LM.
Sứ điệp Phụng vụ CN II MV dẫn dắt chúng ta đi vào những chiều kích “dọn đường đón Chúa” ngang qua những nẻo đường hiện thực cuộc sống cũng như lịch sử cụ thể của đời mình.
Trong viễn tương đức tin, việc “Chúa đến”, việc “Chúa nhập thể” vào đời không bao giờ chỉ là một “mầu nhiệm hoàn toàn tách biệt” khỏi thế giới, một huyển tưởng chỉ có trong trí tưởng tượng của một não trạng cuồng tín nào đó; nhưng nhất thiết là “câu chuyện tình, câu chuyện cứu độ, giải thoát…” được dệt nên từ “tấm thảm nhân loại” với tất cả những “đường chỉ ngoằn ngoèo của kiếp nhân sinh”.
Trước hết, chúng ta nhận ra “những đường chỉ” nầy ngay trong trích đoạn sách Barúc (BĐ 1), một tác phẩm được coi là “phụ lục của sách ngôn sứ Giêrêmia” mà nội dung quy chiếu vào giai đoạn lịch sử dân Ít-ra-en đang bị lưu đầy bên Babylon cùng với lời động viên “giữ vững niềm hy vọng ngày về Giêrusalem” trên những nẻo đường thênh thang được chính Thiên Chúa tái thiết và dẫn đưa.
“Vì Chúa đã ra lệnh triệt hạ mọi núi cao và mọi đồi từ ngàn xưa, lấp đầy những hố sâu, để trái đất được bằng phẳng, hầu Ít-ra-en vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa…Chúa sẽ hân hoan lấy lòng từ bi và công bình của Người dẫn dắt Ít-ra-en đến ánh vinh quang” (Br 5,1-9)
Trong ánh sáng mạc khải và chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đó không chỉ là niềm hy vọng dành riêng cho dân Ít-ra-en thời lưu đầy, mà cho muôn dân tộc, muôn kiếp phận con người muôn nơi và muôn thuở.
Ở giữa một giai đoạn mà đất nước đang bị đè nặng dưới gông cùm nô lệ của một “ý thức hệ hoang tưởng”, bị ngoại bang đô hộ theo một cách tinh vi của thời đại hôm nay, lòng người mệt mỏi rẻ chia, đạo đức xã hội băng hoại xuống cấp, môi trường thiên nhiên bị tàn phá…người Kitô hữu Việt Nam cần giữ vững niềm hy vọng vào “lòng từ bi và công bình của Thiên Chúa”, sẵn sàng cọng tác với Ngài để “triệt hạ mọi núi cao…lấp đầy những hố sâu…vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa”.
Cũng vậy, cuộc đời nào, gia đình nào, lại không trải qua những “ngày tháng lưu đầy”, những thử thách gian nan; nhất là những cuộc đời dấn thân theo Chúa, những cuộc đời bước đi trên con đường “Tám Mối phúc thật” ! Hãy vững tin như lời Thánh vịnh 125 : “Miệng vui cười…, lưỡi hân hoan…Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan…”.
Từ những “đường chỉ lưu đầy” của ngôn sứ Barúc, chúng ta lại được thánh sử Luca dẫn đưa tới những con đường “máu và nước mắt” của Palestina vào triều đại hoàng đế Tibêriô, vị hoàng đế lừng danh thứ hai của đế quốc Rôma, kế tục sự nghiệp của Hoàng đế thứ nhất, Augustô.
Nếu Luca, Vị Thánh sử đã trình bày một Đấng Emmanuel nhập thể làm người trong thân phận của một con người thật sự : một em bé nghèo nơi hang lừa máng cỏ ở Bê-lem, hay một chàng thợ mộc bên xưởng thợ Na-da-rét, thì lại đặt “em bé” đó sinh ra ngay trong thời đại của vị hoàng đế thứ nhất – Augustô : “Thời ấy, hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ…” (Lc 2,1-7) để rồi 30 năm sau xuất hiện ngay trong triều đại của vị hoàng đế thứ hai – Tibêriô : “Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Tibêriô…” (Lc 3,1-6).
