Nội chiến Syria, tới năm 2021, sẽ kéo dài đúng 10 năm. Vị Giáo Hoàng có liên hệ nhiều nhất với cuộc chiến này rõ ràng là Đức Phanxicô. Bất cứ người nào trên thế giới cũng phải kết luận rằng Assad tránh được cuộc tấn công của khối Tây Phương năm 2013 là nhờ ngài. Nhưng ai cũng nhận rằng về phía chính Assad, dường như ngài chưa nói chuyện đủ với ông ta. Đó là kết luận mặc nhiên của Ký giả John Allen vào ngày đầu năm 2020.
Thực vậy, ai cũng biết triều Giáo Hoàng Phanxicô khai sinh giữa lúc có nhiều quan tâm đến việc leo thang tranh chấp ở Syria, và thành tựu ngoại giao đầu tiên của ngài là giúp ngăn chặn cuộc can thiệp quân sự lớn của Tây Phương hồi tháng 9 năm 2013, chỉ sau khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng 5 tháng, nhằm loại bỏ Bashar al-Assad khỏi quyền lực sau khi có nhiều báo cáo cho thấy ông này sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân mình. Trong số nhiều điều khác, vị tân Giáo Hoàng đã tổ chức buổi phụng vụ thống hối công khai kéo dài 5 tiếng đồng hồ tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho hòa bình ở Syria.
Năm 2014, Bob Carr, Bộ trưởng Ngoại giao Úc lúc bấy giờ, đã xuất bản một bộ hồi ký, trong đó ông mô tả cuộc họp G20 ở St. Petersburg vào tháng 9 năm 2013, trong đó Syria là đề tài chính. Trước đó, Đức Phanxicô đã viết thư cho nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin lúc ấy là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, kêu gọi các quốc gia thành viên “gạt sang một bên việc đeo đuổi vô ích một giải pháp quân sự”.
Carr kể lại những lời nhận xét của Putin với các nguyên thủ quốc gia khác. Như ông kể lại, ông Putin đã kết thúc luận điểm của mình chống lại cuộc can thiệp của phương Tây bằng cách nói, “chúng ta có thể lắng nghe Đức Giáo Hoàng”, và sau đó trích dẫn bức thư của Đức Phanxicô.
Carr viết, “Beng! Bạn hết địch nổi!” Trọng điểm của ông là nhờ khả năng trích dẫn Đức Phanxicô, với mọi ý hướng và mục đích, Putin đã có thể khép lại cuộc tranh luận.
Kể từ đó, Đức Phanxicô đã không bỏ lỡ cơ hội nào để bày tỏ mối lo ngại về bạo lực ở Syria và cuộc khủng hoảng tị nạn mà nó tạo ra, bằng cách, trong nhiều điều khác, đã đưa một nhóm 12 người tị nạn Syria về Rôma trên chuyến máy bay của Đức Giáo Hoàng sau chuyến đi 1 ngày trong năm 2016 tới đảo Lesbos của Hy Lạp.
John Allen thú thực chưa thực hiện một cuộc truy tầm nào, nhưng ông đánh cuộc rằng trong 6 năm qua, Đức Phanxicô đã không đề cập đến bất cứ quốc gia nào trên thế giới trong diễn từ công khai của ngài nhiều hơn Syria, kể cả gần đây nhất trong thông điệp Giáng sinh, Urbi et Orbi, khi ngài cầu nguyện xin Chúa “an ủi nhân dân Syria yêu dấu, những người vẫn không thấy bất cứ kết thúc thù địch nào từng xé nát đất nước họ trong thập niên qua”.
Tuy nhiên, khi thời điểm kỷ niệm năm tới sắp diễn ra, lời lẽ trong dịp Lễ Giáng sinh của Đức Giáo Hoàng có thể không còn hợp thời nữa, vì rất có thể chúng ta sẽ đề cập đến mọi chuyện trong cuộc chiến ở thì quá khứ.
Được sự hỗ trợ của sức mạnh không quân và hậu cần của Nga, các lực lượng trung thành với Assad đã chiếm lại phần lớn đất nước ngoại trừ tỉnh Idlib phía tây bắc, và các lực lượng chính phủ hiện đang đánh mạnh ở khu vực này. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 235,000 người đã chạy trốn khỏi Idlib khi cả các chiến dịch trên không lẫn các vụ tấn công trên đất tăng cường vào cuối tháng 12.
