1. Nghiêm trọng: Các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu điều tra khả thể Trung Quốc phạm tội ác chống nhân loại
Tính đến chiều thứ Sáu 17 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 146,873 người, trong số 2,183,964 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 6,996 người chết và thêm 95,022 người nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 34,641 người, trong số 678,210 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, Hoa Kỳ thiệt mất 2,174 người và thêm 29,567 người bị nhiễm bệnh.
Hôm thứ Năm 16 tháng Tư, một nhóm các thượng nghị sĩ có ảnh hưởng tại Thượng Viện Mỹ đã thúc giục Tổng thống Donald Trump phối hợp với các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, và các quốc gia Âu châu để mở một cuộc điều tra công khai, và minh bạch về nguồn gốc của dịch bệnh coronavirus, cũng như các quyết định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, liên quan đến cuộc khủng hoảng này.
Nhóm các thượng nghị sĩ, do Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa đơn vị Florida dẫn đầu, cũng kêu gọi Tổng thống chỉ định một Đặc phái viên cao cấp để lãnh đạo các nỗ lực điều phối quốc tế cả về phản ứng đối với dịch bệnh coronavirus, lẫn nguyên nhân gây ra dịch bệnh kinh hoàng này.
Những người ký tên khác trong bức thư gởi tổng thống Donald Trump là các Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn, Thom Tillis, John Cornyn, Roger Wicker, Ted Cruz, Dan Sullivan và Mike Lee.
Các Thượng nghị sĩ cáo buộc rằng: “Từ khi bắt đầu bùng phát COVID-19, một căn bệnh gây ra bởi một loại coronavirus mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng hết sức để che đậy, đánh lừa dư luận thế giới và thậm chí trực tiếp đổ lỗi cho Hoa Kỳ.”
“Một khi chúng ta đã có thể khống chế được đại dịch này, sẽ cần phải có một cuộc điều tra quốc tế toàn diện về nguồn gốc gây ra đại dịch coronavirus kinh hoàng này và sự khuynh đảo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với các tổ chức quốc tế, trong đó có WHO.”
“Vì vậy, chúng tôi mong tổng thống chỉ đạo cho các cấp chính quyền, bao gồm Bộ trưởng Pompeo và Đại sứ Craft phối hợp với các đồng minh và các đối tác như Nhật Bản, Nam Hàn, và các quốc gia Âu châu để theo đuổi một cuộc điều tra công khai và minh bạch về nguồn gốc của COVID-19, cũng như các quyết định mà WHO đã đưa ra liên quan đến cuộc khủng hoảng này.”
“Chúng tôi cũng mong tổng thống chỉ định một Đặc sứ cao cấp để lãnh đạo các nỗ lực phối hợp quốc tế về phản ứng đối với dịch bệnh coronavirus, lẫn nguyên nhân gây ra dịch bệnh kinh hoàng này,” bức thư ngày 17 Tháng Tư nói.
Cuộc điều tra, theo các thượng nghị sĩ, sẽ dẫn đến sự hiểu biết chi tiết về các quyết định của WHO trong những ngày đầu của vụ dịch này.
Điều này bao gồm bất kỳ áp lực nào mà họ nhận được từ Bắc Kinh nhằm đánh giá thấp tình trạng lây lan thực sự của virus và cách WHO đối xử với Đài Loan, một đối tác dân chủ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, và là quốc gia xứng đáng được công nhận trên toàn cầu đối với việc khống chế COVID-19, bất kể những cản trở liên tục và sự quấy rối từ cộng sản Trung Quốc
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ này cáo buộc Trung Quốc, với sự trợ lực của WHO, đã hành động cẩu thả, không đoái hoài đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu khi cố tình che đậy và làm biến dạng các thông tin quan yếu liên quan đến dịch bệnh. Những nỗ lực tiếp theo của họ là đổ lỗi cho Hoa Kỳ, bao gồm cả Quân đội Mỹ, và cách thức họ đặt điều kiện đối với các nước muốn được trợ giúp trong nỗ lực khống chế dịch bệnh là vô lý và quá đáng.
Cách hành động như thế không gây ngạc nhiên vì nó xuất phát từ một chế độ đang bắt giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo thiểu số khác, một quốc gia đã phản bội các cam kết của mình liên quan đến quyền tự chủ của Hương Cảng, và giam cầm hay trục xuất các nhà báo độc lập với một tốc độ ngày càng gia tăng, xem thường phản ứng của cộng đồng thế giới.
“Nếu Trung Quốc từ chối hợp tác trong việc xem xét pháp y về nguồn gốc của COVID-19 và các quyết định của WHO, thì điều đó đủ để chứng minh rằng cộng sản Trung Quốc không có ý định đóng vai trò là một tác nhân quốc tế có trách nhiệm ngay cả trên những lãnh vực rõ ràng cần có sự chia sẻ, quan tâm, và hợp tác của tất cả các nước”.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ted Cruz, thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã tuyên bố sẽ đưa ra một dự luật nhằm tịch thu tài sản trên đất Mỹ của các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm trong việc ngăn chặn những người tố giác và che đậy các thông tin y tế có thể giúp ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus ở Vũ Hán trở thành đại dịch toàn cầu.