Chỉ vỏn vẹn có 2 câu đầu của chương 3, Thánh Luca đã mô tả toàn cảnh lịch sử, địa lý, xã hội, chính trị, tôn giáo…vào thời Gioan Tẩy Giả chuẩn bị giới thiệu Chúa Giêsu cho dân Do Thái.
Về phương diện con người, Luca muốn dựng lên cái thế đối lập : giữa một bên là những con người quyền lực (chính trị : Hoàng đế Tibêriô, tổng rấn Philatô, tiểu vương Hêrôđê…; tôn giáo : Thượng tế Kha-nan và Cai-pha), một bên là những kẻ thấp cổ, bé miệng, nghèo hèn mà đại diện đó chính là Gioan Tẩy Giả, một ngôn sứ ẩn tu đến từ hoang mạc, xuất hiện sau gần 500 năm vắng bóng trong lịch sử Ít-ra-en, và sau đó là Giêsu, người thợ mộc đến từ Na-da-rét !
Nhưng đằng sau các “bức phông đối lập không cân xứng này”, chúng ta thấy gì ? Phải chăng đó chính là lời được phát ra từ môi miệng cũng của một con người thuộc hàng “thấp cổ bé miệng” – Đức Trinh Nữ Maria trong bài thánh thi Magnificat : “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường…” (Lc 1,51-53).
Khi đặt “cuộc đời công khai” và công cuộc “rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu” vào thời của một triều đại đế quốc hưng thịnh – Hoàng đế Rôma Tibêrio, cùng với những thuộc hạ đang vận hành một lãnh địa mênh mông, bát ngát bao trùm thế giới (vào lúc bấy giờ), chắc chắn Luca còn muốn ngụ ý rằng : đã đến lúc, Tin Mừng của Chúa Giêsu phải “vượt khỏi luỹ tre làng” để được loan báo cho toàn thế giới, sứ điệp Cứu Độ do Đấng mà “Gioan giới thiệu và chẳng đáng cởi quai dép” không chỉ hạn hẹp, giới hạn cho một vùng miền, một quốc gia, một dân tộc, một thời đại…mà phải lan rộng đến mọi chân trời góc biển, mọi nền văn hoá, mọi tâm hồn…
Không chỉ dừng lại với những ý nghĩa trên ! Luca tiếp tục dẫn dắt chúng ta đến những nội dung phong phú khác qua những “địa danh mang tính ẩn dụ và điển tích” để từ đó phác hoạ những bài học tâm linh sâu lắng.
- Nào là hình ảnh “HOANG MẠC” nơi ông Gioan vừa từ bỏ lại để xuất hiện rao giảng đã gợi nhớ về một thời “ít-ra-en lang thang suốt 40 năm trường” để nhờ đó học được biết bao nhiều bài học của Thiên Chúa. Ngày hôm nay, “hoang mạc” luôn là địa chỉ cần thiết để những người Kitô hữu tìm được sự khôn ngoan và sức mạnh tinh thần hầu trang bị cho mình những vốn liếng cần thiết để ra đi rao giảng.
- Nào hình ảnh bờ sông “GIO-ĐAN” nơi Gioan gặp gỡ đoàn người đông đảo và giúp họ chịu thanh tẩy để chứng tỏ sự hoán cải trở nên một con người mới. “Bờ sông Gio-đan” hôm nay lại không là những cuộc tập họp của những con người được “tái sinh nhờ Phép Rửa trong Đức Kitô” để làm nên một cộng đoàn Dân Mới, một cộng đoàn thường xuyên “hoán cải và đón nhận Tin Mừng” để thuộc về Vương Quốc Thiên Chúa. (Mc 1,15).
Từ “Hoang Mạc lắng nghe và cầu nguyện” đến “Gio-đan gặp gỡ, hiệp thông, hoán cải và cử hành Phụng vụ” lại không là cuộc hành trình tâm linh cụ thể của Mùa Vọng Kitô hữu đó sao !
Và như thế, sứ điệp “CON ĐƯỜNG” từ Isaia đến Gioan Tẩy giả và cho tới “Mùa Vọng” của Phụng vụ hôm nay luôn mang tính thời sự và cần thiết.
Trong những ngày nầy, trên muôn vạn nẻo đường của thế giới đã thấy xuất hiện nhiều dấu chỉ của trang trí Giáng Sinh : cây thông Noel, hang đá Bêlem, ông già Noel, nhạc, ánh sáng…; nhiều cộng đoàn đang tất bật tập hoan ca, diễn nguyện…Chúng ta cùng cầu nguyện để tất cả những công việc đó đều, như ước nguyện của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Philip - BĐ 2 : “trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Đức Kitô”; hay như ước nguyện giản đơn nhưng cũng đầy thâm thuý và nhân bản của Tổng Thống Mỹ Donald Drump và Phu nhân Melania trong lời chúc Giáng Sinh 2018 : “ Giáng Sinh với những gói quà cho trẻ em…các gia đình và xóm giềng gần gũi, các cộng đồng đến cùng nhau và phục vụ cho nhau…”.
Để làm được những “quà tặng Giáng Sinh” như thế, thì ngay từ hôm nay, Chúa Nhật II Mùa Vọng nầy, mỗi người chúng ta phải ra sức “sửa dọn những con đường tâm hồn”, như được ngụ ý với những câu thơ lục bát trong bài thơ “MÙA VỌNG VÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CÒN DANG DỞ”:
Đường gia đạo, lối uyên ương,
Đường lên cung thánh, đường vương chợ đời.
Đường gặp gỡ giữa mọi người,
Đường chia cảnh ngộ phận đời hẩm hiu.
Đường phục vụ, nẻo thương yêu,
Gia đình, xã hội bao nhiêu là đường…!
Hận thù giờ đổi yêu thương,
Xa xôi cách biệt nay đương lại gần.
Đường nào dục vọng, tham sân,
Nay theo lối mới lại gần phúc thiêng.
Mỗi người có một đường riêng,
Canh tân sám hối cần chuyên nguyện cầu…
Và con đường gần nhất, thiết thân nhất ngay trong giây phút nầy, đó chính là “con đường Thánh Thể”. Chúng ta cùng thành tâm hoán cải và khiêm hạ sốt sắng cử hành Hy Tế của Đấng đang hiện diện giữa chúng ta và ban Lời cùng Máu Thịt mình cho chúng ta. Amen.
LM. Giuse Trương đình Hiền
Sứ điệp Phụng vụ CN II MV dẫn dắt chúng ta đi vào những chiều kích “dọn đường đón Chúa” ngang qua những nẻo đường hiện thực cuộc sống cũng như lịch sử cụ thể của đời mình.
Trong viễn tương đức tin, việc “Chúa đến”, việc “Chúa nhập thể” vào đời không bao giờ chỉ là một “mầu nhiệm hoàn toàn tách biệt” khỏi thế giới, một huyển tưởng chỉ có trong trí tưởng tượng của một não trạng cuồng tín nào đó; nhưng nhất thiết là “câu chuyện tình, câu chuyện cứu độ, giải thoát…” được dệt nên từ “tấm thảm nhân loại” với tất cả những “đường chỉ ngoằn ngoèo của kiếp nhân sinh”.
Trước hết, chúng ta nhận ra “những đường chỉ” nầy ngay trong trích đoạn sách Barúc (BĐ 1), một tác phẩm được coi là “phụ lục của sách ngôn sứ Giêrêmia” mà nội dung quy chiếu vào giai đoạn lịch sử dân Ít-ra-en đang bị lưu đầy bên Babylon cùng với lời động viên “giữ vững niềm hy vọng ngày về Giêrusalem” trên những nẻo đường thênh thang được chính Thiên Chúa tái thiết và dẫn đưa.
“Vì Chúa đã ra lệnh triệt hạ mọi núi cao và mọi đồi từ ngàn xưa, lấp đầy những hố sâu, để trái đất được bằng phẳng, hầu Ít-ra-en vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa…Chúa sẽ hân hoan lấy lòng từ bi và công bình của Người dẫn dắt Ít-ra-en đến ánh vinh quang” (Br 5,1-9)
Trong ánh sáng mạc khải và chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đó không chỉ là niềm hy vọng dành riêng cho dân Ít-ra-en thời lưu đầy, mà cho muôn dân tộc, muôn kiếp phận con người muôn nơi và muôn thuở.
Ở giữa một giai đoạn mà đất nước đang bị đè nặng dưới gông cùm nô lệ của một “ý thức hệ hoang tưởng”, bị ngoại bang đô hộ theo một cách tinh vi của thời đại hôm nay, lòng người mệt mỏi rẻ chia, đạo đức xã hội băng hoại xuống cấp, môi trường thiên nhiên bị tàn phá…người Kitô hữu Việt Nam cần giữ vững niềm hy vọng vào “lòng từ bi và công bình của Thiên Chúa”, sẵn sàng cọng tác với Ngài để “triệt hạ mọi núi cao…lấp đầy những hố sâu…vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa”.
Cũng vậy, cuộc đời nào, gia đình nào, lại không trải qua những “ngày tháng lưu đầy”, những thử thách gian nan; nhất là những cuộc đời dấn thân theo Chúa, những cuộc đời bước đi trên con đường “Tám Mối phúc thật” ! Hãy vững tin như lời Thánh vịnh 125 : “Miệng vui cười…, lưỡi hân hoan…Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan…”.
Từ những “đường chỉ lưu đầy” của ngôn sứ Barúc, chúng ta lại được thánh sử Luca dẫn đưa tới những con đường “máu và nước mắt” của Palestina vào triều đại hoàng đế Tibêriô, vị hoàng đế lừng danh thứ hai của đế quốc Rôma, kế tục sự nghiệp của Hoàng đế thứ nhất, Augustô.
Nếu Luca, Vị Thánh sử đã trình bày một Đấng Emmanuel nhập thể làm người trong thân phận của một con người thật sự : một em bé nghèo nơi hang lừa máng cỏ ở Bê-lem, hay một chàng thợ mộc bên xưởng thợ Na-da-rét, thì lại đặt “em bé” đó sinh ra ngay trong thời đại của vị hoàng đế thứ nhất – Augustô : “Thời ấy, hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ…” (Lc 2,1-7) để rồi 30 năm sau xuất hiện ngay trong triều đại của vị hoàng đế thứ hai – Tibêriô : “Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Tibêriô…” (Lc 3,1-6).
Chỉ vỏn vẹn có 2 câu đầu của chương 3, Thánh Luca đã mô tả toàn cảnh lịch sử, địa lý, xã hội, chính trị, tôn giáo…vào thời Gioan Tẩy Giả chuẩn bị giới thiệu Chúa Giêsu cho dân Do Thái.
Về phương diện con người, Luca muốn dựng lên cái thế đối lập : giữa một bên là những con người quyền lực (chính trị : Hoàng đế Tibêriô, tổng rấn Philatô, tiểu vương Hêrôđê…; tôn giáo : Thượng tế Kha-nan và Cai-pha), một bên là những kẻ thấp cổ, bé miệng, nghèo hèn mà đại diện đó chính là Gioan Tẩy Giả, một ngôn sứ ẩn tu đến từ hoang mạc, xuất hiện sau gần 500 năm vắng bóng trong lịch sử Ít-ra-en, và sau đó là Giêsu, người thợ mộc đến từ Na-da-rét !
Nhưng đằng sau các “bức phông đối lập không cân xứng này”, chúng ta thấy gì ? Phải chăng đó chính là lời được phát ra từ môi miệng cũng của một con người thuộc hàng “thấp cổ bé miệng” – Đức Trinh Nữ Maria trong bài thánh thi Magnificat : “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường…” (Lc 1,51-53).
Khi đặt “cuộc đời công khai” và công cuộc “rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu” vào thời của một triều đại đế quốc hưng thịnh – Hoàng đế Rôma Tibêrio, cùng với những thuộc hạ đang vận hành một lãnh địa mênh mông, bát ngát bao trùm thế giới (vào lúc bấy giờ), chắc chắn Luca còn muốn ngụ ý rằng : đã đến lúc, Tin Mừng của Chúa Giêsu phải “vượt khỏi luỹ tre làng” để được loan báo cho toàn thế giới, sứ điệp Cứu Độ do Đấng mà “Gioan giới thiệu và chẳng đáng cởi quai dép” không chỉ hạn hẹp, giới hạn cho một vùng miền, một quốc gia, một dân tộc, một thời đại…mà phải lan rộng đến mọi chân trời góc biển, mọi nền văn hoá, mọi tâm hồn…
Không chỉ dừng lại với những ý nghĩa trên ! Luca tiếp tục dẫn dắt chúng ta đến những nội dung phong phú khác qua những “địa danh mang tính ẩn dụ và điển tích” để từ đó phác hoạ những bài học tâm linh sâu lắng.
- Nào là hình ảnh “HOANG MẠC” nơi ông Gioan vừa từ bỏ lại để xuất hiện rao giảng đã gợi nhớ về một thời “ít-ra-en lang thang suốt 40 năm trường” để nhờ đó học được biết bao nhiều bài học của Thiên Chúa. Ngày hôm nay, “hoang mạc” luôn là địa chỉ cần thiết để những người Kitô hữu tìm được sự khôn ngoan và sức mạnh tinh thần hầu trang bị cho mình những vốn liếng cần thiết để ra đi rao giảng.
- Nào hình ảnh bờ sông “GIO-ĐAN” nơi Gioan gặp gỡ đoàn người đông đảo và giúp họ chịu thanh tẩy để chứng tỏ sự hoán cải trở nên một con người mới. “Bờ sông Gio-đan” hôm nay lại không là những cuộc tập họp của những con người được “tái sinh nhờ Phép Rửa trong Đức Kitô” để làm nên một cộng đoàn Dân Mới, một cộng đoàn thường xuyên “hoán cải và đón nhận Tin Mừng” để thuộc về Vương Quốc Thiên Chúa. (Mc 1,15).
Từ “Hoang Mạc lắng nghe và cầu nguyện” đến “Gio-đan gặp gỡ, hiệp thông, hoán cải và cử hành Phụng vụ” lại không là cuộc hành trình tâm linh cụ thể của Mùa Vọng Kitô hữu đó sao !
Và như thế, sứ điệp “CON ĐƯỜNG” từ Isaia đến Gioan Tẩy giả và cho tới “Mùa Vọng” của Phụng vụ hôm nay luôn mang tính thời sự và cần thiết.
Trong những ngày nầy, trên muôn vạn nẻo đường của thế giới đã thấy xuất hiện nhiều dấu chỉ của trang trí Giáng Sinh : cây thông Noel, hang đá Bêlem, ông già Noel, nhạc, ánh sáng…; nhiều cộng đoàn đang tất bật tập hoan ca, diễn nguyện…Chúng ta cùng cầu nguyện để tất cả những công việc đó đều, như ước nguyện của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Philip - BĐ 2 : “trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Đức Kitô”; hay như ước nguyện giản đơn nhưng cũng đầy thâm thuý và nhân bản của Tổng Thống Mỹ Donald Drump và Phu nhân Melania trong lời chúc Giáng Sinh 2018 : “ Giáng Sinh với những gói quà cho trẻ em…các gia đình và xóm giềng gần gũi, các cộng đồng đến cùng nhau và phục vụ cho nhau…”.
Để làm được những “quà tặng Giáng Sinh” như thế, thì ngay từ hôm nay, Chúa Nhật II Mùa Vọng nầy, mỗi người chúng ta phải ra sức “sửa dọn những con đường tâm hồn”, như được ngụ ý với những câu thơ lục bát trong bài thơ “MÙA VỌNG VÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CÒN DANG DỞ”:
Đường gia đạo, lối uyên ương,
Đường lên cung thánh, đường vương chợ đời.
Đường gặp gỡ giữa mọi người,
Đường chia cảnh ngộ phận đời hẩm hiu.
Đường phục vụ, nẻo thương yêu,
Gia đình, xã hội bao nhiêu là đường…!
Hận thù giờ đổi yêu thương,
Xa xôi cách biệt nay đương lại gần.
Đường nào dục vọng, tham sân,
Nay theo lối mới lại gần phúc thiêng.
Mỗi người có một đường riêng,
Canh tân sám hối cần chuyên nguyện cầu…
Và con đường gần nhất, thiết thân nhất ngay trong giây phút nầy, đó chính là “con đường Thánh Thể”. Chúng ta cùng thành tâm hoán cải và khiêm hạ sốt sắng cử hành Hy Tế của Đấng đang hiện diện giữa chúng ta và ban Lời cùng Máu Thịt mình cho chúng ta. Amen.
LM. Giuse Trương đình Hiền