Một Giáo Hội toàn cầu trong một Thế Giới được Toàn Cầu Hóa (Phần 2)
Mỹ Châu La Tinh: Mỹ Châu la Tinh là quê hương của khoảng phân nữa dân số Công Giáo trên thế giới, tức khoảng 520 triệu tín hữu. Bốn trong 10 quốc gia đông Công Giáo nhất trên thế giới là tại Mỹ Châu La Tinh, đó là các quốc gia như: Ba Tây, Mêhicô, Columbia, và Á Căn Đình. Mặc cho sức trẻ và sự sinh động, Giáo Hội tại Mỹ Châu La Tinh phần nào đang bị sự vây hãm, phải diện đối với áp lực đến từ cái gọi là “các giáo phái,” với những phong trào truyền giáo mạnh mẽ theo khuynh hướng của Tin Lành, và thường bị lôi cuốn bởi trào lưu chính thống. Tại nước Guatemala chẳng hạn, một thế hệ trước đây có khoảng 95% là Công Giáo; thì nay chỉ còn lại 60%. Tại nước Pêru vào năm 1992, tức vào thời điểm thống kê quốc gia, có khoảng 97% dân số là Công Giáo; thì vào năm 2002, con số chỉ còn có 75%. Tại những quốc gia khác thuộc Mỹ Châu La Tinh, các con số cũng tương tự như hai quốc gia vừa kể trên. Trong lúc đó, một số nhà quan sát biện luận rằng phần lớn những cuộc cải đạo này hoặc chỉ mang tính cách tạm thời hay chưa được trọn vẹn cho lắm, và ám chỉ đến hiện tượng được gọi là “Tin Lành Guadalupe” (tức một người Tin Lành theo hệ phái Phúc Âm vừa tham dự vào các lễ hội tại Guadalupe, vừa lần hạt mân côi, vân vân). Thì bằng chứng đó cho thấy hầu hết những người dân của Mỹ Châu La Tinh, những người mà một thập kỷ trước đây đã trở thành những người theo hệ phái Phúc Âm và vẫn còn như vậy, chứ không phải quay trở lại hẳn với Đạo Công Giáo.
Trong số những người Công Giáo Mỹ Châu La Tinh, họ có một ý thức rất mạnh mẽ rằng, đã đến lúc họ phải đảm nhận những vai trò lãnh đạo trong một Giáo Hội hoàn vũ. Đúng ra, ứng viên sáng giá trong Cơ Mật Viện 2005 chính là một vị Hồng Y thuộc Mỹ Châu La Tinh, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Á Căn Đình, và rất nhiều vị Hồng Y tin rằng những vị Hồng Y Mỹ Châu La Tinh sẽ là những ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử giáo hoàng tương lai.
Nói Tóm Lại: Philip Jenkins đã ước đoán trong tờ Người/Đạo Cơ Đốc Sắp Tới (The Next Christendom) rằng vào năm 2050, chỉ có 1/5 dân số Kitô Giáo thế giới không phải là người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha da trắng (non-Hispanic Caucasians). Dần dà, quyền lực và ảnh hưởng trong nền Kitô Giáo toàn cầu sẽ hoán chuyển theo chiều hướng của dân số. Manila, Nairobi và Abuja, theo một nghĩa nào đó, sẽ là những gì mà Leuven, Paris và Milan đã từng là trong suốt lịch sử của Giáo Hội, nghĩa là, trở thành những trung tâm tri thức và nguồn năng lực mục vụ hàng đầu trong Giáo Hội. Vai trò lãnh đạo sẽ đến từ những vùng này, và những vấn đề đáng quan tâm của phía Nam địa cầu sẽ từ từ trở thành những ưu tiên hàng đầu của một Giáo Hội toàn cầu.
