Baton Rouge, La: Một tấm lòng vàng đã gây xúc động và cảm kích rất nhiều người Công Giáo tại Hoa Kỳ đến sự việc đã xảy ra giống như câu chuyện trong Kinh Thánh sách Mác cô hay Luca (Mc 12,41-44 hay Lc 21,1-4), câu chuyện một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rô-ma. Và càng gây xúc động hơn nữa là sự việc xảy ra tại một cộng đồng tín hữu nghèo nàn phần lớn là người Hispanic và người Mỹ gốc Phi Châu mà người Việt vẫn thường gọi một cách ngắn gọn là Mỹ đen.
Trong lần xin tiền lần thứ 2 trong Thánh Lễ dành riêng để giúp các nạn nhân trần cuồng phong Katrina tại giáo xứ St Lawrence thành Brindisi tại khu Watts ở TGP Los Angeles, thì không có gì khác biệt so với hàng ngàn các lần xin tiền tại tất cả các Thánh Đường trên toàn đất nước Hoa Kỳ.
Giáo Xứ St Lawrence là giáo xứ chỉ có 3000 gia đình Công Giáo, với 80% là người Hispanic và 20% là người Mỹ đen. Họ là những con người trong cuộc sống không giàu có gì nhưng lại khiêm tốn nhất.
Bình thường lần xin tiền thứ 2 trong Thánh Lễ các ngày Chúa Nhật quyên được khoảng 6000 Mỹ Kim, nhưng lần thu tiền đặc biệt này được phát động để dành cho các nạn nhân cuồng phong Katrina thì thu được khoảng 7000 Mỹ Kim. Thế nhưng trong số tiền quyên được thì có một món quà và có thể nói là món quà vỏn vẹn còn lại đáng ghi dấu nhất của một đời người đó là chiếc nhẫn cưới của một người phụ nữ dâng tặng, có thể đây là một bà góa.
Vào ngày thứ Hai, nhóm phụ trách kiểm tiền dâng cúng trong các Thánh Lễ cuối tuần vừa qua để kiểm, thì họ đã đưa cho Cha quản xứ Peter Banks thuộc dòng Phan Sinh một bì thư không đề tên tuổi có ghi hàng chữ bằng tiếng Tây Ban Nha như sau: "Para las v-ctimas del huracan, no traia dinero pero esto debe de tener algun valor. Es de todo corazon". ( Xin dành cho các nạn nhân trận cuồng phong. Con không có mang đồng bạc nào cả. Nhưng món này có thể có một chút giá trị. Đó là (những gì con có) với tất cả tấm lòng".
Khi Cha Banks mở phong bì ra thì thấy một chiếc nhẫn cưới vết khía bên ngoài. Cha Banks đã kể lại cho tờ báo "The Clarion Herald" của TGP New Orleans "Phản ứng tức thì của tôi là, lòng nhân đạo và bác ái của người phụ nữ này thật lạ thường làm sao. Người phụ nữ chẳng còn gì và đã nhìn xuống trên ngón tay của bà để rút chiếc nhẫn ra... Đây là tất cả những gì bà có và bà đã cho đi với hết cả tấm lòng".
Hẳn nhiên là người phụ nữ này đã biết hôm ấy là ngày quyên tiền cho nạn nhân trận bão chứ, nhưng có lẽ bà đã không tìm ra được đồng xu nào để cho, hoặc giả có vài xu nhưng không đáng. Và có lẽ người phụ nữ này phải là bà góa vì bà đi lễ một mình, hơn nữa nếu còn chồng bà thì đời nào mà bà dám rút chiếc nhẫn, kỷ niệm yêu dấu với những lời hứa hôn trịnh trọng nhất trong đời bà để mà cho đi.
Thật quá cảm xúc, trong nhiều ngày Cha Banks đã mang chiếc nhẫn để trong túi áo phải của Cha trước con tim của Ngài, để nhắc nhớ đến tấm lòng quảng đại vô lường của người phụ nữ kia mà Ngài không hề biết mặt. Nhưng một điều chắc chắn rằng câu chuyện ngày Ngài rất cảm kích và muốn chia sẻ với mọi người.
Cha nói:"Không phải vì tôi muốn dự phần vào trong đó, vì nó không phải là của tôi, nó thuộc về New Orleans".
Vào Thánh Lễ cuối tuần sau đó, vị linh mục này lại mang chiếc nhẫn ra và chia sẻ câu chuyện cho tất cả tín hữu tham dự Thánh Lễ, mà nhiều người trong số đó có thân nhân bị trận cuồng phong tại Louisana.
"Tôi muốn cho mọi người biết những gì đã xảy ra. Khu Watts đã có ấn tượng xấu về bạo động, nhưng Watts đầy tràn lòng nhân đạo. Tại đó có những vị thánh sống giữa chúng ta. Các tín hữu của chúng tôi có liên hệ với thảm kịch và đau khổ".
