Sáng thứ Sáu, 6 tháng Chín, lúc 8:45 sáng, Đức Thánh Cha đã đến thăm bệnh viện Zimpeto gần thủ đô Maputo. Bệnh viện Zimpeto hiện có khoảng 200 trẻ em, 15 nhà truyền giáo và 150 nhân viên toàn thời gian và bán thời gian.
Cơ sở này không chỉ phục vụ nhu cầu của trẻ em nội trú nhưng còn phục vụ những người nghèo nhất trong số những người nghèo từ các khu vực xung quanh. Ngay bên cạnh bệnh viện có một nhà thờ lớn do các nhà truyền giáo trong bệnh viện này điều hành.
Tiếp đó, lúc 10 giờ sáng, ngài cử hành Thánh lễ tại sân vận động Zimpeto cho các tín hữu chủ yếu thuộc tổng giáo phận thủ đô Maputo.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta vừa nghe một đoạn trích từ Phúc Âm theo Thánh Luca khi Chúa Giêsu giảng ở một chỗ đất bằng. Sau khi đã chọn các môn đệ và công bố Tám Mối Phúc Thật, Chúa Giêsu nói thêm rằng “Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù” (Lc 6:27). Hôm nay, những lời này của Ngài cũng được gửi đến chúng ta, những người đang nghe những lời ấy trong Sân vận động này.
Chúa Giêsu nói với sự rõ ràng, đơn giản và kiên định khi Ngài vạch ra một con đường, một con đường hẹp đòi hỏi những đức tính nhất định. Chúa Giêsu không phải là người mơ mộng, một người phớt lờ thực tại. Ngài đang nói về những kẻ thù cụ thể, những kẻ thù thực sự, loại người mà Ngài đã mô tả trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật trước đó (câu 22): đó là những kẻ ghét chúng ta, loại trừ chúng ta, chửi rủa chúng ta và lăng mạ chúng ta.
Nhiều người trong số anh chị em vẫn còn có thể kể rành rọt những câu chuyện của chính mình về bạo lực, thù hận và xung đột; một số chuyện liên quan đến cá nhân anh chị em, và một số chuyện khác liên quan đến những người mà anh chị em biết không còn sống trên đời; và những người khác nữa, giữa những quan ngại rằng những vết thương trong quá khứ sẽ mở lại và đảo ngược tiến trình hòa bình đã đạt được, như ở Cabo Delgado.
Chúa Giêsu không kêu gọi chúng ta đến với một tình yêu trừu tượng, xa vời hay chỉ là lý thuyết, giống như những gì được ca ngợi trong những bài diễn văn hay. Con đường Ngài đề xuất là con đường mà chính Ngài đã đi, con đường dẫn Ngài đến chỗ yêu mến những người đã phản bội, đã phán xét Ngài một cách bất công, và cả những kẻ đã giết Ngài.
Thật không dễ để nói về sự hòa giải trong khi vết thương vẫn còn mở vì những năm xung đột, và còn khó khăn hơn nữa khi bước thêm một bước nữa là tha thứ, điều này không giống như phớt lờ nỗi đau hoặc quên đi ký ức hoặc lý tưởng của chúng ta (x. Niềm Vui Phúc Âm, 100) . Mặc dù vậy, Chúa Giêsu Kitô đang kêu gọi chúng ta yêu thương và làm điều thiện. Điều này có nghĩa nhiều hơn là đơn thuần lờ đi những người đã làm hại chúng ta, hoặc cố gắng tránh phải đối mặt với họ. Chúa Giêsu ra lệnh cho chúng ta thể hiện lòng nhân từ tích cực, vô tư và phi thường đối với những người đã làm tổn thương chúng ta. Chúa Giêsu cũng không dừng lại ở đó. Ngài cũng yêu cầu chúng ta chúc phúc cho họ và cầu nguyện cho họ. Nói cách khác, nói về họ với những lời chúc phúc, với những lời của sự sống chứ không phải là cái chết, kêu tên của họ không phải để xúc phạm hay trả thù, nhưng là để thiết lập một mối ràng buộc mới mang lại hòa bình. Đó là một tiêu chuẩn cao mà Thầy Chí Thánh đặt ra trước chúng ta!
Khi mời chúng ta làm điều này, Chúa Giêsu muốn chấm dứt mãi mãi một thực hành phổ biến của các Kitô hữu vẫn sống theo luật trả thù. Chúng ta không thể nhìn về tương lai, hoặc xây dựng một quốc gia, một xã hội công bằng, trên cơ sở bạo lực. Tôi không thể theo Chúa Giêsu nếu tôi sống cuộc sống của tôi dưới sự thống trị của luật “mắt đền mắt, răng đền răng”.