Vùng Trung Đông
Đây là một vùng nhỏ, nhưng có tầm quan trọng về mặt chính trị lẫn thần học. Có khoảng gần 2.1 triệu người Công Giáo hiệp thông với Rôma tại vùng Trung Đông này, với nhóm Công Giáo đông nhất là tại các quốc gia như: Lêbanon, Xiri, Irắc và Vùng Đất Thánh. Dân số của những vùng này đang trên đà suy giảm, vì các áp lực của nhóm Intifadah, sự trì trệ về nền kinh tế, và sự gia tăng của Hồi Giáo cấp tiến, đã đuổi xua họ. Ngày nay, hiện có nhiều người Kitô Giáo gốc Palestine tại Úc hơn là tại chính đất nước Palestine. Trong thành Bethlêhem, tỉ lệ dân số Kitô Giáo đã giảm từ 80% trước năm 1948 xuống còn khoảng có 33% vào ngày hôm nay. Hiện cũng đang có một sự báo động đáng phải chú ý về việc di tản ồ ạt của những người Kitô Giáo theo Lễ Nghi Chaldean từ Irắc vì đang có những sợ hãi về những điều khoản hòng làm suy yếu đi sự tự do tôn giáo của họ trong hiến pháp mới của quốc gia này. Thật khó mà có thể coi thường tầm quan trọng của những chiều hướng này trong việc tìm hiểu về chính sách ngoại giao của Tòa Thánh. Ở mức độ mang tính tượng trưng, ý tưởng về đất của Chúa Kitô giờ đây đã không còn một người Kitô Giáo nào nữa, và rằng các khu di tích thánh sẽ trở thành những bảo tàng viện (cũng giống như Hagia Sphia ở Istanbul thuộc nước Thổ, chẳng hạn), thì dấu hiệu đó thôi cũng đã cho thấy có một sự báo động lớn về mặt tâm lý. Thực tiển mà nói, Tòa Thánh quan ngại rằng nếu Đạo Kitô Giáo biến khỏi thế giới Ả Rập, thì một cầu nối vô giá giữa Phương Tây và Hồi Giáo sẽ bị mất hẳn đi. Dẫu vậy, mặc dầu con số vẫn hãy còn rất nhỏ, thế nhưng phận số của những người Kitô Giáo gốc Ả Rập đang bị lu mờ đi phần lớn là vì sự tưởng tượng của những người hoạch định chính sách của Vaticăn.
Châu Âu
Châu Âu có khoảng 283 triệu người Công Giáo, nhưng phần lớn tại rất nhiều quốc gia như: Bỉ, Pháp và Hòa Lan chẳng hạn, thì việc thực hành đức tin của những người tín hữu này vẫn hãy còn rất ít, tỉ lệ tham dự Thánh Lễ hằng tuần chỉ còn có 5%. Điều này hoàn toàn đúng đối với những quốc gia Kitô truyền thống. Hiện nay, có nhiều người Hồi Giáo đi đến đền thờ Hồi Giáo vào ngày thứ sáu tại Anh Quốc, hơn là những người Anh Giáo đi nhà thờ vào ngày Chủ Nhật. Tỉ lệ sản sinh của Châu Âu cũng đang giảm xuống; một tỉ lệ thấp nhất trong lịch sử loài người, chỉ có khoảng gần 1.2% mà thôi, như đã được ghi nhận tại Ý và Tây Ban Nha, những quốc gia Kitô Giáo truyền thống. Mặc dầu nhỏ nhưng đó là một sự hoán chuyển có ý nghĩa trong lịch sử đang diễn ra, thật chẳng quá đáng khi phải nêu ra rằng hiện nay chỉ có một vị Hồng Y người Roma thật sự trong tổng số 181 thành viên của Hồng Y Đoàn, đó là vị Hồng Y 88 tuổi đã nghĩ hưu, Đức Hồng Y Fiorenzo Angelini. Trong cơ mật viện vào tháng 4 vừa qua, không có một vị Hồng Y người Roma nào bỏ phiếu, mặc cho sự thật rằng xét về mặt lịch sử Hồng Y Đoàn phải là đại diện cho các giáo sĩ tại La Mã. Dấu chỉ đó không thôi cho thấy dần dần đang có sự chuyển hướng trọng tâm ra khỏi Ý và Châu Âu, đang diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo.