“Họ đã làm tất cả những gì có thể để che đậy. Nếu họ hành động kịp thời, chuyện này bất quá chỉ là một dịch bệnh khu vực. Nhưng chính cách thức hành động cẩu thả của họ đã khiến nó trở thành một đại dịch toàn cầu. Và bao nhiêu sinh mạng tại Trung Quốc và trên thế giới đã bị mất.”
2. Đức Tổng Giám Mục Paris hoan nghênh lời cam kết mới nhất của tổng thống Macron tái thiết nhà thờ Đức Bà
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris đã hoan nghênh lời cam kết mới nhất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đẩy mạnh việc tái thiết lại nhà thờ Đức Bà.
“Tôi không thể nói cho toàn thể nhân loại, nhưng điều này chắc chắn là một khoảnh khắc xúc động được chứng kiến toàn cầu,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit phát biểu trên Radio Notre Dame hôm 15 tháng Tư, một năm sau khi một đám cháy phá hủy một phần của cấu trúc lịch sử này.
“Cả thành phố và quốc gia, là các thành phần sở hữu nhà thờ, đều đồng thanh về mục tiêu tái thiết, và điều quan trọng là thể hiện từ các lễ nghi trong Tuần Thánh của chúng ta rằng điều này bây giờ đang đi đúng hướng. Theo nghĩa này, điều quan trọng là cho thấy nhà thờ đang sống động hơn là tưởng niệm một ngày buồn như vậy.”
Theo chiều hướng đó, quả chuông Emmanuel nặng 14.6 tấn trong tòa tháp phía nam của nhà thờ đã được đánh lên vào lúc 8 giờ tối ngày 15 tháng 4.
Cùng ngày, tổng thống Macron mô tả Notre Dame như một “biểu tượng cho khả năng phục hồi của xã hội” và cam kết thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm ngôi nhà thờ được tái tạo đầy đủ vào năm 2024. Ông lưu ý việc xây dựng đang bị ngưng lại vì cuộc khủng hoảng coronavirus, nhưng cho biết sẽ “khởi động lại càng sớm càng tốt.”
Khoảng 500 lính cứu hỏa đã chiến đấu để cứu nhà thờ 850 tuổi trong trận hỏa hoạn ngày 15 tháng 4 năm 2019, làm sụp đổ ngọn tháp cao 91.5 mét và hai phần ba mái nhà làm bằng gỗ sồi từ thế kỷ 13, cũng như phá hủy phần lớn nội thất bằng gỗ.
Lính cứu hỏa đã anh dũng cứu được nhiều tác phẩm nghệ thuật và các vật dụng thánh trong nhà thờ, bao gồm vương miện gai, mà quân La mã đã đội lên đầu Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, và một chiếc áo dài bằng vàng được thánh vương Louis thứ 9 mặc.
Jean-Louis Georgelin, nguyên tổng giám sát việc tái thiết, nói với tờ Le Pelerin của Tuần báo Công Giáo Pháp, rằng ông tin một Te Deum, tức là một lễ tạ ơn, nhân dịp hoàn tất việc tái thiết sẽ được tổ chức tại ngôi nhà thờ này vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, năm Paris tổ chức Thế vận hội Olympic.
Tổng thống Macron nói cuộc khủng hoảng coronavirus hiện đang thu hút “tất cả những suy nghĩ” tại Pháp, nhưng ông đã ca ngợi “các chuyên gia, kiến trúc sư, nghệ nhân, và những người lao động đang làm việc để xây dựng lại nhà thờ, cũng như 340,000 người dân và các tổ chức trên toàn thế giới đã quyên góp cho quỹ tái thiết.
“Người Pháp sẽ một lần nữa tái khám phá niềm vui được hiệp nhất với nhau, và ngọn tháp của Notre Dame sẽ một lần nữa vươn lên trên bầu trời,” ông nói.
3. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 kỷ niệm sinh nhật lần thứ 93 trong lặng lẽ
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã mừng sinh nhật thứ 93 của ngài hôm 16 tháng Tư trong lặng lẽ. Vì tình trạng dịch bệnh kinh hoàng, Đức Bênêđíctô 16 đã không tiếp khách trong những ngày này.
“Tạ ơn Chúa, tất cả chúng tôi trong Tu viện Mẹ Giáo Hội đều khoẻ mạnh,” Đức Tổng Giám Mục Georg Ganswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, nói với tờ Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Vị Giáo hoàng nghỉ hưu, Đức Tổng Giám Mục và một nhóm các nữ tu sống trong tu viện cũ trong Vườn Vatican.
