Xuất hành 17: 3-7; T.vịnh 94; Rôma 5: 1-2,5-8; Gioan 4: 5-42

Hằng ngày chúng ta thường có nhiều lúc nói chuyện. Một số là những câu chuyện thông thường để tán gẫu như: Chúng ta nói với người ngồi bên cạnh trên máy bay, để chia sẻ những điểm nổi bật trong tin tức cuối tuần; hoặc khi đứng xung quanh bình nước lạnh nơi sở làm; Chúng ta nói với người đứng trước chúng ta nơi quày thanh toán tiền.

Một số câu chuyện trao đổi đó thường xoay quanh những câu chuyện thường ngày như "ai sẽ đi mua sắm?” “chúng ta có cần mua sữa hay không?" “Mấy giờ thì trận khúc côn cầu kết thúc?" "Chúa Nhật chúng ta sẽ đi lễ mấy giờ?" "Thưa mẹ, hôm nay mẹ ra sao?"

Có những câu chuyện có tính quan trọng và cần thiết cho cuộc sống. Như lời xác nhận về một người cam kết làm việc gì cho người khác; câu chuyện khởi đầu tình bạn; hay câu chuyện giúp hàn gắn tình bạn cũ; hay đi chữa bệnh. Đây là những lúc nói chuyện giúp tăng thêm giá trị cho đời sống. Chúng ta cần những mẫu chuyện đó vì nhờ đó giúp chúng ta sửa đổi cuộc sống. Chúng ta có thể gọi đó là những "lúc nói chuyện có ý nghĩa", hay "những lúc nói chuyện đáng giá". Và chúng ta cần có chúng nếu muốn cuộc sống chúng ta đậm đà hơn và có ý nghĩa hơn. Đó là cái chúng ta cần khi muốn đời sống có ý nghĩa hơn là chỉ sống một cách hời hợt.

Đó là câu chuyện của Chúa Giêsu khi nói với người phụ nữ Samaritanô ở giếng - Một cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Câu chuyện khởi đầu rất tình cờ ngẫu nhiên. Vậy người phụ nữ đó là ai – Cô ta khát khao điều gì và đang muốn tìm hiểu điều gì khác hơn trong đời sống cô ấy. Và vì cô ta nói với Chúa Giêsu nên câu chuyện được đi ngay vào trọng tâm vấn đề.

Câu chuyện đưa đến những vấn đề quan trọng như: "tôi là ai?" "tôi đang đi về đâu?" "tôi sẽ làm gì?" "tôi cần phải thay đổi điều gì trong đời sống của tôi?" "tôi có hạnh phúc với những sự việc như bây giờ không?"

Những câu hỏi được đặt ra như thế sẽ đưa đến những vấn đề quan trọng. Có lẻ đây là những đề tài không nói đến hằng ngày - Nhưng, chúng ta cần phải thường xuyên lập lại theo định kỳ những vấn đề này trong sự bận rộn vì cuộc sống của chúng ta. Như ngồi bên giếng nước trong lành, như chị phụ nữ Samaritanô đã làm, nghỉ một chút, và suy nghĩ đến những câu nỏi quan trọng cần để ý lưu tâm.

Mới đây, tôi đã mỡ một bức thơ của một người bạn, một doanh nhân đi du lịch rất nhiều. Anh ta gởi cho tôi một bài của tập san "Chăm sóc sức khỏe". Tựa bài đó là "Làm sao đối phó với sự căng thẳng". Tôi chắc rằng bài này không giúp gì cho những người đang ngồi trong nhà thờ hôm nay! Nhưng đối với những ai đang gặp căng thẳng, thì đây là những lời khuyến cáo.

Một lời khuyên là "hãy tìm điều gì làm cho bạn hứng khởi" Như nghe nhạc, đọc sách, ngoạn cảnh thiên nhiên. tập thể dục, và mặc dù đây không phải là bài báo tôn giáo, nhưng vẫn có lời gợi ý sau: "hãy dành thì giờ cho việc thường xuyên tìm kiếm sự sống thiêng liêng". Bài báo còn nói đến cả sự suy ngẫm và cầu nguyện.

Bài Phúc âm đã nói về đới sống của một người đang bị mệt mỏi và căng thẳng. Rồi người đó dừng lại để thực hiện một điều thú vị làm cho mình có hứng thú. Chị phụ nữ Samaritanô sẵn sàng nghe những điều Chúa Giêsu nói với chị. Chị ta sẵng sàng thay đổi. Chúng ta có lúc nào đó có thể nghĩ ra và làm điều gì như chị phụ nữ trong câu chuyện đã làm. Chị ta là một mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta ở giữa Mùa Chay. Chị ta sẵn sàng thay đổi khuôn mẫu của những thói quen hằng ngày của mình, và điều chỉnh lại đời sống của mình cho xứng hợp.