Tương phản lại, ở phía Đông Âu, tỉ lệ tham dự Thánh Lễ và ơn gọi thì lại rất cao, tại các nước như Cộng Hòa Tiệp và vùng Đông Đức củ, là nơi mà chế độ vô thần của thời Xô Viết củ được cắm rể sâu. Tại một số nơi ở Đông Âu, như tại nước Ukraine, chẳng hạn, các cộng đồng Công Giáo đang cảm nghiệm được thời Hưng Phục, từ phía những người còn sống xót lại sau thời hậu Xô Viết Cộng Sản với một niềm tin tưởng mới và một ý thức trách nhiệm mới.
Các Chủ Đề Của Phần Phía Nam Địa Cầu
Với cái nhìn tổng quát như vậy, một điểm trông có vẽ rất rõ chính là: trong thời kỳ của Đạo Công Giáo của thế kỷ thứ 21 này, thì phần phía Nam của địa cầu, đặc biệt là Phi Châu và Phi Luật Tân, sẽ càng ngày càng đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc hoạch định chương trình cho toàn cầu. Như sự biến chuyển này đang dần được lộ rõ ra, khi tiếng nói của phần phía Nam này được lắng nghe, thì đâu là những chủ đề sẽ nổi trội lên? Chẳng cần phải giả vờ như là biết trọn vẹn, thì sau đây là năm chủ đề nổi trội:
Hội Nhập Văn Hóa:
Đạo Công Giáo chính là một đức tin, thế nhưng đức tin đó phải được diễn đạt qua nhiều nền văn hóa. Để đạt được mức cân bằng giữa sự đoàn kết và đa dạng thì đó sẽ là một thách thức quan trọng trong tương lai của Giáo Hội, đặc biệt khi đức tin đó được ấp ủ tại Âu Châu, và Phương Tây đang tiếp tục bành trướng và đang nổi trội trong các nền văn hóa với rất nhiều thái độ, bản năng và hình thức diễn đạt khác nhau. Nói một cách tổng quát, các nhà thần học và các Đức Giám Mục từ thế giới đang phát triển sẽ đòi hỏi phải có sự tự do nhiều hơn để phỏng theo những mô hình theo kiểu Châu Âu trong vấn đề thờ phượng và cách diễn tả học thuyết của Giáo Hội tại Tây Phương vào chính những điều kiện cụ thể của họ. Hơn nữa, vì sự nhập cư và tính lưu động của nền văn hóa, đang dần dần mang phần phía Nam của địa cầu đến ngưỡng cửa của Tây Phương, qua những hình thức suy nghĩ, đời sống, và cách thức phụng tự của miền Nam sẽ ngày càng lôi cuốn và kéo theo cả một Giáo Hội hoàn vũ. Phụng vụ chỉ là một lãnh vực mà sự căng thẳng này sẽ tự nó tìm cách hóa giải. Những khuynh hướng này sẽ dần chiếm được độ nhạy cảm của vùng Phía Tây. Nói chung lại thì Kitô Giáo ở vùng Phía Nam có khuynh hướng tự phát sinh với một ý thức siêu nhiên sống động hơn như những việc chữa lành, tầm nhìn rộng, tính tiên tri, sự sở hữu, những lời thần chú, vân vân, chẳng hạn. Trong khi đó, thì cách thờ phượng của Châu Phi có khuynh hướng nặng về sức thuyết phục, lôi cuốn. Đạo Công Giáo Roma trong tương lai sẽ nói chuyện với âm giọng của Châu Phi xen lẫn với âm giọng của gốc Tây Ban Nha lẫn Bồ Đào Nha; và cũng đồng thời theo nhiều ngôn ngữ.
