Ta phải đọc Thông điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) như thế nào? 'Đừng có đọc xuông mà đọc với tâm tình cầu nguyện' như là một “Tin Mừng cho thời đại chúng ta".



(Tin Vatican – Đức ông Kevin W. Irwin)

Trong chương mười hai của cuốn “Tự thú”, Thánh Augustinô kể lại biến cố ngài bị giao động lúc đang ở trong khu vườn của nhà mình… Thánh nhân nghe thấy một giọng trẻ thơ “Hãy cầm lấy mà đọc”. Ngài đã cầm lấy cuốn kinh thánh và đọc một đoạn trong Tân Ước. Ngài đã cảm được một sự bình an nội tâm và quyết tâm dâng mình cho Chúa. Khi chúng ta đọc Thông điệp này của ĐTC, tôi khuyên chúng ta không chỉ “đọc” nó xuông mà thôi, nhưng hãy đọc trong tâm tư “cầu nguyện”. Trong những dòng mở đầu của Thông điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti), Đức Thánh Cha đã trích dẫn lời vị thánh bảo trợ của ngài, thánh Phanxicô thành Assisi đã nói với anh chị em mình, “về một lối sống được khởi đi từ Tin Mừng”, nó rất đơn giản, nhưng lại vô cùng khó khăn để thực hiện.

Một cách sống

Thông điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) không phải đơn thuần là một số điều để thực thi, để điều chỉnh đây kia trong cuộc sống cá nhân và cộng đồng của chúng ta cho bằng đây là một cuốn Phúc Âm sống cho thời đại của chúng ta. Những gì Đức Thánh Cha viết, là điều cần thiết giúp chúng ta không chỉ sống sót qua cơn đại dịch coronavirus, mà còn để được sống sung mãn trong thế giới đương đại đầy hấp dẫn này.

Đức Thánh Cha gọi đây là “Thông điệp xã hội” thứ hai của ngài. Trong Thông điệp này ĐTC muốn đề ra “một tầm nhìn mới về tình huynh đệ và tình bạn xã hội sẽ không còn cô đọng ở mức độ lời nói.” Theo cách nói ngày nay, ĐTC muốn chúng ta “đi đạo” chứ không chỉ “nói về đạo”. Đây là một tài liệu sơ lược về cuộc sống của người Kitô hữu Công Giáo trong việc đối thoại với những người có thiện chí.

Một tài liệu tinh túy của Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Thánh Cha Phanxicô ký thác Thông điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) cho thánh Phanxicô Assisi, ngay chính tại phần mộ của thánh nhân mà ĐTC đã cử hành Thánh lễ, ký và công bố Thông điệp này vào một ngày trước lễ Thánh Phanxicô Assisi. Việc Vatican “triển khai” Thông điệp này vào buổi trưa ngày lễ được đánh dấu bằng cuộc gặp gỡ giữa Đức Hồng Y Quốc vụ khanh, Hồng Y Parolin và ủy ban của các Gáo hội Hồi giáo đã được thành lập sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Abu-Dhabi vào tháng 2 năm 2019.

Tông huấn Laudato Si ’của Đức Phanxicô cũng được lấy cảm hứng từ Thánh Phanxicô Assisi. Trong đó, Đức Thánh Cha thừa nhận sự đóng góp của Đức Thượng phụ Bartholomew trên những suy tư về việc chăm sóc vũ hoàn. Trong Thông điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti), Đức Thánh Cha cũng nhìn nhận những đóng góp của Đại giáo trưởng Grand Imam Ahmad Al-Tayyeb trong chuyến tông du Abu Dabi của Ngài. Những cảm nghiệm từ các chuyến tông du và gặp gỡ của Đức Thánh Cha đã được kết tụ lại...

Thông điệp này là một lời mời gọi cho tất cả chúng ta, hãy mở rộng tầm nhìn của mình về một “thế giới không biên giới” (n. 3-8) và xem mọi người sống trong hành tinh này là anh chị em vậy. Đặc biệt, ĐTC thay mặt cho những người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, cũng như những người tàn tật, đau yếu và già cả, cần phải được lưu tâm tới như là một trọng tâm.

