chúng tôi một hàng ghế, quay lại, không thấy chúng tôi có nến sáng, bèn nhường cho chúng tôi cây nến sáng của bà, hân hoan chia sẻ cây nến còn lại với người con gái ngồi bên cạnh.
Bài Exultet được trầm bổng cất lên bởi một thanh niên Ấn Độ hay Châu Phi gì đó, vì anh ta bận đồ trắng càng làm nổi nước đa đen nhánh và hàm răng trắng toát. Lòng anh chắc không đen mà cũng chẳng trắng, thuần một mầu đỏ yêu thương của trái tim nồng ấm. Rồi tới các bài đọc và các bài đáp ca được “nhẩn nha” đọc hay hát. Người đọc người hát chậm rãi tiến lên bàn thờ, không một chút hối hả, sợ mất thì giờ, không bớt một bài đọc, không giảm bất cứ đáp ca nào. Linh mục chủ tế cũng thế, cứ nhẩn nha sốt sắng đọc như muốn kéo dài buổi phụng thờ Thiên Chúa. Tại sao lại vội vã, tại sao lại sợ mất thì giờ. Tại sao lại muốn rời bỏ Thánh Đường, Nhà Chúa, càng sớm càng tốt?
Bài ca nào cũng được toàn bộ cộng đồng tham gia. Cứ tưởng tượng hai nghìn người cùng cất tiếng ca một lúc, thì đến đá cũng phải rung động cất tiếng hát theo, chứ đừng nói hai người lữ khách mệt mỏi sau một ngày ngược xuôi mua sắm và chơi bài tại Genting Casino! Chúng tôi say sưa cùng hát với họ, hát đến chẩy nước mắt.
Đêm nay vọng Phục Sinh. Phục Sinh cũng là tái sinh. Phép Rửa vì thế không thể nào thiếu. Cộng đoàn tín hữu có tồn tại chăng là nhờ những người được tái sinh trong Phép Rửa. Còn lúc nào cử hành bí tích này ý nghĩa hơn là trong đêm cực thánh này, đêm giao hòa giữa cái chết và sự sống lại của Con Thiên Chúa. Chính vì thế Linh mục chủ tế mời các tân tòng tiến lên rồi ngài diễn tiến vừa vắn tắt giảng giải vừa cử hành đầy đủ mọi cử chỉ của nghi thức thánh tầy người lớn. Cứ từ từ, cứ trang trọng đọc mọi lời và làm mọi cử chỉ cần thiết. Không hề sợ giáo dân “sốt ruột”. Thật khác xa với cộng đồng nơi vợ chồng tôi sinh hoạt. Họ bớt đầu bớt đuôi buổi Vọng Phục Sinh này, loại hẳn phần cử hành phép rửa, dù năm nào, cộng đồng này cũng có ít ra một chục dự tòng! Có thể một phần để dành giờ cho các bài diễn văn cám ơn hay cho các chương trình vận động gây quỹ?
Chưa hết, tới phần tuyên xưng đức tin, linh mục chủ tế yêu cầu các tân tòng thắp nến cho toàn bộ cộng đoàn. Các tân tòng chia nhau tới các hàng ghế, đốt nến cho các bậc anh chị của mình trong đức tin. Nhìn kỹ có cả những người trên 60 tuổi. Cùng với nến tân tòng, mọi ngọn nến tín hữu đều đã được thắp sáng. Và họ cùng nhau tuyên xưng đức tin dưới ánh sáng cùng phát ra từ Cây Nến Phục Sinh duy nhất. Cộng đoàn này không tiếc rẻ thì giờ với Chúa. Nghi thức Vọng Phục Sinh của Nhà Thờ Chính Toà Thánh Gioan tại Kuala Lumpur, vì thế, kéo dài hơn 2 tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 tới gần 12 giờ đêm. Ra về, lòng thật nhẹ nhàng thênh thang. Nhiều người vẫn nấn ná ở lại. Phần chúng tôi thì mắt đã rã, phải vội tìm đường trở lại khách sạn.
