Sioux Falls, Hoa Kỳ:
Tân Giám Mục Paul J. Swain đã trở thành linh mục rất muộn màng chỉ sau vài năm xin theo đạo Công Giáo. Nguyên là sĩ quan tình báo không quân tại Việt Nam trong một thời gian dài 1967 đến năm 1972 từ khi Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam cho đến ngày rút lui. Khi trở về Hoa Kỳ, ngài đã tiếp tục theo học lấy bằng Luật tại Đại Hoc Wisconsin- Madison và hành nghề luật sư. Ngài từng phục vụ trong Hội Đồng Cố Vấn Tư Pháp và là Giám Đốc Chính Sách cho Thống Đốc Lee Dreyfus từ năm 1979- 1983.
Một cuộc đời trôi nổi giữa chiến trường và tranh cãi trong ngành tư pháp, Paul J. Swain đã định hướng tìm được những giá trị tâm linh cho cuộc đời, ngài đã xin theo đạo Công Giáo vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh 1983 và sau đó xin đi tu và được thụ phong linh mục 5 năm sau đó do Cố Giám Mục Cletus ODonnell cử hành. Tân Giám Mục Swain đã chú ý và ghi nhận ngày Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm ngài lên hàng giám mục cũng là rơi đúng vào này lễ giỗ 14 năm Cố Giám Mục O'Donnells.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Sioux Rall, tại South Dakota vào ngày 31/8/2006. Ngài đã chính thức nhận lãnh chức Giám Mục vào ngày 26/10 tại nhà thờ Chánh Tòa Thánh Giuse tại Sioux Falls.
Sau đây là toàn văn cuộc phỏng vấn với Tân Giám Mục Paul J. Swain dành cho Nguyệt San "Người Đưa Tin Thánh Anthony".
Kính thưa Giám Mục tân cử Swain, Đức Cha đã có một quá trình đáng kể trước khi gia nhập chủng viện. Xin cho chúng con biết Đức Cha đã nghe Thiên Chúa gọi thế nào cả về hai mặt đối với giáo hội và thiên chức linh mục?
Nếu bạn nhìn lại quá khứ và bạn có thể nhìn thấy những dấu hiệu nhỏ trong cuộc đời. Điều quan trọng nhất đã xảy ra khi tôi phục vụ với chức vụ cố vấn tư pháp và giám đốc chính sách cho Thống Đốc tại Wisconsin. Nhưng vị thống đốc mà tôi phục vụ đã không tái tranh cử, cho nên tôi biết rằng đã đến lúc tôi sẽ thay đổi công việc bởi vì mọi người phục vụ theo ý muốn của Thống Đốc, và tôi tự hỏi đến bất cứ việc gì trên thế giới này đang mở ra cho tôi, những gì thực sự tôi muốn làm? Và tư tưởng "linh mục" đã đến với tôi, tôi muốn nói là tư tưởng này đến với tôi rất rõ, ngay cả từng chữ một. Dĩ nhiên, tôi chồn bước vì tôi không phải là người Công Giáo vào thời điểm đó.
Vì thế tôi đã suy tư đến điều này và quyết định, có lẽ đó là con đường Thiên Chúa đang kêu gọi tôi để vào dòng tu. Vì tôi nghĩ rằng mặc dầu thời gian tôi phục vụ và hành nghề luật và phục vụ trong chính phủ, có lẽ đã không đâm sâu mạnh mẽ những giá trị ưu tiên mà tôi muốn trong cuộc đời. Dầu sao đi nữa, tôi đã bắt đầu đọc sách và viếng thăm một số nhà thờ Công Giáo. Tôi là một trong những người thường ngồi ở cuối nhà thờ và hy vọng rằng không một ai có thể nhận ra tôi giữa thánh lễ!
Cuộc hành trình như thế kéo dài trong một số năm. Cuối cùng thì tôi đã tìm sự hướng dẫn và gia nhập đạo Công Giáo tại đây ở Madison. Đó là một giây phút tuyệt vời, thật sự rất thoải mái. Dường như thật quá đúng lục. Tôi đã trở lại hành nghề luật sư, nhưng tôi đã không thể thay đổi được tư tưởng trở thành một linh mục, cho nên tôi đã tới giáo phận ở đây tại Madison. Khi tôi vào chủng viện, tôi cũng không chắc chắn rằng tôi sẽ ở lại đó. Đức Giám Mục tại đây là Giám Mục O'Donnell lớn tuổi hơn tôi một chút đã nắm lấy cơ hội nơi tôi là một người mới theo đạo Công Giáo.
