Như mọi người đã biết: Trong một cuộc bỏ phiếu nhất trí, Tòa Án Tối Cao Úc đã lật ngược bản án kết tội Đức Hồng Y George Pell, và tha bổng ngài, người luôn luôn duy trì sự vô tội của mình, nay được tự do sau hàng trăm ngày ở trong tù, chỉ vài ngày trước Lễ Phục Sinh.
Đại đa số những con người còn lương tri ở Úc đều hoan nghinh phán quyết nhất trí của 7 chánh án Tòa Án Tối Cao Úc, 1 phán quyết mà theo Nick Papas QC, cựu trưởng chánh án của Tiểu Bang Victoria, chỉ là chuyện đương nhiên vì bản án thật vô lý. Tuy nhiên truyền thông chính dòng của Úc vẫn khư khư tin rằng Pell có tội và các tường thuật của họ vẫn hướng và thiên về các đau khổ, nát lòng của các nạn nhân bị lạm dụng, nạn nhân có thật và cả nạn nhân không có thật do chính họ tưởng tượng hay tạo dựng nên, thay vì “thương” cho người bị ngồi tù oan hơn 400 ngày ở tuổi gần đất xa trời. Ánh sáng chiếu trong bóng tối và bóng tối vẫn chưa nhận ra ánh sáng!
Một trong những “băn khoăn, lo lắng” của giới truyền thông Úc, do đó, là tìm “phản ứng” của Vatican, xem ra có một điều gì đó “nâng đỡ” cho sự cố tình bịt mắt của họ hay không. Liên tiếp từ lúc Đức Hồng Y Pell rời nhà tù Barwon ở ngoại ô Melbourne cho đến những bản tin buổi chiều, lúc nào họ cũng muốn nghe phản ứng của Vatican. Có biết đâu rằng phản ứng ấy, nếu có, cũng chỉ được công bố vào buổi trưa giờ Vatican tức 8 giờ tối giờ Sydney. Trong khi chờ đợi, có phóng viên thông báo: trong Thánh Lễ Buổi sáng ở Santa Marta, Rôma, có thể vào lúc 4 giờ chiều giờ Sydney, Đức Phanxicô có nói đến những bản án bất công người khác vấy lên người vô tội. Rõ ràng như thế, nhưng giới truyền thông Úc vẫn muốn có tuyên bố chính thức.
Nay thì tuyên bố chính thức đã được Giám đốc Phòng Báo chí của Tòa Thánh, Mateo Bruni, công bố. Nguyên văn, theo Vatican News, như sau:
“Luôn bày tỏ sự tin tưởng vào thẩm quyền tư pháp Úc, Tòa Thánh hoan nghênh quyết định nhất trí của Tòa án Tối cao liên quan đến Đức Hồng Y George Pell, tha bổng ngài về các cáo buộc lạm dụng trẻ vị thành niên và lật ngược việc kết án ngài.
Tin tưởng đặt vụ án của mình vào công lý của tòa án, Đức Hồng Y Pell luôn duy trì sự vô tội của ngài và chờ đợi để sự thật được xác quyết.
Đồng thời, Tòa Thánh tái khẳng định cam kết của mình trong việc ngăn chặn và theo đuổi tất cả các trường hợp lạm dụng đối với trẻ vị thành niên”.
Không biết truyền thông chính dòng Úc có lưu ý đến những hạn từ có tính chìa khóa mở toang cõi lòng họ hay không: vô tội, sự thật, công lý, cam kết ngăn chặn lạm dụng.
Đại đa số những con người còn lương tri ở Úc đều hoan nghinh phán quyết nhất trí của 7 chánh án Tòa Án Tối Cao Úc, 1 phán quyết mà theo Nick Papas QC, cựu trưởng chánh án của Tiểu Bang Victoria, chỉ là chuyện đương nhiên vì bản án thật vô lý. Tuy nhiên truyền thông chính dòng của Úc vẫn khư khư tin rằng Pell có tội và các tường thuật của họ vẫn hướng và thiên về các đau khổ, nát lòng của các nạn nhân bị lạm dụng, nạn nhân có thật và cả nạn nhân không có thật do chính họ tưởng tượng hay tạo dựng nên, thay vì “thương” cho người bị ngồi tù oan hơn 400 ngày ở tuổi gần đất xa trời. Ánh sáng chiếu trong bóng tối và bóng tối vẫn chưa nhận ra ánh sáng!
Một trong những “băn khoăn, lo lắng” của giới truyền thông Úc, do đó, là tìm “phản ứng” của Vatican, xem ra có một điều gì đó “nâng đỡ” cho sự cố tình bịt mắt của họ hay không. Liên tiếp từ lúc Đức Hồng Y Pell rời nhà tù Barwon ở ngoại ô Melbourne cho đến những bản tin buổi chiều, lúc nào họ cũng muốn nghe phản ứng của Vatican. Có biết đâu rằng phản ứng ấy, nếu có, cũng chỉ được công bố vào buổi trưa giờ Vatican tức 8 giờ tối giờ Sydney. Trong khi chờ đợi, có phóng viên thông báo: trong Thánh Lễ Buổi sáng ở Santa Marta, Rôma, có thể vào lúc 4 giờ chiều giờ Sydney, Đức Phanxicô có nói đến những bản án bất công người khác vấy lên người vô tội. Rõ ràng như thế, nhưng giới truyền thông Úc vẫn muốn có tuyên bố chính thức.
Nay thì tuyên bố chính thức đã được Giám đốc Phòng Báo chí của Tòa Thánh, Mateo Bruni, công bố. Nguyên văn, theo Vatican News, như sau:
“Luôn bày tỏ sự tin tưởng vào thẩm quyền tư pháp Úc, Tòa Thánh hoan nghênh quyết định nhất trí của Tòa án Tối cao liên quan đến Đức Hồng Y George Pell, tha bổng ngài về các cáo buộc lạm dụng trẻ vị thành niên và lật ngược việc kết án ngài.
Tin tưởng đặt vụ án của mình vào công lý của tòa án, Đức Hồng Y Pell luôn duy trì sự vô tội của ngài và chờ đợi để sự thật được xác quyết.
Đồng thời, Tòa Thánh tái khẳng định cam kết của mình trong việc ngăn chặn và theo đuổi tất cả các trường hợp lạm dụng đối với trẻ vị thành niên”.
Không biết truyền thông chính dòng Úc có lưu ý đến những hạn từ có tính chìa khóa mở toang cõi lòng họ hay không: vô tội, sự thật, công lý, cam kết ngăn chặn lạm dụng.