Nghèo Đói / Sự Toàn Cầu Hóa:
Trong suốt những cuộc họp hằng ngày của Tổng Công Hội Hồng Y Đoàn trước khi dẫn đến Cơ Mật Viện vào tháng 4, rất nhiều Đức Hồng Y gốc Phi Châu đưa ra những vấn đề nổi trội dành cho vị Giáo Hoàng sắp tới, đó là cuộc đấu tranh chống lại sự nghèo đó và những vấn đề kém phá triển, thì đó những nghị trình hàng đầu của Giáo Hội. Đối với rất nhiều người Kitô Giáo Phi Châu, đó là những vấn đề mang tính chiến lược cho Giáo Hội, chứ không phải những chủ đề vẫn thường hay diễn ra tại Tây Phương như: chuyện ngừa thai, phụ nữ trong Giáo Hội, sự bất đồng về thần học, vân vân. Những người Công Giáo Phi Châu sẽ dĩ nhiên có nhiều quan điểm khác nhau về những vấn đề vừa kể, nhưng đại đa số nếu không muốn nói là toàn thể những người Công Giáo ở phần Phía Nam của địa cầu chỉ coi đó là những vấn đề thứ yếu mà thôi. Những vấn đề mang tính cấp bách thật sự, mà theo họ tin, đó là sự nghèo đói, chiến tranh, buôn bán võ trang, căn bệnh HIV/ADIS, và sự cải cách về cấu trúc của hệ thống kinh tế quốc tế. Do đó, khi phần Phía Nam đã đến thời của họ trong Giáo Hội, thì những trọng tâm của nó sẽ là vấn đề kể trên.
Tính Đa Nguyên Tôn Giáo:
Đối với người Công Giáo Á Châu thì Giáo Hội Công Giáo ngày hôm nay đối với họ cũng chính là Giáo Hội Công Giáo đối với vùng Mỹ Châu La Tinh vào những thập niên của những năm 1970 và 1980, nghĩa là, Giáo Hội ở vị trí chiến tuyến về những vấn đề mang tính thần học quan trọng nhất của thòi đại ngày nay. Ở Mỹ Châu La Tinh, cuộc tranh luận về thần học giải phóng, hay nói một cách rộng hơn, mối quan hệ đúng đắn giữa Kitô Giáo và chính trị, đã chấm dứt rồi. Ngày hôm nay, nếu xét theo nghĩa thần học thì điều gì hình thành nên sự đa dạng tôn giáo, có nghĩa là chúng ta có thể có hay không rằng Thiên Chúa muốn có sự đa dạng về tôn giáo, và nếu đúng là Thiên Chúa đã hoạch định như thế, thì liệu điều đó có liên hệ gì với sứ mạng truyền giáo bắt buộc phải có của Đạo Kitô Giáo hay không? Tại Á Châu, hiện thực xã hội của Đạo Kitô Giáo chỉ là một phần thiểu số rất nhỏ, được vây quanh bởi những truyền thống tôn giáo từ rất nhiều thiên niên kỷ như Đạo Hindu và Phật Giáo, thì việc này đã tạo nên một thách thức không thể tránh khỏi, một thách thức mang tính thần học, và một thách thức cấp bách. Hầu như những trường hợp và những văn kiện quan trọng đến từ Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin trong 15 năm qua, từ Tissa Balsuriya cho đến Jacques Dupuis, rồi đến Dominus Iesus, rồi đến Roger Haight, đều xoay quanh những vấn đề mang tính cách nền tảng kể trên. Trong nhiều năm sắp tới, chúng ta có thể mong rằng vấn đề giảng dạy Kitô Giáo của Giáo Hội về những tôn giáo khác sẽ càng ngày càng trở thành trọng tâm của việc nghiên cứu và trở thành nghị sự của thần học Công Giáo.
