Chưa năm nào làng An lạc của tôi ăn tết tây trọng thể như năm nay. Đây là do công của Chị Ba Biên Hoà muốn mừng tuổi anh John chồng của chị. Lý do chị đưa ra là mừng cái tết tây cũng có nhiều điều hay lắm. Như đầu năm thì dân da trắng có tục lệ tự làm ra những quyết tâm, resolutions, cho cả năm, năm nay tôi sẽ cố gắng như thế này, sẽ cương quyết như thế kia. Và chị đã kể cho mọi người nghe câu chuyện li kỳ của con số 2018. Rằng bạn lấy số tuổi của mình cộng với con số năm sinh thì sẽ ra con số 2018 thần kỳ. Sẽ luôn luôn là 2018. Ví dụ bạn sinh năm 1964 và năm nay tuổi của bạn là 54, phải không cơ. Bạn cộng 2 con số này lại 1964+54, bạn sẽ có con số 2018. Ví dụ nữa nha: cụ sinh năm 1935, năm nay cụ 83 tuổi, cộng 2 con số lại thì cụ cũng có con số 2018 rõ ràng ! Chắt của cụ sinh năm 2009 nên tuổi của đứa chắt này là 9, cụ cộng 2 con số lại, 2009 + 9, có phải cụ cũng có con số thần kỳ 2018 không ?
Cả làng nghe xong chuyện con số 2018 này thì ai cũng gật gù, à ra năm tây cũng có cái hay của nó. Anh John nghe vợ ca tụng năm dương lịch thì tỏ ra thích lắm, nhưng để cám ơn vợ về mỹ ý này, anh lại xin trở về với âm lịch. Anh ca tụng rằng năm tây không có cái tên như năm chuột, năm trâu, năm Rắn năm Rồng... và năm mới đang tới là năm Heo. Và tết năm tây không có mâm cỗ với những món đặc biệt như mâm cỗ Tết của Việt Nam.
Ông bồ chữ ODP nghe chàng rể da trắng John nói hay quá, bèn gật gù: Anh nói rất đúng. Mâm cỗ tết VN có 3 loại, cỗ Bắc cỗ Trung và cỗ Nam. Mỗi miền có món riêng. Nghe đến đây hai cô Huế bèn xin Bác nói về mâm cỗ ba miền, vì nghe nó hấp dẫn qúa. Ông đáp ngay:
Cỗ miền Bắc chủ yếu là 4 bát và 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa và 4 phương. Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng, một bát bóng nấu thập cẩm, một bát miến lòng gà và một bát mọc nấm. Và 4 đĩa là đĩa xôi, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa. Ngoài ra còn thêm đĩa dưa hành muối. Ấy là chưa kể đĩa bánh chưng xanh.
Rồi đến mâm cỗ tết Miền Nam cũng có nhiều đĩa, như thịt heo luộc, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò, dưa giá, củ kiệu, và cũng có bánh chưng như miền Bắc nhưng bánh chưng miền Nam không ở dạng vuông mà ở dạng tròn và dài, gọi là bánh tét.
Còn miền Trung, trong mâm cỗ tết của dân gian, ta thấy các món này: giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, cá chiên, đĩa ram. Các cô là người miền Trung có thấy tôi nói trúng không?
Trên đây tôi sơ lược vài nét chính, tất cả mang tên ‘mâm cỗ tết’. Không phải ta bày ra bàn rồi ăn ngay, nhưng ta bày trên mâm và dâng cúng tổ tiên trước. Dâng cúng xong ta mới mang xuống nhậu, gọi là thụ lộc của ông bà.
Mấy cô Huế liền hỏi anh John: vậy người da trắng không cúng thức ăn, mà chỉ cúng bằng đèn cầy và hương khói thôi sao ? Anh John gật gù đồng ý như vậy. Mấy cô Huế chưa thoả mãn về cái gật gù này, liền hỏi tiếp: Bây giờ ví dụ Chi Ba muốn cúng tổ tiên da trắng của anh bằng một mâm cỗ, vậy xin hỏi mâm cỗ này nên có những thức ăn gì ? Anh John trầm ngâm một lúc rồi lắc đầu: Xin chịu, vì chưa bao giờ tôi nghĩ tới. Nhưng rồi anh lại tiếp: Nếu nhà tôi muốn bày cỗ cúng thì tôi xin đề nghị một mâm cúng đơn sơ của một bữa ăn sáng đặc trưng London quê tổ của tôi như sau: thịt xông khói, cà chua nướng, trứng chiên hay ốp la, nấm chiên, bánh mì nướng quệt bơ và xúc xích, và một tách trà.