Dĩ nhiên Đức Cha có kinh nghiệm bao quát khi còn là một người chính trị trong cuộc. Một trong những quan tâm lớn ngày nay là vấn đề những chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai được rước lễ. Khi nhìn đến hai thế giới từ bên trong - chính trị và giáo hội, Đức Cha có viễn tượng gì cho vấn đề này?
Từ riêng kinh nghiệm của chính tôi, các chính trị gia thường nhìn vấn đề qua con mắt chính trị. Chính tôi cũng làm điều đó nữa. Bạn nhìn vào vấn đề trong phạm trù thế giới mà bạn đặt trọng tâm tới. Những gì quan trọng đối với chúng tôi khi con người mà sự cứu độ của họ đang bị đe dọa để nhìn vượt ra ngoài điều đó đi tới vấn đề cứu cánh có liên quan, vấn đề như sự sống. Là phần thử thách cho Giáo Hội, tôi hy vọng đó là thử thách đối với những ai quan tâm trong một đường lối yêu thương, nhân từ để nhìn ra ngoài trước mắt lợi ích chính trị hầu tới giá trị nền tảng theo đó chúng tôi được kêu gọi.
Đức Cha có nghĩ rằng trong vấn đề này có lẽ là một khủng hoảng niềm tin, khi mà những vấn đề đó đơn thuần quy về những định hạn chính trị như thể là các giám mục đang hoạt động chính trị nhưng thực thể nó là một sự quan tâm mục vụ cho phần hồn của các chính trị gia, Đức Cha nghĩ sao?
Vâng, thật là đúng, tôi nghĩ rằng nó không chỉ đúng với chính trị, nó còn đúng cho khác khía cạnh khác trong cuộc sống, như chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tương đối vốn quá lan tran, ngay cả đến chúng tôi không biết nó đang ảnh hưởng đến chúng tôi theo con đường đó. Vì thế nó là một câu trả lời phải cẩn trọng. Có thể là một khủng hoảng niềm tin, nhưng tôi thiết tưởng nhiều người đã thiếu đi sự đào tạo, thiếu đi một sự hiểu biết.
Đức Cha sẽ làm gì nếu có một chính trị gia bướng bỉnh, hay nói một cách khác là đi rước lễ nhưng cũng mạnh mẽ ủng hộ phá thai?
Tôi không biết đến câu trả lời cho điều đó. Thực sự đây tất cả là mới mẻ. Chắc chắn bước đầu tiên là muốn tiếp xúc với người ấy, như bạn biết là theo một con đường mục vụ. Mọi người có sự cá biệt. Chúng tôi nói đến sự thánh thiêng của đời sống và tôn trọng từng cá nhân. Tôi thiết nghĩ chúng tôi cần tôn trọng đến những vấn đề đó nữa, vì cá nhân, dĩ nhiên là không nhân nhượng cho giá trị nền tảng v..v
Là một cựu chiến binh Việt Nam, Đức Cha ắt hẳn phải có một viễn ảnh độc nhất vô nhị đến chiến tranh hiện tại ở Iraq và cuộc chiến rộng lớn hơn đến khủng bố. Quan điểm của Đức Cha như thế nào cho những cuộc xung đột này, đặc biệt bây giờ Đức Cha là Tân Giám Mục, khi mà Đức Cha bắt đầu nghĩ đến những vấn đề này trong một bối cảnh đó, thưa Đức Cha?
Đây là những vấn đề gai góc đối với con người, và những người đưa ra sự quyết định có một tổng hợp rộng lớn những điều họ cần quan tâm tới. Kinh nghiệm của tôi từ chến tranh và khi tôi nhìn thấy những gì xảy ra là chiến tranh mang lại lợi ích rất hiếm và nhiều người vô tội phải bị sa vào ở giữa. Nhiều sự tàn phá diễn ra. Tôi nghĩ tới những gì chúng tôi đã nhìn thấy tại Việt Nam, tôi nghĩ đến những gì chúng tôi thấy trong tình huống hiện tại, đó là những việc sự việc xảy ra không ngờ; sự tàn phá và tiếp tục như thế, tôi nghĩ đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha rất mạnh mẽ đến việc ngưng bắn và làm bất cứ những gì có thể để bảo vệ những người vô tội bị vương mắc trong cuộc.