Thông thường trong ngày sinh nhật của ngài, Đức Bênêđíctô được người anh trai là Đức Ông Georg Ratzinger đến thăm. Tuy nhiên, trong điều kiện cách ly hiện nay, Đức Ông, năm nay đã 96 tuổi vào tháng Giêng vừa qua, không thể đến thăm được. Hai vị chỉ nói chuyện với nhau qua điện thoại. Đức Tổng Giám Mục Ganswein cho Vatican News biết như trên, và nói thêm rằng những vị thường đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự trong những năm qua đã gọi điện thoại chúc mừng sinh nhật ngài.
Đức Tổng Giám Mục Ganswein nói tờ Avvenire hôm 16 tháng Tư rằng bất kể tình trạng bị cách ly, ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô vẫn có mầu sắc “lễ hội hơn ngày thường” trong tu viện. Đức Bênêđíctô vẫn nghe được tiếng hát của những bài hát dân gian miền Bavaria qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô bắt đầu, như thường lệ, với Thánh lễ trong nhà nguyện tu viện.
Đức Tổng Giám Mục cho biết Đức Bênêđíctô cầu nguyện mỗi ngày cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
“Ngài đặc biệt xúc động khi biết tin nhiều linh mục, bác sĩ và y tá đã chết trong khi chăm sóc cho những người nhiễm coronavirus, đặc biệt là ở miền bắc Ý.”
Đức Tổng Giám Mục cũng cho biết thêm là Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu nhận được một món quà đặc biệt, là một bản sao trước khi xuất bản của cuốn sách “Benedikt XVI: Ein Leben”, nghĩa là “Cuộc đời Đức Bênêđíctô 16”, với gần 1,200 trang tiểu sử được viết bởi Peter Seewald, người đã cộng tác với vị Giáo Hoàng nghỉ hưu trong nhiều tác phẩm trước đây. Cuốn sách sẽ được phát hành bằng tiếng Đức vào tháng Năm tới đây.
Đức Tổng Giám Mục nói: “Ông Seewald muốn đích thân mang cuốn sách đến tặng cho Đức Giáo Hoàng danh dự nhưng, thật không may, trận đại dịch này khiến ông không thực hiện được điều đó.”
Đức Bênêđíctô sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927, tại thị trấn Marktl am Inn thuộc miền Bavaria và được thụ phong linh mục vào năm 1951. Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 2005, kế nhiệm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã phục vụ 24 năm trong tư cách tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cụ thể là từ năm 1982 đến 2005.
Đức Bênêđíctô đã làm choáng váng thế giới vào năm 2013 khi ngài tuyên bố thoái vị, trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong gần 600 năm từ chức.
4. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các phụ nữ đang mang thai trong thời dịch bệnh kinh hoàng này
Lúc 7 sáng thứ Sáu 17 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những phụ nữ đang mang thai trong hoàn cảnh đầy những bấp bênh này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Tôi ước rằng hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người phụ nữ đang mang thai chờ đợi sẽ làm mẹ và bồn chồn lo lắng. Một câu hỏi đặt ra đối với họ trong những ngày này là “Liệu con tôi sẽ sống trong thế giới nào đây?” Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để Chúa ban cho họ can đảm tiếp tục mang thai những đứa trẻ này với niềm tin chắc chắn rằng đó sẽ là một thế giới khác, nhưng dù thế nào đó sẽ luôn là một thế giới mà Chúa yêu thương rất nhiều.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin mừng trong ngày, trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện với các môn đệ, khi họ trở về bờ sau một chuyến đánh cá không thành công trên biển Tibêria. Được Chúa kêu gọi quăng lưới lần nữa, các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Các môn đệ là ngư dân: Chúa Giêsu đã gọi họ chính vì công việc này. Hai ông Anrê và Phêrô đang ngồi giặt lưới. Họ bỏ lưới và đi theo Chúa Giêsu. Hai ông Gioan và Giacôbê, cũng thế: họ rời bỏ người cha và những cậu bé làm việc với họ, và đi theo Chúa Giêsu. Ơn gọi của họ từ đây là chài lưới người. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, phép lạ mẻ cá kỳ diệu này làm cho chúng ta liên tưởng đến một mẻ cá kỳ diệu khác, đã được Thánh Luca kể lại trong chương năm: Chúa bảo ông Simôn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” Ông Simôn đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm. Ông Simôn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.
Hôm nay, trong trình thuật về mẻ lưới khác này không đề cập đến sự kinh ngạc. Anh chị em có thể thấy một sự tự nhiên nhất định, anh chị em thấy rằng đã có sự tiến bộ, một hành trình đi vào sự hiểu biết về Chúa, bước vào sự thân mật với Chúa. Từ ngữ đúng nhất ở đây là “sự quen thuộc với Chúa”. Khi Gioan thấy vậy, liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”. Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển.