Anh H.O. nghe đến đây thì phá ra cười: các bác thấy chưa, tổ tiên VN hiện về và nhận thức ăn tượng trưng ở mâm cỗ, còn tổ tiên da trắng hiện về và chỉ nhận hương khói mà thôi.
Cụ Chánh nghe đến đây thì xin ngưng đề tài này vì nó liên hệ tới tôn giáo. Cụ bảo một đề tài vui nhất và thích hợp nhất trong dịp ăn tết là tiếng cười. Anh John đâu, mời anh mở đầu. Chuyện cười của anh là chuyện hay nhất để khai mạc năm mới dương lịch. Bữa nay là ngày tết tây, anh được tự do, mặn nhạt gì cũng đều được phép hết.
Ông ODP góp ý ngay: Tôi biết anh có rất nhiều đề tài và rất nhiều chuyện. Bữa nay, xin anh kể những chuyện cười về việc ngày xưa khi anh mới lấy Chị Ba và bắt đầu học tiếng Việt.
Anh John được mời gọi tha thiết như vậy, bèn mở kho tiếu lâm của anh ngay. Rằng khi tôi mới học tiếng Việt thì cái khó khăn đầu tiên là phát âm cho đúng dấu giọng. Lúc đó dấu huyền dấu sắc dấu hỏi là qúa khó đối với tôi. Tôi nhớ đời 2 chuyện này:
-Một hôm tôi hỏi vợ tôi ăn cơm buổi tối chưa, tôi đã nói thế này:
Em đã ăn buồi tôi chưa ? Nhà tôi nghe xong đã cười rũ rượi và dặn tôi là không nên nói câu này với ai vì tôi chưa phát âm đúng.
Chuyện thứ hai: Tôi được học về cách xem tướng theo lối VN: những ai có vành tai to và dài thì là tướng qúy. Phần dưới cùng của vành tai gọi là giái tai, phải không cơ? Bữa đó, lần đầu tôi gặp ông bác của nhà tôi, ông này rất tốt tướng, có vành tai rất to và dài, tôi liền khen: Trời ơi, bác có giái to và dài qúa ! Nhà tôi thấy ông bác đỏ mặt bèn vội nói ngay: Thưa bác nhà cháu đang học tiếng Việt, anh ấy có ý khen bác có giái tai to và dài. Anh ấy quên mất tiếng ‘tai’ trong câu khen vừa rồi, anh ấy có ý khen giái tai của bác to và dài, xin bác tha lỗi về sự vụng về này của chồng cháu. ..
Anh John kể xong thì cả làng bò ra cười, mấy bà mấy cô thì vừa cười vừa đấm nhau thùm thụp.
Cụ Chánh tiên chỉ cũng cười bò, mãi mới thôi. Cụ nói một hơi dài sau:
Tôi yêu và thích cái chân thật của Anh quá, đúng là hương vị của Chị Ba, của người Miền Nam trước 1975. Rồi như được hứng, cụ nói một hơi dài ca tụng người Miền Nam:
... Năm 1954, gia đình tôi di cư vào Saigon, thuê nửa căn nhà của ông Sáu ở Gia Định. Mình là dân Bắc Kỳ đói rách, lo làm ăn kiếm sống miệt mài còn gia đình chủ nhà và hàng xóm chung quanh thì hình như ai cũng lè phè, sáng dậy thì vội ra quán cà phê đầu xóm tán dóc với bạn bè, chân thì bỏ lên ghế, cà phê thì đổ ra đĩa rồi húp, trưa thì về nhà ăn cơm rồi chiều lại ra quán nhậu tiếp. Mãi rồi tôi mới hiểu ra: dân Miền Nam được trời cho tài nguyên phong phú, chỉ cần làm lai rai là đủ sống, là được rồi. Vì sung sướng như vậy nên tôi thấy dân Miền Nam ưa cười. Gặp ai cũng cười, hỏi gì nói gì cũng cười, còn bọn tôi dân Bắc Kỳ ri cư, mặt mũi lúc nào cũng khó đăm đăm. Đi chợ thì sướng vô cùng, Người Miền Nam không có chặt chém, không biết nói thách, mua một chục trái cây thì được 12 hay 16 trái. Người Miền Nam hay nói thẳng chứ không nói vòng vo, nói bóng nói gió. Người miền Nam thích nhậu, nhậu sáng nhậu trưa nhậu chiều. Vui buồn gì cũng nhậu. Ai trả tiền cũng được chứ không tính toán thiệt hơn. Ngoài ra người Miền Nam rất tốt bụng. Ta xin gì họ cũng cho. Tôi nghĩ hoài về việc này: Năm 1954 dân Bắc kỳ vào trong Nam thì ai cũng được sống sung túc thoải mái, có của ăn của để, chứ năm 1954 mà dân Miền nam phải di cư ra Bắc Kỳ thì sao hở các cụ ?