Không gia đình, không khu xóm, không dân tộc, quốc gia lại càng không thể, có tương lai nếu lực lượng đoàn kết họ lại, đưa họ đến với nhau và giải quyết sự khác biệt của họ chỉ là ước muốn báo thù báo oán. Chúng ta không thể đi đến thỏa thuận và đoàn kết chỉ vì muốn trả thù, hoặc đối xử với những người khác bằng chính bạo lực mà họ đã đối xử với chúng ta, hoặc bày ra các cơ hội trả thù dưới các chiêu bài xem ra có vẻ hợp pháp. “Vũ khí của bạo lực, đối kháng với việc đưa ra các giải pháp, chỉ tạo ra những mâu thuẫn mới và nghiêm trọng hơn” (Niềm Vui Phúc Âm, 60). Một sự “công bằng” phát sinh từ bạo lực luôn là một vòng xoáy không có lối thoát, và cái giá phải trả của nó là rất cao. Tuy nhiên, một con đường khác là có thể, vì điều quan trọng là đừng quên rằng các dân tộc của chúng ta có quyền được sống trong hòa bình. Anh chị em có quyền được bình an.
Để làm cho điều răn của mình cụ thể hơn và áp dụng được trong cuộc sống hàng ngày, Chúa Giêsu đề xuất một quy tắc vàng đầu tiên, đó là một trong những điều nằm trong tầm tay của tất cả mọi người. “Hãy làm cho người khác những gì anh chị em muốn người ta làm cho mình” (Lc 6:31). Và Ngài giúp chúng ta nhận ra điều gì là quan trọng nhất trong cách hành động này đối với tha nhân: hãy yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau và trao ra mà không mong đợi bất cứ hồi đáp nào.
“Hãy yêu thương nhau”, Chúa Giêsu phán cùng chúng ta. Thánh Phaolô dịch là “anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại” (Col 3:12). Thế giới coi thường và tiếp tục phớt lờ nhân đức yêu thương và từ bi. Nó giết chết hoặc bỏ rơi người tàn tật và người già, loại bỏ những người bị thương và bệnh tật, hoặc tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến sự đau khổ của động vật. Nó không thực hành lòng nhân hậu, và hiền hoà khiến chúng ta coi nhu cầu của người hàng xóm yêu quý của chúng ta như là nhu cầu của chính chúng ta.
Vượt qua thời gian chia rẽ và bạo lực đòi hỏi không chỉ là một hành động hòa giải hay hòa bình, hiểu theo nghĩa là không có xung đột. Nó còn đòi hỏi sự dấn thân hàng ngày từ phía mọi người đối với một mối quan tâm thu hút chú ý và tích cực khiến chúng ta đối xử với những người khác với lòng thương xót và lòng tốt mà chính chúng ta muốn được đối xử. Một thái độ của lòng thương xót và lòng tốt trên tất cả phải dành cho những người, vì vị trí của họ trong xã hội, thường nhanh chóng gặp phải sự từ chối và loại trừ. Đó không phải là một thái độ nhu nhược hèn nhát nhưng là thái độ của những người nam nữ nhận ra rằng không cần thiết phải ngược đãi, chê bai hay đè bẹp người khác để cảm thấy mình là quan trọng, nhưng ngược lại mới là đúng. Và điều này là sức mạnh tiên tri mà chính Chúa Giêsu Kitô đã cho chúng ta thấy qua ước muốn được đồng hóa với họ (x. Mt 25: 35-45) và qua cách thức Ngài dạy chúng ta con đường phục vụ.
Mozambique là một vùng đất giàu có về thiên nhiên và phong phú về văn hóa, nhưng nghịch lý thay, đại đa số dân chúng phải sống dưới mức nghèo khổ. Và đôi khi lại có những người tiếp cận dưới chiêu bài mong muốn được giúp đỡ nhưng lại có những toan tính khác. Đáng buồn thay, điều này cũng xảy ra ngay cả giữa những anh chị em là đồng bào với nhau, vì có những người đã để cho mình bị tha hóa. Sẽ rất nguy hiểm khi cam chịu rằng đây là cái giá bắt buộc phải trả cho viện trợ nước ngoài.
