Hôm nay, Toà Án Tối Cao đã chấp thuận đơn kháng án đặc biệt chống lại phán quyết của Tòa Phúc Thẩm thuộc Tòa Án Tối Cao Victoria và đã nhất trí cho phép đơn kháng án. Tòa Án Tối Cao thấy rằng bồi thẩm đoàn, [nếu] hành động một cách hợp lý dựa trên toàn bộ chứng cớ, hẳn phải có sự hoài nghi đối với tội của đương đơn liên quan đến từng vi phạm mà vì vậy ông đã bị kết án, và [tòa] ra lệnh bản án bị dẹp bỏ và án tha bổng được ghi vào sổ thay thế vào đó.

Ngày 11 tháng 12 năm 2018, tiếp theo phiên xử bởi bồi thẩm đoàn tại Tòa án Quận ở Victoria, đương đơn, lúc việc cho là vi phạm xẩy ra, là Tổng Giám Mục Melbourne, bị kết một tội trạng xâm nhập tình dục một trẻ em dưới 16 tuổi và 4 tội trạng phạm hành vi sỗ sàng với hoặc trước mặt một đứa trẻ dưới tuổi 16. Đây là phiên xử thứ hai về các tội trạng này, bồi thẩm đoàn tại phiên xử thứ nhất đã không nhất trí trong các phán quyết của họ. Lý lẽ công tố, như được trình bầy với bồi thẩm đoàn, tố cáo rằng việc vi phạm diễn ra trong 2 dịp tách biệt nhau, dịp thứ nhất vào ngày 15 hay 22 tháng 12 năm 1996 và dịp thứ hai vào ngày 23 tháng 2 năm 1997. Các biến cố được cho là đã xảy ra trong và gần phòng áo của các linh mục tại Nhà thờ Chính tòa St Patrick ở Đông Melbourne, sau việc cử hành Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật. Các nạn nhân của vụ cho là tấn công là hai ca viên của Nhà thờ chính tòa 13 tuổi ở thời điểm xảy ra các biến cố.



Đương đơn xin phép được kháng cáo bản án của mình trước Tòa phúc thẩm. Vào ngày 21 tháng 11 năm 2019, Tòa phúc thẩm chấp nhận đơn xin dựa trên một cơ sở duy nhất, cho rằng các bản án là không hợp lý hoặc không được hỗ trợ bởi các bằng chứng, và bác bỏ đơn kháng cáo. Tòa phúc thẩm đã xem các bản ghi video lời khai của một số nhân chứng, trong đó có lời khai của người khiếu nại. Đa số, Ferguson CJ và Maxwell P, đã đánh giá người khiếu nại là một nhân chứng thuyết phục. Các chánh án này tiếp tục xem xét bằng chứng của một số “nhân chứng tình cờ” (opportunity witnesses), những người đã mô tả các di chuyển của đương đơn và những người khác sau khi kết thúc Thánh lễ long trọng Chúa Nhật một cách không nhất quán với tường thuật của người khiếu nại. Các chánh án thấy rằng không có nhân chứng nào có thể nói chắc chắn rằng các lệ thường và thực hành không bao giờ bị sai phạm và và đã kết luận rằng bồi thẩm đoàn đã không bị buộc phải nghi ngờ một cách hợp lý về tội của đương đơn. Weinberg JA bất đồng quan điểm, kết luận rằng, căn cứ vào bằng chứng không bị thách thức của các nhân chứng tình cờ, bồi thẩm đoàn, [nếu] hành động hợp lý dựa trên toàn bộ các bằng chứng, hẳn phải có một nghi ngờ hợp lý.

Vào ngày 17 tháng 9 năm 2019, đương đơn đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao để xin phép đặc biệt được kháng cáo chống phán quyết của Tòa phúc thẩm dựa vào hai cơ sở. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2019, Gordon và EdelmanJJ đã chuyển đơn xin phép đặc biệt tới Toàn bộ Tòa án tối cao để lập luận về đơn kháng cáo. Đơn đã được Tòa án Tối cao xét xử vào ngày 11 và 12 tháng 3 năm 2020.

Tòa án tối cao cho rằng, mặc dù đa số của tòa phúc thẩm lượng định chứng cớ của các nhân chứng tình cờ như là bỏ ngỏ khả thể tường thuật của người khiếu nại là chính xác, việc phân tích của các chánh án ấy đã không xét đến câu hỏi liệu có chăng một khả thể hợp lý là việc vi phạm đã không xẩy ra, đến nỗi hẳn phải có một sự hoài nghi hợp lý đối với tội của đương đơn”.

Bằng chứng không bị thách thức của các nhân chứng tình cờ không nhất quán với tường thuật của người khiếu nại, và mô tả: (i) thói quen của đương đơn chào hỏi cộng đoàn trên hay gần các bậc thềm của nhà thờ chánh tòa sau Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật; (ii) tập tục lâu đời và có tính lịch sử của Giáo Hội Công Giáo đòi đương đơn, trong tư cách Tổng Giám Mục, luôn được tháp tùng khi đã mặc áo lễ trong nhà thờ chính tòa; và (iii) lưu thông liên tục vào và ra khỏi phòng áo của các linh mục trong vòng 10 đến 15 phút sau khi kết thúc cuộc rước để chấm dứt Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật.

Tòa cho rằng, cho là bồi thẩm đoàn đã lượng định bằng chứng của người khiếu nại là hoàn toàn đáng tin cậy và đáng dựa vào, [nhưng] bằng chứng của các nhân chứng tình cờ dù sao cũng đòi bồi thẩm đoàn, [nếu] hành động hợp lý, hẳn phải có một nghi ngờ hợp lý về tội của đương đơn đối với các vi phạm trong cả hai biến cố bị cáo buộc. Đối với từng bản án của đương đơn, nhất quán với lời lẽ Tòa án sử dụng trong Chidiac v The Queen (1991) 171 CLR 432 tại 444 và M v The Queen (1994) 181 CLR 487 tại 494, có "Một khả thể quan trọng là một người vô tội đã bị kết án vì bằng chứng không xác định được tội lỗi theo tiêu chuẩn chứng cớ cần thiết".

• Tuyên bố này không nhằm thay thế cho các lý lẽ của Tòa án tối cao hoặc được sử dụng trong bất cứ sự xem xét nào sau này về các lý lẽ của Tòa.