Nói đến đây thì Cụ Chánh biết mình nói đã dài nên cụ kết luận: Tôi là Bắc Kỳ di cư 1954 và đã được Miền-Nam-hóa cả xác cả hồn. Tôi khác Bắc Kỳ 1975 nha bà con, khác 100%. Cả làng đã vỗ tay râm ran về bài diễn văn tự phát và chân thực này. Không ai bảo ai, ông ODP, anh H.O. và tôi cũng đều giơ tay xin nói: Tôi cũng là Bắc Kỳ ri cư 1954 đây, 1954 chính gốc và thứ thiệt đây !
Các cụ thấy làng tôi vui chưa, tự nhiên phe liền ông giơ tay xưng tụng lòng yêu nước ngày đầu năm. Chị Ba Biên Hòa nghe đến đây liền chắp tay vái chúng tôi rồi thưa: Em biết các bác ai cũng yêu nước. Anh John chồng em bảo nước VN có bùa, biết một chút là yêu liền, nhất là yêu Miền Nam. Việc này làm em nhớ tới 2 người Pháp, 2 vị này yêu nước Việt Nam hết lòng.
Cụ Chánh tiên chỉ làng thấy buổi tết tây này đã làm chị Ba vui đặc biệt, và nhân lúc chị đang nhiều hứng thú nên cụ đã xin chị nói tiếp, nói về 2 người Pháp. Chị kể ngay:
Người Pháp thứ nhất mà tôi yêu quý hết lòng đó là Đức Cha Jean Cassaigne, người mà qúa nửa đời người đã ở VN, sống chết với người cùi ở miền Di Linh. Ngài sinh ở Pháp, mẹ mất sớm, ngài lớn lên vừa đi học vừa phụ cha bán rươu. Rồi phải nhập ngũ, ngài làm trong ngành cứu thương, chuyên về băng bó và tải thương. Giải ngũ ngài đi tu, theo dòng Hội Thừa Sai Paris. Trong thời gian này các bài viết về Việt Nam của Cha Alexandre de Rhodes đã thu hút ngài, nhất là gương tử đạo của Thày Anrê Phú Yên. Ngài chịu chức linh mục và năm 1926 xin sang phục vụ ở Việt Nam. Ngài học tiếng Việt ở Cái Mơn và chọn tên VN là Gioan Sanh. Rồi bề trên sai ngài coi xứ đạo ở Di Linh. Ở đây ngài gặp rất nhiều người Thượng phong cùi bị gia đình vất bỏ trong rừng. Những người này cô độc, lang thang vật vã khắp nơi. Ngài quy tụ họ lại, lập thành một làng, vừa nuôi họ và chữa bệnh cho họ, chính tay ngài làm lấy. Rồi Ngài bị bệnh triền miên. Ngài viết cho bạn bè: Một năm 12 tháng thì tôi bị sốt rét và lao phổi 10 tháng, dù bệnh nhưng tôi vẫn cố gắng làm để phục vụ những người anh em phong cùi neo đơn này. Vì ngài sống thánh thiện như vậy nên Toà Thánh Roma đã đặt ngài làm giám mục giáo phận Saigon từ năm 1941 tới 1955. Ngài nổi tiếng về sự thánh thiện và đơn sơ khó nghèo, báo chí lúc đó gọi ngài là ‘ giám mục xe đạp ‘vì ngài thường đi xe đạp đến thăm các xứ đạo. Năm 1955 ngài trao quyền giám mục Saigon cho Đức Cha Nguyễn văn Hiền và trở lại Di Linh sống phục vụ tiếp tục các người cùi. Làng cùi của ngài mang tên Kala, thuộc miền Di Linh. Về sau làng được nhiều nơi biết đến và được một số nữ tu Dòng Bác Ái về giúp. Ngài mắc nhiều bệnh hìểm nghèo: bệnh cùi, bệnh sốt rét, lao xương và lao phổi. Ngày 12.1.1972, chính phủ VNCH đã cử một phụ tá dặc biệt của Tổng Thống tới thăm và trao tặng ngài huy chương cao qúy nhất là Đệ Tứ Bảo Quốc Huân chương. Đức Cha đã qua đời ngày 31 tháng 10 năm 1973. Cả làng cùi đã để tang. Báo chí cho biết chưa có đám tang nào dông tới mấy ngàn người và nhiều ngườ khóc như vậy. Ngài thường nóí: Tôi sinh ở Pháp nhưng quê hương của tôi là Việt Nam. Trong di chúc, ngài xin chôn cất ngài đơn sơ theo lối người cùi ở chân tháp làng, bia mộ chỉ ghi Jean Cassaigne, 1895-1973, Caritas et Amor (bác ái và yêu thương ).
