BALTIMORE - ĐHY Peter Turkson thuộc Cape Coast, nước Ghana, mới đây nhận định rằng: Đang khi đạo Công giáo bên Phi châu tiến triển rất nhanh và có số ơn kêu gọi làm linh mục đông đảo, nhưng ngài quan tâm về sự trưởng thành số số đông đảo này.
ĐHY trong một cuộc phỏng vấn tuần qua với báo Catholic Review của TGP Baltimore cho rằng Giáo Hội phải khuyến khích sự trở lại của các tân tòng một cách thực tâm và chính đáng.
Ngài nói: “Đúng là Giáo hội tại Phi châu đang tiến mạnh, nhưng chúng tôi cũng có thấy cách thức dậy giáo lý nào đó không được sâu sắc. Những nền văn hóa và những giá trị truyền thống không được biến đổi tận gốc rễ thay vào những giá trị của Phúc Âm. Chúng tôi cần có một kinh nghiệm bén rể sâu hơn về các cuộc trở lại đạo”.
ĐHY chỉ cho thấy rằng nạn giết người diệt chủng và chiến tranh đã tàn phá Rwanda mới đây là thí dụ điển hình cho thấy một số người Công giáo thuộc lục địa này chưa có hoàn toàn chấp nhận sứ điệp của Phúc Âm”.
Rwanda là một quốc gia mà “80% là người Công giáo, nhưng họ quên họ là người Công giáo, và họ cũng quên họ là người Kitô giáo. Sự thiệt hại về mạng sống con người quá kinh hoàng. Truyền giáo cần phải đi vào tận gốc rễ để rồi những giá trị truyền thóng cần được thử thách và biến đổi”.
ĐHY Turkson cũng phát biểu rằng ngài “cảm thấy buồn lòng vì thấy Giáo Hội Công giáo tại Âu châu đang trong cơn phấn đấu sống còn. Các nhà thừa sai truyền giáo Âu châu đã đưa đức tin Công giáo tới Phi châu, và những người Công giáo Phi châu coi người âu châu như là các bậc cha mẹ tinh thần. Cho nên điều thei61t yếu là Âu châu vần phải trở về với Kitô giáo. Nếu Âu châu sa sút kém đi tính cách Kitô của mình, nó sẽ tạo cho chúng tôi cảm thấy như là những đứa con mồ côi, như là kinh nghiệm của đức tin mà không có cha mẹ vậy”.
“Vì sự kiện đó sẽ làm thiệt hại cho những nỗ lực truyền giáo tại Phi châu, khi người ta nhìn vào Âu châu và thấy những người đã từng khuyến khích người Phi châu theo đạo, giờ đây họ lại bỏ đạo”.
Ngài cũng phát biểu rằng: "Tôi vui mừng thấy rằng Đức tân Giáo Hoàng đến từ Âu châu. Tôi cầu nguyện rằng vì ngài đến từ Âu châu thì ngài sẽ tạo ra mùa xuân mới của Đức tin cho Âu châu”.
Đhy Turkson cũng cho biết tổng giáo phận của ngài có chừng 300,000 tín hữu Công giáo, và ngài thấy pah61n khởi là nhiều người nam người nữ đáp trả tiếng gọi làm linh mục và đi vào đời sống tu trì. Hai năm trước đây tại Cape Coast có 17 người được thụ phong linh mục. Nhưng ngài nhận định rằng “việc đào tạo tu sĩ phải bảo đảm rằng các ứng viên phải chấp nhận những hy sinh mà đời sống tu trì đòi hỏi”.
Do có nhiều ơn kêu gọi, nên ĐHY Turkson cũng đã gửi một số các linh mục của ngài tới các miền khác nhau của thế giới: 4 linh mục hiện đang phục vụ tại Canada, 2 tại TGP Seattle của Washington và dăm bảy linh mục khác phục vụ tại New York và Âu châu.
ĐHY trong một cuộc phỏng vấn tuần qua với báo Catholic Review của TGP Baltimore cho rằng Giáo Hội phải khuyến khích sự trở lại của các tân tòng một cách thực tâm và chính đáng.
Ngài nói: “Đúng là Giáo hội tại Phi châu đang tiến mạnh, nhưng chúng tôi cũng có thấy cách thức dậy giáo lý nào đó không được sâu sắc. Những nền văn hóa và những giá trị truyền thống không được biến đổi tận gốc rễ thay vào những giá trị của Phúc Âm. Chúng tôi cần có một kinh nghiệm bén rể sâu hơn về các cuộc trở lại đạo”.
ĐHY chỉ cho thấy rằng nạn giết người diệt chủng và chiến tranh đã tàn phá Rwanda mới đây là thí dụ điển hình cho thấy một số người Công giáo thuộc lục địa này chưa có hoàn toàn chấp nhận sứ điệp của Phúc Âm”.
Rwanda là một quốc gia mà “80% là người Công giáo, nhưng họ quên họ là người Công giáo, và họ cũng quên họ là người Kitô giáo. Sự thiệt hại về mạng sống con người quá kinh hoàng. Truyền giáo cần phải đi vào tận gốc rễ để rồi những giá trị truyền thóng cần được thử thách và biến đổi”.
ĐHY Turkson cũng phát biểu rằng ngài “cảm thấy buồn lòng vì thấy Giáo Hội Công giáo tại Âu châu đang trong cơn phấn đấu sống còn. Các nhà thừa sai truyền giáo Âu châu đã đưa đức tin Công giáo tới Phi châu, và những người Công giáo Phi châu coi người âu châu như là các bậc cha mẹ tinh thần. Cho nên điều thei61t yếu là Âu châu vần phải trở về với Kitô giáo. Nếu Âu châu sa sút kém đi tính cách Kitô của mình, nó sẽ tạo cho chúng tôi cảm thấy như là những đứa con mồ côi, như là kinh nghiệm của đức tin mà không có cha mẹ vậy”.
“Vì sự kiện đó sẽ làm thiệt hại cho những nỗ lực truyền giáo tại Phi châu, khi người ta nhìn vào Âu châu và thấy những người đã từng khuyến khích người Phi châu theo đạo, giờ đây họ lại bỏ đạo”.
Ngài cũng phát biểu rằng: "Tôi vui mừng thấy rằng Đức tân Giáo Hoàng đến từ Âu châu. Tôi cầu nguyện rằng vì ngài đến từ Âu châu thì ngài sẽ tạo ra mùa xuân mới của Đức tin cho Âu châu”.
Đhy Turkson cũng cho biết tổng giáo phận của ngài có chừng 300,000 tín hữu Công giáo, và ngài thấy pah61n khởi là nhiều người nam người nữ đáp trả tiếng gọi làm linh mục và đi vào đời sống tu trì. Hai năm trước đây tại Cape Coast có 17 người được thụ phong linh mục. Nhưng ngài nhận định rằng “việc đào tạo tu sĩ phải bảo đảm rằng các ứng viên phải chấp nhận những hy sinh mà đời sống tu trì đòi hỏi”.
Do có nhiều ơn kêu gọi, nên ĐHY Turkson cũng đã gửi một số các linh mục của ngài tới các miền khác nhau của thế giới: 4 linh mục hiện đang phục vụ tại Canada, 2 tại TGP Seattle của Washington và dăm bảy linh mục khác phục vụ tại New York và Âu châu.