Lần về khách sạn cũng thế, vời biết bao taxi, không chiếc nào ngừng, có chiếc ngừng rồi lắc đầu nguầy nguậy. May được một tài xế trẻ trung người Mã thuận chở về. Anh ta rất “lịch thiệp”: cho đồng hồ xe chạy đàng hoàng. Đến khách sạn, kim chỉ 6 ringggit 40. Chúng tôi trao cho anh tờ 10 ringgit với lời cám ơn rối rít, không đòi thối lại!
Một Vọng Phục Sinh đáng đồng tiền bát gạo, đáng ghi nhớ không quên.
Rời bỏ Sài Gòn đúng Thứ Ba Tuần Thánh, tôi theo đoàn du lịch qua Thị Quốc Singapore. Đất của cụ Lý Quang Diệu có tiếng ngăn nắp, sạch sẽ, trật tự, đâu ra đó, điều gì cũng được qui định trước, điều gì cũng có trong đầu cụ trước khi đem ra thi hành. Điều đặc biệt là trong cái động não ghê gớm này có phần đóng góp đáng kể của phu nhân Kha Ngọc Chi. Hình Bát Quái trên đồng tiền một đồng chứng tỏ điều này. Người ta kể lại Lý Tiên Sinh rất mê phong thủy, ông muốn có hình bát quái khắp nơi, nhưng sợ đụng tới người Ấn Độ và Mã Lai không tin biểu tượng và triết lý này, nên suy nghĩ hoài không tìm ra kế sách. Cái ông chồng vĩ đại này hóa ra chẳng vĩ đại chút nào. Có chi đâu mà khó sử, phu nhân Kha Ngọc Chi bảo chồng như thế: cứ in hình bát quá trên đồng tiền là hình bát quái hiện diện khắp nơi, khắp hang cùng ngõ hẻm, với người thật giầu sang, với kẻ thật bần cùng… Đồng tiền có chỗ nào mà không đến được, có ai mà dám chống đối, có ai mà nỡ khước từ! Đồng tiền vượt thắng mọi nhậy cảm tôn giáo, triết lý, chính trị, kinh tế, xã hội.
Nghĩ cho cùng Lý Phu Nhân cao tay ấn hơn hẳn Philatô Phu Nhân. Phu Nhân sau chỉ dựa vào một cảm xúc bản thân, một thứ cảm tính mơ hồ, nên không đủ sức thuyết phục một đức ông chồng thiếu quả quyết và chắc chắn ít động não hơn Lý Tiên Sinh nhiều lắm. Kết quả: Chúa Giêsu bị ông này trao cho luật Do Thái kết án bằng hình phạt Rôma: đóng đinh vào thập tự giá và lý hình chính là binh lính Rôma. Một vụ sử thật nhiêu khê và một vụ thi hành án sử thật hỗn hợp. Người Công Giáo trước đây quá chú trọng tới vai trò của “quân Du Dêu” mà cố tình làm lơ vai trò của Rôma. Dần dần họ đã nhận ra vai trò không nhỏ của Đế Quốc Rôma.
Trưa Thứ Năm Tuần Thánh, chúng tôi vượt biên giới bằng xe búyt qua Mã La Á. Không đến nỗi khác nhau như lúc từ San Diego của Mỹ vượt biên qua Tijuana của Mễ, nhưng khung cảnh của Mã vẫn cho thấy một nét gì đó thiếu qui hoạch hơn Singapore. Ngoài đường cao tốc Bắc Nam và những đồn điền trồng cây cọ chiến lược ra, không có gì khác đáng lưu ý.