Chị Ba xin hết chuyện yêu nước Việt nam của Đức Cha Cassaigne và nói sang chuyện người Pháp thứ hai cũng yêu qúy dân VN. Đó là ông Jean-Marie Mérillon cựu đại sứ Pháp tại VNCH trước 1975. Sau 1975, ông viết cuốn ‘Saigon et Moi’ nóí về lòng yêu mến Saigon và Miền Nam. Ông viết bài cho báo chí nói về ngày 1.5.1975 khi ngồi trên máy bay bỏ Saigon bay sang Thái Lan như sau:
... Lúc phi cơ xoay qua một độ nghiêng lấy hướng Bangkok, tôi nhìn xuống Saigon lần chót. Tự nhiên trong lòng tôi dâng lên một niềm ngậm ngùi thương tiếc tất cả những gì đang xảy ra ở dưới đất. Tôi như người bại trận. Việt nam và tôi có rất nhiều kỷ niệm, có qúa nhiều quan hệ mật thiết suốt đời không phai nhạt. Sống ở VN lâu năm, tôi cảm thấy thương xứ sở này. Tội nghiệp cho họ, họ có thừa khả năng dựng nước nhưng cái quyền làm chủ quê hương đã bị các cường quốc chuyền tay nhau định đoạt. Tôi xin lỗi người Việt Nam, tôi đã làm hết sức mình nhưng không cứu vãn được nền hòa bình cho dân tộc Việt. Vĩnh biệt Saigon. Saigon vẫn hồn nhiên với những mạch sống dạt dào ân nghĩa một khi đã chọn bạn hữu thâm giao. Năm 1979, Đại sứ VC là Võ Văn Sung có thư mời tôi trở lại thăm Saigon. Tôi đã từ chối với lý do không quen với cái tên Hồ Chí Minh. Saigon đã mất, tôi trở lại đó thăm ai ? Người cộng sản giả bộ ngây thơ nên tưởng nhân loại cũng đều ngây thơ như họ. Liên tục nói dối hằng bao nhiêu năm, tưởng như vậy quần chúng sẽ nhập tâm tin là thật. Họ lầm. Nóí láo để tuyên truyền chỉ có lợi trong chốc lát, nhưng về lâu về dài chân lý sẽ đè bẹp họ. Chế độ VNCH thua, nhưng thật ra người VN chưa thua cộng sản. Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30-4-1975. Mỗi năm vợ chồng chúng tôi đều đi xuống Lourdes để viếng Đức Mẹ Lộ Đức. Chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nên hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam...’
Và Chị Ba xin hết. Ai cũng sửng sốt về sự thông thái của Chị Ba. Cụ Chánh khen: Vợ của Anh John có khác.
Hôm nay cả làng được mời tới đây ăn tết Tây mà tôi thấy nhà bếp của Chị Ba lạnh tanh, không có tiếng chén bát gì cả. Không phải chỉ tôi mà hầu như dân làng ai cũng thắc mắc về việc này. Đọc được ý cả làng nên anh John lên tiếng ngay:
Ngày tết ta thì làng ta ăn cỗ ta, hôm nay là tết tây nên chúng ta phải ăn cỗ tây. Làng muốn ăn những món tây gì cơ ? Cả làng ồ lên một tiếng lớn. Cụ Chánh nói: Xin anh chị cho chúng tôi ăn món gì tiêu biểu ‘tây’ nhất. Chị Ba đáp ngay: Cháu cũng đã nghĩ như vậy. Vợ chồng cháu đã bàn về việc này. Chúng ta nên ăn món của nhà hàng tây nào đông khách nhất. Rồi chị cười ha ha. Chúng cháu bàn đến 2 nhà hàng tiêu biểu và ở ngay ngã tư gần đây, đó là nhà hàng McDonalds và Tim Hortons. Tên 2 nhà hàng này nghe thì rất bình dân nhưng xét cho kỹ, họ phục vụ những món nhiều người ăn nhất. McDonalds có 31.000 nhà hàng ở 121 nước trên thế giới, mỗi ngày phục vụ 41 triệu khách hàng. Còn Tim Hortons có 4.613 cửa hàng ở 9 nước. Quán nào cũng đông khách và món nào của họ cũng rất ngon. Cân nhắc mãi thì sau cùng vợ chồng cháu chọn món ăn ở nhà hàng Tim Hortons. Lý do: Chủ nhân Tim Hortons là Miles Gilbert Tim Horton, sinh ở Ontario, người Canada rõ ràng. Rồi Chị Ba hạ giọng: Còn McDonalds, ông tổ của nó là Raymond Kroc, sinh ở Illinois gốc mãi bên Hoa Kỳ. Các bạn bên Hoa Kỳ đừng lên án tôi kỳ thị nha. Xin cả làng cứ ngồi tại chỗ, Tim Hortons giao cỗ tây bây giờ. Nói xong chị liền cầm ipad gọi. Mười phút sau món tây tới. Mỗi người một hộp lớn. Chắc các cụ biết trong hộp này có những món gì rồi. Nào bánh mì kẹp thịt, nào xúc xích, nào cà chua nào khoai chiên, nào hộp cà rem tráng miệng... Cụ B.95 lần đầu tiên ăn món tây Canada thì thích qúa sức.