Chuyển đổi cuộc sống

Thông điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) là một tài liệu tuyệt vời được viết theo lối viết mời gọi. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị cho một lời mời gọi không ngừng, không khác gì một cuộc hoán cải, một cuộc đời thăng tiến sắc sảo mà Đức Thánh Cha Phanxicô kết tụ lại bằng chính những sự tan vỡ và phân rẽ của thế giới ngày nay. Điều này bao gồm những tham lam bê bối của chủ nghĩa cá nhân và các thể chế thống trị trước cái nhu cầu mời gọi các tôn giáo, xích lại gần nhau trong “tình anh chị em và tình bằng hữu xã giao” để chống lại các giá trị văn hóa thế tục…

Tình liên đới và góp sức

Giống như hầu hết các tông huấn, Thông điệp hay thông điệp, Thông điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) được nghiên cứu và biên soạn thật kỹ lưỡng. Đức Thánh Cha Phanxicô trích dẫn các vị tiền nhiệm của ngài qua các triều đại, các ngài đã giảng dạy về nhiều vấn đề bao gồm cả kinh tế và án tử hình… Đây là những xác quyết rằng không phải ĐTC đã tạo ra các tiền đề hay lối sống Công Giáo hôm nay, nhưng ngài đã kế thừa và đem chúng vào áp dụng cho thời đại hôm nay.

Chúng ta là ai và ở đâu?

Chương đầu tiên của Thông điệp là một “chương” vô cùng sâu sắc về chính chúng ta trên thế giới này. Nó được diễn tả bằng những phương pháp “xem xét, phê phán và đưa ra hành động” và Đức Thánh Cha đã sử dụng nhiều tài liệu. Có một lời cảnh báo là: đây không phải là một chương dễ đọc. Nó giống như một chẩn đoán y tế chính xác, sau đó dẫn đến việc điều trị, mà hầu như tất cả chúng ta, anh chị em của chúng ta đều có cảm nghiệm...

Hai ống kính để nhìn thế giới

Tông huấn “Laudato Si”và Thông điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) được gửi cho tất cả mọi người nam nữ trên thế giới, thuộc mọi tín ngưỡng và nơi chốn, chức không chỉ cho những người Công Giáo hay các phẩm trật trong Hội thánh mà thôi. Nó cung cấp cho chúng ta một cách nhìn mới về thế giới và cái nhìn vào chính cuộc sống chúng ta; Nó cung cấp cho chúng ta một lăng kính mà qua đó chúng ta nhìn vào mọi sự vật. Ông kính này không có màu, nhưng cả hai ống kính (Tông huấn Laudato Si và Thông điệp Fratelli Tutti, đều nhuốm màu hy vọng, rất cần thiết cho lúc này và bây giờ.

Phản văn hóa

Trong những tuần đầu tiên khi coronavirus được phát tán trên một nhóm dân cư trên toàn thế giới, thì không một nhà chức trách đạo đời nào mà lại không liên tục nhìn nhận "chúng ta cùng chung một số phận!" Cụm từ này cũng có thể là một điểm quan trọng cho bản văn này. “Chúng ta cùng chung một số phận” giúp chúng ta ý thức phải trở thành “người Samaritanô nhân hậu” cho nhau. Nhiều người đã biết rộng mở đón nhận và sống ý niệm này... Nhưng nhiều người vẫn bo bo bảo vệ và khư khư cố thủ cho cái “tôi” và “của tôi”. Thông điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti), nói cho chúng ta biết đại danh xưng số nhiều: “chúng tôi”, và “của chúng tôi”. Chúng ta cùng chung một số phận, nên tất cả chúng ta phải có trách nhiệm trên ngôi nhà chung của chúng ta.

Thông điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) là một Thông điệp sâu sắc. Nó có thể làm thay đổi tâm trí và trái tim chúng ta. Nó có thể là một con đường để "đổi mới bộ mặt trái đất." Hãy cầm lấy đọc trong tâm tư cầu nguyện.

Đức ông Kevin Irwin là Giáo sư tại Phân khoa Thần học và Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ ở Washington D.C.