Đường cao tốc Nam Bắc đưa chúng tôi tới Melaka (Malacca) vào thăm khu phố Hòa Lan, lớp người ngoại quốc thứ hai vào khai thác đất Mã. Quảng Trường ghi nhớ họ hiện còn một tháp nước, một đồng hồ và Nhà Thờ Chúa Kitô đóng cửa im lìm của Tin Lành. Ngoại trừ tháp nước, tất cả đều được sơn mầu đỏ. Rời khu vực đó, chúng tôi tới thăm khu di tích của lớp người ngoại quốc đầu tiên tới khai thác Mã Lai Á, đó là người Bồ Đào Nha. Leo đồi gần một trăm bậc, chúng tôi tới Nhà Thờ Thánh Phaolô. Vị đầu tiên gặp trên đỉnh đồi là Bức Tượng cao bằng người thật, mầu trắng, đặt trên một bệ cao, được giữ gìn tươm tất. Người ta bảo đó là Thánh Phanxicô Xaviê, vị tông đồ vĩ đại tại Viễn Đông thế kỷ 16, người gieo vãi hạt giống đức tin trên một vùng bao la từ Ấn Độ qua Nhật Bản. Đàng sau ngài là ngôi nhà thờ xây bằng gạch, đã tróc hết mái, chỉ còn trơ trơ những bước tường đã tróc hết vữa, chỉ còn lại những viên gạch bất hủ cấu kết với nhau chống trả mưa gió mà tiếp tục “sinh tồn”.
Bước vào bên trong, nhà thờ hoàn toàn trống vắng, mọi cửa ra vào và cửa sổ đều không còn nữa, bàn thờ cũng không. Nơi mà trước đây là bàn thờ, hay gian cung thánh, hiện còn lại một chiếc hố nông được che phủ bằng một dàn sắt chữ nhật có chóp như mái nhà, phía trước ghi vỏn vẹn mấy chứ JHS, vốn là huy hiệu của Dòng Tên, Dòng của Thánh Phanxicô Xaviê và của Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô. Lòng nhà thờ có một số mộ huyệt của người Bồ Đào Nha, chôn theo kiểu Lawn Cemetry của Úc nghĩa là bằng với mặt phẳng của lòng nhà thờ bằng đá, với phiến đá ghi danh tính dựng phía đầu mộ huyệt một đầu tựa vào tường. Tất cả toát ra một mầu hoang phế giữa cảnh bao la đất trời lồng lộng. Tuy nhiên, ngay trong nhà thờ và bên ngoài một chút vẫn có ba bàn bày bán đủ thứ, chủ yếu là đồ kỷ niệm.
Không biết nếu thi hài Thánh Phanxicô Xaviê không rời về Goa mà tiếp tục ở lại Nhà Thờ Thánh Phaolô này thì cục diện sẽ ra sao? Cảnh hoang phế này có thể xẩy ra chăng? Theo một đường dốc khác, chúng tôi rời khỏi nơi chôn cất thứ hai (sau Quảng Đông và trước Goa) của Thánh Phanxicô Xaviê. Dưới chân đồi là một pháo đài Bồ Đào Nha với khoảng 5 hay 6 súng đại bác chĩa ra theo hình rẻ quạt. Đạo có lúc đã phải nhờ tới sức mạnh quân đội mới sống còn được! Quanh khu vực này và khu vựa Hòa Lan là những chiếc xe xích lô đặc biệt với người đạp ngồi đàng trước và được trang trí sặc sỡ với 3 tán hoa nhân tạo; phía sau, đặt một hệ thống âm thanh ầm ĩ phát ra một điệu nhạc Ấn Độ rất “bù tai”. Nhìn kỹ lại, người đạp xe đa phần là con cháu Thánh Gandhi.
Vì là khu phố cổ được UNESCO liệt vào hàng Di Sản Thế Giới như Hội An của Việt Nam, nên nhà cửa Melaka tương đối thấp, không được tự ý tu bổ, và do đó, trông xấu xí. Tuy nhiên, khách sạn ba sao, nơi chúng tôi cư ngụ qua đêm, tương đối mới. Và một điều ở đây hơn hẳn Singapore là cung cấp wifi miễn phí cho du khách. Giầu có là thế, nhưng khách sạn 3 sao ở Singapore không cung cấp dịch vụ này, mỗi 15 phút dùng internet ở đấy phải trả 2 dollars Singapore, tương đương với 6 ringgit (Mã kim). Qui hoạch gì thì qui hoạch, vô qui hoạch trong trường hợp này được lòng du khách hơn!