Hôm nay chúng ta có những người so sánh sự khủng hoảng cuộc chiến như trường hợp Neville Chamberlain ** tìm kiếm sự nhân nhượng, trong khi về mặt khác Tổng Thống (Bush) nói rằng đó là những tên cuồng tín là nguời không thể đàm phán. Như vậy xem ra sự nhận thức sáng suốt phải được thực hiện trong tình trạng chiến tranh hóc búa này phải không thưa Đức Cha?
Tôi đồng ý điều đó, mỗi một trường hợp đều cá biệt. Cố gắng mà nói việc này giống như cái gì đó đã xảy ra trước đây cách đây nhiều năm là điều lừa dối bởi vì còn liên quan đến những yếu tố khác nữa. Thật chắc chắn là chủ nghĩa cực đoan đã can dự vào tất cả điều này. Làm thế nào để bạn giải quyết? Đó không phải là câu trả lời dễ dàng đâu.
Cái nhìn của Đức Cha đến vấn đề di dân tại Hoa Kỳ như thế nào khi mà quốc gia này đang đứng trước sự de dọa rất lớn đến nạn khủng bố?
Tất cả những vấn đề này phải đi về điều căn bản đó là tôn trọng cá nhân. Chắc chắn một chính quyền, một quốc gia có một quyền để ấn định luật pháp của nó, để xác định ai là người có thể đến và đi một cách hợp pháp.
Đối với chúng con là những người Công Giáo, thật có một khúc quanh đáng lưu ý, vì nhiều người di dân tới đây là người Công Giáo, và họ đã tạo nên rất tốt và rất nhiều cho tương lai Giáo Hội tại Hoa Kỳ, Đức Cha nghĩ sao?
Điều đó đúng, và sự kiện là cộng đoàn Hispani đã lớn mạnh tại đây. Tôi không chắc chắn lắm tại South Dakota thì sao. Sự kiện cho vấn đề là, họ là những cá nhân nhiều người có ý hướng tốt, họ cần có nhu cầu như những con người. Tôi biết một số pháp chế ngăn cản ngay cả đến giáo hội trong công việc bác ái cho những người đó cần có nhu cầu đặc biệt. Đối với chúng tôi là Giáo Hội, thật sự đó là cái gì không thể chấp nhận được.
Chưa từng xảy ra khi chuyện tai tiếng nơi giáo sĩ được công khai vào năm 2002, chúng con dã có một loạt những tường trình đều đặn trên báo chí về việc làm sai trái của giáo sĩ, hành xử sấu về tài chính, hay tình dục hay hành động đồng tình. Đó thực là những vấn nạn và tạo nên những vấn đề luân lý đối với các linh mục làm việc cật lực là những người phục vụ Thiên Chúa với lòng trung thành cao cả. Đức Cha nhìn thấy vấn đề như thế nào đối với thiên chức linh mục ngày nay?
Trước hết tôi phải nói là tôi thấy sốc, bối rối và đau buồn vì chuyện bê bối mà các linh mục đã dùng vai thế của mình cho chuyện gì đó mà nó hủy hoại đến người khác. Thật rất là, rất ư đau buồn. Tôi đã gặp gỡ một số nạn nhân và nhìn thấy một số nơi họ tình trạng bi thảm thực sự mà sự lạm dụng đã mang đến trong cuộc đời họ. Tôi nghĩ rằng Giáo Hội đã thực hiện rất nhiều bước để bảo đảm cho những điều như thế này sẽ không còn bao giờ xảy ra nữa. Phần lớn những sự việc này, dĩ nhiên là đã xảy ra cách đây đã nhiều năm. Chắc chắn nó ảnh hưởng tới các linh mục là những người làm việc cật lực và họ cùng có phản ứng đau buồn và lên cơn sốc. Nhưng nói chung tôi thiết nghĩ chúng tôi đang vươn lên khỏi điều đó.
