CHÚC BÌNH AN

ROME - Giải đáp của Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

H: Chữ đỏ “Linh mục hay là thầy phó tế có thể nói, ‘Chúng ta hãy chúc bình an cho nhau” ‘ còn có nghĩa là sự trao đổi giữa dân chúng, hơn là giữa linh mục và dân chúng? Tôi được biết dân chúng không bao giờ được bỏ sự trao đổi này với nhau, cả khi không có lời mời làm như vậy—G.D., Thornley, England.

TL: Chủ đề nghi thức chúc bình an (hay là “sự hôn bình an”) đã được đề cập nhiều chỗ trong Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma. Khi diễn tả chung về những nghi thức Thánh Lễ, Qui chế nói trong Số 82:

“Tiếp theo là Nghi thức Chúc Bình An, Giáo Hội cầu bình an và hiệp nhất cho chính mình, cho toàn thể gia đình nhân loại, và các tín đồ tỏ bày sự hiệp thông cộng đoàn và lòng thương mến nhau, trước khi rước Thánh Thể.

”Các Hội Đồng Giám Mục sẽ tùy theo tinh thần và phong tục của mỗi dân tộc mà ấn định cách thức chúc bình an. Mỗi người chỉ nên tỏ dấu trao bình an cách chừng mực cho những người gần mình.”

Về sau, khi diễn tả những hình dáng khác nhau của nghi thức, Qui Chế thêm nhiều chi tiết. Khi diễn tả Thánh Lễ với một linh mục, Qui chế nói trong Số 154:

“Rồi vị tư tế dang ta đọc rõ tiếng kinh, ‘Domine Jesu Christe, qui dixisti’ (Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói ). Xong kinh này, ngài dang tay, rồi chấp tay hướng về giáo dân, chúc bình an:’Pax Domini sit semper vobiscum’ (Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em). Giáo dân thưa, ‘Et cum spiritutuo’ (Và ở cùng Cha). Sau đó, vị tư tế sẽ tùy nghi thêm ’Offerte vobis pacem’ (Anh (chị) em hãy chúc bình an cho nhau.’

“Vị tư tế có thể chúc bình an cho các người giúp lễ, nhưng ngài phải luôn ở trên cung thánh, để khỏi làm xáo trộn cuộc cử hành. Trong những giáo phận Hiệp-Chúng-Quôc châu Mỹ, vì một lý do chính đáng, trong những dịp đặc biệt (ví dụ trong trường hợp một đám tang, một đám cưới, hay là khi những người lãnh đạo dân sự hiện diện) linh mục có thể trao bình an cho vài giáo dân gần cung thánh. Đồng thời, theo những quy định của Hội Đồng Giám Mục, mọi người trao cho nhau một dấu chỉ bình an, hiệp thông và bác ái. Khi trao bình an, có thể nói, ‘Pax Domini sit semper vobiscum’(Bình an của Chúa hằng ở cùng anh”, và được đáp lại là “Amen”.

Số 181 nói tới tình huống khi một thầy phó tế hiện diện và Số 239 mô tả những sự đồng tế:

“181: Sau khi vị tư tế đọc kinh cầu bình an và câu “Pax Domini sit semper vobiscum’ (Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em) và giáo dân đã thưa, ‘Et cum spiritu tuo’ (Và ở cùng cha) thầy phó tế tùy nghi, mời tất cả trao đổi bình an. Thầy hướng về giáo dân và chấp tay, nói, “Offerte vobis pacem’ ( Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau). Sau đó Thầy nhận bình an của vị tư tế,và có thể chúc bình an cho những người giúp lễ gần mình.

“239. Sau lời mời của phó tế, hay của một vị đồng tấ, nếu không có phó tế ‘offerte vobis pacem’(Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau) mọi người trao cho nhau bình an. Chủ tế trao bình an cho những vị đồng tế gần nhất, trước khi trao cho thầy phó tế,”

Sau cùng, ‘Redemptionis Sacramentum,” Số 71, thêm một ghi chú: “Phải duy trì thói tục của nghi lễ Roma trao bình an trước khi cho Rước Lễ, như được dự liệu trong nghi Thức Thánh Lễ. Thật vậy, theo truyền thống của Nghi thức Roma, thói tục ấy không mang nét hoà giải, hoặc tha thứ tội lỗi, mà đúng hơn có mục đích biểu lộ hoà bình, sự hiệp thông và tình bác ái, trước khi lãnh nhận Thánh Thể. Ngược lại, nghi thức thống hối đầu Thánh Lễ, đặc biệt nếu được làm theo hình thức thứ nhất, mang đặc tính diễn tả sự hoà giải giữa các anh em

Những văn kiện này chứng tỏ rằng sự mời và sự trao đổi bình an là thành phần của một việc và được làm “nếu thích hợp.” Nếu vì lý do chính đáng chủ tế quyết định bỏ lời mời, lúc bấy giờ người tín hữu không bắt buộc trao đổi bình an cho nhau.

“Redemptionis Sacramentum” đề cao một lý do khác. Sự bình an được trao đổi là sự bình an của Chúa đến từ hy lễ bàn thờ. Một sự trao đổi bình an mà không có lời mời từ bàn thờ thì bằng cách nào đó thay đổi giá trị biểu trưng của nghi thức và có thể qui sự đó về việc biểu thị lòng nhân hậu thuần túy nhân loại.

Dầu sao đi nữa, về mặt mục vụ, tốt hơn là có một sự ổn định trong việc sử dụng hay là bỏ lời mời chúc bình an. Nếu một linh mục tùy cơ hay cách bất thường bỏ nghi thức, có lẽ ngài sẽ thấy người tín hữu bắt tay nhau do thói quen. Điều này có thể đưa tới sự lộn xộn.

Một số linh mục bỏ sự chúc bình an trong các Thánh lễ hằng tuần, những linh mục khác giữ luôn. Không có tiêu chuẩn tuyệt đối cho tất cả trường hợp.