Thế rồi Cha Banks bắt đầu truy cập trên mạng internet để tìm kiếm giáo xứ trong Tổng Giáo Phận New Orleans mà cần sự giúp đỡ trực tiếp sau trận cuồng phong Katrina. Ngài đã nhìn thấy tên Đức Ông Douglas Doussan và liên lạc với vị quản xứ của Giáo Sứ Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel (St Gabriel the Archangel) tại Pontchartrain Park. Nhà thờ của giáo xứ này đã bị ngập khoảng gần 4 mét.
Cha xứ của Giáo Xứ này là Đức Ông Doussan, ngài cũng là chủ tịch linh mục đoàn của Tổng Giáo Phận cho biết Ngài đã chết đứng khi nghe câu chuyện này. (Trong hình là Đức Ông Doussan cầm chiếc nhẫn cưới của người bà góa).
Đức Ông nói: "Thật lạ thường khi con người sẵn sàng làm một việc hy sinh như thế để giúp cho những người bị tổn thương. Rõ ràng bà đã không những cho hết sự dư thừa những cho đi hết cả lòng muốn".
Khi thành lập quỹ cứu trợ cho giáo xứ Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel, Cha Banks cũng đã nói chuyện với Yvonne Spicuzza là người thư ký làm việc cho giáo xứ của Đức Ông Doussan. Khi Cha nghe nói đến người thư ký cũng bị mất đi hết nhà cửa thì giáo xứ của Cha Banks cũng dành riêng tiền cứu trợ cho bà thư ký này.
Khi câu chuyện chiếc nhẫn cưới dâng tặng cho nạn nhân Katrina được đăng lên tờ báo "The Tidings" của TGP Los Angeles, thì Đức Ông Doussan cũng nhận được một cái séc 500 Mỹ Kim của một độc giả gởi tặng.
Từ câu chuyện ấy, Đức Ông Doussan cũng kinh ngạc khi các cộng đồng tôn giáo khác cũng tình nguyện đóng góp. Và rồi đến ngày mai Thứ Bảy 29/10 một nhóm 40 trong giáo xứ St Jean Vianney tại Baton Rouge sẽ đến để giúp dọn dẹp và tháo gỡ những phần hư hỏng của ngôi thánh đường và trường học tại St Gabriel.
Câu chuyện đến người phụ nữ Hispanic tại Watts và chiếc nhẫn cưới sẽ là câu chuyện không thể phai mờ trong tâm trí nhiều người. Linh Mục Peter Banks cảm nhận: "Thật là rất khiêm tốn để nhận thức rằng giữa người nghèo nhất của người nghèo, thế nhưng họ là những người giàu có nhất trong rất nhiều thứ khác".
Trong lần xin tiền lần thứ 2 trong Thánh Lễ dành riêng để giúp các nạn nhân trần cuồng phong Katrina tại giáo xứ St Lawrence thành Brindisi tại khu Watts ở TGP Los Angeles, thì không có gì khác biệt so với hàng ngàn các lần xin tiền tại tất cả các Thánh Đường trên toàn đất nước Hoa Kỳ.
Giáo Xứ St Lawrence là giáo xứ chỉ có 3000 gia đình Công Giáo, với 80% là người Hispanic và 20% là người Mỹ đen. Họ là những con người trong cuộc sống không giàu có gì nhưng lại khiêm tốn nhất.
Bình thường lần xin tiền thứ 2 trong Thánh Lễ các ngày Chúa Nhật quyên được khoảng 6000 Mỹ Kim, nhưng lần thu tiền đặc biệt này được phát động để dành cho các nạn nhân cuồng phong Katrina thì thu được khoảng 7000 Mỹ Kim. Thế nhưng trong số tiền quyên được thì có một món quà và có thể nói là món quà vỏn vẹn còn lại đáng ghi dấu nhất của một đời người đó là chiếc nhẫn cưới của một người phụ nữ dâng tặng, có thể đây là một bà góa.
Vào ngày thứ Hai, nhóm phụ trách kiểm tiền dâng cúng trong các Thánh Lễ cuối tuần vừa qua để kiểm, thì họ đã đưa cho Cha quản xứ Peter Banks thuộc dòng Phan Sinh một bì thư không đề tên tuổi có ghi hàng chữ bằng tiếng Tây Ban Nha như sau: "Para las v-ctimas del huracan, no traia dinero pero esto debe de tener algun valor. Es de todo corazon". ( Xin dành cho các nạn nhân trận cuồng phong. Con không có mang đồng bạc nào cả. Nhưng món này có thể có một chút giá trị. Đó là (những gì con có) với tất cả tấm lòng".