Và làng tôi đã ăn cỗ tây trộn với nhiều chyện cười tây để mừng năm tây như thế.
Trân trọng kính chúc các cụ năm mới 2019 hạnh phúc và mọi phước lành.
TRÀ LŨ
Ông bồ chữ ODP nghe chàng rể da trắng John nói hay quá, bèn gật gù: Anh nói rất đúng. Mâm cỗ tết VN có 3 loại, cỗ Bắc cỗ Trung và cỗ Nam. Mỗi miền có món riêng. Nghe đến đây hai cô Huế bèn xin Bác nói về mâm cỗ ba miền, vì nghe nó hấp dẫn qúa. Ông đáp ngay:
Cỗ miền Bắc chủ yếu là 4 bát và 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa và 4 phương. Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng, một bát bóng nấu thập cẩm, một bát miến lòng gà và một bát mọc nấm. Và 4 đĩa là đĩa xôi, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa. Ngoài ra còn thêm đĩa dưa hành muối. Ấy là chưa kể đĩa bánh chưng xanh.
Rồi đến mâm cỗ tết Miền Nam cũng có nhiều đĩa, như thịt heo luộc, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò, dưa giá, củ kiệu, và cũng có bánh chưng như miền Bắc nhưng bánh chưng miền Nam không ở dạng vuông mà ở dạng tròn và dài, gọi là bánh tét.
Còn miền Trung, trong mâm cỗ tết của dân gian, ta thấy các món này: giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, cá chiên, đĩa ram. Các cô là người miền Trung có thấy tôi nói trúng không?
Trên đây tôi sơ lược vài nét chính, tất cả mang tên ‘mâm cỗ tết’. Không phải ta bày ra bàn rồi ăn ngay, nhưng ta bày trên mâm và dâng cúng tổ tiên trước. Dâng cúng xong ta mới mang xuống nhậu, gọi là thụ lộc của ông bà.
Mấy cô Huế liền hỏi anh John: vậy người da trắng không cúng thức ăn, mà chỉ cúng bằng đèn cầy và hương khói thôi sao ? Anh John gật gù đồng ý như vậy. Mấy cô Huế chưa thoả mãn về cái gật gù này, liền hỏi tiếp: Bây giờ ví dụ Chi Ba muốn cúng tổ tiên da trắng của anh bằng một mâm cỗ, vậy xin hỏi mâm cỗ này nên có những thức ăn gì ? Anh John trầm ngâm một lúc rồi lắc đầu: Xin chịu, vì chưa bao giờ tôi nghĩ tới. Nhưng rồi anh lại tiếp: Nếu nhà tôi muốn bày cỗ cúng thì tôi xin đề nghị một mâm cúng đơn sơ của một bữa ăn sáng đặc trưng London quê tổ của tôi như sau: thịt xông khói, cà chua nướng, trứng chiên hay ốp la, nấm chiên, bánh mì nướng quệt bơ và xúc xích, và một tách trà.
Anh H.O. nghe đến đây thì phá ra cười: các bác thấy chưa, tổ tiên VN hiện về và nhận thức ăn tượng trưng ở mâm cỗ, còn tổ tiên da trắng hiện về và chỉ nhận hương khói mà thôi.
Cụ Chánh nghe đến đây thì xin ngưng đề tài này vì nó liên hệ tới tôn giáo. Cụ bảo một đề tài vui nhất và thích hợp nhất trong dịp ăn tết là tiếng cười. Anh John đâu, mời anh mở đầu. Chuyện cười của anh là chuyện hay nhất để khai mạc năm mới dương lịch. Bữa nay là ngày tết tây, anh được tự do, mặn nhạt gì cũng đều được phép hết.
Ông ODP góp ý ngay: Tôi biết anh có rất nhiều đề tài và rất nhiều chuyện. Bữa nay, xin anh kể những chuyện cười về việc ngày xưa khi anh mới lấy Chị Ba và bắt đầu học tiếng Việt.
