Các linh mục tại tiểu bang Victoria sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 3 năm nếu các ngài không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba, thủ hiến Victoria là ông Daniel Andrew cho biết các linh mục trong tiểu bang Victoria sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 3 năm nếu các ngài không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội trong trường hợp hối nhân xưng thú các tội liên quan đến lạm dụng thể xác và tình dục trẻ em.
Ông Daniel Andrew tuyên bố không ai được quyền ngồi trên luật pháp sau khi luật mới được quốc hội thông qua vào tối thứ ba. Diễn biến này đã xảy ra sau khi Quốc Hội được Hội đồng Lập pháp bật đèn xanh.
“Trong những tuần và những tháng vừa qua, đã có một số tranh cãi liên quan đến các giáo hội, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Nhưng chúng tôi tin rằng đây chính xác là những gì cần phải xảy ra,” ông ta nói với các phóng viên hôm thứ Tư.
“Ấn tín tòa giải tội, không ai, không chính trị gia nào, không linh mục nào, không có bất kỳ lý do nào, bất kỳ quyền nào để đặt niềm tin của họ, hoặc giáo luật của giáo hội họ lên trên sự bảo vệ của trẻ em. Đó là điều quan trọng nhất.”
“Điều quan trọng nhất là gửi một thông điệp rằng luật pháp phải được thực hiện nghiêm túc,” ông nói.
Ông Andrew nói thêm rằng chính quyền tiểu bang yêu cầu các nhân viên mục vụ của Giáo Hội Công Giáo tuân theo luật được viết bởi tiểu bang Victoria chứ không phải những luật được viết bởi Rôma.
“Tôi đã làm rõ rằng luật của tiểu bang chúng ta được viết bởi Quốc Hội Victoria, chứ không phải ở Rôma và sẽ có những trừng phạt nặng nề dành cho bất cứ ai vi phạm.”
Những lời tuyên bố của ông Andrew có thể hiểu được nếu ông ta là một người vô thần. Tuy nhiên, trớ trêu ở đây là ông Andrew thường tự xưng mình là một người Công Giáo thực hành đạo.
Tòa Ân Giải Tối Cao đã ra thông báo chính thức vào hôm thứ Hai 1 tháng Bẩy vừa qua, nói rằng trong khi Giáo hội cam kết chống lại tội lỗi lạm dụng tính dục, ấn tín Tòa Giải Tội không thể được đánh đồng với các bí mật nghề nghiệp khác, như các bí mật nghề nghiệp của luật sư và khách hàng, là những điều có thể được tiết lộ trong một số trường hợp.
Tuyên bố của Vatican khẳng định rằng Giáo hội sẽ làm mọi cách “để ngăn chặn luật pháp thế tục được áp dụng lên ấn tín tòa giải tội, là điều bất khả xâm phạm.”
Thông báo của Tòa Ân Giải Tối Cao, đã được ký bởi Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, nhấn mạnh rằng “Bí mật trong tòa giải tội không phải là một nghĩa vụ được áp đặt từ bên ngoài, nhưng là một yêu cầu nội tại của bí tích và, do đó, không thể bị giải thể ngay cả bởi hối nhân.” Nói cách khác, cho dù chính người xưng tội đồng ý cho cha giải tội nói ra những gì nghe được trong tòa giải tội, ngài vẫn bị buộc phải giữ bí mật không được tiết lộ những gì đã nghe được.
Giáo luật 983, 984 và 1388, và giáo lý Giáo Hội Công Giáo 1467 dạy rằng “Hội Thánh buộc mọi linh mục, khi giải tội, phải giữ kín tuyệt đối những tội hối nhân đã xưng thú. Ai vi phạm sẽ mắc vạ nặng nề... Bí mật tòa giải tội không chấp nhận ngoại lệ nào.”
Trong lịch sử Giáo Hội, Thánh Gioan thành Nepomuk, Thánh Mateo Correa Magallanes, Thánh Fernando Olmedo Reguera và Thánh Pedro Marieluz Garces là những người đã chịu tử vì đạo, cương quyết không vi phạm ấn tín tòa giải tội.
Đáp lại lời tuyên bố của ông Andrew, cha Bob Maguire, một linh mục của tổng giáo phận Melbourne nói: “Họ cứ chuẩn bị nhà tù trước đi. Không ai trong chúng tôi sẽ vi phạm ấn tín tòa giải tội.”