“Giữa anh em với nhau thì không thể như thế được” (Mt 20:26;. x. câu 26-28). Những lời của Chúa Giêsu thúc giục chúng ta đi tiên phong trong một cách hành động khác: đó là cách hành động của nước Chúa. Đó là trở thành hạt giống, ở đây và bây giờ, cho niềm vui và hy vọng, cho hòa bình và hòa giải. Điều mà Thánh Linh mang đến không phải là một hoạt động cực đoan nhưng trên hết là mối quan tâm đối với người khác, công nhận và đánh giá cao họ như anh chị em của chúng ta, thậm chí đến mức đồng hóa với cuộc sống và nỗi đau của họ. Đây là phong vũ biểu tốt nhất để đánh giá bất kỳ loại ý thức hệ nào xem nó có ý muốn thao túng người nghèo và các tình huống bất công vì lợi ích chính trị hoặc cá nhân hay không (x. Niềm Vui Phúc Âm, 199). Như thế, ở tất cả những nơi mà chúng ta gặp nhau, chúng ta có thể là hạt giống và công cụ hòa bình và hòa giải.
Chúng ta muốn hòa bình ngự trị trong trái tim và trong cuộc sống của người dân chúng ta. Chúng ta muốn có một tương lai hòa bình. Chúng ta muốn “ơn bình an của Đức Kitô ngự trị trong tâm hồn chúng ta” (Col 3:15), như thư của Thánh Phaolô đã nói rất hay. Ở đây, Thánh Phaolô sử dụng một từ được lấy từ thế giới thể thao, trong đó gợi lên người trọng tài hay người phân xử là người giải quyết các vấn đề tranh chấp. “Nguyện chúc bình an của Chúa Kitô đóng vai trò là trọng tài trong lòng anh em”. Nếu hòa bình của Chúa Kitô đóng vai trò như các trọng tài trong trái tim chúng ta, bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy sôi máu lao vào trong cuộc xung đột hoặc chúng ta cảm thấy bị giằng xé giữa hai cảm xúc trái ngược, “chúng ta nên để Chúa Kitô là trọng tài”, và để cho quyết định của Ngài giữ cho chúng ta đừng lạc ra khỏi con đường của tình yêu, con đường của lòng thương xót, con đường lựa chọn người nghèo và bảo vệ thiên nhiên. Con đường hòa bình. Nếu Chúa Giêsu là trọng tài cho những cảm xúc mâu thuẫn trong lòng chúng ta, trong những quyết định phức tạp của đất nước chúng ta, thì Mozambique sẽ được bảo đảm một tương lai đầy hy vọng. Khi đó, đất nước của anh chị em sẽ “đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca” (Col 3:16).
Source:Vatican NewsPope's homily at Mass in Maputo: full text
Cơ sở này không chỉ phục vụ nhu cầu của trẻ em nội trú nhưng còn phục vụ những người nghèo nhất trong số những người nghèo từ các khu vực xung quanh. Ngay bên cạnh bệnh viện có một nhà thờ lớn do các nhà truyền giáo trong bệnh viện này điều hành.
Tiếp đó, lúc 10 giờ sáng, ngài cử hành Thánh lễ tại sân vận động Zimpeto cho các tín hữu chủ yếu thuộc tổng giáo phận thủ đô Maputo.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta vừa nghe một đoạn trích từ Phúc Âm theo Thánh Luca khi Chúa Giêsu giảng ở một chỗ đất bằng. Sau khi đã chọn các môn đệ và công bố Tám Mối Phúc Thật, Chúa Giêsu nói thêm rằng “Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù” (Lc 6:27). Hôm nay, những lời này của Ngài cũng được gửi đến chúng ta, những người đang nghe những lời ấy trong Sân vận động này.
Chúa Giêsu nói với sự rõ ràng, đơn giản và kiên định khi Ngài vạch ra một con đường, một con đường hẹp đòi hỏi những đức tính nhất định. Chúa Giêsu không phải là người mơ mộng, một người phớt lờ thực tại. Ngài đang nói về những kẻ thù cụ thể, những kẻ thù thực sự, loại người mà Ngài đã mô tả trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật trước đó (câu 22): đó là những kẻ ghét chúng ta, loại trừ chúng ta, chửi rủa chúng ta và lăng mạ chúng ta.
Nhiều người trong số anh chị em vẫn còn có thể kể rành rọt những câu chuyện của chính mình về bạo lực, thù hận và xung đột; một số chuyện liên quan đến cá nhân anh chị em, và một số chuyện khác liên quan đến những người mà anh chị em biết không còn sống trên đời; và những người khác nữa, giữa những quan ngại rằng những vết thương trong quá khứ sẽ mở lại và đảo ngược tiến trình hòa bình đã đạt được, như ở Cabo Delgado.