Dường như có một vụ mùa tuyệt vời đến các linh mục trẻ là những người tiến thân dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, điều con có thể nói là một vụ mùa mới đến các giám mục đã cho chúng con niềm hy vọng lớn lao. Đức Cha có sự nhận xét rằng các tân linh mục trẻ đang tiến lên không?
Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Tôi muốn nói điều này mà không sợ bị phẩm bình nơi các linh mục khác, nhưng chắn chắn đó là một cảm nghiệm đến các linh mục trẻ theo chủ đề của Đức Gioan Phaolô Cả, đừng sợ hãy đứng lên vì sự sống, hãy cảm thấy thoải mái trong thiên chức linh mục của họ theo một đường lối công khai. Tôi thiết nghĩa đó là điều tốt cho Giáo Hội.
Nhiều người Công Giáo mà con có dịp tiếp xúc với họ trong những năm qua đã tỏ ra buồn rầu, đôi khi tỏ ra giận dữ - đến sự lan tràn qua nhiều năm có những bất đồng công khai nơi tu sĩ và giáo dân là những người có vai trò trách nhiệm nơi giáo phận, giáo xứ và học đường. Đức Cha sẽ giải quyết thế nào cho tình huống này?
Tôi thiết nghĩ rằng giáo phận mà tôi sẽ đến là Sioux Fall đã có những vị giám mục tốt, và tại đó có nhân viên tốt. Nhưng chắc chắn một vai trò của giám mục là bảo đảm để Giáo Huấn được dạy một cách trọn vẹn và được hiểu rõ nơi giáo dân, và đối với những ai đại diện Giáo Hội sẽ chứng nhận họ, đồng ý với họ và sống với họ.
Đức Giám Mục Robert Vasa tại Baker Oregon, đã làm một cái gì đó rất sáng tạo và đáng chú ý. Ngài đã viết lá thư mục vụ với chủ đề Làm Chứng cho Chân Lý, theo đó Ngài đòi hỏi nhân viên và những người thiện nguyện làm việc mục vụ cho Giáo Hội phải ký một bản xác nhận đức tin cá nhân mình. Ý nghĩ của Đức Cha như thế nào cho vấn đề này và có cái gì đó mà Đức Cha sẽ quan tâm đến nếu thấy cần thiết, thưa Đức Cha?
Tôi phải đọc cái đã. Tôi phải nhìn vào đó. Tôi chưa được thụ phong, cho nên tôi không làm bất cứ những quyết định nào. Chắn chắn đó là một cách giải quyết lý thú và tôi sẽ bàn hỏi với các vị giám mục khác nữa, tất cả những điều này có tính cách cá biệt.
Con nhận thức rằng một số câu hỏi này đòi hỏi ân sủng khi làm việc. Đức Cha có bất kỳ cái gì cho dù là một điều nhỏ thôi mà Đức Cha trông mong khi bước vào chức vụ nơi giáo hội địa phuơng.?
Tôi ước mong để cùng được bên giáo dân trong giáo phận, làm việc với các Linh Mục mà tôi đã có dịp viếng thăm vào tuần qua. Tôi chưa hề tới đó trước đây và tôi được tiếp đón rất ân cần. Cho nên đó là một chương mới. Tôi đã không nghĩ rằng tôi trở thành một linh mục, và lại càng chắc chắn là không trở thành một giám mục, cho nên tôi không cố gắng tỉ mẩn xem những gì Thiên Chúa đang làm trong cuộc đời tôi. Ngài vẫn muốn làm tôi ngạc nhiên!