(Còn tiếp….)
Mỹ Châu La Tinh: Mỹ Châu la Tinh là quê hương của khoảng phân nữa dân số Công Giáo trên thế giới, tức khoảng 520 triệu tín hữu. Bốn trong 10 quốc gia đông Công Giáo nhất trên thế giới là tại Mỹ Châu La Tinh, đó là các quốc gia như: Ba Tây, Mêhicô, Columbia, và Á Căn Đình. Mặc cho sức trẻ và sự sinh động, Giáo Hội tại Mỹ Châu La Tinh phần nào đang bị sự vây hãm, phải diện đối với áp lực đến từ cái gọi là “các giáo phái,” với những phong trào truyền giáo mạnh mẽ theo khuynh hướng của Tin Lành, và thường bị lôi cuốn bởi trào lưu chính thống. Tại nước Guatemala chẳng hạn, một thế hệ trước đây có khoảng 95% là Công Giáo; thì nay chỉ còn lại 60%. Tại nước Pêru vào năm 1992, tức vào thời điểm thống kê quốc gia, có khoảng 97% dân số là Công Giáo; thì vào năm 2002, con số chỉ còn có 75%. Tại những quốc gia khác thuộc Mỹ Châu La Tinh, các con số cũng tương tự như hai quốc gia vừa kể trên. Trong lúc đó, một số nhà quan sát biện luận rằng phần lớn những cuộc cải đạo này hoặc chỉ mang tính cách tạm thời hay chưa được trọn vẹn cho lắm, và ám chỉ đến hiện tượng được gọi là “Tin Lành Guadalupe” (tức một người Tin Lành theo hệ phái Phúc Âm vừa tham dự vào các lễ hội tại Guadalupe, vừa lần hạt mân côi, vân vân). Thì bằng chứng đó cho thấy hầu hết những người dân của Mỹ Châu La Tinh, những người mà một thập kỷ trước đây đã trở thành những người theo hệ phái Phúc Âm và vẫn còn như vậy, chứ không phải quay trở lại hẳn với Đạo Công Giáo.
Trong số những người Công Giáo Mỹ Châu La Tinh, họ có một ý thức rất mạnh mẽ rằng, đã đến lúc họ phải đảm nhận những vai trò lãnh đạo trong một Giáo Hội hoàn vũ. Đúng ra, ứng viên sáng giá trong Cơ Mật Viện 2005 chính là một vị Hồng Y thuộc Mỹ Châu La Tinh, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Á Căn Đình, và rất nhiều vị Hồng Y tin rằng những vị Hồng Y Mỹ Châu La Tinh sẽ là những ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử giáo hoàng tương lai.
Nói Tóm Lại: Philip Jenkins đã ước đoán trong tờ Người/Đạo Cơ Đốc Sắp Tới (The Next Christendom) rằng vào năm 2050, chỉ có 1/5 dân số Kitô Giáo thế giới không phải là người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha da trắng (non-Hispanic Caucasians). Dần dà, quyền lực và ảnh hưởng trong nền Kitô Giáo toàn cầu sẽ hoán chuyển theo chiều hướng của dân số. Manila, Nairobi và Abuja, theo một nghĩa nào đó, sẽ là những gì mà Leuven, Paris và Milan đã từng là trong suốt lịch sử của Giáo Hội, nghĩa là, trở thành những trung tâm tri thức và nguồn năng lực mục vụ hàng đầu trong Giáo Hội. Vai trò lãnh đạo sẽ đến từ những vùng này, và những vấn đề đáng quan tâm của phía Nam địa cầu sẽ từ từ trở thành những ưu tiên hàng đầu của một Giáo Hội toàn cầu.