Chúa Giêsu không kêu gọi chúng ta đến với một tình yêu trừu tượng, xa vời hay chỉ là lý thuyết, giống như những gì được ca ngợi trong những bài diễn văn hay. Con đường Ngài đề xuất là con đường mà chính Ngài đã đi, con đường dẫn Ngài đến chỗ yêu mến những người đã phản bội, đã phán xét Ngài một cách bất công, và cả những kẻ đã giết Ngài.
Thật không dễ để nói về sự hòa giải trong khi vết thương vẫn còn mở vì những năm xung đột, và còn khó khăn hơn nữa khi bước thêm một bước nữa là tha thứ, điều này không giống như phớt lờ nỗi đau hoặc quên đi ký ức hoặc lý tưởng của chúng ta (x. Niềm Vui Phúc Âm, 100) . Mặc dù vậy, Chúa Giêsu Kitô đang kêu gọi chúng ta yêu thương và làm điều thiện. Điều này có nghĩa nhiều hơn là đơn thuần lờ đi những người đã làm hại chúng ta, hoặc cố gắng tránh phải đối mặt với họ. Chúa Giêsu ra lệnh cho chúng ta thể hiện lòng nhân từ tích cực, vô tư và phi thường đối với những người đã làm tổn thương chúng ta. Chúa Giêsu cũng không dừng lại ở đó. Ngài cũng yêu cầu chúng ta chúc phúc cho họ và cầu nguyện cho họ. Nói cách khác, nói về họ với những lời chúc phúc, với những lời của sự sống chứ không phải là cái chết, kêu tên của họ không phải để xúc phạm hay trả thù, nhưng là để thiết lập một mối ràng buộc mới mang lại hòa bình. Đó là một tiêu chuẩn cao mà Thầy Chí Thánh đặt ra trước chúng ta!
Khi mời chúng ta làm điều này, Chúa Giêsu muốn chấm dứt mãi mãi một thực hành phổ biến của các Kitô hữu vẫn sống theo luật trả thù. Chúng ta không thể nhìn về tương lai, hoặc xây dựng một quốc gia, một xã hội công bằng, trên cơ sở bạo lực. Tôi không thể theo Chúa Giêsu nếu tôi sống cuộc sống của tôi dưới sự thống trị của luật “mắt đền mắt, răng đền răng”.
Không gia đình, không khu xóm, không dân tộc, quốc gia lại càng không thể, có tương lai nếu lực lượng đoàn kết họ lại, đưa họ đến với nhau và giải quyết sự khác biệt của họ chỉ là ước muốn báo thù báo oán. Chúng ta không thể đi đến thỏa thuận và đoàn kết chỉ vì muốn trả thù, hoặc đối xử với những người khác bằng chính bạo lực mà họ đã đối xử với chúng ta, hoặc bày ra các cơ hội trả thù dưới các chiêu bài xem ra có vẻ hợp pháp. “Vũ khí của bạo lực, đối kháng với việc đưa ra các giải pháp, chỉ tạo ra những mâu thuẫn mới và nghiêm trọng hơn” (Niềm Vui Phúc Âm, 60). Một sự “công bằng” phát sinh từ bạo lực luôn là một vòng xoáy không có lối thoát, và cái giá phải trả của nó là rất cao. Tuy nhiên, một con đường khác là có thể, vì điều quan trọng là đừng quên rằng các dân tộc của chúng ta có quyền được sống trong hòa bình. Anh chị em có quyền được bình an.
Để làm cho điều răn của mình cụ thể hơn và áp dụng được trong cuộc sống hàng ngày, Chúa Giêsu đề xuất một quy tắc vàng đầu tiên, đó là một trong những điều nằm trong tầm tay của tất cả mọi người. “Hãy làm cho người khác những gì anh chị em muốn người ta làm cho mình” (Lc 6:31). Và Ngài giúp chúng ta nhận ra điều gì là quan trọng nhất trong cách hành động này đối với tha nhân: hãy yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau và trao ra mà không mong đợi bất cứ hồi đáp nào.
“Hãy yêu thương nhau”, Chúa Giêsu phán cùng chúng ta. Thánh Phaolô dịch là “anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại” (Col 3:12). Thế giới coi thường và tiếp tục phớt lờ nhân đức yêu thương và từ bi. Nó giết chết hoặc bỏ rơi người tàn tật và người già, loại bỏ những người bị thương và bệnh tật, hoặc tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến sự đau khổ của động vật. Nó không thực hành lòng nhân hậu, và hiền hoà khiến chúng ta coi nhu cầu của người hàng xóm yêu quý của chúng ta như là nhu cầu của chính chúng ta.
