Chúa Nhật XXXII Mùa Thường Niên
Trọng tâm của biến cố là chính Ðức Giêsu. Người đã gọi các môn đệ lại và nói cho họ điều Người vừa quan sát thấy. Người nói cho họ về một người đàn bà góa nghèo. Bà đã đi qua gần chỗ Người đang đứng và bà đã làm một việc, mà Ðức Giêsu lấy làm tâm đắc và cho là rất đáng đề cao. Ðó là bà đã bỏ vào một trong mười ba hòm tiền quyên góp của đền thờ để gần đó hai đồng xu nhỏ. Những đồng xu được đúc bằng đồng đỏ này là những đồng tiền nhỏ nhất ở Do-thái vào lúc bấy giờ và được gọi là Pê-ru-ta. Nhưng vì thánh sử Mác-cô viết Phúc Âm này cho một cộng đoàn tín hữu không hiểu tiếng Do-thái, nên ngài đã gọi đồng tiền đó bằng tiếng Hy-lạp là Lép-ta, để khi họ nghe câu chuyện, có thể tưởng tượng được số tiền bà góa dâng cúng là bao nhiêu !
Thuộc về khung cảnh của câu chuyện còn có một điều gây thắc mắc. Ðó là câu : « Ðức Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền dâng cúng cho đền thờ » (Mc 12,41). Nhưng trên thực tế, ở trong đền thờ Giê-ru-sa-lem không hề thiết kế chỗ ngồi. Ðiều đó có thể giải thích là sau thời Ðức Giêsu việc ngồi trong đền thờ mới bị cấm, hay cũng rất có thể là thánh sử Mác-cô, một người ngoại giáo mới trở lại đạo, đã không biết rõ được tất cả những tục lệ và thói quen trong đền thờ chăng !
Một câu hỏi khác nữa, là làm thế nào Ðức Giêsu có thể biết được người ta đã bỏ bao nhiêu tiền vào hòm tiền đền thờ ? – Nhưng điều này đã tìm được sự giải thích : Trong việc dâng cúng ở đền thờ Giê-ru-sa-lem xưa kia, người ta không trực tiếp bỏ tiền vào hòm tiền đền thờ, nhưng họ trao số tiền cho vị Thầy cả đứng gần đó, vị này sẽ kiểm soát giá trị của tiền dâng cúng và nêu lên mục đích xử dụng. Sau đó số tiền mới được bỏ vào hòm tiền. Một việc làm quá quen thuộc như thế hầu như ai cũng đều có thể nhìn thấy, chứ không thể che mắt quần chúng đang đứng chung quanh được. Vì thế, khi có một người giàu có nào đến dâng cúng một số lượng tiền to lớn, thì đều được hô to lên và đương nhiên gây được sự ngạc nhiên và khâm phục của đại chúng. Còn đối với trường hợp của người đàn bà góa nghèo là cả một việc thật tế nhị ! Nếu vị Thầy cả khi nhận hai đồng xu quá ít ỏi của bà, mà biết thông cảm hoàn cảnh của bà, không rao lên mục đích xử dụng hay chỉ nói nho nhỏ, thì mới hy vọng là những người đứng đầy chung quanh không nghe biết được.
Bây giờ chúng ta quay về người đàn bà : Bà là một người góa chồng và được nói đến như là một người nghèo đói. Vâng, khác với ngày nay, xưa kia ở Do-thái những người đàn bà góa và các trẻ con mồ côi là những thành phần xã hội bất hạnh và bị mất mát thua thiệt nhất.
Trước hết, qua cách ăn mặc người ta nhận ra ngay bà là một người góa; Còn hai đồng Lép-ta thực ra chỉ có một giá trị tối thiểu. Ðó là điều không lấy gì làm ngạc nhiên cả. Bởi vì người đàn bà goá không hề có lương thưởng lợi nhuận riêng. Khi chồng bà chết, bà phải trở về nhà cha mẹ đẻ của mình. Nếu người cha đẻ của bà cũng không còn nữa, thì còn lại một cách là đi ăn mày của bố thí. Và dĩ nhiên, cuộc đời của một người đành phải ngửa tay đi ăn mày kẻ khác như thế, éo le và nhục nhã như thế nào, những người đương thời ai cũng đều biết.
Vì thế, Ðức Giêsu đã can thiệp. Người giải thích cho các môn đệ điều Người vừa quan sát thấy. Nhưng Ðức Giêsu lại không đưa ra một lời kết luận rõ rệt về câu chuyện này. Cả đến một hướng dẫn thực dụng về đạo đức cũng không. Chúng ta còn nhớ trong câu chuyện người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu, Người đã nói : « Ngươi hãy đi và cũng hãy hành động như vậy » (Lc 10,37). Còn ở đây, Ðức Giêsu lại không hề khuyên các môn đệ của Người hãy hành động giống như bà góa nghèo kia, tức đem trút hết số tiên bạc họ có vào trong hòm tiền đền thờ ! Hơn nữa, Người cũng không hề phê bình những người giàu có dâng cúng tiền cho đền thờ, trái lại chúng ta còn có cảm tưởng là Người cũng coi việc những người giàu đổ tiền vào đền thờ là một việc chính đáng !
Vậy, chúng ta phải nghĩ gì về sự việc đó ? Sự việc là có kẻ thì tiền bạc dư thừa, còn có kẻ khác lại hầu như chẳng có gì cả ! Phải chăng những số tiền to lớn được dâng cúng cho đền thờ là không nhất thiết quan trọng ? - Ở đây, câu trả lời đã quá rõ ràng : Mục đích được xử dụng đã được ghi rõ rệt; tất cả mười ba hòm tiền chứa đựng tiền bạc dâng cúng của khách thập phương là cốt để phục vụ đền thờ và để trang trải những tốn kém trong việc thờ phượng trong đền thờ. Nói cách khác, việc dâng cúng tiền của cho đền thờ là một việc chính đáng, cần thiết và rất đáng khuyến khích. Vậy, chỉ còn lại sự khác biệt thuộc lãnh vực tinh thần. Ðức Giêsu biết rõ điều đó, nhưng Người không nêu danh ra. Ðó là ý nghĩ và tâm tình của người dâng cúng.
Nhưng nếu bảo người đàn bà góa nghèo đã dâng cúng nhiều hơn những người giàu có, thì người ta phải hiểu điều đó như thế nào ? Rất có thể Ðức Giêsu cho rằng trước mặt Thiên Chúa, giá trị thực sự của một lễ vật không nằm trong số lượng hay giá trị tiền bạc do người đời thiết định, nhưng ở một chỗ khác !
Nếu người ta không thể căn cứ vào tiền bạc để phân biệt giữa giàu nghèo, thì có lẽ tư cách và phẩm chất của người dâng cúng mới đáng được đánh giá ? Trong câu chuyện chúng ta đề cập tới ở đây, có lẽ nhà triết học Erich Fromm đã phẩm định rất đúng, là : Một người có một cái gì đó, còn một người khác là một cái gì đó ! Chắc chắn Ðức Giêsu cũng có một ý nghĩ tương tự. Trên thực tế, Người đã không đòi hỏi các môn đệ của Người : Các con cũng hãy hành động như bà góa nghèo ! Nếu không, điều đó sẽ có nghĩa là : Khi các con đã dâng cúng mọi sự cho đền thờ, bấy giờ các con mới là môn đệ đích thực của Thầy ! Theo thiển ý, tôi nghĩ rằng Ðức Giêsu có thể kết luận câu chuyện : Các con hãy trở nên giống như bà góa ! Bà đã chứng tỏ cuộc sống của bà hoàn toàn thuộc về một mình Thiên Chúa. Bà không có của cải gì cả để có thể dâng cúng cho đền thờ Thiên Chúa. Thực ra, bà không cần phải lo dâng cúng gì cho Thiên Chúa nữa cả, bởi lẽ bà đã thuộc về Người hoàn toàn rồi. Bà cho đi một cách thảnh thơi và trọn vẹn, không san sẻ, vì bà không lo sợ trước cuộc sống, v,v… ! Ðúng vậy, Ðức Giêsu có thể lý luận một cách tương tự. Nhưng trên thực tế, Người đã không nói gì cả !
Chúng ta đã từng đọc thấy trong Phúc Âm là trong mỗi giờ giáo huấn Ðức Giêsu thường nêu lên một đòi hỏi gì đó về việc đạo đức hay đưa ra một hướng dẫn cụ thể về luân lý, để giúp con người định hướng được đời mình một cách đúng đắn ! Thế nhưng, trong câu chuyện người đàn bà góa nghèo này, người ta không cần phải áy náy lương tâm, không cần phải nóng nảy thúc bách gì cả. Chỉ cần phải bình tĩnh kiểm điểm lại tư cách và trạng thái của tâm hồn mình trước mặt Thiên Chúa.
Câu chuyện người đàn bà góa dâng cúng tiền vào hòm tiền đền thờ này được kết thúc không bằng một lời dạy luân lý, cũng không bằng một lời khuyên cụ thể về phương thức hành xử nào cả. Tuy nhiên qua câu chuyện, người ta có thể tự đoán biết Ðức Kitô muốn nhắc bảo ta điều gì : Con hãy sống và hành động chân thành, nhiệt tâm và bền vững. Nếu con giúp đỡ ai, con hãy giúp đỡ cách thành tâm và hết lòng, theo khả năng con cho phép. Nếu dâng cúng tiền của hay bất cứ điều gì cho Thiên Chúa và Giáo Hội Người, con hãy dâng cúng theo khả năng của con, nhưng phải dâng một cách thành tâm. Bởi vì trước mặt Thiên Chúa, của lễ cũng như số lượng của lễ hoàn toàn không quan trọng. Chính tâm tình con thảo và tấm lòng trung hậu của con người mới là điều Thiên Chúa muốn và vì thế mới là yếu tố có tính cách quyết định.
Tinh thần người đàn bà góa nghèo
(Mc 12,41-44)Trọng tâm của biến cố là chính Ðức Giêsu. Người đã gọi các môn đệ lại và nói cho họ điều Người vừa quan sát thấy. Người nói cho họ về một người đàn bà góa nghèo. Bà đã đi qua gần chỗ Người đang đứng và bà đã làm một việc, mà Ðức Giêsu lấy làm tâm đắc và cho là rất đáng đề cao. Ðó là bà đã bỏ vào một trong mười ba hòm tiền quyên góp của đền thờ để gần đó hai đồng xu nhỏ. Những đồng xu được đúc bằng đồng đỏ này là những đồng tiền nhỏ nhất ở Do-thái vào lúc bấy giờ và được gọi là Pê-ru-ta. Nhưng vì thánh sử Mác-cô viết Phúc Âm này cho một cộng đoàn tín hữu không hiểu tiếng Do-thái, nên ngài đã gọi đồng tiền đó bằng tiếng Hy-lạp là Lép-ta, để khi họ nghe câu chuyện, có thể tưởng tượng được số tiền bà góa dâng cúng là bao nhiêu !
Thuộc về khung cảnh của câu chuyện còn có một điều gây thắc mắc. Ðó là câu : « Ðức Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền dâng cúng cho đền thờ » (Mc 12,41). Nhưng trên thực tế, ở trong đền thờ Giê-ru-sa-lem không hề thiết kế chỗ ngồi. Ðiều đó có thể giải thích là sau thời Ðức Giêsu việc ngồi trong đền thờ mới bị cấm, hay cũng rất có thể là thánh sử Mác-cô, một người ngoại giáo mới trở lại đạo, đã không biết rõ được tất cả những tục lệ và thói quen trong đền thờ chăng !
Một câu hỏi khác nữa, là làm thế nào Ðức Giêsu có thể biết được người ta đã bỏ bao nhiêu tiền vào hòm tiền đền thờ ? – Nhưng điều này đã tìm được sự giải thích : Trong việc dâng cúng ở đền thờ Giê-ru-sa-lem xưa kia, người ta không trực tiếp bỏ tiền vào hòm tiền đền thờ, nhưng họ trao số tiền cho vị Thầy cả đứng gần đó, vị này sẽ kiểm soát giá trị của tiền dâng cúng và nêu lên mục đích xử dụng. Sau đó số tiền mới được bỏ vào hòm tiền. Một việc làm quá quen thuộc như thế hầu như ai cũng đều có thể nhìn thấy, chứ không thể che mắt quần chúng đang đứng chung quanh được. Vì thế, khi có một người giàu có nào đến dâng cúng một số lượng tiền to lớn, thì đều được hô to lên và đương nhiên gây được sự ngạc nhiên và khâm phục của đại chúng. Còn đối với trường hợp của người đàn bà góa nghèo là cả một việc thật tế nhị ! Nếu vị Thầy cả khi nhận hai đồng xu quá ít ỏi của bà, mà biết thông cảm hoàn cảnh của bà, không rao lên mục đích xử dụng hay chỉ nói nho nhỏ, thì mới hy vọng là những người đứng đầy chung quanh không nghe biết được.
Bây giờ chúng ta quay về người đàn bà : Bà là một người góa chồng và được nói đến như là một người nghèo đói. Vâng, khác với ngày nay, xưa kia ở Do-thái những người đàn bà góa và các trẻ con mồ côi là những thành phần xã hội bất hạnh và bị mất mát thua thiệt nhất.
Trước hết, qua cách ăn mặc người ta nhận ra ngay bà là một người góa; Còn hai đồng Lép-ta thực ra chỉ có một giá trị tối thiểu. Ðó là điều không lấy gì làm ngạc nhiên cả. Bởi vì người đàn bà goá không hề có lương thưởng lợi nhuận riêng. Khi chồng bà chết, bà phải trở về nhà cha mẹ đẻ của mình. Nếu người cha đẻ của bà cũng không còn nữa, thì còn lại một cách là đi ăn mày của bố thí. Và dĩ nhiên, cuộc đời của một người đành phải ngửa tay đi ăn mày kẻ khác như thế, éo le và nhục nhã như thế nào, những người đương thời ai cũng đều biết.
Vì thế, Ðức Giêsu đã can thiệp. Người giải thích cho các môn đệ điều Người vừa quan sát thấy. Nhưng Ðức Giêsu lại không đưa ra một lời kết luận rõ rệt về câu chuyện này. Cả đến một hướng dẫn thực dụng về đạo đức cũng không. Chúng ta còn nhớ trong câu chuyện người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu, Người đã nói : « Ngươi hãy đi và cũng hãy hành động như vậy » (Lc 10,37). Còn ở đây, Ðức Giêsu lại không hề khuyên các môn đệ của Người hãy hành động giống như bà góa nghèo kia, tức đem trút hết số tiên bạc họ có vào trong hòm tiền đền thờ ! Hơn nữa, Người cũng không hề phê bình những người giàu có dâng cúng tiền cho đền thờ, trái lại chúng ta còn có cảm tưởng là Người cũng coi việc những người giàu đổ tiền vào đền thờ là một việc chính đáng !
Vậy, chúng ta phải nghĩ gì về sự việc đó ? Sự việc là có kẻ thì tiền bạc dư thừa, còn có kẻ khác lại hầu như chẳng có gì cả ! Phải chăng những số tiền to lớn được dâng cúng cho đền thờ là không nhất thiết quan trọng ? - Ở đây, câu trả lời đã quá rõ ràng : Mục đích được xử dụng đã được ghi rõ rệt; tất cả mười ba hòm tiền chứa đựng tiền bạc dâng cúng của khách thập phương là cốt để phục vụ đền thờ và để trang trải những tốn kém trong việc thờ phượng trong đền thờ. Nói cách khác, việc dâng cúng tiền của cho đền thờ là một việc chính đáng, cần thiết và rất đáng khuyến khích. Vậy, chỉ còn lại sự khác biệt thuộc lãnh vực tinh thần. Ðức Giêsu biết rõ điều đó, nhưng Người không nêu danh ra. Ðó là ý nghĩ và tâm tình của người dâng cúng.
Nhưng nếu bảo người đàn bà góa nghèo đã dâng cúng nhiều hơn những người giàu có, thì người ta phải hiểu điều đó như thế nào ? Rất có thể Ðức Giêsu cho rằng trước mặt Thiên Chúa, giá trị thực sự của một lễ vật không nằm trong số lượng hay giá trị tiền bạc do người đời thiết định, nhưng ở một chỗ khác !
Nếu người ta không thể căn cứ vào tiền bạc để phân biệt giữa giàu nghèo, thì có lẽ tư cách và phẩm chất của người dâng cúng mới đáng được đánh giá ? Trong câu chuyện chúng ta đề cập tới ở đây, có lẽ nhà triết học Erich Fromm đã phẩm định rất đúng, là : Một người có một cái gì đó, còn một người khác là một cái gì đó ! Chắc chắn Ðức Giêsu cũng có một ý nghĩ tương tự. Trên thực tế, Người đã không đòi hỏi các môn đệ của Người : Các con cũng hãy hành động như bà góa nghèo ! Nếu không, điều đó sẽ có nghĩa là : Khi các con đã dâng cúng mọi sự cho đền thờ, bấy giờ các con mới là môn đệ đích thực của Thầy ! Theo thiển ý, tôi nghĩ rằng Ðức Giêsu có thể kết luận câu chuyện : Các con hãy trở nên giống như bà góa ! Bà đã chứng tỏ cuộc sống của bà hoàn toàn thuộc về một mình Thiên Chúa. Bà không có của cải gì cả để có thể dâng cúng cho đền thờ Thiên Chúa. Thực ra, bà không cần phải lo dâng cúng gì cho Thiên Chúa nữa cả, bởi lẽ bà đã thuộc về Người hoàn toàn rồi. Bà cho đi một cách thảnh thơi và trọn vẹn, không san sẻ, vì bà không lo sợ trước cuộc sống, v,v… ! Ðúng vậy, Ðức Giêsu có thể lý luận một cách tương tự. Nhưng trên thực tế, Người đã không nói gì cả !
Chúng ta đã từng đọc thấy trong Phúc Âm là trong mỗi giờ giáo huấn Ðức Giêsu thường nêu lên một đòi hỏi gì đó về việc đạo đức hay đưa ra một hướng dẫn cụ thể về luân lý, để giúp con người định hướng được đời mình một cách đúng đắn ! Thế nhưng, trong câu chuyện người đàn bà góa nghèo này, người ta không cần phải áy náy lương tâm, không cần phải nóng nảy thúc bách gì cả. Chỉ cần phải bình tĩnh kiểm điểm lại tư cách và trạng thái của tâm hồn mình trước mặt Thiên Chúa.
Câu chuyện người đàn bà góa dâng cúng tiền vào hòm tiền đền thờ này được kết thúc không bằng một lời dạy luân lý, cũng không bằng một lời khuyên cụ thể về phương thức hành xử nào cả. Tuy nhiên qua câu chuyện, người ta có thể tự đoán biết Ðức Kitô muốn nhắc bảo ta điều gì : Con hãy sống và hành động chân thành, nhiệt tâm và bền vững. Nếu con giúp đỡ ai, con hãy giúp đỡ cách thành tâm và hết lòng, theo khả năng con cho phép. Nếu dâng cúng tiền của hay bất cứ điều gì cho Thiên Chúa và Giáo Hội Người, con hãy dâng cúng theo khả năng của con, nhưng phải dâng một cách thành tâm. Bởi vì trước mặt Thiên Chúa, của lễ cũng như số lượng của lễ hoàn toàn không quan trọng. Chính tâm tình con thảo và tấm lòng trung hậu của con người mới là điều Thiên Chúa muốn và vì thế mới là yếu tố có tính cách quyết định.