Bacau -
Người dân Đông Timor giờ đây đang lo ngại rằng tên tuổi của hàng trăm ngàn người thiệt mạng trong thời gian chiếm đóng của Nam Dương tại đây sẽ bị quên lãng nhân danh sự hòa giải với kẻ chiếm đóng cũ. Họ muốn vị tổng thống của mình công bố ra nhiều thông tin và cởi mở hơn để đối thoại về vấn nạn này. Và Đức Cha Basilio do Nascimento, Giám Mục Bacau, đã gánh lấy nghĩa vụ nói lên tiếng nói đang làm trăn trở hầu hết người dân Đông Timor.
Nói chuyện với thông tấn xã Công Giáo AsiaNews, Đức Cha Basilio do Nascimento cho biết thêm chi tiết về bản báo cáo mà tổng thống Xanana Gusmao của Đông Timor vừa trao cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan hôm 20/1/2006. Bản báo cáo này đã được Ủy Ban Chấp Nhận, Chân Lý và Hòa Giải của Đông Timor soạn thảo trong 3 năm rưỡi qua.
Bản báo cáo dày 2000 trang liệt kê hàng loạt tội ác diệt chủng mà quân xâm lược Nam Dương đã thi hành trong 24 năm sau khi Bồ Đào Nha trả độc lập cho nước này vào năm 1974. Chỉ một thời gian ngắn sau khi được độc lập, người dân Đông Timor đã bị Nam Dương xâm lược vào cuối năm 1975.
Dựa trên lời khai của 8000 nhân chứng, báo cáo đã đưa ra chi tiết về cách thức các đơn vị quân đội Nam Dương đã thi hành trong mưu toan diệt chủng tại Đông Timor như cố ý bỏ cho chết đói, và hãm hiếp. Con số người dân Đông Timor bị thiệt mạng trong 24 năm chiếm đóng (1975-1999) là từ 84,000 đến 183,000. 90% trong số đó chết đói và chết vì các bệnh tật do tình trạng chiếm đóng gây ra. Bản báo cáo cho thấy quân Nam Dương đã dùng cả bom napalm và các vũ khí hóa học để đầu độc các nguồn thực phẩm và nước uống.
Đức Cha Basilio do Nascimento nhận định rằng "Hòa bình, tha thứ và hòa giải là các nguyên tắc quan trọng. Nhưng chúng ta không thể quên những gì dân chúng đã phải chịu; những đau thương này phải được tính đến trong các sáng kiến của chính phủ".
"Nói về tình hữu nghị giữa các quốc gia về mặt lý thuyết không đi đến đâu đối với những ai đã chứng kiến những gì người thân của mình phải chịu trong những năm đó. Những ai đang lãnh đạo chúng tôi cần xem dân chúng là một bên thiết yếu trong vấn đề này."
Đức Cha và nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới muốn bản báo cáo này được công bố rộng rãi. Đức Cha cho biết: "Không ai biết nội dung thực sự của báo cáo này là gì – dân chúng muốn được giải thích nhiều hơn".
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nam Dương, ông Yuri Thamrin, "những luận điệu trong báo cáo này không có thực, không thực tiễn, bởi vì chúng đơn thuần được dựng lên bởi những ai không sống tại Đông Timor". Bộ trưởng Ngoại Giao Nam Dương, Yusril Ihza Mahendra, thì cho rằng bây giờ là thời điểm "nhìn về tương lai".
Trong khi đó, tại New york, tổng thống Gusmao cho biết mục đích chính của bản báo cáo này là nhằm đưa ra sự thật về những gì đã diễn ra để phòng ngừa không cho chúng có cơ tái diễn. Tuy nhiên, "những con số thì không quan trọng. Quan trọng hơn là nhìn vào những bài học. Chúng tôi không ủng hộ thứ công lý trừng phạt nhưng là thứ công lý sửa chữa sai lầm".
Tưởng cũng nên biết trước đây chính quyền Nam Dương và cả chính quyền non trẻ Đông Timor đã từ khước một đề nghị của Liên Hiệp Quốc nhằm thiết lập một tòa án quốc tế để truy tố các nhà lãnh đạo và các tướng lãnh Nam Dương về tội ác chống nhân loại của họ vì e sợ rằng một tòa án như thế sẽ làm phương hại đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền quốc tế và Giáo Hội Công Giáo tại địa phương muốn Liên Hiệp Quốc can thiệp để "trả lại công lý cho người dân Đông Timor" qua một tòa án quốc tế.
ĐC Basilio do Nascimento |
Nói chuyện với thông tấn xã Công Giáo AsiaNews, Đức Cha Basilio do Nascimento cho biết thêm chi tiết về bản báo cáo mà tổng thống Xanana Gusmao của Đông Timor vừa trao cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan hôm 20/1/2006. Bản báo cáo này đã được Ủy Ban Chấp Nhận, Chân Lý và Hòa Giải của Đông Timor soạn thảo trong 3 năm rưỡi qua.
Bản báo cáo dày 2000 trang liệt kê hàng loạt tội ác diệt chủng mà quân xâm lược Nam Dương đã thi hành trong 24 năm sau khi Bồ Đào Nha trả độc lập cho nước này vào năm 1974. Chỉ một thời gian ngắn sau khi được độc lập, người dân Đông Timor đã bị Nam Dương xâm lược vào cuối năm 1975.
Dựa trên lời khai của 8000 nhân chứng, báo cáo đã đưa ra chi tiết về cách thức các đơn vị quân đội Nam Dương đã thi hành trong mưu toan diệt chủng tại Đông Timor như cố ý bỏ cho chết đói, và hãm hiếp. Con số người dân Đông Timor bị thiệt mạng trong 24 năm chiếm đóng (1975-1999) là từ 84,000 đến 183,000. 90% trong số đó chết đói và chết vì các bệnh tật do tình trạng chiếm đóng gây ra. Bản báo cáo cho thấy quân Nam Dương đã dùng cả bom napalm và các vũ khí hóa học để đầu độc các nguồn thực phẩm và nước uống.
Đức Cha Basilio do Nascimento nhận định rằng "Hòa bình, tha thứ và hòa giải là các nguyên tắc quan trọng. Nhưng chúng ta không thể quên những gì dân chúng đã phải chịu; những đau thương này phải được tính đến trong các sáng kiến của chính phủ".
"Nói về tình hữu nghị giữa các quốc gia về mặt lý thuyết không đi đến đâu đối với những ai đã chứng kiến những gì người thân của mình phải chịu trong những năm đó. Những ai đang lãnh đạo chúng tôi cần xem dân chúng là một bên thiết yếu trong vấn đề này."
Đức Cha và nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới muốn bản báo cáo này được công bố rộng rãi. Đức Cha cho biết: "Không ai biết nội dung thực sự của báo cáo này là gì – dân chúng muốn được giải thích nhiều hơn".
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nam Dương, ông Yuri Thamrin, "những luận điệu trong báo cáo này không có thực, không thực tiễn, bởi vì chúng đơn thuần được dựng lên bởi những ai không sống tại Đông Timor". Bộ trưởng Ngoại Giao Nam Dương, Yusril Ihza Mahendra, thì cho rằng bây giờ là thời điểm "nhìn về tương lai".
Trong khi đó, tại New york, tổng thống Gusmao cho biết mục đích chính của bản báo cáo này là nhằm đưa ra sự thật về những gì đã diễn ra để phòng ngừa không cho chúng có cơ tái diễn. Tuy nhiên, "những con số thì không quan trọng. Quan trọng hơn là nhìn vào những bài học. Chúng tôi không ủng hộ thứ công lý trừng phạt nhưng là thứ công lý sửa chữa sai lầm".
Tưởng cũng nên biết trước đây chính quyền Nam Dương và cả chính quyền non trẻ Đông Timor đã từ khước một đề nghị của Liên Hiệp Quốc nhằm thiết lập một tòa án quốc tế để truy tố các nhà lãnh đạo và các tướng lãnh Nam Dương về tội ác chống nhân loại của họ vì e sợ rằng một tòa án như thế sẽ làm phương hại đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền quốc tế và Giáo Hội Công Giáo tại địa phương muốn Liên Hiệp Quốc can thiệp để "trả lại công lý cho người dân Đông Timor" qua một tòa án quốc tế.