Có thể chúng ta nghĩ tôn giáo chúng ta đã làm cho chúng ta quá quen thuộc với những mùa phụng vụ thường xuyên hằng năm. Hay chúng ta sống đạo một cách quá hời hợt, không tâm tình, thiếu hăng hái. Hay có lẽ chúng ta cần phải có một thay đổi lớn trong đời sống chúng ta. Hoặc, theo tinh thần bài phúc âm hôm nay, đức tin chúng ta có thể giống như nước ao tù hơn là nước mà Chúa Giêsu hứa cho chị phụ nữ nơi giếng là nước hằng sống.

Nếu lấy người phụ nữ trong câu chuyện Phúc âm làm mẫu, thì chúng ta cảm thấy chúng ta khô cằn về phần thiêng liêng, thì chúng ta chắc hẳn là người đang cần được hưởng những ân sủng mà Thiên Chúa ban cho trong Mùa Chay này. Câu chuyện trong Phúc âm mặc khải điều gì Thiên Chúa ban cho chúng ta nhiều những gì mà chúng ta đang trãi nghiệm - Và nhiều hơn những gì mà chúng ta đang mong đợi hay tưởng tượng bởi Thiên Chúa.

Mùa Chay là thời điểm mà chúng ta tham gia "cuộc trò chuyện có ý nghĩa", ("câu chuyện đáng kể") với Thiên Chúa như chị phụ nữ Samaritanô làm ở nơi giếng được không? Hay đúng hơn là chúng ta hãy để Thiên Chúa mời gọi chúng ta, như Chúa Giêsu đã làm khi Ngài bắt đầu nói chuyện với chị phụ nữ đó? Chúng ta sẽ tham dự vào cuộc nói chuyện có ý nghĩa trong Mùa Chay nầy hay không? Tính toán xem sẽ nói với Chúa câu chuyện gì?

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


3rd SUNDAY OF LENT (A)
Exodus 17: 3-7; Psalm 95; Romans 5: 1-2,5-8; John 4: 5-42

We have lots of conversations each day. Some are trivial: we chat with the person sitting next to us on a plane; we share highlights from the weekend news around the water cooler at work; we talk to the person in front of us at the checkout counter.

Some of these conversations exchange information: "Who will do the shopping?" "Do we need milk?" "What time is the hockey game over?" "What Mass are you going to on Sunday?" "Hi mom, how are you feeling today?"

There are other conversations that are an important and necessary part of life; ones in which we make a commitment to another; which start a new friendship; which help cement an old one; which heal hurts. These are conversations which add quality to our life, we need to have them and they are life-shaping. We can call these "conversations of significance" (or, "conversations that count") and we need to have them if our life is to have any deeper meaning: if we are to live more than a superficial life.

That’s the kind of conversation the Samaritan woman had with Jesus by the well – a conversation of significance. It started casually, but because of who she was – thirsty, and probably looking for much more in her life, and because she’s talking to Jesus, their conversation goes quickly to the heart of the matter.

It addresses issues of importance like: "Who am I?" "Where am I going?" "What am I doing?" "What change do I need to make in my life?" "Am I happy with things as they are?"

Questions like these are about significant issues, not the stuff of everyday conversations perhaps – but we need to have them periodically. We need to stop the rush of our lives, sit by some "well of refreshment," as the woman did; take a breath and pause to reflect on questions of importance, questions that count.

I opened a letter from a friend recently, a businessman who travels a lot. He sent me an article from one of those "wellness magazines." The title of the article was, "How to Manage Stress." I’m sure this doesn’t apply to anyone in church today (!), but for the one or two who are experiencing stress, here are the recommendations.

One suggestion was: "Find things that make your spirit soar." For example: music, reading, nature, exercise, and, although this was not a religious article, there was this suggestion, "Take time for spiritual pursuits on a regular basis." And it even went on to suggest meditation and prayer.

The gospel is about someone whose life was stressful; who paused to do what would, "make her spirit soar." She was thirsty for more than water – are we too? She is willing to engage Christ in a "conversation that counts," willing to listen to what he has to say to her. She is willing to change. We might take the hint and do what the woman in the gospel story did. She sets a wonderful example for us in the midst of Lent. She is willing to break the pattern of her routine and make adjustments in her life.

Perhaps we feel that our religion has settled into years of routine. Or, that we have lukewarm religious fervor, which lacks enthusiasm. Or, maybe we need to make a significant change in our lives. In terms of today’s gospel story our faith may be more like stagnant/still water, than like the water Jesus promises the woman – living water.

If, like the Samaritan woman, we find ourselves spiritually parched and dry of spirit, then we are potential, perfect recipients of what God has to offer us this Lent. The gospel story reveals that God is offering us much more than we now experience – much more than we could expect or imagine from God.

Lent is a time to enter into a "conversation of significance" ("conversation that counts"). Shall we engage God, as the woman did by the well? Or rather, shall we let God engage us, as Jesus did, when he began the conversation with her? Shall we enter into a conversation of significance this Lent? – A conversation that counts.