Ghi Chú: Neville Chamberlain (1869-1940) là một chính trị gia bảo thủ tại Anh. Ông là Thủ Tướng Anh từ năm 1937-1940. chính sách của ông là muốn điều đình nhân nhượng với nhà độc tài phát xít Mussolini và Hitler, theo đó bản Thỏa Ước Munich đà được ký vào năm 1938 hy vọng mang lại hòa bình cho toàn vùng. Nhưng bản Thỏa Ước này đã thất bại ngăn ngừa sự bùng nổ Thế Chiến Thứ II mà chính Anh Quốc đã lâm vào vòng chiến đánh Đức
Tân Giám Mục Paul J. Swain đã trở thành linh mục rất muộn màng chỉ sau vài năm xin theo đạo Công Giáo. Nguyên là sĩ quan tình báo không quân tại Việt Nam trong một thời gian dài 1967 đến năm 1972 từ khi Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam cho đến ngày rút lui. Khi trở về Hoa Kỳ, ngài đã tiếp tục theo học lấy bằng Luật tại Đại Hoc Wisconsin- Madison và hành nghề luật sư. Ngài từng phục vụ trong Hội Đồng Cố Vấn Tư Pháp và là Giám Đốc Chính Sách cho Thống Đốc Lee Dreyfus từ năm 1979- 1983.
Một cuộc đời trôi nổi giữa chiến trường và tranh cãi trong ngành tư pháp, Paul J. Swain đã định hướng tìm được những giá trị tâm linh cho cuộc đời, ngài đã xin theo đạo Công Giáo vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh 1983 và sau đó xin đi tu và được thụ phong linh mục 5 năm sau đó do Cố Giám Mục Cletus ODonnell cử hành. Tân Giám Mục Swain đã chú ý và ghi nhận ngày Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm ngài lên hàng giám mục cũng là rơi đúng vào này lễ giỗ 14 năm Cố Giám Mục O'Donnells.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Sioux Rall, tại South Dakota vào ngày 31/8/2006. Ngài đã chính thức nhận lãnh chức Giám Mục vào ngày 26/10 tại nhà thờ Chánh Tòa Thánh Giuse tại Sioux Falls.
Sau đây là toàn văn cuộc phỏng vấn với Tân Giám Mục Paul J. Swain dành cho Nguyệt San "Người Đưa Tin Thánh Anthony".
Kính thưa Giám Mục tân cử Swain, Đức Cha đã có một quá trình đáng kể trước khi gia nhập chủng viện. Xin cho chúng con biết Đức Cha đã nghe Thiên Chúa gọi thế nào cả về hai mặt đối với giáo hội và thiên chức linh mục?
Nếu bạn nhìn lại quá khứ và bạn có thể nhìn thấy những dấu hiệu nhỏ trong cuộc đời. Điều quan trọng nhất đã xảy ra khi tôi phục vụ với chức vụ cố vấn tư pháp và giám đốc chính sách cho Thống Đốc tại Wisconsin. Nhưng vị thống đốc mà tôi phục vụ đã không tái tranh cử, cho nên tôi biết rằng đã đến lúc tôi sẽ thay đổi công việc bởi vì mọi người phục vụ theo ý muốn của Thống Đốc, và tôi tự hỏi đến bất cứ việc gì trên thế giới này đang mở ra cho tôi, những gì thực sự tôi muốn làm? Và tư tưởng "linh mục" đã đến với tôi, tôi muốn nói là tư tưởng này đến với tôi rất rõ, ngay cả từng chữ một. Dĩ nhiên, tôi chồn bước vì tôi không phải là người Công Giáo vào thời điểm đó.
Vì thế tôi đã suy tư đến điều này và quyết định, có lẽ đó là con đường Thiên Chúa đang kêu gọi tôi để vào dòng tu. Vì tôi nghĩ rằng mặc dầu thời gian tôi phục vụ và hành nghề luật và phục vụ trong chính phủ, có lẽ đã không đâm sâu mạnh mẽ những giá trị ưu tiên mà tôi muốn trong cuộc đời. Dầu sao đi nữa, tôi đã bắt đầu đọc sách và viếng thăm một số nhà thờ Công Giáo. Tôi là một trong những người thường ngồi ở cuối nhà thờ và hy vọng rằng không một ai có thể nhận ra tôi giữa thánh lễ!
Cuộc hành trình như thế kéo dài trong một số năm. Cuối cùng thì tôi đã tìm sự hướng dẫn và gia nhập đạo Công Giáo tại đây ở Madison. Đó là một giây phút tuyệt vời, thật sự rất thoải mái. Dường như thật quá đúng lục. Tôi đã trở lại hành nghề luật sư, nhưng tôi đã không thể thay đổi được tư tưởng trở thành một linh mục, cho nên tôi đã tới giáo phận ở đây tại Madison. Khi tôi vào chủng viện, tôi cũng không chắc chắn rằng tôi sẽ ở lại đó. Đức Giám Mục tại đây là Giám Mục O'Donnell lớn tuổi hơn tôi một chút đã nắm lấy cơ hội nơi tôi là một người mới theo đạo Công Giáo.