Anh John được mời gọi tha thiết như vậy, bèn mở kho tiếu lâm của anh ngay. Rằng khi tôi mới học tiếng Việt thì cái khó khăn đầu tiên là phát âm cho đúng dấu giọng. Lúc đó dấu huyền dấu sắc dấu hỏi là qúa khó đối với tôi. Tôi nhớ đời 2 chuyện này:
-Một hôm tôi hỏi vợ tôi ăn cơm buổi tối chưa, tôi đã nói thế này:
Em đã ăn buồi tôi chưa ? Nhà tôi nghe xong đã cười rũ rượi và dặn tôi là không nên nói câu này với ai vì tôi chưa phát âm đúng.
Chuyện thứ hai: Tôi được học về cách xem tướng theo lối VN: những ai có vành tai to và dài thì là tướng qúy. Phần dưới cùng của vành tai gọi là giái tai, phải không cơ? Bữa đó, lần đầu tôi gặp ông bác của nhà tôi, ông này rất tốt tướng, có vành tai rất to và dài, tôi liền khen: Trời ơi, bác có giái to và dài qúa ! Nhà tôi thấy ông bác đỏ mặt bèn vội nói ngay: Thưa bác nhà cháu đang học tiếng Việt, anh ấy có ý khen bác có giái tai to và dài. Anh ấy quên mất tiếng ‘tai’ trong câu khen vừa rồi, anh ấy có ý khen giái tai của bác to và dài, xin bác tha lỗi về sự vụng về này của chồng cháu. ..
Anh John kể xong thì cả làng bò ra cười, mấy bà mấy cô thì vừa cười vừa đấm nhau thùm thụp.
Cụ Chánh tiên chỉ cũng cười bò, mãi mới thôi. Cụ nói một hơi dài sau:
Tôi yêu và thích cái chân thật của Anh quá, đúng là hương vị của Chị Ba, của người Miền Nam trước 1975. Rồi như được hứng, cụ nói một hơi dài ca tụng người Miền Nam:
... Năm 1954, gia đình tôi di cư vào Saigon, thuê nửa căn nhà của ông Sáu ở Gia Định. Mình là dân Bắc Kỳ đói rách, lo làm ăn kiếm sống miệt mài còn gia đình chủ nhà và hàng xóm chung quanh thì hình như ai cũng lè phè, sáng dậy thì vội ra quán cà phê đầu xóm tán dóc với bạn bè, chân thì bỏ lên ghế, cà phê thì đổ ra đĩa rồi húp, trưa thì về nhà ăn cơm rồi chiều lại ra quán nhậu tiếp. Mãi rồi tôi mới hiểu ra: dân Miền Nam được trời cho tài nguyên phong phú, chỉ cần làm lai rai là đủ sống, là được rồi. Vì sung sướng như vậy nên tôi thấy dân Miền Nam ưa cười. Gặp ai cũng cười, hỏi gì nói gì cũng cười, còn bọn tôi dân Bắc Kỳ ri cư, mặt mũi lúc nào cũng khó đăm đăm. Đi chợ thì sướng vô cùng, Người Miền Nam không có chặt chém, không biết nói thách, mua một chục trái cây thì được 12 hay 16 trái. Người Miền Nam hay nói thẳng chứ không nói vòng vo, nói bóng nói gió. Người miền Nam thích nhậu, nhậu sáng nhậu trưa nhậu chiều. Vui buồn gì cũng nhậu. Ai trả tiền cũng được chứ không tính toán thiệt hơn. Ngoài ra người Miền Nam rất tốt bụng. Ta xin gì họ cũng cho. Tôi nghĩ hoài về việc này: Năm 1954 dân Bắc kỳ vào trong Nam thì ai cũng được sống sung túc thoải mái, có của ăn của để, chứ năm 1954 mà dân Miền nam phải di cư ra Bắc Kỳ thì sao hở các cụ ?
Nói đến đây thì Cụ Chánh biết mình nói đã dài nên cụ kết luận: Tôi là Bắc Kỳ di cư 1954 và đã được Miền-Nam-hóa cả xác cả hồn. Tôi khác Bắc Kỳ 1975 nha bà con, khác 100%. Cả làng đã vỗ tay râm ran về bài diễn văn tự phát và chân thực này. Không ai bảo ai, ông ODP, anh H.O. và tôi cũng đều giơ tay xin nói: Tôi cũng là Bắc Kỳ ri cư 1954 đây, 1954 chính gốc và thứ thiệt đây !
