Phỏng vấn Đức Giám Mục Ricard về việc xóa nợ và trợ giúp cho những người nghèo

Lược trích bài phỏng vấn với Đức Cha Chủ Tịch về Ủy Ban Chính Sách của Hội Đồng Giám Muc Hoa Kỳ

CHICAGO (Zenit.org).- Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa khen ngợi quyết định mới đây nhất của Nhóm G-8 (tức gồm tám nước: Hoa Kỳ, Anh, Nga, Đức, Pháp, Canada, Nhật Bản và Ý Quốc) nhằm hủy bỏ nợ nần nước ngoài mà các nước nghèo vẫn còn thiếu.

Thế nhưng giờ đây, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) muốn các nước thuộc nhóm G-8 hãy đi xa thêm một bước nữa để giúp các quốc gia nghèo tự đứng vững trên đôi chân của họ, đó là lời phát biểu của vị Chủ Tịch Ủy Ban về Chính Sách Quốc Tế trực thuộc HĐGMHK.

Đức Giám Mục John Ricard của Giáo Phận Pensacola-Tallahassee, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Zenit, đã nói về bổn phận luân lý và những quyền lợi khác trong việc giúp đỡ những quốc gia nghèo nhất thế giới..

Hỏi (H): Thưa Đức Giám Mục, trong một bản công bố với giới báo chí cách đây vài ngày, Ngài đã ám chỉ rằng cần phải mở rộng viện trợ. Nhưng là theo hướng nào thưa Đức Giám Mục?

Đức Giám Mục Ricard (T): Thưa, tổng số tiền nợ trị giá 40 tỉ Mỹ Kim đã được xóa cho 18 quốc gia, trong số đó có 4 quốc gia thuộc vùng Mỹ Châu La Tinh. Chúng ta hy vọng rằng tổng số tiền thiếu nợ sẽ được xóa/tha gấp đôi và nếu đúng như vậy, thì sẽ có ít nhất là 20 quốc gia nghèo khác sẽ được có lợi.

(H): Thưa Đức Giám Mục, có phải đây là một trong những cách theo đuổi liên lũy của HĐGMHK về vấn đề này không?

(T): Thưa, đó là theo khuynh hướng của những người Công Giáo. Chúng tôi, những vị Giám Mục của Hoa Kỳ chỉ là những người hiện thực hóa điều đó mà thôi. Tuy nhiên, đúng là trong vòng 10 năm qua, HĐGMHK luôn liên luỹ nêu ra rằng việc xóa nợ đối với các nước nghèo chính là cách để giúp họ vượt qua rằn lanh của sự nghèo đói.

(H): Thưa Đức Giám Mục, Ngài có nghĩ là các chính trị gia hiểu được đâu là điều mà các Đức Giám Mục Hoa Kỳ đang yêu cầu?

(T): Thưa, tôi không biết được là các chính trị gia có hiểu hay không hiểu, thế nhưng việc tìm cách giúp đỡ cho các quốc gia nghèo là một nghĩa vụ thiết yếu về ý nghĩa của việc trở nên những người Công Giáo. Hơn nữa, chúng tôi cũng đã có 4 đến 5 người đang vận động hành lang tại Washington về những chủ đề này. HĐGMHK cũng gây sức ép lên Tổng Thống Bush cũng như là vị Bộ Trưởng Tài Chánh John Snow, nhằm đưa ra những biện pháp thích hợp để xóa nợ cho những nước nghèo nào đã phải nợ nần quá nhiều rồi. Chúng ta hãy hy vọng rằng các vị ấy sẽ tiếp tục làm điều đó.

(H): Thưa Đức Giám Mục, có phải ý tưởng chính là xuất phát từ Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị phải không?

(T): Thưa, đúng thế. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng và vẫn còn là người cổ võ tích cực về việc gây sức ép của Giáo Hội lên trên các viên chức cầm quyền chính trị để họ thay đổi đường lối mà họ tác động tới những nước nghèo nhất. Những nhân vật điển hình đóng góp vào trong áp lực này chính là Bono, người ca sĩ và nhà soạn nhạc của băng nhạc U2.

(H): Thưa Đức Giám Mục, việc xóa nợ không chỉ có ích cho những quốc gia thiếu nợ mà cũng còn cho cả phía xóa nợ nữa, vậy Ngài có đồng ý về điều này không?

(T): Thưa, đây chính là điều mà chúng ta phải hành động để khiến cho những ai đưa ra các quyết định về tài chánh trên thế giới hiểu rõ tường tận về điều này. Việc xóa nợ sẽ có ích lợi cho tất cả mọi bên, đặc biệt là cho Hoa Kỳ. Nạn khủng bố, bạo lực và di dân đều có liên hệ đến sự nghèo đói. Nếu các nước giàu đầu tư vào những nước nghèo - trong lãnh vực phát triển, công ăn việc làm, sức khỏe và giáo dục-tức thì bạo động sẽ có khuynh hướng giảm xuống, và việc đầu tư hàng triệu đô là vào quốc phòng sẽ không còn cần thiết nữa, chẳng hạn.

Đất nước của chúng ta phải có trách nhiệm về đạo đức vàcung cấp những nhu cầu của nền kinh tế hòng bảo vệ sự sống và nhân phẩm của những người dân tại các quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

(H): Thưa Đức Giám Mục, phải chăng một quốc gia cần phải đi ra khỏi những khuôn khổ rắn chắc của việc quản lý tiền tệ...?

(T): Thưa, việc xóa nợ phải nên đi đôi với sự gia tăng đầu tư vào việc phát triển và trợ giúp, cũng như bảo đảm các tiêu chuẩn về thương mại công bằng, vốn có thể tạo ra được một sự khác biệt rõ ràng trong việc xóa tan đi sự nghèo nàn và thúc đẩy những tiến bộ trong việc tôn trọng về sự sống và nhân phẩm mà Thiên Chúa đã khắc sâu trong mỗi một bản thể con người.

(H): Thưa Đức Giám Mục, đâu là những giảng dạy được để lại của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về vấn đề này?

(T): Thưa, Ngài đã để lại rất nhiều, nhưng có lẽ điều quan trọng nhất chính là “mạng sống của con người” không bao giờ được tách rời khỏi “nhân phẩm của chính người đó…” Trong cuộc sống, nhân phẩm được sinh ra cùng với sự sinh ra một con người mới, và nhân phẩm đó sẽ không bao giờ rời bỏ con người đó. Điều này có nghĩa là chúng ta phải đi thêm một bước nữa để giúp tất cả các quốc gia nghèo tự đứng vững trên đôi bàn chân của họ, chứ không phải việc ngưng viện trợ và nhất là rút ngắn đi những việc trợ về nhân đạo.