Dĩ nhiên Đức Cha có kinh nghiệm bao quát khi còn là một người chính trị trong cuộc. Một trong những quan tâm lớn ngày nay là vấn đề những chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai được rước lễ. Khi nhìn đến hai thế giới từ bên trong - chính trị và giáo hội, Đức Cha có viễn tượng gì cho vấn đề này?
Từ riêng kinh nghiệm của chính tôi, các chính trị gia thường nhìn vấn đề qua con mắt chính trị. Chính tôi cũng làm điều đó nữa. Bạn nhìn vào vấn đề trong phạm trù thế giới mà bạn đặt trọng tâm tới. Những gì quan trọng đối với chúng tôi khi con người mà sự cứu độ của họ đang bị đe dọa để nhìn vượt ra ngoài điều đó đi tới vấn đề cứu cánh có liên quan, vấn đề như sự sống. Là phần thử thách cho Giáo Hội, tôi hy vọng đó là thử thách đối với những ai quan tâm trong một đường lối yêu thương, nhân từ để nhìn ra ngoài trước mắt lợi ích chính trị hầu tới giá trị nền tảng theo đó chúng tôi được kêu gọi.
Đức Cha có nghĩ rằng trong vấn đề này có lẽ là một khủng hoảng niềm tin, khi mà những vấn đề đó đơn thuần quy về những định hạn chính trị như thể là các giám mục đang hoạt động chính trị nhưng thực thể nó là một sự quan tâm mục vụ cho phần hồn của các chính trị gia, Đức Cha nghĩ sao?
Vâng, thật là đúng, tôi nghĩ rằng nó không chỉ đúng với chính trị, nó còn đúng cho khác khía cạnh khác trong cuộc sống, như chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tương đối vốn quá lan tran, ngay cả đến chúng tôi không biết nó đang ảnh hưởng đến chúng tôi theo con đường đó. Vì thế nó là một câu trả lời phải cẩn trọng. Có thể là một khủng hoảng niềm tin, nhưng tôi thiết tưởng nhiều người đã thiếu đi sự đào tạo, thiếu đi một sự hiểu biết.
Đức Cha sẽ làm gì nếu có một chính trị gia bướng bỉnh, hay nói một cách khác là đi rước lễ nhưng cũng mạnh mẽ ủng hộ phá thai?
Tôi không biết đến câu trả lời cho điều đó. Thực sự đây tất cả là mới mẻ. Chắc chắn bước đầu tiên là muốn tiếp xúc với người ấy, như bạn biết là theo một con đường mục vụ. Mọi người có sự cá biệt. Chúng tôi nói đến sự thánh thiêng của đời sống và tôn trọng từng cá nhân. Tôi thiết nghĩ chúng tôi cần tôn trọng đến những vấn đề đó nữa, vì cá nhân, dĩ nhiên là không nhân nhượng cho giá trị nền tảng v..v
Là một cựu chiến binh Việt Nam, Đức Cha ắt hẳn phải có một viễn ảnh độc nhất vô nhị đến chiến tranh hiện tại ở Iraq và cuộc chiến rộng lớn hơn đến khủng bố. Quan điểm của Đức Cha như thế nào cho những cuộc xung đột này, đặc biệt bây giờ Đức Cha là Tân Giám Mục, khi mà Đức Cha bắt đầu nghĩ đến những vấn đề này trong một bối cảnh đó, thưa Đức Cha?
Đây là những vấn đề gai góc đối với con người, và những người đưa ra sự quyết định có một tổng hợp rộng lớn những điều họ cần quan tâm tới. Kinh nghiệm của tôi từ chến tranh và khi tôi nhìn thấy những gì xảy ra là chiến tranh mang lại lợi ích rất hiếm và nhiều người vô tội phải bị sa vào ở giữa. Nhiều sự tàn phá diễn ra. Tôi nghĩ tới những gì chúng tôi đã nhìn thấy tại Việt Nam, tôi nghĩ đến những gì chúng tôi thấy trong tình huống hiện tại, đó là những việc sự việc xảy ra không ngờ; sự tàn phá và tiếp tục như thế, tôi nghĩ đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha rất mạnh mẽ đến việc ngưng bắn và làm bất cứ những gì có thể để bảo vệ những người vô tội bị vương mắc trong cuộc.