Khi Cha Banks mở phong bì ra thì thấy một chiếc nhẫn cưới vết khía bên ngoài. Cha Banks đã kể lại cho tờ báo "The Clarion Herald" của TGP New Orleans "Phản ứng tức thì của tôi là, lòng nhân đạo và bác ái của người phụ nữ này thật lạ thường làm sao. Người phụ nữ chẳng còn gì và đã nhìn xuống trên ngón tay của bà để rút chiếc nhẫn ra... Đây là tất cả những gì bà có và bà đã cho đi với hết cả tấm lòng".
Hẳn nhiên là người phụ nữ này đã biết hôm ấy là ngày quyên tiền cho nạn nhân trận bão chứ, nhưng có lẽ bà đã không tìm ra được đồng xu nào để cho, hoặc giả có vài xu nhưng không đáng. Và có lẽ người phụ nữ này phải là bà góa vì bà đi lễ một mình, hơn nữa nếu còn chồng bà thì đời nào mà bà dám rút chiếc nhẫn, kỷ niệm yêu dấu với những lời hứa hôn trịnh trọng nhất trong đời bà để mà cho đi.
Thật quá cảm xúc, trong nhiều ngày Cha Banks đã mang chiếc nhẫn để trong túi áo phải của Cha trước con tim của Ngài, để nhắc nhớ đến tấm lòng quảng đại vô lường của người phụ nữ kia mà Ngài không hề biết mặt. Nhưng một điều chắc chắn rằng câu chuyện ngày Ngài rất cảm kích và muốn chia sẻ với mọi người.
Cha nói:"Không phải vì tôi muốn dự phần vào trong đó, vì nó không phải là của tôi, nó thuộc về New Orleans".
Vào Thánh Lễ cuối tuần sau đó, vị linh mục này lại mang chiếc nhẫn ra và chia sẻ câu chuyện cho tất cả tín hữu tham dự Thánh Lễ, mà nhiều người trong số đó có thân nhân bị trận cuồng phong tại Louisana.
"Tôi muốn cho mọi người biết những gì đã xảy ra. Khu Watts đã có ấn tượng xấu về bạo động, nhưng Watts đầy tràn lòng nhân đạo. Tại đó có những vị thánh sống giữa chúng ta. Các tín hữu của chúng tôi có liên hệ với thảm kịch và đau khổ".
Thế rồi Cha Banks bắt đầu truy cập trên mạng internet để tìm kiếm giáo xứ trong Tổng Giáo Phận New Orleans mà cần sự giúp đỡ trực tiếp sau trận cuồng phong Katrina. Ngài đã nhìn thấy tên Đức Ông Douglas Doussan và liên lạc với vị quản xứ của Giáo Sứ Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel (St Gabriel the Archangel) tại Pontchartrain Park. Nhà thờ của giáo xứ này đã bị ngập khoảng gần 4 mét.
Cha xứ của Giáo Xứ này là Đức Ông Doussan, ngài cũng là chủ tịch linh mục đoàn của Tổng Giáo Phận cho biết Ngài đã chết đứng khi nghe câu chuyện này. (Trong hình là Đức Ông Doussan cầm chiếc nhẫn cưới của người bà góa).
Đức Ông nói: "Thật lạ thường khi con người sẵn sàng làm một việc hy sinh như thế để giúp cho những người bị tổn thương. Rõ ràng bà đã không những cho hết sự dư thừa những cho đi hết cả lòng muốn".
Khi thành lập quỹ cứu trợ cho giáo xứ Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel, Cha Banks cũng đã nói chuyện với Yvonne Spicuzza là người thư ký làm việc cho giáo xứ của Đức Ông Doussan. Khi Cha nghe nói đến người thư ký cũng bị mất đi hết nhà cửa thì giáo xứ của Cha Banks cũng dành riêng tiền cứu trợ cho bà thư ký này.
Khi câu chuyện chiếc nhẫn cưới dâng tặng cho nạn nhân Katrina được đăng lên tờ báo "The Tidings" của TGP Los Angeles, thì Đức Ông Doussan cũng nhận được một cái séc 500 Mỹ Kim của một độc giả gởi tặng.
Từ câu chuyện ấy, Đức Ông Doussan cũng kinh ngạc khi các cộng đồng tôn giáo khác cũng tình nguyện đóng góp. Và rồi đến ngày mai Thứ Bảy 29/10 một nhóm 40 trong giáo xứ St Jean Vianney tại Baton Rouge sẽ đến để giúp dọn dẹp và tháo gỡ những phần hư hỏng của ngôi thánh đường và trường học tại St Gabriel.
Câu chuyện đến người phụ nữ Hispanic tại Watts và chiếc nhẫn cưới sẽ là câu chuyện không thể phai mờ trong tâm trí nhiều người. Linh Mục Peter Banks cảm nhận: "Thật là rất khiêm tốn để nhận thức rằng giữa người nghèo nhất của người nghèo, thế nhưng họ là những người giàu có nhất trong rất nhiều thứ khác".