Trước mẻ cá kỳ diệu đầu tiên, ông Phêrô quỳ xuống trước mặt Chúa và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Lần này ông không nói gì, ông tự nhiên hơn. Không ai hỏi, “Ông là ai?” Họ biết đó là Chúa, cuộc gặp gỡ với Chúa diễn ra tự nhiên hơn. Sự quen thuộc với Chúa của các tông đồ đã lớn lên.
Các Kitô hữu chúng ta cũng vậy, hành trình sống của chúng ta đang ở trong tình trạng tiến bước này, chúng ta phải thăng tiến trong sự quen thuộc với Chúa. Tôi có thể nói, theo một nghĩa nào đó, Chúa đang “tay trong tay” với chúng ta vì Ngài bước đi với chúng ta, chúng ta biết đó là Ngài. Chúng ta không ai hỏi “ông là ai?” vì chúng ta biết đó là Chúa. Các tín hữu Kitô phải có một sự quen thuộc hàng ngày với Chúa. Và chắc chắn, họ đã ăn sáng cùng nhau, với cá và bánh mì, họ chắc chắn đã nói về nhiều thứ rất tự nhiên.
Sự quen thuộc này với Chúa, của các Kitô hữu, luôn luôn có tính cộng đồng. Vâng, sự quen thuộc này là thân mật, là cá vị nhưng trong cộng đồng. Một sự quen thuộc không có cộng đồng, một sự quen thuộc không có bánh mì, một sự quen thuộc không có Giáo hội, không có dân chúng, không có các bí tích là nguy hiểm. Có thể nói rằng nó có thể trở thành một sự quen thuộc chỉ với tôi, tách ra khỏi Dân Chúa. Sự quen thuộc của các tông đồ với Chúa luôn mang tính cộng đồng, luôn luôn ở trên bàn ăn, là một dấu chỉ cộng đồng. Sự quen thuộc ấy luôn luôn gắn liền với Bí tích, với bánh.
Tôi nói điều này bởi vì ai đó đã khiến tôi suy ngẫm về mối nguy hiểm mà thời điểm chúng ta đang sống, thời đại dịch này khiến mọi người giao tiếp với nhau cũng thông qua các phương tiện truyền thông, ngay cả Thánh lễ này, tất cả chúng ta đều được giao tiếp, nhưng không cùng nhau, chỉ thuần tuý trong tinh thần mà thôi. Ngay cả các bí tích. Hôm nay rước Mình Thánh Chúa nhưng chỉ một ít người, những người kết nối với chúng ta, chỉ có sự hiệp thông thiêng liêng. Và đây không phải là Giáo hội: đây là Giáo hội trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng lý tưởng của Giáo hội là luôn luôn với người dân trong các bí tích. Luôn luôn.
Trước lễ Phục sinh, khi có tin tôi sẽ tổ chức lễ Phục sinh trong quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng, một giám mục đã viết cho tôi - một giám mục tốt: rất tốt - và ngài đã trách tôi. “Tại sao lại thế được, quảng trường Thánh Phêrô lớn quá mà, tại sao ngài không cho ít nhất 30 người tham dự để ngài có thể thấy được dân chúng? Có nguy hiểm gì đâu”. Tôi tự nghĩ “Nhưng, những gì trong đầu của Đức Cha, khiến Đức Cha cho tôi biết điều này?” Lúc đó, tôi không nhận ra. Ngài là một giám mục tốt, rất gần gũi với mọi người, nên chắc có điều gì đó ngài muốn nói với tôi. Khi tôi gặp ngài, tôi hỏi và ngài nói với tôi: “Hãy cẩn thận đừng để lây nhiễm Giáo Hội, đừng để lây nhiễm các bí tích, đừng để lây nhiễm Dân Chúa”. Giáo hội, Bí tích, Dân Chúa là cụ thể. Đúng là tại thời điểm này, chúng ta phải gặp gỡ Chúa theo cách này, nhưng phải thoát ra khỏi đường hầm, không được ở lại đó. Và đây là cách các tông đồ quen thuộc với Chúa: không phải theo kiểu Ngộ đạo, không ích kỷ cho mỗi người, mà là một sự quen thuộc cụ thể trong cộng đồng. Làm quen với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, làm quen với Chúa trong các Bí tích, ở giữa Dân Chúa. Họ đã thực hiện một hành trình trưởng thành để làm quen với Chúa: chúng ta cũng phải học cách làm điều đó. Ngay từ giây phút đầu tiên, các tông đồ đã hiểu rằng sự quen thuộc này khác với những gì các ngài tưởng tượng và các ngài đã thành công. Các ngài biết đó là Chúa, các ngài chia sẻ mọi thứ: cộng đồng, bí tích, Chúa, hòa bình, lễ lạc.
Xin Chúa dạy chúng ta sự quen thuộc này với Người nhưng trong Giáo hội, với các bí tích, với các tín hữu thánh thiện của Chúa.
Tính đến chiều thứ Sáu 17 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 146,873 người, trong số 2,183,964 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 6,996 người chết và thêm 95,022 người nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 34,641 người, trong số 678,210 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, Hoa Kỳ thiệt mất 2,174 người và thêm 29,567 người bị nhiễm bệnh.
Hôm thứ Năm 16 tháng Tư, một nhóm các thượng nghị sĩ có ảnh hưởng tại Thượng Viện Mỹ đã thúc giục Tổng thống Donald Trump phối hợp với các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, và các quốc gia Âu châu để mở một cuộc điều tra công khai, và minh bạch về nguồn gốc của dịch bệnh coronavirus, cũng như các quyết định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, liên quan đến cuộc khủng hoảng này.
Nhóm các thượng nghị sĩ, do Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa đơn vị Florida dẫn đầu, cũng kêu gọi Tổng thống chỉ định một Đặc phái viên cao cấp để lãnh đạo các nỗ lực điều phối quốc tế cả về phản ứng đối với dịch bệnh coronavirus, lẫn nguyên nhân gây ra dịch bệnh kinh hoàng này.
Những người ký tên khác trong bức thư gởi tổng thống Donald Trump là các Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn, Thom Tillis, John Cornyn, Roger Wicker, Ted Cruz, Dan Sullivan và Mike Lee.
Các Thượng nghị sĩ cáo buộc rằng: “Từ khi bắt đầu bùng phát COVID-19, một căn bệnh gây ra bởi một loại coronavirus mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng hết sức để che đậy, đánh lừa dư luận thế giới và thậm chí trực tiếp đổ lỗi cho Hoa Kỳ.”
“Một khi chúng ta đã có thể khống chế được đại dịch này, sẽ cần phải có một cuộc điều tra quốc tế toàn diện về nguồn gốc gây ra đại dịch coronavirus kinh hoàng này và sự khuynh đảo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với các tổ chức quốc tế, trong đó có WHO.”
“Vì vậy, chúng tôi mong tổng thống chỉ đạo cho các cấp chính quyền, bao gồm Bộ trưởng Pompeo và Đại sứ Craft phối hợp với các đồng minh và các đối tác như Nhật Bản, Nam Hàn, và các quốc gia Âu châu để theo đuổi một cuộc điều tra công khai và minh bạch về nguồn gốc của COVID-19, cũng như các quyết định mà WHO đã đưa ra liên quan đến cuộc khủng hoảng này.”
“Chúng tôi cũng mong tổng thống chỉ định một Đặc sứ cao cấp để lãnh đạo các nỗ lực phối hợp quốc tế về phản ứng đối với dịch bệnh coronavirus, lẫn nguyên nhân gây ra dịch bệnh kinh hoàng này,” bức thư ngày 17 Tháng Tư nói.
Cuộc điều tra, theo các thượng nghị sĩ, sẽ dẫn đến sự hiểu biết chi tiết về các quyết định của WHO trong những ngày đầu của vụ dịch này.
Điều này bao gồm bất kỳ áp lực nào mà họ nhận được từ Bắc Kinh nhằm đánh giá thấp tình trạng lây lan thực sự của virus và cách WHO đối xử với Đài Loan, một đối tác dân chủ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, và là quốc gia xứng đáng được công nhận trên toàn cầu đối với việc khống chế COVID-19, bất kể những cản trở liên tục và sự quấy rối từ cộng sản Trung Quốc
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ này cáo buộc Trung Quốc, với sự trợ lực của WHO, đã hành động cẩu thả, không đoái hoài đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu khi cố tình che đậy và làm biến dạng các thông tin quan yếu liên quan đến dịch bệnh. Những nỗ lực tiếp theo của họ là đổ lỗi cho Hoa Kỳ, bao gồm cả Quân đội Mỹ, và cách thức họ đặt điều kiện đối với các nước muốn được trợ giúp trong nỗ lực khống chế dịch bệnh là vô lý và quá đáng.
Cách hành động như thế không gây ngạc nhiên vì nó xuất phát từ một chế độ đang bắt giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo thiểu số khác, một quốc gia đã phản bội các cam kết của mình liên quan đến quyền tự chủ của Hương Cảng, và giam cầm hay trục xuất các nhà báo độc lập với một tốc độ ngày càng gia tăng, xem thường phản ứng của cộng đồng thế giới.
“Nếu Trung Quốc từ chối hợp tác trong việc xem xét pháp y về nguồn gốc của COVID-19 và các quyết định của WHO, thì điều đó đủ để chứng minh rằng cộng sản Trung Quốc không có ý định đóng vai trò là một tác nhân quốc tế có trách nhiệm ngay cả trên những lãnh vực rõ ràng cần có sự chia sẻ, quan tâm, và hợp tác của tất cả các nước”.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ted Cruz, thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã tuyên bố sẽ đưa ra một dự luật nhằm tịch thu tài sản trên đất Mỹ của các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm trong việc ngăn chặn những người tố giác và che đậy các thông tin y tế có thể giúp ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus ở Vũ Hán trở thành đại dịch toàn cầu.