Đến tháng 3 năm 2021, Assad có thể sẽ hoàn toàn thành công, ít nhiều như thế, trong việc bình định đất nước và tái lập chế độ kiểm soát hữu hiệu của mình trong các biên giới Syria. Ngày nay, ngoài sự hỗ trợ của Nga, Assad còn được hưởng sự hỗ trợ từ Lực lượng Vệ Binh Cách mạng Iran cũng như các dân quân Shiite nước ngoài đang tiễu trừ những gì còn sót lại của phe đối lập địa phương trên trận địa.
Nếu trong một năm kể từ bây giờ, Assad nắm lại toàn quyền kiểm soát, thì số một trong danh sách cảm ơn của ông rõ ràng sẽ là Nga, và chắc chắn Putin sẽ không ngại tìm cách đòi nợ. Tuy nhiên, chắc chắn ở vị trí thứ hai, sẽ là Đức Phanxicô và giới lãnh đạo Kitô giáo của Syria.
Đức Giáo Hoàng đã giúp thuyết phục phương Tây ngưng tay vào lúc dường như họ sẵn sàng ra tay loại Assad ra ngoài, và các giám mục của đất nước đã dành cho Assad sự che chở quan trọng và tính hợp pháp về luân lý vào những lúc điều này cần thiết hơn bao giờ hết.
Một trong những vị trên là Jean-Clément Jeanbart, Tổng giám mục Melkite Hy Lạp của Aleppo, vào năm 2016, khi chiến tranh đang ở cao điểm và số phận Assad đang ở trên bàn cân.
Đức Tổng Giám Mục Jeanbart nói “Riêng bản thân tôi, tôi muốn nói rằng Bashar al-Assad là một người tốt. Nếu chúng tôi phải chọn lựa giữa ISIS và Assad, chúng tôi chọn Assad. Đôi khi dường như mọi quốc gia trên thế giới đều chống lại Assad, nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi không có sự chọn lựa thay thế nào khác. Tôi nghĩ rằng [Assad] muốn cải tổ. Hãy để ông ta chứng minh ý định tốt của mình, và chúng ta hãy dành cho ông cơ hội để xem ông ta sẽ làm gì”.
Chắc chắn, Đức Giáo Hoàng và Giáo hội có nhiều đòn bẩy với Assad hơn Hoa Kỳ, là nước hiện nay, đang giảm lực lượng quân sự ở nước này và dự tính sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt hơn nữa theo “Đạo luật Caesar” mới được thông qua.
Do đó, nếu Đức Phanxicô muốn có một quyết tâm có tính nhảy vọt trong thập niên mới để giải quyết cuộc chiến tranh Syria, thì có lẽ quyết tâm đó là: dành nửa thập niên tới để chi tiêu một phần số vốn chính trị mà ngài vốn tích lũy được trong suốt thập niên qua.
Để khởi đầu, ngài có thể du hành tới Syria, hoặc mời Assad đến Rôma, và sử dụng dịp này để ép ông ta thực hiện một số cải cách quan trọng: thả các tù nhân chính trị, chấm dứt tra tấn, giảm thiểu đến hết phạm vi dự trữ vũ khí hóa học, và bắt đầu diễn trình từ từ tiến tới các cuộc bầu cử dân chủ thực sự.
Đức Giáo Hoàng không thể đe dọa hành động quân sự hoặc trừng phạt kinh tế nếu Assad chần chừ nghe theo, nhưng ngài có thể rút lại một điều gần như quan trọng đối với chế độ: Bất cứ mủn hợp pháp nào nó còn có thể để lại trong dư luận phương Tây và trong thế giới Kitô giáo.
Tất nhiên, người ta có thể tranh luận liệu đường hướng của Giáo hội về Syria cho đến nay có phải là chính xác hay không - liệu Đức Phanxicô có nên phê phán nhiều hơn hay không, liệu các giám mục địa phương có nên giữ khoảng cách với Assad nhiều hơn hay không, v.v. Tuy nhiên, về phương diện chính trị thực dụng (realpolitik), tất cả những điều này đều không đáng kể, vì chúng ta vốn đang ở trong tình thế hiện tại.