Vượt qua thời gian chia rẽ và bạo lực đòi hỏi không chỉ là một hành động hòa giải hay hòa bình, hiểu theo nghĩa là không có xung đột. Nó còn đòi hỏi sự dấn thân hàng ngày từ phía mọi người đối với một mối quan tâm thu hút chú ý và tích cực khiến chúng ta đối xử với những người khác với lòng thương xót và lòng tốt mà chính chúng ta muốn được đối xử. Một thái độ của lòng thương xót và lòng tốt trên tất cả phải dành cho những người, vì vị trí của họ trong xã hội, thường nhanh chóng gặp phải sự từ chối và loại trừ. Đó không phải là một thái độ nhu nhược hèn nhát nhưng là thái độ của những người nam nữ nhận ra rằng không cần thiết phải ngược đãi, chê bai hay đè bẹp người khác để cảm thấy mình là quan trọng, nhưng ngược lại mới là đúng. Và điều này là sức mạnh tiên tri mà chính Chúa Giêsu Kitô đã cho chúng ta thấy qua ước muốn được đồng hóa với họ (x. Mt 25: 35-45) và qua cách thức Ngài dạy chúng ta con đường phục vụ.
Mozambique là một vùng đất giàu có về thiên nhiên và phong phú về văn hóa, nhưng nghịch lý thay, đại đa số dân chúng phải sống dưới mức nghèo khổ. Và đôi khi lại có những người tiếp cận dưới chiêu bài mong muốn được giúp đỡ nhưng lại có những toan tính khác. Đáng buồn thay, điều này cũng xảy ra ngay cả giữa những anh chị em là đồng bào với nhau, vì có những người đã để cho mình bị tha hóa. Sẽ rất nguy hiểm khi cam chịu rằng đây là cái giá bắt buộc phải trả cho viện trợ nước ngoài.
“Giữa anh em với nhau thì không thể như thế được” (Mt 20:26;. x. câu 26-28). Những lời của Chúa Giêsu thúc giục chúng ta đi tiên phong trong một cách hành động khác: đó là cách hành động của nước Chúa. Đó là trở thành hạt giống, ở đây và bây giờ, cho niềm vui và hy vọng, cho hòa bình và hòa giải. Điều mà Thánh Linh mang đến không phải là một hoạt động cực đoan nhưng trên hết là mối quan tâm đối với người khác, công nhận và đánh giá cao họ như anh chị em của chúng ta, thậm chí đến mức đồng hóa với cuộc sống và nỗi đau của họ. Đây là phong vũ biểu tốt nhất để đánh giá bất kỳ loại ý thức hệ nào xem nó có ý muốn thao túng người nghèo và các tình huống bất công vì lợi ích chính trị hoặc cá nhân hay không (x. Niềm Vui Phúc Âm, 199). Như thế, ở tất cả những nơi mà chúng ta gặp nhau, chúng ta có thể là hạt giống và công cụ hòa bình và hòa giải.
Chúng ta muốn hòa bình ngự trị trong trái tim và trong cuộc sống của người dân chúng ta. Chúng ta muốn có một tương lai hòa bình. Chúng ta muốn “ơn bình an của Đức Kitô ngự trị trong tâm hồn chúng ta” (Col 3:15), như thư của Thánh Phaolô đã nói rất hay. Ở đây, Thánh Phaolô sử dụng một từ được lấy từ thế giới thể thao, trong đó gợi lên người trọng tài hay người phân xử là người giải quyết các vấn đề tranh chấp. “Nguyện chúc bình an của Chúa Kitô đóng vai trò là trọng tài trong lòng anh em”. Nếu hòa bình của Chúa Kitô đóng vai trò như các trọng tài trong trái tim chúng ta, bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy sôi máu lao vào trong cuộc xung đột hoặc chúng ta cảm thấy bị giằng xé giữa hai cảm xúc trái ngược, “chúng ta nên để Chúa Kitô là trọng tài”, và để cho quyết định của Ngài giữ cho chúng ta đừng lạc ra khỏi con đường của tình yêu, con đường của lòng thương xót, con đường lựa chọn người nghèo và bảo vệ thiên nhiên. Con đường hòa bình. Nếu Chúa Giêsu là trọng tài cho những cảm xúc mâu thuẫn trong lòng chúng ta, trong những quyết định phức tạp của đất nước chúng ta, thì Mozambique sẽ được bảo đảm một tương lai đầy hy vọng. Khi đó, đất nước của anh chị em sẽ “đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca” (Col 3:16).
Source:Vatican News