Khả năng con người quá hạn hẹp khi phải khám phá sức sống của vật thể hữu hình. Nguồn sống vô tận này cung cấp sự sống cho con người, thanh tẩy bầu quí quyển, làm sạch nước đại dương và là nguồn cảm hứng của học hỏi, phỏng theo sáng chế dụng cụ cho con người. Càng ngày càng có nhiều khám phá mới về cuộc sống của vũ trụ. Nhân loại dường như không bao giờ khai thác, học hỏi, hiểu biết cặn kẽ về vật thể hữu hình quanh ta. Chỉ riêng những vấn đề như làm thế nào sống vui hơn, mạnh hơn, giảm bệnh tật và thọ hơn cũng đủ điên đầu các khoa học gia. Vấn đề đời sống hiện tại đã thế, nói đến vấn đề tâm linh, siêu hình còn phức tạp hơn gấp bội. Mọi tranh biện có hay không có sự sống sau cuộc sống này đều là những võ đoán, lí luận riêng của cá nhân. Khối óc con người vất vả phấn đấu đêm ngày mới hiểu được phần nào cách cấu kết, sinh hoạt về cuộc sống hữu hình đời này. Nói về cuộc sống vô hình, cuộc sống đời sau mọi kết luận có hay không có sự sống đời sau chắc chắn là vượt quá giới hạn của khối óc. Đây không phải là vấn đề mới mẻ. Vấn đề cuộc sống trường sinh dường như đồng hành với cuộc sống của nhân loại, còn nhân loại trên mặt đất vấn đề còn được đặt ra, bởi sống và suy luận luôn đồng hành. Con người muốn sống bất tử nhưng khi bàn về bất tử kẻ chấp nhận, người chối bỏ. Cái mâu thuẫn này không có kết thúc chung. Mỗi cá nhân tự chọn niềm tin riêng cho mình. Mọi cố gắng áp đặt niềm tin trên tập thể chỉ là tin cách giả tạo, bởi ai đo được niềm tin tiềm ẩn, sâu kín trong lòng. Dù tin hay không cũng không thể chối bỏ được cuộc sống tâm linh, thần bí trong trong đời. Lãnh tụ các thời đại ước mơ có những người con tài trí, nhưng ước mơ và hiện thực không song hành. Như thế con người đầu hàng trước thế giới thần linh.

Hai nhóm Pharisiêu và Biệt Phái dù bất đồng nhưng họ cấu kết với nhau triệt hạ Đức Kitô. Cả hai đều trọng Luật của Môisen nhưng vì chiến tranh, di dân, ảnh hưởng bởi văn hoá ngoại bang và chức tước bổng lộc nên mỗi nhóm đi theo một đường và cuối cùng chê trách nhau. Nhóm Pharisiêu tự hào về quyền dịch sách Ngũ Thư và tôn trọng truyền thống; nhóm Biệt Phái không chấp nhận truyền thống và chú trọng vào việc lãnh đạo Đền Thờ. Họ kết hợp với nhau vì Đức Kitô chỉ trích họ trong việc phụng thờ và coi luật lệ trọng hơn sự sống. Họ đến hỏi Ngài về sự sống lại. Nhóm Pharisiêu tin có sự sống lại, nhóm Biệt Phái tin chết là hết. Họ không hỏi để tìm hiểu mà hỏi tìm cớ giết Ngài. Đức Kitô vạch cho họ biết cái sai của họ.

Thứ nhất Ngài xác định rõ những ai sống theo đường lối Chúa sẽ được hưởng sự sống đời sau. Sự sống vĩnh cửu trong nước Chúa. Sẽ không còn chết, không còn đau khổ, tang thương.

Thứ hai, nhu cầu vật chất cần thiết cho sự sống của thân xác đời này và nhu cầu cuộc sống tâm linh hoàn toàn khác biệt.

Thứ ba, niềm vui của thân xác đến từ vật chất trần thế; niềm vui tâm linh đến từ tình yêu Chúa. Vì thế cuộc sống trần thế lập gia đình để hỗ trợ nhau, thoả mãn nhu cầu cuộc sống; cuộc sống tâm linh sống bằng tình yêu Chúa và họ không còn thiếu, thèm khát bất cứ điều chi nên không còn nhu cầu đòi hỏi. Tình yêu Chúa ban cho họ cuộc sống vui thoả, không còn thiếu thốn chi.

Thứ tư, Đức Kitô cũng cho họ biết họ sai lầm khi giảng giải Ngũ Thư. Câu chuyện Môisen trông thấy bụi gai cháy và có sự hiện diện của các Tổ Phụ: Abraham, Isaac và Jacob cho biết các Ngài đang sống hạnh phúc trong nước Chúa. Đối với thế giới họ đã chết, đã ra khỏi thế giới nhiều năm trước. Chuyện bụi gai cho biết họ không chết mà chính là từ bỏ thế giới vật chất để vào sống hạnh phúc trong thế giới siêu hình.