“Họ đã làm tất cả những gì có thể để che đậy. Nếu họ hành động kịp thời, chuyện này bất quá chỉ là một dịch bệnh khu vực. Nhưng chính cách thức hành động cẩu thả của họ đã khiến nó trở thành một đại dịch toàn cầu. Và bao nhiêu sinh mạng tại Trung Quốc và trên thế giới đã bị mất.”
2. Đức Tổng Giám Mục Paris hoan nghênh lời cam kết mới nhất của tổng thống Macron tái thiết nhà thờ Đức Bà
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris đã hoan nghênh lời cam kết mới nhất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đẩy mạnh việc tái thiết lại nhà thờ Đức Bà.
“Tôi không thể nói cho toàn thể nhân loại, nhưng điều này chắc chắn là một khoảnh khắc xúc động được chứng kiến toàn cầu,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit phát biểu trên Radio Notre Dame hôm 15 tháng Tư, một năm sau khi một đám cháy phá hủy một phần của cấu trúc lịch sử này.
“Cả thành phố và quốc gia, là các thành phần sở hữu nhà thờ, đều đồng thanh về mục tiêu tái thiết, và điều quan trọng là thể hiện từ các lễ nghi trong Tuần Thánh của chúng ta rằng điều này bây giờ đang đi đúng hướng. Theo nghĩa này, điều quan trọng là cho thấy nhà thờ đang sống động hơn là tưởng niệm một ngày buồn như vậy.”
Theo chiều hướng đó, quả chuông Emmanuel nặng 14.6 tấn trong tòa tháp phía nam của nhà thờ đã được đánh lên vào lúc 8 giờ tối ngày 15 tháng 4.
Cùng ngày, tổng thống Macron mô tả Notre Dame như một “biểu tượng cho khả năng phục hồi của xã hội” và cam kết thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm ngôi nhà thờ được tái tạo đầy đủ vào năm 2024. Ông lưu ý việc xây dựng đang bị ngưng lại vì cuộc khủng hoảng coronavirus, nhưng cho biết sẽ “khởi động lại càng sớm càng tốt.”
Khoảng 500 lính cứu hỏa đã chiến đấu để cứu nhà thờ 850 tuổi trong trận hỏa hoạn ngày 15 tháng 4 năm 2019, làm sụp đổ ngọn tháp cao 91.5 mét và hai phần ba mái nhà làm bằng gỗ sồi từ thế kỷ 13, cũng như phá hủy phần lớn nội thất bằng gỗ.
Lính cứu hỏa đã anh dũng cứu được nhiều tác phẩm nghệ thuật và các vật dụng thánh trong nhà thờ, bao gồm vương miện gai, mà quân La mã đã đội lên đầu Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, và một chiếc áo dài bằng vàng được thánh vương Louis thứ 9 mặc.
Jean-Louis Georgelin, nguyên tổng giám sát việc tái thiết, nói với tờ Le Pelerin của Tuần báo Công Giáo Pháp, rằng ông tin một Te Deum, tức là một lễ tạ ơn, nhân dịp hoàn tất việc tái thiết sẽ được tổ chức tại ngôi nhà thờ này vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, năm Paris tổ chức Thế vận hội Olympic.
Tổng thống Macron nói cuộc khủng hoảng coronavirus hiện đang thu hút “tất cả những suy nghĩ” tại Pháp, nhưng ông đã ca ngợi “các chuyên gia, kiến trúc sư, nghệ nhân, và những người lao động đang làm việc để xây dựng lại nhà thờ, cũng như 340,000 người dân và các tổ chức trên toàn thế giới đã quyên góp cho quỹ tái thiết.
“Người Pháp sẽ một lần nữa tái khám phá niềm vui được hiệp nhất với nhau, và ngọn tháp của Notre Dame sẽ một lần nữa vươn lên trên bầu trời,” ông nói.
3. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 kỷ niệm sinh nhật lần thứ 93 trong lặng lẽ
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã mừng sinh nhật thứ 93 của ngài hôm 16 tháng Tư trong lặng lẽ. Vì tình trạng dịch bệnh kinh hoàng, Đức Bênêđíctô 16 đã không tiếp khách trong những ngày này.
“Tạ ơn Chúa, tất cả chúng tôi trong Tu viện Mẹ Giáo Hội đều khoẻ mạnh,” Đức Tổng Giám Mục Georg Ganswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, nói với tờ Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Vị Giáo hoàng nghỉ hưu, Đức Tổng Giám Mục và một nhóm các nữ tu sống trong tu viện cũ trong Vườn Vatican.