Đầu tháng Tám năm nay, Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli của Melbourne tuyên bố rằng ngài đã chuẩn bị vào tù thay vì vi phạm ấn tín bí tích hòa giải.
Trong khi đó nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Tasmania cho biết các linh mục trong tổng giáo phận của ngài sẽ không tuân thủ bất cứ luật nào buộc họ phải vi phạm ấn tín tòa giải tội. Theo gương các tiểu bang khác tại Úc trừ ra tại Tây Úc, Tasmania cũng vừa thông qua luật buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín bí tích hòa giải.
Tasmania thông qua luật phạt tù đến 21 năm các linh mục nào không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội
Trước khi chúng tôi thực hiện chương trình này, Tasmania thông qua luật phạt tù đến 21 năm các linh mục nào không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội. Cha Bob Maguire nhận định rằng án tù nặng như thế không phải nhằm để bảo vệ các trẻ vị thành niên nhưng là một cách nhằm giết chết ơn gọi linh mục tại Úc. “Còn ai dám đi tu làm linh mục nữa không trong một tình huống nguy hiểm như thế?”, cha Bob Maguire đặt câu hỏi. Ngài nói tiếp rằng "Trong một quốc gia pháp quyền, với một nền dân chủ trưởng thành. Hình phạt cần phải tương xứng với sự vi phạm. Nghe trong tòa giải tội mà không báo cáo không thể lãnh một hình phạt còn nặng nề hơn tội giết người."và chua chát nhận định rằng chủ nghĩa thế tục ở Úc xem ra quyết liệt muốn giết chết đạo Công Giáo ở quốc gia này bằng bất cứ giá nào.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Porteous nói rằng các linh mục là người không thể vi phạm ấn tín tòa giải tội trong bất kỳ trường hợp nào.
“Tôi tin rằng dự luật vừa được thông qua Tasmania sẽ không tăng cường việc bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương, nhưng nó sẽ có tác dụng ngược lại - vì những người phạm tội sẽ mất đi khả năng thú nhận những tội lỗi nghiêm trọng vì sợ bị báo cáo, và như vậy đánh mất đi khả năng hoán cải.”
Ngài nhấn mạnh rằng “Điều này sẽ khiến các linh mục mất đi cơ hội khuyến khích những người phạm tội ăn năn và tự báo cáo với cảnh sát”.
Vào tháng 7, trong khi dự luật này vẫn còn đang được xem xét, Đức Tổng Giám Mục Porteous đã viết rằng Đức Giáo Hoàng đã nói rõ rằng không thể có bất kỳ ngoại lệ cho phép một linh mục được quyền vi phạm ấn tín bí tích hòa giải.
“Các linh mục và tất cả những nhân viên mục vụ của Giáo hội hiểu rõ nghĩa vụ của mình trước pháp luật. Tuy nhiên, các linh mục không thể tuân thủ luật pháp yêu cầu họ vi phạm cam kết của mình đối với giáo huấn nhất quán của Giáo Hội về sự bất khả xâm phạm của ấn tín tòa giải tội. Với tư cách là Tổng Giám mục, nhiệm vụ của tôi là bảo vệ giáo huấn Công Giáo về vấn đề này.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chính quyền có thể đưa ra tất cả các loại biện minh cho việc muốn biết những gì đã được xưng thú với một linh mục, từ những lý do cao quý nhất như bảo vệ cuộc sống con người vô tội đến những lý do thấp hèn nhất như duy trì quyền lực chính trị.”
“Nhưng thực tế là các vị thánh, như Thánh Mateo Correa Magallanes và Thánh Gioan Nepomucene, là những người đã thí mạng để bảo vệ ấn tín bí tích hòa giải, đều biết rằng bất kể lý do nào được nhà cầm quyền đưa ra, cho dù ý định của họ có cao quý đến đâu đi nữa, phá vỡ ấn tín tòa giải tội sẽ gây nên kết thúc bi đát của bí tích này. Nếu một linh mục phá vỡ ấn tín này, các tín hữu sẽ mất niềm tin, và lo ngại rằng những gì họ thú nhận có thể được công khai hoặc sử dụng để chống lại họ.”
