VATICAN. ĐTC kêu gọi các tín hữu Kitô góp phần cải tổ tinh thần của Âu Châu và ngài cũng kêu gọi chính quyền đại lục này nhìn nhận vai trò tích cực của tôn giáo trong xã hội.
ĐTC đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài diễn văn dài tại buổi kiến kiến 350 tham dự viên Hội nghị về đề tài ”Nghĩ lại Âu Châu” nhóm tại Roma trong hai ngày 27 và 28-10-2017, với sự tham dự của các nhà chính trị, các HY, GM, các đại sứ, đại diện các phong trào và nhiều tín hữu Kitô khác. Hội nghị do Ủy ban GM Liên hiệp Âu Châu, gọi tắt là Comece, tổ chức.
ĐTC tái khẳng định nền tảng của Âu Châu chính là con người và các cộng đoàn mà Kitô hữu mong muốn và có thể góp phần xây dựng. Những ”viên gạch” trong công trình này là ”sự đối thoại, bao gồm mọi ngừơi, tình liên đới, phát triển và hòa bình”. Ngài nói:
”Từ Đại Tây dương đến rặng núi Ural, từ Bắc Cực đến Địa Trung Hải, Âu Châu phải là một nơi đối thoại, theo một nghĩa nào đó, giống như diễn trường Agorà ngày xưa. Âu Châu không phải chỉ là một không gian kinh tế, nhưng còn là một con tim của chính trị”.
Và ĐTC mời gọi mọi người hãy cứu xét vai trò tích cực của tôn giáo trong xã hội, cũng như việc đối thoại liên tôn là điều có thể giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo tại Âu Châu. Trong chiều hướng này, ngài cảnh giác chống lại một thứ thành kiến duy thế tục vẫn còn thịnh hành: người ta không nhận thức được giá trị của tôn giáo trong đời sống công cộng, và muốn đóng khung tôn giáo trong lãnh vực riêng tư. Nhưng làm như thế, người ta thiết lập một sự thống trị của một thứ tư tưởng duy nhất, một hiện tượng rất phổ biến trong các môi trường quốc tế, để rồi coi việc khẳng định căn tính tôn giáo là một nguy hiểm đối với chủ nghĩa bá quyền của họ, và rốt cục tạo nên một sự đối nghịch giữa quyền tự do tôn giáo và các quyền cơ bản khác”.
ĐTC cũng đề cập đến vấn đề thời sự là di dân. Ngài nói: ”Âu Châu phải trở thành một không gian bao gồm mọi người, nhưng đồng thời cũng đề cao giá trị của những khác biệt. Trong viễn tượng này, những ngừơi di dân là một tài nguyên, hơn là một gánh nặng, và không thể bị gạt bỏ tùy ý. Đàng khác, các chính quyền cũng phải quản lý một cách thận trọng vấn đề di dân. Tuy không phải là dựng lên những bức tường, nhưng cần làm sao để tiến trình di dân tuân hành các quy luật. Về phía những ngừơi nhập cư, họ phải tôn trọng và hấp thụ nền văn hóa của quốc gia tiếp đón họ”.
Đề cập đến sự xung đột các thế hệ chưa từng có ở Âu Châu kể từ thập niên 1960, ĐTC cũng nhắc đến mùa đông dân số ở đại lục này và nói rằng: tại Âu Châu người ta ít sinh con, và quá nhiều thai nhi bị tước bỏ quyền được sinh ra, đó cũng là vì người ta khám phá thấy mình không có khả năng chuyển giao cho người trẻ những phương tiện vật chất và văn hóa để đương đầu với tương lai. Ngoài ra, Âu Châu cũng đang ở trong tình trạng thiếu trí nhớ, do đó cần phải tái khám phá giá trị quá khứ của mình để làm cho hiện tại của mình được phong phú và trao lại cho các thế hệ mai sau một tương lai hy vọng. Bao nhiêu người trẻ đang ngỡ ngàng lạc hướng đứng trước sự vắng bóng các căn cội và viễn tượng, trong khi nền giáo dục phải có sự can dự của toàn thể xã hội” (Rei 28-10-2017)
ĐTC tái khẳng định nền tảng của Âu Châu chính là con người và các cộng đoàn mà Kitô hữu mong muốn và có thể góp phần xây dựng. Những ”viên gạch” trong công trình này là ”sự đối thoại, bao gồm mọi ngừơi, tình liên đới, phát triển và hòa bình”. Ngài nói:
”Từ Đại Tây dương đến rặng núi Ural, từ Bắc Cực đến Địa Trung Hải, Âu Châu phải là một nơi đối thoại, theo một nghĩa nào đó, giống như diễn trường Agorà ngày xưa. Âu Châu không phải chỉ là một không gian kinh tế, nhưng còn là một con tim của chính trị”.
Và ĐTC mời gọi mọi người hãy cứu xét vai trò tích cực của tôn giáo trong xã hội, cũng như việc đối thoại liên tôn là điều có thể giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo tại Âu Châu. Trong chiều hướng này, ngài cảnh giác chống lại một thứ thành kiến duy thế tục vẫn còn thịnh hành: người ta không nhận thức được giá trị của tôn giáo trong đời sống công cộng, và muốn đóng khung tôn giáo trong lãnh vực riêng tư. Nhưng làm như thế, người ta thiết lập một sự thống trị của một thứ tư tưởng duy nhất, một hiện tượng rất phổ biến trong các môi trường quốc tế, để rồi coi việc khẳng định căn tính tôn giáo là một nguy hiểm đối với chủ nghĩa bá quyền của họ, và rốt cục tạo nên một sự đối nghịch giữa quyền tự do tôn giáo và các quyền cơ bản khác”.
ĐTC cũng đề cập đến vấn đề thời sự là di dân. Ngài nói: ”Âu Châu phải trở thành một không gian bao gồm mọi người, nhưng đồng thời cũng đề cao giá trị của những khác biệt. Trong viễn tượng này, những ngừơi di dân là một tài nguyên, hơn là một gánh nặng, và không thể bị gạt bỏ tùy ý. Đàng khác, các chính quyền cũng phải quản lý một cách thận trọng vấn đề di dân. Tuy không phải là dựng lên những bức tường, nhưng cần làm sao để tiến trình di dân tuân hành các quy luật. Về phía những ngừơi nhập cư, họ phải tôn trọng và hấp thụ nền văn hóa của quốc gia tiếp đón họ”.
Đề cập đến sự xung đột các thế hệ chưa từng có ở Âu Châu kể từ thập niên 1960, ĐTC cũng nhắc đến mùa đông dân số ở đại lục này và nói rằng: tại Âu Châu người ta ít sinh con, và quá nhiều thai nhi bị tước bỏ quyền được sinh ra, đó cũng là vì người ta khám phá thấy mình không có khả năng chuyển giao cho người trẻ những phương tiện vật chất và văn hóa để đương đầu với tương lai. Ngoài ra, Âu Châu cũng đang ở trong tình trạng thiếu trí nhớ, do đó cần phải tái khám phá giá trị quá khứ của mình để làm cho hiện tại của mình được phong phú và trao lại cho các thế hệ mai sau một tương lai hy vọng. Bao nhiêu người trẻ đang ngỡ ngàng lạc hướng đứng trước sự vắng bóng các căn cội và viễn tượng, trong khi nền giáo dục phải có sự can dự của toàn thể xã hội” (Rei 28-10-2017)