Thông thường trong ngày sinh nhật của ngài, Đức Bênêđíctô được người anh trai là Đức Ông Georg Ratzinger đến thăm. Tuy nhiên, trong điều kiện cách ly hiện nay, Đức Ông, năm nay đã 96 tuổi vào tháng Giêng vừa qua, không thể đến thăm được. Hai vị chỉ nói chuyện với nhau qua điện thoại. Đức Tổng Giám Mục Ganswein cho Vatican News biết như trên, và nói thêm rằng những vị thường đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự trong những năm qua đã gọi điện thoại chúc mừng sinh nhật ngài.
Đức Tổng Giám Mục Ganswein nói tờ Avvenire hôm 16 tháng Tư rằng bất kể tình trạng bị cách ly, ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô vẫn có mầu sắc “lễ hội hơn ngày thường” trong tu viện. Đức Bênêđíctô vẫn nghe được tiếng hát của những bài hát dân gian miền Bavaria qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô bắt đầu, như thường lệ, với Thánh lễ trong nhà nguyện tu viện.
Đức Tổng Giám Mục cho biết Đức Bênêđíctô cầu nguyện mỗi ngày cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
“Ngài đặc biệt xúc động khi biết tin nhiều linh mục, bác sĩ và y tá đã chết trong khi chăm sóc cho những người nhiễm coronavirus, đặc biệt là ở miền bắc Ý.”
Đức Tổng Giám Mục cũng cho biết thêm là Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu nhận được một món quà đặc biệt, là một bản sao trước khi xuất bản của cuốn sách “Benedikt XVI: Ein Leben”, nghĩa là “Cuộc đời Đức Bênêđíctô 16”, với gần 1,200 trang tiểu sử được viết bởi Peter Seewald, người đã cộng tác với vị Giáo Hoàng nghỉ hưu trong nhiều tác phẩm trước đây. Cuốn sách sẽ được phát hành bằng tiếng Đức vào tháng Năm tới đây.
Đức Tổng Giám Mục nói: “Ông Seewald muốn đích thân mang cuốn sách đến tặng cho Đức Giáo Hoàng danh dự nhưng, thật không may, trận đại dịch này khiến ông không thực hiện được điều đó.”
Đức Bênêđíctô sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927, tại thị trấn Marktl am Inn thuộc miền Bavaria và được thụ phong linh mục vào năm 1951. Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 2005, kế nhiệm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã phục vụ 24 năm trong tư cách tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cụ thể là từ năm 1982 đến 2005.
Đức Bênêđíctô đã làm choáng váng thế giới vào năm 2013 khi ngài tuyên bố thoái vị, trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong gần 600 năm từ chức.
4. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các phụ nữ đang mang thai trong thời dịch bệnh kinh hoàng này
Lúc 7 sáng thứ Sáu 17 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những phụ nữ đang mang thai trong hoàn cảnh đầy những bấp bênh này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Tôi ước rằng hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người phụ nữ đang mang thai chờ đợi sẽ làm mẹ và bồn chồn lo lắng. Một câu hỏi đặt ra đối với họ trong những ngày này là “Liệu con tôi sẽ sống trong thế giới nào đây?” Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để Chúa ban cho họ can đảm tiếp tục mang thai những đứa trẻ này với niềm tin chắc chắn rằng đó sẽ là một thế giới khác, nhưng dù thế nào đó sẽ luôn là một thế giới mà Chúa yêu thương rất nhiều.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin mừng trong ngày, trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện với các môn đệ, khi họ trở về bờ sau một chuyến đánh cá không thành công trên biển Tibêria. Được Chúa kêu gọi quăng lưới lần nữa, các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Các môn đệ là ngư dân: Chúa Giêsu đã gọi họ chính vì công việc này. Hai ông Anrê và Phêrô đang ngồi giặt lưới. Họ bỏ lưới và đi theo Chúa Giêsu. Hai ông Gioan và Giacôbê, cũng thế: họ rời bỏ người cha và những cậu bé làm việc với họ, và đi theo Chúa Giêsu. Ơn gọi của họ từ đây là chài lưới người. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, phép lạ mẻ cá kỳ diệu này làm cho chúng ta liên tưởng đến một mẻ cá kỳ diệu khác, đã được Thánh Luca kể lại trong chương năm: Chúa bảo ông Simôn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” Ông Simôn đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm. Ông Simôn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.
Hôm nay, trong trình thuật về mẻ lưới khác này không đề cập đến sự kinh ngạc. Anh chị em có thể thấy một sự tự nhiên nhất định, anh chị em thấy rằng đã có sự tiến bộ, một hành trình đi vào sự hiểu biết về Chúa, bước vào sự thân mật với Chúa. Từ ngữ đúng nhất ở đây là “sự quen thuộc với Chúa”. Khi Gioan thấy vậy, liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”. Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển.