Dù tốt hay xấu, Đức Phanxicô ngay lúc này, vẫn là nhà lãnh đạo lớn duy nhất của phương Tây thực sự chiếm được lỗ tai của nhân vật dường như chắc chắn sẽ thắng cuộc chiến Syria. Cho nên, điều duy nhất đáng kể là ngài sẽ làm gì với nó.
Thực vậy, ai cũng biết triều Giáo Hoàng Phanxicô khai sinh giữa lúc có nhiều quan tâm đến việc leo thang tranh chấp ở Syria, và thành tựu ngoại giao đầu tiên của ngài là giúp ngăn chặn cuộc can thiệp quân sự lớn của Tây Phương hồi tháng 9 năm 2013, chỉ sau khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng 5 tháng, nhằm loại bỏ Bashar al-Assad khỏi quyền lực sau khi có nhiều báo cáo cho thấy ông này sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân mình. Trong số nhiều điều khác, vị tân Giáo Hoàng đã tổ chức buổi phụng vụ thống hối công khai kéo dài 5 tiếng đồng hồ tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho hòa bình ở Syria.
Năm 2014, Bob Carr, Bộ trưởng Ngoại giao Úc lúc bấy giờ, đã xuất bản một bộ hồi ký, trong đó ông mô tả cuộc họp G20 ở St. Petersburg vào tháng 9 năm 2013, trong đó Syria là đề tài chính. Trước đó, Đức Phanxicô đã viết thư cho nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin lúc ấy là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, kêu gọi các quốc gia thành viên “gạt sang một bên việc đeo đuổi vô ích một giải pháp quân sự”.
Carr kể lại những lời nhận xét của Putin với các nguyên thủ quốc gia khác. Như ông kể lại, ông Putin đã kết thúc luận điểm của mình chống lại cuộc can thiệp của phương Tây bằng cách nói, “chúng ta có thể lắng nghe Đức Giáo Hoàng”, và sau đó trích dẫn bức thư của Đức Phanxicô.
Carr viết, “Beng! Bạn hết địch nổi!” Trọng điểm của ông là nhờ khả năng trích dẫn Đức Phanxicô, với mọi ý hướng và mục đích, Putin đã có thể khép lại cuộc tranh luận.
Kể từ đó, Đức Phanxicô đã không bỏ lỡ cơ hội nào để bày tỏ mối lo ngại về bạo lực ở Syria và cuộc khủng hoảng tị nạn mà nó tạo ra, bằng cách, trong nhiều điều khác, đã đưa một nhóm 12 người tị nạn Syria về Rôma trên chuyến máy bay của Đức Giáo Hoàng sau chuyến đi 1 ngày trong năm 2016 tới đảo Lesbos của Hy Lạp.
John Allen thú thực chưa thực hiện một cuộc truy tầm nào, nhưng ông đánh cuộc rằng trong 6 năm qua, Đức Phanxicô đã không đề cập đến bất cứ quốc gia nào trên thế giới trong diễn từ công khai của ngài nhiều hơn Syria, kể cả gần đây nhất trong thông điệp Giáng sinh, Urbi et Orbi, khi ngài cầu nguyện xin Chúa “an ủi nhân dân Syria yêu dấu, những người vẫn không thấy bất cứ kết thúc thù địch nào từng xé nát đất nước họ trong thập niên qua”.
Tuy nhiên, khi thời điểm kỷ niệm năm tới sắp diễn ra, lời lẽ trong dịp Lễ Giáng sinh của Đức Giáo Hoàng có thể không còn hợp thời nữa, vì rất có thể chúng ta sẽ đề cập đến mọi chuyện trong cuộc chiến ở thì quá khứ.
Được sự hỗ trợ của sức mạnh không quân và hậu cần của Nga, các lực lượng trung thành với Assad đã chiếm lại phần lớn đất nước ngoại trừ tỉnh Idlib phía tây bắc, và các lực lượng chính phủ hiện đang đánh mạnh ở khu vực này. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 235,000 người đã chạy trốn khỏi Idlib khi cả các chiến dịch trên không lẫn các vụ tấn công trên đất tăng cường vào cuối tháng 12.