Tranh biện về cuộc sống trường sinh không có kết thúc. Còn con người còn có lí luận khác nhau và còn tranh biện. Đức Kitô là Đấng sống lại từ cõi chết. Ngài là Đấng duy nhất có tiếng nói chính đáng nhất trong vấn đề này. Từ chối lắng nghe tiếng của Ngài sẽ không còn tiếng nói nào chính xác hơn, đáng tin hơn bởi tất cả đều là sản phẩm của suy tưởng, lí luận. Thắng hay thua trong việc tranh biện đều không quan trọng. Điều quan trọng là tin vào món quà sự sống trường sinh Đức Kitô hứa ban. Quà này ban cho những ai yêu mến và tin vào Ngài. Nhìn vào giá trị món quà để định giá là cách trẻ em thực hiện. Chúng reo vui khi thích quà tặng, buồn ra mặt khi không thích. Người lớn không nhìn vào giá trị món quà mà nhìn vào tình yêu người tặng quà dành cho. Quà chỉ là biểu tượng của tình yêu. Kitô hữu đón nhận sự sống trường sinh với tất cả lòng yêu mến vì chúng ta không đáng hưởng tình yêu chan chứa của Thiên Chúa nhưng Ngài ban cho vì thế chúng ta đón nhận với tâm tình cảm tạ, khiêm nhường.

Rất có thể cuộc sống trường sinh, hạnh phúc, nhiều ít thế nào ra sao trong tương lai được đo lường bằng niềm tin hiện tại. Tin mãnh liệt sẽ sống tích cực, yêu mến Thiên Chúa và thương tha nhân sẽ hưởng tình yêu Chúa cách nồng nàn. Tin ít hơn, hời hợt hơn sẽ sống đời sống chứng nhân hời hợt hơn và cuộc sống trường sinh cũng nhạt màu. Tin rất ít sẽ đáp trả lại tình yêu Chúa cách lạnh nhạt vì thế sẽ không thể nào hưởng trọn tình yêu Chúa trong cuộc sống mới. Đời sống hiện tại chính là khung sườn, ảnh hưởng đến cuộc sống trường sinh bởi cuộc sống trường sinh là cuộc sống yêu thương. Thiếu yêu thương nơi trần thế sẽ chẳng thể nào hội nhập vào yêu thương cao cả trong nước Chúa.

TiengChuong.org

New life in Christ

It is impossible to learn in depth about all the lives of our physical world; it is much harder to learn about something which is beyond what the eyes can see and the mind can envisage. The question about whether there is a life after death, that the Pharisees and the Sadducees asked Jesus, did not come from their goodwill.

First, the horror of war and the bitterness of living exiled in foreign lands, somehow influenced their way of life, and that affected their way of translating the Law of Moses. Both groups loved Moses and had great respect for the Law, and yet each had its own way of interpreting the Law.

Second, the Sadducees were more on doctrinal. For them the text from the Pentateuch was the main source of interpretation of the law. For the Pharisees, both the Pentateuch and the oral traditions were acceptable. Probably the Romans ruled with brutality, and that made an impact on the Sadducees' way of viewing the reality of our physical death. The Pharisees saw the cruelty of life was man's arrogance. They distrusted men's goodness and turned to God. For them God has the final words: the resurrection, and reward or punishment after death.

Third, the Pharisees claimed that they had the authority to interpret the Law; while the Sadducees controlled wealth and enjoyed positions within the Temple. The chief priest and high priest were Sadducees, and they had the majority of seats in the Sanhedrin. The Sadducees had set aside differences and were united with the Pharisees to harm Jesus because He often attacked their practices in the Temple. Jesus confirmed to the Pharisees and Sadducees that eternal life is given on God's terms.

First, those who followed God's way were judged worthy of eternal life. They died no more but live forever in God's kingdom;

Second, what our physical body needs in this world, and what our spiritual life needs now and in the life to come; are not the same;

Third, physical happiness derives from the material world; spiritual happiness comes from being united with God. Children of this world have marriage for support and fulfilment; children of the next, live in the fullness of God's love. They need nothing else because God's love suffices them.

Fourth, from the Burning Bush experience, Moses implied that the patriarchs: Abraham, Isaac and Jacob although out of this world a long time ago, were not dead, but are now enjoying God's love in God's kingdom.

The mystery of afterlife is an open debate. Jesus himself arose from death and He alone has the authority to talk about it. Anyone who refuses to believe in Him; hits a brick wall. Winning or losing the debate is not important. What counts is to have God's gift. The resurrection is God's free gift given to those who have faith in Jesus. To honour the gift we don't do like children do. They love the gifts that please their eyes. A mature person unwraps the gift differently, that person sees something beyond the gift. The gift is the symbol of one's love for another person. It is the invisibility- the love of the giver- that counts, not the gift itself. We, Christians, receive God's free gift- eternal life- in the same manner. We take it with utmost care because we believe, that we don't deserve the gift, but God chooses to give it to us, and we respond to God's love with a thankful heart.