Hôm nay chúng ta có những người so sánh sự khủng hoảng cuộc chiến như trường hợp Neville Chamberlain ** tìm kiếm sự nhân nhượng, trong khi về mặt khác Tổng Thống (Bush) nói rằng đó là những tên cuồng tín là nguời không thể đàm phán. Như vậy xem ra sự nhận thức sáng suốt phải được thực hiện trong tình trạng chiến tranh hóc búa này phải không thưa Đức Cha?
Tôi đồng ý điều đó, mỗi một trường hợp đều cá biệt. Cố gắng mà nói việc này giống như cái gì đó đã xảy ra trước đây cách đây nhiều năm là điều lừa dối bởi vì còn liên quan đến những yếu tố khác nữa. Thật chắc chắn là chủ nghĩa cực đoan đã can dự vào tất cả điều này. Làm thế nào để bạn giải quyết? Đó không phải là câu trả lời dễ dàng đâu.
Cái nhìn của Đức Cha đến vấn đề di dân tại Hoa Kỳ như thế nào khi mà quốc gia này đang đứng trước sự de dọa rất lớn đến nạn khủng bố?
Tất cả những vấn đề này phải đi về điều căn bản đó là tôn trọng cá nhân. Chắc chắn một chính quyền, một quốc gia có một quyền để ấn định luật pháp của nó, để xác định ai là người có thể đến và đi một cách hợp pháp.
Đối với chúng con là những người Công Giáo, thật có một khúc quanh đáng lưu ý, vì nhiều người di dân tới đây là người Công Giáo, và họ đã tạo nên rất tốt và rất nhiều cho tương lai Giáo Hội tại Hoa Kỳ, Đức Cha nghĩ sao?
Điều đó đúng, và sự kiện là cộng đoàn Hispani đã lớn mạnh tại đây. Tôi không chắc chắn lắm tại South Dakota thì sao. Sự kiện cho vấn đề là, họ là những cá nhân nhiều người có ý hướng tốt, họ cần có nhu cầu như những con người. Tôi biết một số pháp chế ngăn cản ngay cả đến giáo hội trong công việc bác ái cho những người đó cần có nhu cầu đặc biệt. Đối với chúng tôi là Giáo Hội, thật sự đó là cái gì không thể chấp nhận được.
Chưa từng xảy ra khi chuyện tai tiếng nơi giáo sĩ được công khai vào năm 2002, chúng con dã có một loạt những tường trình đều đặn trên báo chí về việc làm sai trái của giáo sĩ, hành xử sấu về tài chính, hay tình dục hay hành động đồng tình. Đó thực là những vấn nạn và tạo nên những vấn đề luân lý đối với các linh mục làm việc cật lực là những người phục vụ Thiên Chúa với lòng trung thành cao cả. Đức Cha nhìn thấy vấn đề như thế nào đối với thiên chức linh mục ngày nay?
Trước hết tôi phải nói là tôi thấy sốc, bối rối và đau buồn vì chuyện bê bối mà các linh mục đã dùng vai thế của mình cho chuyện gì đó mà nó hủy hoại đến người khác. Thật rất là, rất ư đau buồn. Tôi đã gặp gỡ một số nạn nhân và nhìn thấy một số nơi họ tình trạng bi thảm thực sự mà sự lạm dụng đã mang đến trong cuộc đời họ. Tôi nghĩ rằng Giáo Hội đã thực hiện rất nhiều bước để bảo đảm cho những điều như thế này sẽ không còn bao giờ xảy ra nữa. Phần lớn những sự việc này, dĩ nhiên là đã xảy ra cách đây đã nhiều năm. Chắc chắn nó ảnh hưởng tới các linh mục là những người làm việc cật lực và họ cùng có phản ứng đau buồn và lên cơn sốc. Nhưng nói chung tôi thiết nghĩ chúng tôi đang vươn lên khỏi điều đó.