Đến tháng 3 năm 2021, Assad có thể sẽ hoàn toàn thành công, ít nhiều như thế, trong việc bình định đất nước và tái lập chế độ kiểm soát hữu hiệu của mình trong các biên giới Syria. Ngày nay, ngoài sự hỗ trợ của Nga, Assad còn được hưởng sự hỗ trợ từ Lực lượng Vệ Binh Cách mạng Iran cũng như các dân quân Shiite nước ngoài đang tiễu trừ những gì còn sót lại của phe đối lập địa phương trên trận địa.
Nếu trong một năm kể từ bây giờ, Assad nắm lại toàn quyền kiểm soát, thì số một trong danh sách cảm ơn của ông rõ ràng sẽ là Nga, và chắc chắn Putin sẽ không ngại tìm cách đòi nợ. Tuy nhiên, chắc chắn ở vị trí thứ hai, sẽ là Đức Phanxicô và giới lãnh đạo Kitô giáo của Syria.
Đức Giáo Hoàng đã giúp thuyết phục phương Tây ngưng tay vào lúc dường như họ sẵn sàng ra tay loại Assad ra ngoài, và các giám mục của đất nước đã dành cho Assad sự che chở quan trọng và tính hợp pháp về luân lý vào những lúc điều này cần thiết hơn bao giờ hết.
Một trong những vị trên là Jean-Clément Jeanbart, Tổng giám mục Melkite Hy Lạp của Aleppo, vào năm 2016, khi chiến tranh đang ở cao điểm và số phận Assad đang ở trên bàn cân.
Đức Tổng Giám Mục Jeanbart nói “Riêng bản thân tôi, tôi muốn nói rằng Bashar al-Assad là một người tốt. Nếu chúng tôi phải chọn lựa giữa ISIS và Assad, chúng tôi chọn Assad. Đôi khi dường như mọi quốc gia trên thế giới đều chống lại Assad, nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi không có sự chọn lựa thay thế nào khác. Tôi nghĩ rằng [Assad] muốn cải tổ. Hãy để ông ta chứng minh ý định tốt của mình, và chúng ta hãy dành cho ông cơ hội để xem ông ta sẽ làm gì”.
Chắc chắn, Đức Giáo Hoàng và Giáo hội có nhiều đòn bẩy với Assad hơn Hoa Kỳ, là nước hiện nay, đang giảm lực lượng quân sự ở nước này và dự tính sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt hơn nữa theo “Đạo luật Caesar” mới được thông qua.
Do đó, nếu Đức Phanxicô muốn có một quyết tâm có tính nhảy vọt trong thập niên mới để giải quyết cuộc chiến tranh Syria, thì có lẽ quyết tâm đó là: dành nửa thập niên tới để chi tiêu một phần số vốn chính trị mà ngài vốn tích lũy được trong suốt thập niên qua.
Để khởi đầu, ngài có thể du hành tới Syria, hoặc mời Assad đến Rôma, và sử dụng dịp này để ép ông ta thực hiện một số cải cách quan trọng: thả các tù nhân chính trị, chấm dứt tra tấn, giảm thiểu đến hết phạm vi dự trữ vũ khí hóa học, và bắt đầu diễn trình từ từ tiến tới các cuộc bầu cử dân chủ thực sự.
Đức Giáo Hoàng không thể đe dọa hành động quân sự hoặc trừng phạt kinh tế nếu Assad chần chừ nghe theo, nhưng ngài có thể rút lại một điều gần như quan trọng đối với chế độ: Bất cứ mủn hợp pháp nào nó còn có thể để lại trong dư luận phương Tây và trong thế giới Kitô giáo.
Tất nhiên, người ta có thể tranh luận liệu đường hướng của Giáo hội về Syria cho đến nay có phải là chính xác hay không - liệu Đức Phanxicô có nên phê phán nhiều hơn hay không, liệu các giám mục địa phương có nên giữ khoảng cách với Assad nhiều hơn hay không, v.v. Tuy nhiên, về phương diện chính trị thực dụng (realpolitik), tất cả những điều này đều không đáng kể, vì chúng ta vốn đang ở trong tình thế hiện tại.
Dù tốt hay xấu, Đức Phanxicô ngay lúc này, vẫn là nhà lãnh đạo lớn duy nhất của phương Tây thực sự chiếm được lỗ tai của nhân vật dường như chắc chắn sẽ thắng cuộc chiến Syria. Cho nên, điều duy nhất đáng kể là ngài sẽ làm gì với nó.