Trước mẻ cá kỳ diệu đầu tiên, ông Phêrô quỳ xuống trước mặt Chúa và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Lần này ông không nói gì, ông tự nhiên hơn. Không ai hỏi, “Ông là ai?” Họ biết đó là Chúa, cuộc gặp gỡ với Chúa diễn ra tự nhiên hơn. Sự quen thuộc với Chúa của các tông đồ đã lớn lên.
Các Kitô hữu chúng ta cũng vậy, hành trình sống của chúng ta đang ở trong tình trạng tiến bước này, chúng ta phải thăng tiến trong sự quen thuộc với Chúa. Tôi có thể nói, theo một nghĩa nào đó, Chúa đang “tay trong tay” với chúng ta vì Ngài bước đi với chúng ta, chúng ta biết đó là Ngài. Chúng ta không ai hỏi “ông là ai?” vì chúng ta biết đó là Chúa. Các tín hữu Kitô phải có một sự quen thuộc hàng ngày với Chúa. Và chắc chắn, họ đã ăn sáng cùng nhau, với cá và bánh mì, họ chắc chắn đã nói về nhiều thứ rất tự nhiên.
Sự quen thuộc này với Chúa, của các Kitô hữu, luôn luôn có tính cộng đồng. Vâng, sự quen thuộc này là thân mật, là cá vị nhưng trong cộng đồng. Một sự quen thuộc không có cộng đồng, một sự quen thuộc không có bánh mì, một sự quen thuộc không có Giáo hội, không có dân chúng, không có các bí tích là nguy hiểm. Có thể nói rằng nó có thể trở thành một sự quen thuộc chỉ với tôi, tách ra khỏi Dân Chúa. Sự quen thuộc của các tông đồ với Chúa luôn mang tính cộng đồng, luôn luôn ở trên bàn ăn, là một dấu chỉ cộng đồng. Sự quen thuộc ấy luôn luôn gắn liền với Bí tích, với bánh.
Tôi nói điều này bởi vì ai đó đã khiến tôi suy ngẫm về mối nguy hiểm mà thời điểm chúng ta đang sống, thời đại dịch này khiến mọi người giao tiếp với nhau cũng thông qua các phương tiện truyền thông, ngay cả Thánh lễ này, tất cả chúng ta đều được giao tiếp, nhưng không cùng nhau, chỉ thuần tuý trong tinh thần mà thôi. Ngay cả các bí tích. Hôm nay rước Mình Thánh Chúa nhưng chỉ một ít người, những người kết nối với chúng ta, chỉ có sự hiệp thông thiêng liêng. Và đây không phải là Giáo hội: đây là Giáo hội trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng lý tưởng của Giáo hội là luôn luôn với người dân trong các bí tích. Luôn luôn.
Trước lễ Phục sinh, khi có tin tôi sẽ tổ chức lễ Phục sinh trong quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng, một giám mục đã viết cho tôi - một giám mục tốt: rất tốt - và ngài đã trách tôi. “Tại sao lại thế được, quảng trường Thánh Phêrô lớn quá mà, tại sao ngài không cho ít nhất 30 người tham dự để ngài có thể thấy được dân chúng? Có nguy hiểm gì đâu”. Tôi tự nghĩ “Nhưng, những gì trong đầu của Đức Cha, khiến Đức Cha cho tôi biết điều này?” Lúc đó, tôi không nhận ra. Ngài là một giám mục tốt, rất gần gũi với mọi người, nên chắc có điều gì đó ngài muốn nói với tôi. Khi tôi gặp ngài, tôi hỏi và ngài nói với tôi: “Hãy cẩn thận đừng để lây nhiễm Giáo Hội, đừng để lây nhiễm các bí tích, đừng để lây nhiễm Dân Chúa”. Giáo hội, Bí tích, Dân Chúa là cụ thể. Đúng là tại thời điểm này, chúng ta phải gặp gỡ Chúa theo cách này, nhưng phải thoát ra khỏi đường hầm, không được ở lại đó. Và đây là cách các tông đồ quen thuộc với Chúa: không phải theo kiểu Ngộ đạo, không ích kỷ cho mỗi người, mà là một sự quen thuộc cụ thể trong cộng đồng. Làm quen với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, làm quen với Chúa trong các Bí tích, ở giữa Dân Chúa. Họ đã thực hiện một hành trình trưởng thành để làm quen với Chúa: chúng ta cũng phải học cách làm điều đó. Ngay từ giây phút đầu tiên, các tông đồ đã hiểu rằng sự quen thuộc này khác với những gì các ngài tưởng tượng và các ngài đã thành công. Các ngài biết đó là Chúa, các ngài chia sẻ mọi thứ: cộng đồng, bí tích, Chúa, hòa bình, lễ lạc.
Xin Chúa dạy chúng ta sự quen thuộc này với Người nhưng trong Giáo hội, với các bí tích, với các tín hữu thánh thiện của Chúa.