Vùng Trung Đông
Đây là một vùng nhỏ, nhưng có tầm quan trọng về mặt chính trị lẫn thần học. Có khoảng gần 2.1 triệu người Công Giáo hiệp thông với Rôma tại vùng Trung Đông này, với nhóm Công Giáo đông nhất là tại các quốc gia như: Lêbanon, Xiri, Irắc và Vùng Đất Thánh. Dân số của những vùng này đang trên đà suy giảm, vì các áp lực của nhóm Intifadah, sự trì trệ về nền kinh tế, và sự gia tăng của Hồi Giáo cấp tiến, đã đuổi xua họ. Ngày nay, hiện có nhiều người Kitô Giáo gốc Palestine tại Úc hơn là tại chính đất nước Palestine. Trong thành Bethlêhem, tỉ lệ dân số Kitô Giáo đã giảm từ 80% trước năm 1948 xuống còn khoảng có 33% vào ngày hôm nay. Hiện cũng đang có một sự báo động đáng phải chú ý về việc di tản ồ ạt của những người Kitô Giáo theo Lễ Nghi Chaldean từ Irắc vì đang có những sợ hãi về những điều khoản hòng làm suy yếu đi sự tự do tôn giáo của họ trong hiến pháp mới của quốc gia này. Thật khó mà có thể coi thường tầm quan trọng của những chiều hướng này trong việc tìm hiểu về chính sách ngoại giao của Tòa Thánh. Ở mức độ mang tính tượng trưng, ý tưởng về đất của Chúa Kitô giờ đây đã không còn một người Kitô Giáo nào nữa, và rằng các khu di tích thánh sẽ trở thành những bảo tàng viện (cũng giống như Hagia Sphia ở Istanbul thuộc nước Thổ, chẳng hạn), thì dấu hiệu đó thôi cũng đã cho thấy có một sự báo động lớn về mặt tâm lý. Thực tiển mà nói, Tòa Thánh quan ngại rằng nếu Đạo Kitô Giáo biến khỏi thế giới Ả Rập, thì một cầu nối vô giá giữa Phương Tây và Hồi Giáo sẽ bị mất hẳn đi. Dẫu vậy, mặc dầu con số vẫn hãy còn rất nhỏ, thế nhưng phận số của những người Kitô Giáo gốc Ả Rập đang bị lu mờ đi phần lớn là vì sự tưởng tượng của những người hoạch định chính sách của Vaticăn.
Châu Âu
Châu Âu có khoảng 283 triệu người Công Giáo, nhưng phần lớn tại rất nhiều quốc gia như: Bỉ, Pháp và Hòa Lan chẳng hạn, thì việc thực hành đức tin của những người tín hữu này vẫn hãy còn rất ít, tỉ lệ tham dự Thánh Lễ hằng tuần chỉ còn có 5%. Điều này hoàn toàn đúng đối với những quốc gia Kitô truyền thống. Hiện nay, có nhiều người Hồi Giáo đi đến đền thờ Hồi Giáo vào ngày thứ sáu tại Anh Quốc, hơn là những người Anh Giáo đi nhà thờ vào ngày Chủ Nhật. Tỉ lệ sản sinh của Châu Âu cũng đang giảm xuống; một tỉ lệ thấp nhất trong lịch sử loài người, chỉ có khoảng gần 1.2% mà thôi, như đã được ghi nhận tại Ý và Tây Ban Nha, những quốc gia Kitô Giáo truyền thống. Mặc dầu nhỏ nhưng đó là một sự hoán chuyển có ý nghĩa trong lịch sử đang diễn ra, thật chẳng quá đáng khi phải nêu ra rằng hiện nay chỉ có một vị Hồng Y người Roma thật sự trong tổng số 181 thành viên của Hồng Y Đoàn, đó là vị Hồng Y 88 tuổi đã nghĩ hưu, Đức Hồng Y Fiorenzo Angelini. Trong cơ mật viện vào tháng 4 vừa qua, không có một vị Hồng Y người Roma nào bỏ phiếu, mặc cho sự thật rằng xét về mặt lịch sử Hồng Y Đoàn phải là đại diện cho các giáo sĩ tại La Mã. Dấu chỉ đó không thôi cho thấy dần dần đang có sự chuyển hướng trọng tâm ra khỏi Ý và Châu Âu, đang diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo.
Tương phản lại, ở phía Đông Âu, tỉ lệ tham dự Thánh Lễ và ơn gọi thì lại rất cao, tại các nước như Cộng Hòa Tiệp và vùng Đông Đức củ, là nơi mà chế độ vô thần của thời Xô Viết củ được cắm rể sâu. Tại một số nơi ở Đông Âu, như tại nước Ukraine, chẳng hạn, các cộng đồng Công Giáo đang cảm nghiệm được thời Hưng Phục, từ phía những người còn sống xót lại sau thời hậu Xô Viết Cộng Sản với một niềm tin tưởng mới và một ý thức trách nhiệm mới.
Các Chủ Đề Của Phần Phía Nam Địa Cầu
Với cái nhìn tổng quát như vậy, một điểm trông có vẽ rất rõ chính là: trong thời kỳ của Đạo Công Giáo của thế kỷ thứ 21 này, thì phần phía Nam của địa cầu, đặc biệt là Phi Châu và Phi Luật Tân, sẽ càng ngày càng đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc hoạch định chương trình cho toàn cầu. Như sự biến chuyển này đang dần được lộ rõ ra, khi tiếng nói của phần phía Nam này được lắng nghe, thì đâu là những chủ đề sẽ nổi trội lên? Chẳng cần phải giả vờ như là biết trọn vẹn, thì sau đây là năm chủ đề nổi trội:
Hội Nhập Văn Hóa:
Đạo Công Giáo chính là một đức tin, thế nhưng đức tin đó phải được diễn đạt qua nhiều nền văn hóa. Để đạt được mức cân bằng giữa sự đoàn kết và đa dạng thì đó sẽ là một thách thức quan trọng trong tương lai của Giáo Hội, đặc biệt khi đức tin đó được ấp ủ tại Âu Châu, và Phương Tây đang tiếp tục bành trướng và đang nổi trội trong các nền văn hóa với rất nhiều thái độ, bản năng và hình thức diễn đạt khác nhau. Nói một cách tổng quát, các nhà thần học và các Đức Giám Mục từ thế giới đang phát triển sẽ đòi hỏi phải có sự tự do nhiều hơn để phỏng theo những mô hình theo kiểu Châu Âu trong vấn đề thờ phượng và cách diễn tả học thuyết của Giáo Hội tại Tây Phương vào chính những điều kiện cụ thể của họ. Hơn nữa, vì sự nhập cư và tính lưu động của nền văn hóa, đang dần dần mang phần phía Nam của địa cầu đến ngưỡng cửa của Tây Phương, qua những hình thức suy nghĩ, đời sống, và cách thức phụng tự của miền Nam sẽ ngày càng lôi cuốn và kéo theo cả một Giáo Hội hoàn vũ. Phụng vụ chỉ là một lãnh vực mà sự căng thẳng này sẽ tự nó tìm cách hóa giải. Những khuynh hướng này sẽ dần chiếm được độ nhạy cảm của vùng Phía Tây. Nói chung lại thì Kitô Giáo ở vùng Phía Nam có khuynh hướng tự phát sinh với một ý thức siêu nhiên sống động hơn như những việc chữa lành, tầm nhìn rộng, tính tiên tri, sự sở hữu, những lời thần chú, vân vân, chẳng hạn. Trong khi đó, thì cách thờ phượng của Châu Phi có khuynh hướng nặng về sức thuyết phục, lôi cuốn. Đạo Công Giáo Roma trong tương lai sẽ nói chuyện với âm giọng của Châu Phi xen lẫn với âm giọng của gốc Tây Ban Nha lẫn Bồ Đào Nha; và cũng đồng thời theo nhiều ngôn ngữ.