Bỏ Melaka, vẫn theo đường cao tốc Nam Bắc, chúng tôi tới thăm Putrajaya. Đây là một thành phố được xây dựng theo kế hoạch, nằm cách Kuala Lumpur 25 cây số về hướng Nam, để thay thế Kuala Lumpur trong vai trò thủ đô hành chánh. Thủ đô này được rời từ Kuala Lumpur về đây năm 1999, nhưng Kuala Lumpur vẫn là thủ đô quốc gia với cung điện Nhà Vua, trụ sở quốc hội và trung tâm thương mại và tài chánh. Cũng như nhiều công trình vĩ đại khác, đây là kết quả tim óc của Mahathir Mohammad, thủ tướng thứ 4 của quốc gia, người được tôn vinh gần như Lý Tiên Sinh của Singapore. Năm 2001, nó trở thành Lãnh Thổ Liên Bang, giống Kuala Lumpur và Labuan.
Nhà vòm xanh là Dinh Thủ Tướng |
Tới năm 2012, hầu hết các bộ của chính phủ đều rời về đây, ngoài ba bộ: giao thương và kỹ nghệ quốc tế, quốc phòng và công chánh. Điều đáng nói là sự sóng đôi giữa chính phủ và Hồi Giáo tại Putrajaya: bên cạnh dinh đồ sộ của thủ tướng là ngôi đền thờ cũng vĩ đại không kém của Hồi Giáo. Lẽ dĩ nhiên không có nhà thờ Kitô Giáo nào cả vì theo thống kê năm 2010, người Hồi Giáo chiếm 97.4%, người Ấn Độ Giáo chiếm 1%, người Kitô Giáo chiếm 0.9%, người Phật Giáo chiếm 0.4% dân số Putrajaya.
Đến Kuala Lumpur đúng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng vì thời khóa biểu của “tour” quá xít xao, chúng tôi không thể tới Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Gioan để tham dự Nghi Thức Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh cũng như đi Đường Thánh Giá. Bù lại, chúng tôi “ngắm” Mười Bốn Chặng Đường Thánh Giá dựa vào bản kinh cũ của các giáo phận “dòng”, không quên đọc đủ phần phụng vụ Lời Chúa gồm Bài đọc 1 Is 52,13 -- 53,12; Đáp ca Tv 30,2 và 6.12-13.15-16.17 và 25 (Đ. Lc 23,46); Bài đọc 2 Dt 4,14-16; 5,7-9; Tung hô Tin Mừng Pl 2,8-9; và Bài Thương Khó theo Tin Mừng Ga 18,1 -- 19,42. Sau đó, là phần cầu nguyện long trọng: cầu cho Hội Thánh, cho Đức Thánh Cha, cho hàng giáo sĩ và giáo dân, cho dự tòng, cho mọi tín hữu được hợp nhất, cho người Do Thái, cho người ngoài Kitô Giáo, cho người vô thần, cho những nhà lãnh đạo quốc gia, cho những người đau khổ.
Khỏi nói, ai cũng hiểu lời cầu nguyện sau cùng được cảm kích hơn hết. Một phần vì chúng tôi đang khoác trên mình thân phận “lữ khách” mà lời cầu xin là “gìn giữ…được bình an”. Một phần vì đất nước Malaysia đang đắm chìm trong thảm cảnh MH370. Khắp đất nước chỗ nào cũng có những bảng lớn ngoài đường giục người ta cầu nguyện cho MH370, đến nay đã ngoài 40 ngày rồi mà vẫn biệt tăm âm tích! Ở các siêu thị, các trung tâm buôn bán tráng lệ, đều có những tấm giấy treo tỏ lòng nhớ thương những đồng bào xấu số. Phần lớn vẫn hẹn gặp lại họ trong vòng tay thân ái. Ôi tiếc thương vô vàn. Họ vẫn cứ mãi mãi trên đường lữ thứ biết bao giờ trở “về xứ sở”.
