Chỉ mới cách đây một năm rưỡi, dân chúng Li Băng, miền đất điêu tàn vì chiến tranh, đã hân hoan tràn ra đường chào đón hòa bình và hô hào quân Syria triệt thoái khỏi đất nước của họ sau hơn 30 năm chiếm đóng. Đất nước như được hồi sinh và lòng người hân hoan trước viễn ảnh tương lai tươi sáng.
Tuy nhiên, trong một tháng vừa qua đất nước khốn khổ này lại bị nhận chìm trong tang thương với một mức độ còn kinh hoàng hơn hồi nội chiến. Chỉ trong một tháng, hơn một phần tư dân số phải bỏ của chạy lấy người. Trong suốt thời kỳ nội chiến, chưa bao giờ người dân Li Băng sống trong cảnh kinh hoàng với tầm mức lớn lao và cấp tập như lần này.
Do đó, nếu người dân Li Băng ngày nay có oán hận người Do Thái thì cũng là điều dễ hiểu. Một phụ nữ Kitô hữu Li Băng nói với thông tấn xã Công Giáo Asia News rằng tuy chị không ưa gì bọn Hezbollah, nhưng trước tình cảnh hàng triệu người Li Băng phải bỏ chạy lánh nạn và đất nước bị tàn phá nặng nề, lòng căm thù người Do Thái trong lòng chị giờ đây không còn giới hạn nào. Chị nói: “Chỉ vì hai người bị bắt làm con tin mà người Do Thái giờ đây bắt toàn thể dân tộc chúng tôi làm con tin”.
Một người khác cho biết cảm nghĩ của anh: “Thay vì tấn công những kẻ thù thực sự của họ là Iran và Syria, Do Thái thích hủy diệt quốc gia vô tội và hiền hòa này chỉ vì chúng tôi yếu thế vô phương tự vệ”.
Cũng thế, chỉ vì một người lính bị bắt, Do Thái cũng đã có cớ để tấn công và phá hủy dải Gaza. Nhân danh an ninh và sự sống còn của mình, Do Thái dường như muốn trút tất cả những cái có trong tay vào các nước láng giềng để hủy diệt họ - với sự chống lưng của các thế lực siêu cường trên thế giới.
Trong khi chúng ta có thể thương cảm và sẵn sàng dành sự ủng hộ tối đa cho quyền sống và an ninh của người Do Thái, chúng ta cũng phải tự hỏi không lẽ các dân tộc khác như Palestine và Li Băng không có tư cách để được hưởng những quyền đó sao?
Phản ứng tàn bạo và không tương xứng
Trong 3 tuần đầu của cuộc chiến, Do Thái giết chết 900 người Li Băng, tuyệt đại đa số là thường dân vô tội và làm bị thương hơn 3000 người khác. Cách thức tấn công của Do Thái tàn bạo đến mức hơn một phần tư dân số Li Băng đã phải bỏ chạy tán loạn, và các nước phải khẩn cấp di tản kiều dân của họ khỏi Li Băng – một tình trạng kinh hoàng chưa từng có trong suốt cuộc nội chiến tại Li Băng.
Khi chúng tôi nói phản ứng của Do Thái là tàn bạo và không tương xứng, thì điều đó không phải xuất phát từ tình cảm đau buồn trước cảnh tang thương của người dân Li Băng – nhưng là một sự kiện khách quan (a statement of fact). Thủ tướng Do Thái, ông Ehud Olmert, nói rằng “Chúng tôi muốn diệt trừ tận gốc bọn khủng bố Hezbollah”. Nhưng thử hỏi diệt trừ khủng bố có cần phải tiêu diệt nền kinh tế của cả một dân tộc, có cần phải phá tan nát hệ thống đường giao thông, cầu cống, xây bay quốc tế Rafik Hariri, xa lộ dẫn tới Syria, hệ thống cung cấp điện, ba hải cảng, một nhà máy sửa … như thể chỉ có bọn Hezbollah sử dụng những tiện nghi đó. Hơn nữa, có cần thiết phải dội bom và bắn cả vào thường dân vô tội đang hốt hoảng chạy trên xa lộ không?
Cách thế phản ứng của Do Thái từ trước đến nay luôn nhất quán: ra tay tàn bạo để gây khiếp đảm cho đối thương.
Như Tòa Thánh đã nhiều lần minh định và thực tế 5 năm chống khủng bố của Mỹ vừa qua cũng đã cho thấy rõ cuộc chiến chống khủng bố không thể chỉ dựa vào quân sự vì mầm mống của khủng bố không chỉ ở khả năng quân sự mà còn hệ tại ở các chủ nghĩa, và tình trạng bất công: Đức Gioan Phaolô II nói: “Không có công lý thì không có hòa bình”.
Nhân danh an ninh của mình, Do Thái đã lao vào các cuộc chiến tranh lớn nhỏ để mở rộng lãnh thổ. Nếu so với lãnh thổ do Liên Hiệp Quốc chỉ định vào năm 1947, lãnh thổ Do Thái hiện nay rộng hơn gấp đôi nhờ vào các cuộc chiến 1948 – 1949, 1956, và cuộc chiến sáu ngày năm 1967. Tất cả số đất đai thu tóm được của các nước khác đều là những của phi pháp trái với các công ước quốc tế.
Trong thông báo đưa ra ngày 14/7, Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh khẳng định:
“Tòa Thánh lên án cả những cuộc tấn công khủng bố và cả những hành vi trả đũa. Quyền tự vệ của một nước không miễn trừ nước này khỏi việc tôn trọng những chuẩn mực công pháp quốc tế, đặc biệt liên quan đến việc bảo vệ dân lành vô tội. Đặc biệt, Tòa Thánh lên án cuộc tấn công vào Li Băng, một nước tự do và có chủ quyền và cam kết sự gần gũi của mình với những ai chịu đau khổ để bao vệ độc lập của mình”.
Hành động của Hezbollah là ngu xuẩn và vô trách nhiệm
Theo nghị quyết số 1559 của Liên Hiệp Quốc hầu chấm dứt cuộc nội chiến tại Li Băng vào năm 1991, tất cả các phe phái vũ trang đều phải giải giới và quân đội Li Băng là lực lượng quân sự duy nhất trên đất nước này. Tuy nhiên, Hezbollah nhất định không chịu giải giới và tiếp tục tăng cường quân số.
Cũng như các lực lượng vũ trang khác, Hezbollah xuất hiện trong thời kỳ nội chiến Li Băng. Tuy nhiên, không như các phe phái khác, Hezbollah chỉ xuất hiện sau khi Do Thái tấn công vào Li Băng lần thứ hai vào năm 1982. Chính thức, Hezbollah được khai sinh ngày 16/2/1985. Tuy nhiên, Hezbollah đã được thành lập vào ngày 22/11/1982 với nhiệm vụ là đánh đuổi quân xâm lược Do Thái ra khỏi các miền đất sinh sống của người Hồi Giáo Shiites.
Hezbollah thường khiêu khích Do Thái và nhận lãnh lại những hậu quả thương vong nặng nề. Miền Nam Li Băng gần như tan nát sau các cuộc khiêu khích của Hezbollah. Và với vụ khiêu khích mới đâỵ gần như toàn bộ Li Băng bị tan nát. Ước tính hàng tỉ Euros chi phí tái thiết và không biết phải mất bao nhiêu thời gian để xây dựng lại.
Người dân Li Băng chán ghét Hezbollah vì chỉ gây họa cho dân. Đứng trên quan điểm quân sự, các nhà bình luận tin rằng việc Hezbollah pháo kích lẻ tẻ vào miền Bắc Do Thái, bắt bớ vài con tin để đổi lại các cuộc tấn công khủng khiếp của Do Thái là một hành vi ngu xuẩn, ấm ớ và vô trách nhiệm.
Cộng đồng quốc tế bỏ rơi Li Băng
Cộng đồng quốc tế luôn tuyên bố rằng rất quan tâm đến số phận người dân Li Băng. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là gì? Trong lãnh vực chính trị chỉ có việc làm cụ thể là đáng kể, tuyên bố xuông chỉ là điều vô nghĩa.
Ngay lúc này đây, Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi gởi quân gìn giữ hòa bình đến miền nam Li Băng. Tuy nhiên, các nước lớn thẳng thừng tuyên bố không tham gia. Cho nên, chắc còn lâu, một lực lượng như thế mới được thành lập.
Tuy nhiên, trong một tháng vừa qua đất nước khốn khổ này lại bị nhận chìm trong tang thương với một mức độ còn kinh hoàng hơn hồi nội chiến. Chỉ trong một tháng, hơn một phần tư dân số phải bỏ của chạy lấy người. Trong suốt thời kỳ nội chiến, chưa bao giờ người dân Li Băng sống trong cảnh kinh hoàng với tầm mức lớn lao và cấp tập như lần này.
Do đó, nếu người dân Li Băng ngày nay có oán hận người Do Thái thì cũng là điều dễ hiểu. Một phụ nữ Kitô hữu Li Băng nói với thông tấn xã Công Giáo Asia News rằng tuy chị không ưa gì bọn Hezbollah, nhưng trước tình cảnh hàng triệu người Li Băng phải bỏ chạy lánh nạn và đất nước bị tàn phá nặng nề, lòng căm thù người Do Thái trong lòng chị giờ đây không còn giới hạn nào. Chị nói: “Chỉ vì hai người bị bắt làm con tin mà người Do Thái giờ đây bắt toàn thể dân tộc chúng tôi làm con tin”.
Một người khác cho biết cảm nghĩ của anh: “Thay vì tấn công những kẻ thù thực sự của họ là Iran và Syria, Do Thái thích hủy diệt quốc gia vô tội và hiền hòa này chỉ vì chúng tôi yếu thế vô phương tự vệ”.
Cũng thế, chỉ vì một người lính bị bắt, Do Thái cũng đã có cớ để tấn công và phá hủy dải Gaza. Nhân danh an ninh và sự sống còn của mình, Do Thái dường như muốn trút tất cả những cái có trong tay vào các nước láng giềng để hủy diệt họ - với sự chống lưng của các thế lực siêu cường trên thế giới.
Trong khi chúng ta có thể thương cảm và sẵn sàng dành sự ủng hộ tối đa cho quyền sống và an ninh của người Do Thái, chúng ta cũng phải tự hỏi không lẽ các dân tộc khác như Palestine và Li Băng không có tư cách để được hưởng những quyền đó sao?
Phản ứng tàn bạo và không tương xứng
Trong 3 tuần đầu của cuộc chiến, Do Thái giết chết 900 người Li Băng, tuyệt đại đa số là thường dân vô tội và làm bị thương hơn 3000 người khác. Cách thức tấn công của Do Thái tàn bạo đến mức hơn một phần tư dân số Li Băng đã phải bỏ chạy tán loạn, và các nước phải khẩn cấp di tản kiều dân của họ khỏi Li Băng – một tình trạng kinh hoàng chưa từng có trong suốt cuộc nội chiến tại Li Băng.
Khi chúng tôi nói phản ứng của Do Thái là tàn bạo và không tương xứng, thì điều đó không phải xuất phát từ tình cảm đau buồn trước cảnh tang thương của người dân Li Băng – nhưng là một sự kiện khách quan (a statement of fact). Thủ tướng Do Thái, ông Ehud Olmert, nói rằng “Chúng tôi muốn diệt trừ tận gốc bọn khủng bố Hezbollah”. Nhưng thử hỏi diệt trừ khủng bố có cần phải tiêu diệt nền kinh tế của cả một dân tộc, có cần phải phá tan nát hệ thống đường giao thông, cầu cống, xây bay quốc tế Rafik Hariri, xa lộ dẫn tới Syria, hệ thống cung cấp điện, ba hải cảng, một nhà máy sửa … như thể chỉ có bọn Hezbollah sử dụng những tiện nghi đó. Hơn nữa, có cần thiết phải dội bom và bắn cả vào thường dân vô tội đang hốt hoảng chạy trên xa lộ không?
Cách thế phản ứng của Do Thái từ trước đến nay luôn nhất quán: ra tay tàn bạo để gây khiếp đảm cho đối thương.
Như Tòa Thánh đã nhiều lần minh định và thực tế 5 năm chống khủng bố của Mỹ vừa qua cũng đã cho thấy rõ cuộc chiến chống khủng bố không thể chỉ dựa vào quân sự vì mầm mống của khủng bố không chỉ ở khả năng quân sự mà còn hệ tại ở các chủ nghĩa, và tình trạng bất công: Đức Gioan Phaolô II nói: “Không có công lý thì không có hòa bình”.
Nhân danh an ninh của mình, Do Thái đã lao vào các cuộc chiến tranh lớn nhỏ để mở rộng lãnh thổ. Nếu so với lãnh thổ do Liên Hiệp Quốc chỉ định vào năm 1947, lãnh thổ Do Thái hiện nay rộng hơn gấp đôi nhờ vào các cuộc chiến 1948 – 1949, 1956, và cuộc chiến sáu ngày năm 1967. Tất cả số đất đai thu tóm được của các nước khác đều là những của phi pháp trái với các công ước quốc tế.
Trong thông báo đưa ra ngày 14/7, Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh khẳng định:
“Tòa Thánh lên án cả những cuộc tấn công khủng bố và cả những hành vi trả đũa. Quyền tự vệ của một nước không miễn trừ nước này khỏi việc tôn trọng những chuẩn mực công pháp quốc tế, đặc biệt liên quan đến việc bảo vệ dân lành vô tội. Đặc biệt, Tòa Thánh lên án cuộc tấn công vào Li Băng, một nước tự do và có chủ quyền và cam kết sự gần gũi của mình với những ai chịu đau khổ để bao vệ độc lập của mình”.
Hành động của Hezbollah là ngu xuẩn và vô trách nhiệm
Theo nghị quyết số 1559 của Liên Hiệp Quốc hầu chấm dứt cuộc nội chiến tại Li Băng vào năm 1991, tất cả các phe phái vũ trang đều phải giải giới và quân đội Li Băng là lực lượng quân sự duy nhất trên đất nước này. Tuy nhiên, Hezbollah nhất định không chịu giải giới và tiếp tục tăng cường quân số.
Cũng như các lực lượng vũ trang khác, Hezbollah xuất hiện trong thời kỳ nội chiến Li Băng. Tuy nhiên, không như các phe phái khác, Hezbollah chỉ xuất hiện sau khi Do Thái tấn công vào Li Băng lần thứ hai vào năm 1982. Chính thức, Hezbollah được khai sinh ngày 16/2/1985. Tuy nhiên, Hezbollah đã được thành lập vào ngày 22/11/1982 với nhiệm vụ là đánh đuổi quân xâm lược Do Thái ra khỏi các miền đất sinh sống của người Hồi Giáo Shiites.
Hezbollah thường khiêu khích Do Thái và nhận lãnh lại những hậu quả thương vong nặng nề. Miền Nam Li Băng gần như tan nát sau các cuộc khiêu khích của Hezbollah. Và với vụ khiêu khích mới đâỵ gần như toàn bộ Li Băng bị tan nát. Ước tính hàng tỉ Euros chi phí tái thiết và không biết phải mất bao nhiêu thời gian để xây dựng lại.
Người dân Li Băng chán ghét Hezbollah vì chỉ gây họa cho dân. Đứng trên quan điểm quân sự, các nhà bình luận tin rằng việc Hezbollah pháo kích lẻ tẻ vào miền Bắc Do Thái, bắt bớ vài con tin để đổi lại các cuộc tấn công khủng khiếp của Do Thái là một hành vi ngu xuẩn, ấm ớ và vô trách nhiệm.
Cộng đồng quốc tế bỏ rơi Li Băng
Cộng đồng quốc tế luôn tuyên bố rằng rất quan tâm đến số phận người dân Li Băng. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là gì? Trong lãnh vực chính trị chỉ có việc làm cụ thể là đáng kể, tuyên bố xuông chỉ là điều vô nghĩa.
Ngay lúc này đây, Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi gởi quân gìn giữ hòa bình đến miền nam Li Băng. Tuy nhiên, các nước lớn thẳng thừng tuyên bố không tham gia. Cho nên, chắc còn lâu, một lực lượng như thế mới được thành lập.