Mầu Nhiệm Đức Tin
Chúa Nhật XX TN B
Một giáo lý viên muốn chơi khăm ông cha phó: “Thưa cha, Hội Thánh dạy rằng phải kiêng thịt mỗi ngày thứ sáu. Vì thế, hôm nay ngày thứ sáu, con không dám rước Chúa vì rước Chúa là ăn thịt, uống máu Chúa Giêsu. Mà ăn thịt là lỗi luật Hội Thánh dạy”. Chắc hẳn ông cha phó dù mới ra lò cũng có đủ cách, đủ kiểu để thoát cạm bẩy của mấy tay giáo lý viên tinh nghịch ấy. Tuy nhiên, qua câu chuyện vui này, chúng ta có lẽ dễ thông cảm với người Do Thái xưa thấy khó chịu khi nghe Chúa Giêsu nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51). Tin mừng tường thuật rằng họ đã tranh luận sôi nổi với nhau rằng: “làm sao ông nầy có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” (Ga 6,52).
Kho tàng các chuyện dân gian về tình mẫu tử hay tình hiếu thảo vẫn có đó nhiều mẫu gương các bà mẹ cho con “uống máu”mình hay những người con hiếu thảo cắt thịt để nuôi mẹ già. Dù vậy, khi nghe đến các từ ăn thịt và uống máu người, thì chúng ta vẫn thấy gai gai, rờn rợn chút nào đó. Thế nhưng, có thể nói rằng tất cả mọi người đều đã từng ăn uống thịt máu người để được sống. Cứ vào mỗi dịp chuẩn bị cho các em xưng tội rước lễ lần đầu, tôi thường nói lên sự thật này, đó là con người chúng ta thoặt sinh ra hầu hết đều nhờ chính thịt máu của mẹ qua dòng sữa để sống và lớn lên. Đã từng một thời, nhiều bà mẹ không ý thức tầm quan trọng của dòng sữa mình trong việc nuôi con thưở con mới lọt lòng và khi con còn thơ bé. Nhờ khoa học tiến bộ và cũng nhờ các phương tiện thông tin đại chúng, ngày nay người ta biết khôn ngoan hơn khi nhìn nhận: “sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và các trẻ nhỏ”. Qua hình ảnh dòng sữa mẹ, xin được chia sẻ đôi điều về chính Thịt Máu Chúa Kitô là quà tặng nhưng không, là phương dược kháng bệnh tuyệt vời và là nguồn ban sự sống đời đời.
Thánh Thể là quà tặng nhưng không. Nói rằng nhưng không thì có thể là thừa, vì đã nói là quà tặng thì không đòi hỏi phải trả tiền hay công sức. Tuy nhiên, không nói thì cũng có thể thiếu vì trong thực tế đằng sau nhiều quà tặng vẫn có đó hậu ý “bánh ít trao đi, bánh nhì trả lại” hay chuyện trả nợ đời của những bữa tiệc cưới hỏi, đám đình. Dòng sữa mẹ trao ban cho con thơ thì như là tuyệt đối nhưng không, nghĩa là tất cả chỉ vì con và cho con, ngay cả khi con chưa cất tiếng khóc vì khát sữa. Thiên Chúa được nhân cách hóa bằng Đức Khôn ngoan đã bảo “Hãy đến mà ăn bánh của Ta, và uống rượu do Ta pha chế! Đừng ngây thơ khờ dại nữa…”(Cn 9,5). Ngôn sứ Isaia cũng đã từng khẳng định: “Ngày ấy trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon…”(Is 25,6) và ngài đã nói thay Thiên Chúa: “Đến cả đi, hỡi những ai đang khát, nước đã sẵn đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mà mua mà dùng; đến mua rượu, mua sữa, không phải trả đồng nào” (Is 55,1). Thánh Thể là quà tặng nhưng không. “Anh em đã lãnh nhận nhưng không thì hãy trao ban nhưng không”(Mt 10,8).
Thánh Thể la phương dược kháng khuẩn, phòng bệnh tuyệt vời. Khôn ngoan hơn người xưa, các bà trẻ ngày nay ý thức tầm quan trọng của những “giọt sữa trong” của mình khi đứa con vừa chào đời, là một linh dược giúp đứa trẻ kháng bệnh tật hữu hiệu. Chúa Kitô minh nhiên phán: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26,27-28). Mẹ Hội Thánh còn dạy chúng ta: “Việc rước lễ giúp chúng ta xa lánh tội lỗi. Chúng ta rước lấy Mình Chúa Kitô, “đã phó nộp vì chúng ta” và Máu “đã đổ ra cho mọi người được tha tội”. Vì thế, bí tích Thánh Thể không thể kết hiệp chúng ta với Chúa Kitô, nếu không thanh tẩy chúng ta khỏi tội đã phạm và giúp chúng ta xa lánh tội lỗi” (GLCG chung số 1393).