Source:AleteiaPriests in Tasmania could face 21 years in jail for refusing to break the seal of confession
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba, thủ hiến Victoria là ông Daniel Andrew cho biết các linh mục trong tiểu bang Victoria sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 3 năm nếu các ngài không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội trong trường hợp hối nhân xưng thú các tội liên quan đến lạm dụng thể xác và tình dục trẻ em.
Ông Daniel Andrew tuyên bố không ai được quyền ngồi trên luật pháp sau khi luật mới được quốc hội thông qua vào tối thứ ba. Diễn biến này đã xảy ra sau khi Quốc Hội được Hội đồng Lập pháp bật đèn xanh.
“Trong những tuần và những tháng vừa qua, đã có một số tranh cãi liên quan đến các giáo hội, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Nhưng chúng tôi tin rằng đây chính xác là những gì cần phải xảy ra,” ông ta nói với các phóng viên hôm thứ Tư.
“Ấn tín tòa giải tội, không ai, không chính trị gia nào, không linh mục nào, không có bất kỳ lý do nào, bất kỳ quyền nào để đặt niềm tin của họ, hoặc giáo luật của giáo hội họ lên trên sự bảo vệ của trẻ em. Đó là điều quan trọng nhất.”
“Điều quan trọng nhất là gửi một thông điệp rằng luật pháp phải được thực hiện nghiêm túc,” ông nói.
Ông Andrew nói thêm rằng chính quyền tiểu bang yêu cầu các nhân viên mục vụ của Giáo Hội Công Giáo tuân theo luật được viết bởi tiểu bang Victoria chứ không phải những luật được viết bởi Rôma.
“Tôi đã làm rõ rằng luật của tiểu bang chúng ta được viết bởi Quốc Hội Victoria, chứ không phải ở Rôma và sẽ có những trừng phạt nặng nề dành cho bất cứ ai vi phạm.”
Những lời tuyên bố của ông Andrew có thể hiểu được nếu ông ta là một người vô thần. Tuy nhiên, trớ trêu ở đây là ông Andrew thường tự xưng mình là một người Công Giáo thực hành đạo.
Tòa Ân Giải Tối Cao đã ra thông báo chính thức vào hôm thứ Hai 1 tháng Bẩy vừa qua, nói rằng trong khi Giáo hội cam kết chống lại tội lỗi lạm dụng tính dục, ấn tín Tòa Giải Tội không thể được đánh đồng với các bí mật nghề nghiệp khác, như các bí mật nghề nghiệp của luật sư và khách hàng, là những điều có thể được tiết lộ trong một số trường hợp.
Tuyên bố của Vatican khẳng định rằng Giáo hội sẽ làm mọi cách “để ngăn chặn luật pháp thế tục được áp dụng lên ấn tín tòa giải tội, là điều bất khả xâm phạm.”
Thông báo của Tòa Ân Giải Tối Cao, đã được ký bởi Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, nhấn mạnh rằng “Bí mật trong tòa giải tội không phải là một nghĩa vụ được áp đặt từ bên ngoài, nhưng là một yêu cầu nội tại của bí tích và, do đó, không thể bị giải thể ngay cả bởi hối nhân.” Nói cách khác, cho dù chính người xưng tội đồng ý cho cha giải tội nói ra những gì nghe được trong tòa giải tội, ngài vẫn bị buộc phải giữ bí mật không được tiết lộ những gì đã nghe được.
Giáo luật 983, 984 và 1388, và giáo lý Giáo Hội Công Giáo 1467 dạy rằng “Hội Thánh buộc mọi linh mục, khi giải tội, phải giữ kín tuyệt đối những tội hối nhân đã xưng thú. Ai vi phạm sẽ mắc vạ nặng nề... Bí mật tòa giải tội không chấp nhận ngoại lệ nào.”
Trong lịch sử Giáo Hội, Thánh Gioan thành Nepomuk, Thánh Mateo Correa Magallanes, Thánh Fernando Olmedo Reguera và Thánh Pedro Marieluz Garces là những người đã chịu tử vì đạo, cương quyết không vi phạm ấn tín tòa giải tội.
Đáp lại lời tuyên bố của ông Andrew, cha Bob Maguire, một linh mục của tổng giáo phận Melbourne nói: “Họ cứ chuẩn bị nhà tù trước đi. Không ai trong chúng tôi sẽ vi phạm ấn tín tòa giải tội.”