Dường như có một vụ mùa tuyệt vời đến các linh mục trẻ là những người tiến thân dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, điều con có thể nói là một vụ mùa mới đến các giám mục đã cho chúng con niềm hy vọng lớn lao. Đức Cha có sự nhận xét rằng các tân linh mục trẻ đang tiến lên không?
Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Tôi muốn nói điều này mà không sợ bị phẩm bình nơi các linh mục khác, nhưng chắn chắn đó là một cảm nghiệm đến các linh mục trẻ theo chủ đề của Đức Gioan Phaolô Cả, đừng sợ hãy đứng lên vì sự sống, hãy cảm thấy thoải mái trong thiên chức linh mục của họ theo một đường lối công khai. Tôi thiết nghĩa đó là điều tốt cho Giáo Hội.
Nhiều người Công Giáo mà con có dịp tiếp xúc với họ trong những năm qua đã tỏ ra buồn rầu, đôi khi tỏ ra giận dữ - đến sự lan tràn qua nhiều năm có những bất đồng công khai nơi tu sĩ và giáo dân là những người có vai trò trách nhiệm nơi giáo phận, giáo xứ và học đường. Đức Cha sẽ giải quyết thế nào cho tình huống này?
Tôi thiết nghĩ rằng giáo phận mà tôi sẽ đến là Sioux Fall đã có những vị giám mục tốt, và tại đó có nhân viên tốt. Nhưng chắc chắn một vai trò của giám mục là bảo đảm để Giáo Huấn được dạy một cách trọn vẹn và được hiểu rõ nơi giáo dân, và đối với những ai đại diện Giáo Hội sẽ chứng nhận họ, đồng ý với họ và sống với họ.
Đức Giám Mục Robert Vasa tại Baker Oregon, đã làm một cái gì đó rất sáng tạo và đáng chú ý. Ngài đã viết lá thư mục vụ với chủ đề Làm Chứng cho Chân Lý, theo đó Ngài đòi hỏi nhân viên và những người thiện nguyện làm việc mục vụ cho Giáo Hội phải ký một bản xác nhận đức tin cá nhân mình. Ý nghĩ của Đức Cha như thế nào cho vấn đề này và có cái gì đó mà Đức Cha sẽ quan tâm đến nếu thấy cần thiết, thưa Đức Cha?
Tôi phải đọc cái đã. Tôi phải nhìn vào đó. Tôi chưa được thụ phong, cho nên tôi không làm bất cứ những quyết định nào. Chắn chắn đó là một cách giải quyết lý thú và tôi sẽ bàn hỏi với các vị giám mục khác nữa, tất cả những điều này có tính cách cá biệt.
Con nhận thức rằng một số câu hỏi này đòi hỏi ân sủng khi làm việc. Đức Cha có bất kỳ cái gì cho dù là một điều nhỏ thôi mà Đức Cha trông mong khi bước vào chức vụ nơi giáo hội địa phuơng.?
Tôi ước mong để cùng được bên giáo dân trong giáo phận, làm việc với các Linh Mục mà tôi đã có dịp viếng thăm vào tuần qua. Tôi chưa hề tới đó trước đây và tôi được tiếp đón rất ân cần. Cho nên đó là một chương mới. Tôi đã không nghĩ rằng tôi trở thành một linh mục, và lại càng chắc chắn là không trở thành một giám mục, cho nên tôi không cố gắng tỉ mẩn xem những gì Thiên Chúa đang làm trong cuộc đời tôi. Ngài vẫn muốn làm tôi ngạc nhiên!
Ghi Chú: Neville Chamberlain (1869-1940) là một chính trị gia bảo thủ tại Anh. Ông là Thủ Tướng Anh từ năm 1937-1940. chính sách của ông là muốn điều đình nhân nhượng với nhà độc tài phát xít Mussolini và Hitler, theo đó bản Thỏa Ước Munich đà được ký vào năm 1938 hy vọng mang lại hòa bình cho toàn vùng. Nhưng bản Thỏa Ước này đã thất bại ngăn ngừa sự bùng nổ Thế Chiến Thứ II mà chính Anh Quốc đã lâm vào vòng chiến đánh Đức