Nghèo Đói / Sự Toàn Cầu Hóa:
Trong suốt những cuộc họp hằng ngày của Tổng Công Hội Hồng Y Đoàn trước khi dẫn đến Cơ Mật Viện vào tháng 4, rất nhiều Đức Hồng Y gốc Phi Châu đưa ra những vấn đề nổi trội dành cho vị Giáo Hoàng sắp tới, đó là cuộc đấu tranh chống lại sự nghèo đó và những vấn đề kém phá triển, thì đó những nghị trình hàng đầu của Giáo Hội. Đối với rất nhiều người Kitô Giáo Phi Châu, đó là những vấn đề mang tính chiến lược cho Giáo Hội, chứ không phải những chủ đề vẫn thường hay diễn ra tại Tây Phương như: chuyện ngừa thai, phụ nữ trong Giáo Hội, sự bất đồng về thần học, vân vân. Những người Công Giáo Phi Châu sẽ dĩ nhiên có nhiều quan điểm khác nhau về những vấn đề vừa kể, nhưng đại đa số nếu không muốn nói là toàn thể những người Công Giáo ở phần Phía Nam của địa cầu chỉ coi đó là những vấn đề thứ yếu mà thôi. Những vấn đề mang tính cấp bách thật sự, mà theo họ tin, đó là sự nghèo đói, chiến tranh, buôn bán võ trang, căn bệnh HIV/ADIS, và sự cải cách về cấu trúc của hệ thống kinh tế quốc tế. Do đó, khi phần Phía Nam đã đến thời của họ trong Giáo Hội, thì những trọng tâm của nó sẽ là vấn đề kể trên.
Tính Đa Nguyên Tôn Giáo:
Đối với người Công Giáo Á Châu thì Giáo Hội Công Giáo ngày hôm nay đối với họ cũng chính là Giáo Hội Công Giáo đối với vùng Mỹ Châu La Tinh vào những thập niên của những năm 1970 và 1980, nghĩa là, Giáo Hội ở vị trí chiến tuyến về những vấn đề mang tính thần học quan trọng nhất của thòi đại ngày nay. Ở Mỹ Châu La Tinh, cuộc tranh luận về thần học giải phóng, hay nói một cách rộng hơn, mối quan hệ đúng đắn giữa Kitô Giáo và chính trị, đã chấm dứt rồi. Ngày hôm nay, nếu xét theo nghĩa thần học thì điều gì hình thành nên sự đa dạng tôn giáo, có nghĩa là chúng ta có thể có hay không rằng Thiên Chúa muốn có sự đa dạng về tôn giáo, và nếu đúng là Thiên Chúa đã hoạch định như thế, thì liệu điều đó có liên hệ gì với sứ mạng truyền giáo bắt buộc phải có của Đạo Kitô Giáo hay không? Tại Á Châu, hiện thực xã hội của Đạo Kitô Giáo chỉ là một phần thiểu số rất nhỏ, được vây quanh bởi những truyền thống tôn giáo từ rất nhiều thiên niên kỷ như Đạo Hindu và Phật Giáo, thì việc này đã tạo nên một thách thức không thể tránh khỏi, một thách thức mang tính thần học, và một thách thức cấp bách. Hầu như những trường hợp và những văn kiện quan trọng đến từ Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin trong 15 năm qua, từ Tissa Balsuriya cho đến Jacques Dupuis, rồi đến Dominus Iesus, rồi đến Roger Haight, đều xoay quanh những vấn đề mang tính cách nền tảng kể trên. Trong nhiều năm sắp tới, chúng ta có thể mong rằng vấn đề giảng dạy Kitô Giáo của Giáo Hội về những tôn giáo khác sẽ càng ngày càng trở thành trọng tâm của việc nghiên cứu và trở thành nghị sự của thần học Công Giáo.
(Còn tiếp….)