Đầu tháng Tám năm nay, Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli của Melbourne tuyên bố rằng ngài đã chuẩn bị vào tù thay vì vi phạm ấn tín bí tích hòa giải.
Trong khi đó nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Tasmania cho biết các linh mục trong tổng giáo phận của ngài sẽ không tuân thủ bất cứ luật nào buộc họ phải vi phạm ấn tín tòa giải tội. Theo gương các tiểu bang khác tại Úc trừ ra tại Tây Úc, Tasmania cũng vừa thông qua luật buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín bí tích hòa giải.
Tasmania thông qua luật phạt tù đến 21 năm các linh mục nào không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội
Trước khi chúng tôi thực hiện chương trình này, Tasmania thông qua luật phạt tù đến 21 năm các linh mục nào không chịu vi phạm ấn tín tòa giải tội. Cha Bob Maguire nhận định rằng án tù nặng như thế không phải nhằm để bảo vệ các trẻ vị thành niên nhưng là một cách nhằm giết chết ơn gọi linh mục tại Úc. “Còn ai dám đi tu làm linh mục nữa không trong một tình huống nguy hiểm như thế?”, cha Bob Maguire đặt câu hỏi. Ngài nói tiếp rằng "Trong một quốc gia pháp quyền, với một nền dân chủ trưởng thành. Hình phạt cần phải tương xứng với sự vi phạm. Nghe trong tòa giải tội mà không báo cáo không thể lãnh một hình phạt còn nặng nề hơn tội giết người."và chua chát nhận định rằng chủ nghĩa thế tục ở Úc xem ra quyết liệt muốn giết chết đạo Công Giáo ở quốc gia này bằng bất cứ giá nào.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Porteous nói rằng các linh mục là người không thể vi phạm ấn tín tòa giải tội trong bất kỳ trường hợp nào.
“Tôi tin rằng dự luật vừa được thông qua Tasmania sẽ không tăng cường việc bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương, nhưng nó sẽ có tác dụng ngược lại - vì những người phạm tội sẽ mất đi khả năng thú nhận những tội lỗi nghiêm trọng vì sợ bị báo cáo, và như vậy đánh mất đi khả năng hoán cải.”
Ngài nhấn mạnh rằng “Điều này sẽ khiến các linh mục mất đi cơ hội khuyến khích những người phạm tội ăn năn và tự báo cáo với cảnh sát”.
Vào tháng 7, trong khi dự luật này vẫn còn đang được xem xét, Đức Tổng Giám Mục Porteous đã viết rằng Đức Giáo Hoàng đã nói rõ rằng không thể có bất kỳ ngoại lệ cho phép một linh mục được quyền vi phạm ấn tín bí tích hòa giải.
“Các linh mục và tất cả những nhân viên mục vụ của Giáo hội hiểu rõ nghĩa vụ của mình trước pháp luật. Tuy nhiên, các linh mục không thể tuân thủ luật pháp yêu cầu họ vi phạm cam kết của mình đối với giáo huấn nhất quán của Giáo Hội về sự bất khả xâm phạm của ấn tín tòa giải tội. Với tư cách là Tổng Giám mục, nhiệm vụ của tôi là bảo vệ giáo huấn Công Giáo về vấn đề này.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chính quyền có thể đưa ra tất cả các loại biện minh cho việc muốn biết những gì đã được xưng thú với một linh mục, từ những lý do cao quý nhất như bảo vệ cuộc sống con người vô tội đến những lý do thấp hèn nhất như duy trì quyền lực chính trị.”
“Nhưng thực tế là các vị thánh, như Thánh Mateo Correa Magallanes và Thánh Gioan Nepomucene, là những người đã thí mạng để bảo vệ ấn tín bí tích hòa giải, đều biết rằng bất kể lý do nào được nhà cầm quyền đưa ra, cho dù ý định của họ có cao quý đến đâu đi nữa, phá vỡ ấn tín tòa giải tội sẽ gây nên kết thúc bi đát của bí tích này. Nếu một linh mục phá vỡ ấn tín này, các tín hữu sẽ mất niềm tin, và lo ngại rằng những gì họ thú nhận có thể được công khai hoặc sử dụng để chống lại họ.”
Source:Aleteia