Các cụ thấy làng tôi vui chưa, tự nhiên phe liền ông giơ tay xưng tụng lòng yêu nước ngày đầu năm. Chị Ba Biên Hòa nghe đến đây liền chắp tay vái chúng tôi rồi thưa: Em biết các bác ai cũng yêu nước. Anh John chồng em bảo nước VN có bùa, biết một chút là yêu liền, nhất là yêu Miền Nam. Việc này làm em nhớ tới 2 người Pháp, 2 vị này yêu nước Việt Nam hết lòng.
Cụ Chánh tiên chỉ làng thấy buổi tết tây này đã làm chị Ba vui đặc biệt, và nhân lúc chị đang nhiều hứng thú nên cụ đã xin chị nói tiếp, nói về 2 người Pháp. Chị kể ngay:
Người Pháp thứ nhất mà tôi yêu quý hết lòng đó là Đức Cha Jean Cassaigne, người mà qúa nửa đời người đã ở VN, sống chết với người cùi ở miền Di Linh. Ngài sinh ở Pháp, mẹ mất sớm, ngài lớn lên vừa đi học vừa phụ cha bán rươu. Rồi phải nhập ngũ, ngài làm trong ngành cứu thương, chuyên về băng bó và tải thương. Giải ngũ ngài đi tu, theo dòng Hội Thừa Sai Paris. Trong thời gian này các bài viết về Việt Nam của Cha Alexandre de Rhodes đã thu hút ngài, nhất là gương tử đạo của Thày Anrê Phú Yên. Ngài chịu chức linh mục và năm 1926 xin sang phục vụ ở Việt Nam. Ngài học tiếng Việt ở Cái Mơn và chọn tên VN là Gioan Sanh. Rồi bề trên sai ngài coi xứ đạo ở Di Linh. Ở đây ngài gặp rất nhiều người Thượng phong cùi bị gia đình vất bỏ trong rừng. Những người này cô độc, lang thang vật vã khắp nơi. Ngài quy tụ họ lại, lập thành một làng, vừa nuôi họ và chữa bệnh cho họ, chính tay ngài làm lấy. Rồi Ngài bị bệnh triền miên. Ngài viết cho bạn bè: Một năm 12 tháng thì tôi bị sốt rét và lao phổi 10 tháng, dù bệnh nhưng tôi vẫn cố gắng làm để phục vụ những người anh em phong cùi neo đơn này. Vì ngài sống thánh thiện như vậy nên Toà Thánh Roma đã đặt ngài làm giám mục giáo phận Saigon từ năm 1941 tới 1955. Ngài nổi tiếng về sự thánh thiện và đơn sơ khó nghèo, báo chí lúc đó gọi ngài là ‘ giám mục xe đạp ‘vì ngài thường đi xe đạp đến thăm các xứ đạo. Năm 1955 ngài trao quyền giám mục Saigon cho Đức Cha Nguyễn văn Hiền và trở lại Di Linh sống phục vụ tiếp tục các người cùi. Làng cùi của ngài mang tên Kala, thuộc miền Di Linh. Về sau làng được nhiều nơi biết đến và được một số nữ tu Dòng Bác Ái về giúp. Ngài mắc nhiều bệnh hìểm nghèo: bệnh cùi, bệnh sốt rét, lao xương và lao phổi. Ngày 12.1.1972, chính phủ VNCH đã cử một phụ tá dặc biệt của Tổng Thống tới thăm và trao tặng ngài huy chương cao qúy nhất là Đệ Tứ Bảo Quốc Huân chương. Đức Cha đã qua đời ngày 31 tháng 10 năm 1973. Cả làng cùi đã để tang. Báo chí cho biết chưa có đám tang nào dông tới mấy ngàn người và nhiều ngườ khóc như vậy. Ngài thường nóí: Tôi sinh ở Pháp nhưng quê hương của tôi là Việt Nam. Trong di chúc, ngài xin chôn cất ngài đơn sơ theo lối người cùi ở chân tháp làng, bia mộ chỉ ghi Jean Cassaigne, 1895-1973, Caritas et Amor (bác ái và yêu thương ).
Chị Ba xin hết chuyện yêu nước Việt nam của Đức Cha Cassaigne và nói sang chuyện người Pháp thứ hai cũng yêu qúy dân VN. Đó là ông Jean-Marie Mérillon cựu đại sứ Pháp tại VNCH trước 1975. Sau 1975, ông viết cuốn ‘Saigon et Moi’ nóí về lòng yêu mến Saigon và Miền Nam. Ông viết bài cho báo chí nói về ngày 1.5.1975 khi ngồi trên máy bay bỏ Saigon bay sang Thái Lan như sau:
... Lúc phi cơ xoay qua một độ nghiêng lấy hướng Bangkok, tôi nhìn xuống Saigon lần chót. Tự nhiên trong lòng tôi dâng lên một niềm ngậm ngùi thương tiếc tất cả những gì đang xảy ra ở dưới đất. Tôi như người bại trận. Việt nam và tôi có rất nhiều kỷ niệm, có qúa nhiều quan hệ mật thiết suốt đời không phai nhạt. Sống ở VN lâu năm, tôi cảm thấy thương xứ sở này. Tội nghiệp cho họ, họ có thừa khả năng dựng nước nhưng cái quyền làm chủ quê hương đã bị các cường quốc chuyền tay nhau định đoạt. Tôi xin lỗi người Việt Nam, tôi đã làm hết sức mình nhưng không cứu vãn được nền hòa bình cho dân tộc Việt. Vĩnh biệt Saigon. Saigon vẫn hồn nhiên với những mạch sống dạt dào ân nghĩa một khi đã chọn bạn hữu thâm giao. Năm 1979, Đại sứ VC là Võ Văn Sung có thư mời tôi trở lại thăm Saigon. Tôi đã từ chối với lý do không quen với cái tên Hồ Chí Minh. Saigon đã mất, tôi trở lại đó thăm ai ? Người cộng sản giả bộ ngây thơ nên tưởng nhân loại cũng đều ngây thơ như họ. Liên tục nói dối hằng bao nhiêu năm, tưởng như vậy quần chúng sẽ nhập tâm tin là thật. Họ lầm. Nóí láo để tuyên truyền chỉ có lợi trong chốc lát, nhưng về lâu về dài chân lý sẽ đè bẹp họ. Chế độ VNCH thua, nhưng thật ra người VN chưa thua cộng sản. Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30-4-1975. Mỗi năm vợ chồng chúng tôi đều đi xuống Lourdes để viếng Đức Mẹ Lộ Đức. Chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nên hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam...’
Và Chị Ba xin hết. Ai cũng sửng sốt về sự thông thái của Chị Ba. Cụ Chánh khen: Vợ của Anh John có khác.
Hôm nay cả làng được mời tới đây ăn tết Tây mà tôi thấy nhà bếp của Chị Ba lạnh tanh, không có tiếng chén bát gì cả. Không phải chỉ tôi mà hầu như dân làng ai cũng thắc mắc về việc này. Đọc được ý cả làng nên anh John lên tiếng ngay:
Ngày tết ta thì làng ta ăn cỗ ta, hôm nay là tết tây nên chúng ta phải ăn cỗ tây. Làng muốn ăn những món tây gì cơ ? Cả làng ồ lên một tiếng lớn. Cụ Chánh nói: Xin anh chị cho chúng tôi ăn món gì tiêu biểu ‘tây’ nhất. Chị Ba đáp ngay: Cháu cũng đã nghĩ như vậy. Vợ chồng cháu đã bàn về việc này. Chúng ta nên ăn món của nhà hàng tây nào đông khách nhất. Rồi chị cười ha ha. Chúng cháu bàn đến 2 nhà hàng tiêu biểu và ở ngay ngã tư gần đây, đó là nhà hàng McDonalds và Tim Hortons. Tên 2 nhà hàng này nghe thì rất bình dân nhưng xét cho kỹ, họ phục vụ những món nhiều người ăn nhất. McDonalds có 31.000 nhà hàng ở 121 nước trên thế giới, mỗi ngày phục vụ 41 triệu khách hàng. Còn Tim Hortons có 4.613 cửa hàng ở 9 nước. Quán nào cũng đông khách và món nào của họ cũng rất ngon. Cân nhắc mãi thì sau cùng vợ chồng cháu chọn món ăn ở nhà hàng Tim Hortons. Lý do: Chủ nhân Tim Hortons là Miles Gilbert Tim Horton, sinh ở Ontario, người Canada rõ ràng. Rồi Chị Ba hạ giọng: Còn McDonalds, ông tổ của nó là Raymond Kroc, sinh ở Illinois gốc mãi bên Hoa Kỳ. Các bạn bên Hoa Kỳ đừng lên án tôi kỳ thị nha. Xin cả làng cứ ngồi tại chỗ, Tim Hortons giao cỗ tây bây giờ. Nói xong chị liền cầm ipad gọi. Mười phút sau món tây tới. Mỗi người một hộp lớn. Chắc các cụ biết trong hộp này có những món gì rồi. Nào bánh mì kẹp thịt, nào xúc xích, nào cà chua nào khoai chiên, nào hộp cà rem tráng miệng... Cụ B.95 lần đầu tiên ăn món tây Canada thì thích qúa sức.
Và làng tôi đã ăn cỗ tây trộn với nhiều chyện cười tây để mừng năm tây như thế.
Trân trọng kính chúc các cụ năm mới 2019 hạnh phúc và mọi phước lành.
TRÀ LŨ