Thánh Thể là nguồn ban sự sống thần thiêng, nhờ được kết hiệp nên một với Chúa Kitô. Qua dòng sữa, đứa trẻ ngày càng khắng khít với người sinh ra nó. Nhờ dòng sữa, cái tình giữa người mẹ và đứa con thêm đậm đà. Chúa Kitô đã từng khẳng định: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì luôn kết hiệp với Tôi, và Tôi luôn kết hiệp với người ấy”. Đời sống trong Chúa Kitô có nền tảng nơi bí tích Thánh Thể: “Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57) (GLCG chung số 1391).
Không ai tự nhận là người khờ dại. Chúng ta đều muốn là những người khôn ngoan, nhưng có thể là “khôn ngoan của con cái thế gian”. Người khôn ngoan kiểu này thì tìm mọi cách thế để có được những thiện hảo đời này kể cả những cách thế phi nghĩa (x.Mt 16,1-8). Không chối cãi rằng vẫn có đó những bậc hiền triết và khôn ngoan đáng trân trọng. Tuy nhiên khôn ngoan theo kiểu này vẫn chưa đủ bảo đảm cho sự sống đời đời vì người ta có thể ỷ lại vào luận lý nhân loại để khước từ Đấng là bánh hằng sống từ trời xuống (x.Mt 11,25-56; Lc 10,21). Ngoài sự khôn ngoan chính đáng thì cần phải có lòng tin. Dù luận suy thế nào đi nữa thì Bánh hằng sống là nguồn ban sự sống đời đời, là phương dược xóa tội và giúp chống lại chước cám dỗ, là quà tặng nhưng không, mãi là mầu nhiệm của đức tin.
Nói đến đức tin thì chúng ta nhìn nhận đó là hồng ân Chúa ban và cũng là sự dấn thân đáp trả của chúng ta. Sự đáp trả này đòi hỏi nhiều sự từ bỏ. Một trong những sự từ bỏ phải có, đó là chấp nhận sự hạn chế của lý trí trước các thực tại siêu nhiên, vì đối tượng của đức tin không minh nhiên rõ ràng theo sự luận lý của trí khôn nhân loại. Vì tin Chúa Kitô là Đấng có lời quyền năng trên bệnh tật, trên sự chết, trên cả thiên nhiên và Người là Đấng từ bi, nhân hậu, đầy lòng xót thương, nên chúng ta tin nhận những gì Người mạc khải.
Lạy Chúa, con tin, nhưng xin củng cố đức tin cho chúng con (x.Mc 9,24)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật XX TN B
Một giáo lý viên muốn chơi khăm ông cha phó: “Thưa cha, Hội Thánh dạy rằng phải kiêng thịt mỗi ngày thứ sáu. Vì thế, hôm nay ngày thứ sáu, con không dám rước Chúa vì rước Chúa là ăn thịt, uống máu Chúa Giêsu. Mà ăn thịt là lỗi luật Hội Thánh dạy”. Chắc hẳn ông cha phó dù mới ra lò cũng có đủ cách, đủ kiểu để thoát cạm bẩy của mấy tay giáo lý viên tinh nghịch ấy. Tuy nhiên, qua câu chuyện vui này, chúng ta có lẽ dễ thông cảm với người Do Thái xưa thấy khó chịu khi nghe Chúa Giêsu nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51). Tin mừng tường thuật rằng họ đã tranh luận sôi nổi với nhau rằng: “làm sao ông nầy có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” (Ga 6,52).
Kho tàng các chuyện dân gian về tình mẫu tử hay tình hiếu thảo vẫn có đó nhiều mẫu gương các bà mẹ cho con “uống máu”mình hay những người con hiếu thảo cắt thịt để nuôi mẹ già. Dù vậy, khi nghe đến các từ ăn thịt và uống máu người, thì chúng ta vẫn thấy gai gai, rờn rợn chút nào đó. Thế nhưng, có thể nói rằng tất cả mọi người đều đã từng ăn uống thịt máu người để được sống. Cứ vào mỗi dịp chuẩn bị cho các em xưng tội rước lễ lần đầu, tôi thường nói lên sự thật này, đó là con người chúng ta thoặt sinh ra hầu hết đều nhờ chính thịt máu của mẹ qua dòng sữa để sống và lớn lên. Đã từng một thời, nhiều bà mẹ không ý thức tầm quan trọng của dòng sữa mình trong việc nuôi con thưở con mới lọt lòng và khi con còn thơ bé. Nhờ khoa học tiến bộ và cũng nhờ các phương tiện thông tin đại chúng, ngày nay người ta biết khôn ngoan hơn khi nhìn nhận: “sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và các trẻ nhỏ”. Qua hình ảnh dòng sữa mẹ, xin được chia sẻ đôi điều về chính Thịt Máu Chúa Kitô là quà tặng nhưng không, là phương dược kháng bệnh tuyệt vời và là nguồn ban sự sống đời đời.