Chúng tôi cũng không quên kiêng thịt, dù không dám ăn chay vì sợ xỉu dọc đường. Bạn đồng hành lấy làm lạ: mọi hôm đánh thịt ngon ơi, sao nay, lại không chịu động đũa. Hỏi ra mới hay: anh chị này kiêng thịt nghe đâu vì ngày lễ lớn trong đạo! Được một điều kiêng thịt không khó, vì món rau sào, rau luộc, tầu hủ thường, tầu hủ ky và cá tôm tiệm người Hoa không thiếu.
Sáng ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, chúng tôi dậy sớm, dùng IPAD đọc Kinh Sáng tại phòng khách sạn. Đủ cả Thánh Vịnh 94 với đáp ca: Đức Kitô đã chịu khổ hình, chịu mai táng để cứu độ ta, nào ta hãy đến bái thờ Người”, rồi Thánh Thi kể lể “trên thập tự, Ngài dang tay phá đổ sức qủy ma từng bao kiếp tự hào… Ngài chẳng nệ xuống âm ty cõi chết để thân hành cứu độ các vong nhân” thì xá chi cõi đất Mohammad mà Người không đến tha thứ hai kẻ lữ thứ ham vui! Thánh Vịnh 63 “khóc than Người như khóc than con một đã chết” vì kẻ thù dùng lời thâm độc như mũi tên “bắn trộm người vô tội”. Nhưng Thiên Chúa “lại bắn tên vào chúng, thình lình chúng đã bị trúng thương”. Thành thử “người công chính sẽ vui mừng trong Chúa”.
Thánh ca Isaia 38: 10-14, 17-20 vẫn dạy chúng tôi cầu cứu “Xin cứu con, lạy Chúa, khỏi quyền lực âm ty”. Rồi Thánh Vịnh 150 đánh thức chúng tôi khỏi chốn âm ty mà bảo “Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời, Ta nắm quyền thống trị tử thần và âm phủ”. Cái điệp khúc “xé nát thân ta, nhưng rồi lại chữa lành” được tóm gọn trong Lời Chúa theo Sách Hôsê 6:1-3a.
Điệp ca sau đó nhắc lại chủ đề: phục tùng cho đến chết và chết trên thập giá, Người được siêu tôn và ban cho danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu. Thánh Ca Tin Mừng Benedictus được đọc lên với đáp ca “xin rủ thương phù trợ”. Nay đang an ổn chốn này, mai lên máy bay, nghĩ tới MH370 mà rụng rời, đường đi của MHH370 chúng con sẽ họa lại!
Điệp khúc “xin rủ lòng thương xót chúng con” được lặp lại trong Lời Cầu. Lời nguyện kết thúc có âm điệu hân hoan hơn: “Này tất cả chúng con là những tín hữu đã cùng được mai táng với Người khi lãnh nhận bí ích thánh tẩy, xin cho chúng con cũng đạt tới nguồn sống muôn đời cùng với Người là Đấng Phục sinh”.
Với tâm nguyện ấy, chúng tôi đã đi mua sắm theo chương trình. “Tour” này giá tương đối hạ, nhưng bù lại, đi mua sắm hơi nhiều. Mà mua sắm thì chúng tôi thiếu kỹ năng nên ít muốn thi hành. Các nhân viên bán hàng tỏ ra rất thông cảm: mặc dù xùi nước bọt ra chào mời, chúng tôi vẫn chỉ “just looking”, mà họ vẫn không giận. Nhưng đến lúc tới Genting, ngọn núi cao gần 2 nghìn mét, có sòng bài duy nhất tại Malaysia, thì hết “just looking”. Chúng tôi bấm máy lia lịa với một hạn định rõ ràng: 100 ringgit thôi! Chỉ trong vòng hơn một giờ với bàn máy 2 xu Mã, với phối hợp giữa nhiều “lines” và nhiều “plays”, có lúc thắng có lúc thua, nhưng cuối cùng, 100 ringgit cũng biếu không cho gia đình thương gia tỷ phú Tan Sri Lim Goh Tong, một gia đình Mã gốc Hoa, hiện vẫn sống tại đỉnh núi này. Họ sở hữu trọn vẹn mọi cơ sở trên ngọn núi này. Ngoài ra còn là chủ nhân của các công ty mang tên Genting như Genting Berhad (MYX:3182) và các công ty con như Genting Malaysia Berhad(MYX:4715), Genting Plantations Berhad(MYX:2291), Genting Singapore Plc(SGX:G13) và Genting Hong Kong Limited(HKEX:678).
Chúng tôi cam kết cũng sẽ biếu cùng số tiền ấy cho Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Gioan khi tham dự nghi thức Vọng Phục Sinh tối nay vào lúc 8 giờ 30. Đường từ Genting trở lại Kuala Lumpur gặp mưa và nhiều xe cộ nên mãi gần 8 giờ mới đưa chúng tôi trở lại khách sạn, hai vợ chồng vội vã đi cất đồ rồi xuống nhờ concierge của khách sạn gọi taxi. Anh ta loay hoay thế nào gọi không được, chúng tôi đành ra đầu đường hy vọng vời được một chiếc. Không ngờ, nhiều taxi chạy qua, nhưng không dừng lại, có thể họ đi đón khách đã đặt trước. Hai tài xế dừng lại nhưng khi nghe tên St John’s Cathedral, họ lắc đầu nguầy nguậy: “don’t know”. Tài xế thứ ba, một người Hoa, chịu chạy nhưng nói trước “20 ringgit”! Mừng húm, dự tính đến 50 ringgit cũng ừ, huống chi 20 ringgit!
Đến nhà thờ trước giờ cử hành vọng phục sinh chừng 10 phút. Nhưng nhà thờ đã chật ních cả trong lẫn ngoài. Số hàng ghế dài trong nhà thờ phải tới hàng trăm. Số ghế chiếc cuối nhà thờ và hai bên nhà thờ cũng đến hàng trăm. Thân phận thiểu số bao giờ cũng làm con người cấu kết với nhau, tha thiết gặp nhau, nhất là gặp nhau để tôn thờ Đấng làm chủ muôn loài mà sót sa thay muôn loài lại làm ngơ không kể đến. Người Công Giáo Kuala Lumpur làm vợ chồng tôi có cảm tình ngay ở hình ảnh ban đầu này.
Chúng tôi cố gắng len lỏi vào hàng ghế giữa nhà thờ từ dưới tính lên và từ hai bên tính vào. Thoạt đầu, chưa thấy gì “hấp dẫn”: màn ảnh lớn lúc có hình lúc không hình; được một điều, sách bài đọc và sách thánh ca đủ dùng cho số người hàng nghìn này. Rồi đèn nhà thờ tắt đi. Tiếng linh mục chủ tế vang lên “Christ yesterday and today” (Chúa Kitô hôm qua và hôm nay)… rồi “The Light of Christ” (ánh sáng Chúa Kitô) và cộng đoàn: “Thanks be to God” (tạ ơn Chúa”. Lúc đèn nhà thờ sáng lên cũng là lúc sáng lên tình người, tình con một Chúa. Người đàn bà trẻ ngồi trước chúng tôi một hàng ghế, quay lại, không thấy chúng tôi có nến sáng, bèn nhường cho chúng tôi cây nến sáng của bà, hân hoan chia sẻ cây nến còn lại với người con gái ngồi bên cạnh.
Bài Exultet được trầm bổng cất lên bởi một thanh niên Ấn Độ hay Châu Phi gì đó, vì anh ta bận đồ trắng càng làm nổi nước đa đen nhánh và hàm răng trắng toát. Lòng anh chắc không đen mà cũng chẳng trắng, thuần một mầu đỏ yêu thương của trái tim nồng ấm. Rồi tới các bài đọc và các bài đáp ca được “nhẩn nha” đọc hay hát. Người đọc người hát chậm rãi tiến lên bàn thờ, không một chút hối hả, sợ mất thì giờ, không bớt một bài đọc, không giảm bất cứ đáp ca nào. Linh mục chủ tế cũng thế, cứ nhẩn nha sốt sắng đọc như muốn kéo dài buổi phụng thờ Thiên Chúa. Tại sao lại vội vã, tại sao lại sợ mất thì giờ. Tại sao lại muốn rời bỏ Thánh Đường, Nhà Chúa, càng sớm càng tốt?
Bài ca nào cũng được toàn bộ cộng đồng tham gia. Cứ tưởng tượng hai nghìn người cùng cất tiếng ca một lúc, thì đến đá cũng phải rung động cất tiếng hát theo, chứ đừng nói hai người lữ khách mệt mỏi sau một ngày ngược xuôi mua sắm và chơi bài tại Genting Casino! Chúng tôi say sưa cùng hát với họ, hát đến chẩy nước mắt.
Đêm nay vọng Phục Sinh. Phục Sinh cũng là tái sinh. Phép Rửa vì thế không thể nào thiếu. Cộng đoàn tín hữu có tồn tại chăng là nhờ những người được tái sinh trong Phép Rửa. Còn lúc nào cử hành bí tích này ý nghĩa hơn là trong đêm cực thánh này, đêm giao hòa giữa cái chết và sự sống lại của Con Thiên Chúa. Chính vì thế Linh mục chủ tế mời các tân tòng tiến lên rồi ngài diễn tiến vừa vắn tắt giảng giải vừa cử hành đầy đủ mọi cử chỉ của nghi thức thánh tầy người lớn. Cứ từ từ, cứ trang trọng đọc mọi lời và làm mọi cử chỉ cần thiết. Không hề sợ giáo dân “sốt ruột”. Thật khác xa với cộng đồng nơi vợ chồng tôi sinh hoạt. Họ bớt đầu bớt đuôi buổi Vọng Phục Sinh này, loại hẳn phần cử hành phép rửa, dù năm nào, cộng đồng này cũng có ít ra một chục dự tòng! Có thể một phần để dành giờ cho các bài diễn văn cám ơn hay cho các chương trình vận động gây quỹ?
Chưa hết, tới phần tuyên xưng đức tin, linh mục chủ tế yêu cầu các tân tòng thắp nến cho toàn bộ cộng đoàn. Các tân tòng chia nhau tới các hàng ghế, đốt nến cho các bậc anh chị của mình trong đức tin. Nhìn kỹ có cả những người trên 60 tuổi. Cùng với nến tân tòng, mọi ngọn nến tín hữu đều đã được thắp sáng. Và họ cùng nhau tuyên xưng đức tin dưới ánh sáng cùng phát ra từ Cây Nến Phục Sinh duy nhất. Cộng đoàn này không tiếc rẻ thì giờ với Chúa. Nghi thức Vọng Phục Sinh của Nhà Thờ Chính Toà Thánh Gioan tại Kuala Lumpur, vì thế, kéo dài hơn 2 tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 tới gần 12 giờ đêm. Ra về, lòng thật nhẹ nhàng thênh thang. Nhiều người vẫn nấn ná ở lại. Phần chúng tôi thì mắt đã rã, phải vội tìm đường trở lại khách sạn.
Lần về khách sạn cũng thế, vời biết bao taxi, không chiếc nào ngừng, có chiếc ngừng rồi lắc đầu nguầy nguậy. May được một tài xế trẻ trung người Mã thuận chở về. Anh ta rất “lịch thiệp”: cho đồng hồ xe chạy đàng hoàng. Đến khách sạn, kim chỉ 6 ringggit 40. Chúng tôi trao cho anh tờ 10 ringgit với lời cám ơn rối rít, không đòi thối lại!
Một Vọng Phục Sinh đáng đồng tiền bát gạo, đáng ghi nhớ không quên.