Thánh Thể là quà tặng nhưng không. Nói rằng nhưng không thì có thể là thừa, vì đã nói là quà tặng thì không đòi hỏi phải trả tiền hay công sức. Tuy nhiên, không nói thì cũng có thể thiếu vì trong thực tế đằng sau nhiều quà tặng vẫn có đó hậu ý “bánh ít trao đi, bánh nhì trả lại” hay chuyện trả nợ đời của những bữa tiệc cưới hỏi, đám đình. Dòng sữa mẹ trao ban cho con thơ thì như là tuyệt đối nhưng không, nghĩa là tất cả chỉ vì con và cho con, ngay cả khi con chưa cất tiếng khóc vì khát sữa. Thiên Chúa được nhân cách hóa bằng Đức Khôn ngoan đã bảo “Hãy đến mà ăn bánh của Ta, và uống rượu do Ta pha chế! Đừng ngây thơ khờ dại nữa…”(Cn 9,5). Ngôn sứ Isaia cũng đã từng khẳng định: “Ngày ấy trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon…”(Is 25,6) và ngài đã nói thay Thiên Chúa: “Đến cả đi, hỡi những ai đang khát, nước đã sẵn đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mà mua mà dùng; đến mua rượu, mua sữa, không phải trả đồng nào” (Is 55,1). Thánh Thể là quà tặng nhưng không. “Anh em đã lãnh nhận nhưng không thì hãy trao ban nhưng không”(Mt 10,8).
Thánh Thể la phương dược kháng khuẩn, phòng bệnh tuyệt vời. Khôn ngoan hơn người xưa, các bà trẻ ngày nay ý thức tầm quan trọng của những “giọt sữa trong” của mình khi đứa con vừa chào đời, là một linh dược giúp đứa trẻ kháng bệnh tật hữu hiệu. Chúa Kitô minh nhiên phán: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26,27-28). Mẹ Hội Thánh còn dạy chúng ta: “Việc rước lễ giúp chúng ta xa lánh tội lỗi. Chúng ta rước lấy Mình Chúa Kitô, “đã phó nộp vì chúng ta” và Máu “đã đổ ra cho mọi người được tha tội”. Vì thế, bí tích Thánh Thể không thể kết hiệp chúng ta với Chúa Kitô, nếu không thanh tẩy chúng ta khỏi tội đã phạm và giúp chúng ta xa lánh tội lỗi” (GLCG chung số 1393).
Thánh Thể là nguồn ban sự sống thần thiêng, nhờ được kết hiệp nên một với Chúa Kitô. Qua dòng sữa, đứa trẻ ngày càng khắng khít với người sinh ra nó. Nhờ dòng sữa, cái tình giữa người mẹ và đứa con thêm đậm đà. Chúa Kitô đã từng khẳng định: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì luôn kết hiệp với Tôi, và Tôi luôn kết hiệp với người ấy”. Đời sống trong Chúa Kitô có nền tảng nơi bí tích Thánh Thể: “Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57) (GLCG chung số 1391).
Không ai tự nhận là người khờ dại. Chúng ta đều muốn là những người khôn ngoan, nhưng có thể là “khôn ngoan của con cái thế gian”. Người khôn ngoan kiểu này thì tìm mọi cách thế để có được những thiện hảo đời này kể cả những cách thế phi nghĩa (x.Mt 16,1-8). Không chối cãi rằng vẫn có đó những bậc hiền triết và khôn ngoan đáng trân trọng. Tuy nhiên khôn ngoan theo kiểu này vẫn chưa đủ bảo đảm cho sự sống đời đời vì người ta có thể ỷ lại vào luận lý nhân loại để khước từ Đấng là bánh hằng sống từ trời xuống (x.Mt 11,25-56; Lc 10,21). Ngoài sự khôn ngoan chính đáng thì cần phải có lòng tin. Dù luận suy thế nào đi nữa thì Bánh hằng sống là nguồn ban sự sống đời đời, là phương dược xóa tội và giúp chống lại chước cám dỗ, là quà tặng nhưng không, mãi là mầu nhiệm của đức tin.
Nói đến đức tin thì chúng ta nhìn nhận đó là hồng ân Chúa ban và cũng là sự dấn thân đáp trả của chúng ta. Sự đáp trả này đòi hỏi nhiều sự từ bỏ. Một trong những sự từ bỏ phải có, đó là chấp nhận sự hạn chế của lý trí trước các thực tại siêu nhiên, vì đối tượng của đức tin không minh nhiên rõ ràng theo sự luận lý của trí khôn nhân loại. Vì tin Chúa Kitô là Đấng có lời quyền năng trên bệnh tật, trên sự chết, trên cả thiên nhiên và Người là Đấng từ bi, nhân hậu, đầy lòng xót thương, nên chúng ta tin nhận những gì Người mạc khải.
Lạy Chúa, con tin, nhưng xin củng cố đức tin cho chúng con (x.Mc 9,24)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột