Lược trích bài phỏng vấn với Cha Pedro Barrajón

ROME (Zenit.org).- Thưa, có phải Tội Nguyên Tổ (original sin) là do chính Giáo Hội chế ra không?

Câu hỏi này chính là đề tài thảo luận vào hôm thứ năm và thứ sáu vào đầu tháng 3 vừa qua tại một hội nghị chuyên đề diễn ra ở Rôma. Cha Pedro Barrajón, giáo sư thần học thuộc Dòng Legio cho hãng tin Zenit biết: sáng kiến này là do Viện Đại Học Giáo Hoàng Đức Mẹ Tông Đồ (Regina Apostolorum Pontifical University) đưa ra nhằm mục đích mang các nhà thần học cũng như các nhà tâm lý học và những chuyên gia về xã hội học lại với nhau.

Hỏi (H): Thưa Cha, trong cuốn sách của Ngài có nhan đề “Trí Nhớ và Nhân Dạng” (Memory and Identity), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị thường hay đề cập tới chủ đề có liên quan đến tội nguyên tổ. Vậy, có phải hội nghị được tổ chức ra nhân việc xuất bản ra cuốn sách mới nhất của Đức Thánh Cha không?

Cha Barrajón (T): Thưa, thực tế mà nói, chúng tôi không biết là cuốn sách của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị lại có đề cập đến chủ đề về ma quỷ và tội lỗi dưới ánh sáng cứu chuộc của Chúa Kitô. Sự trùng hợp này rất ngẫu nhiên, và có lẽ là do tiền định, vì chưng hội nghị sẽ được làm sáng tỏ thêm bởi những chia sẽ sâu sắc, uyên thâm của Đức Thánh Cha về tội lỗi và ma quỷ cùng với mầu nhiệm cứu chuộc, chính là nền tảng. Chúng ta cũng đừng quên rằng Ngài đã dành hiến chế đầu tiên của Ngài là “Redemptor Hominis,” qua đó Ngài coi Chúa Kitô chính là Người Cứu Chuộc con người khỏi tội lỗi và ma quỷ, vốn đã tấn công Ngài vào giây phút quan trọng nhất của lịch sử cứu chuộc.

(H): Thưa Cha, tại sao Cha lại chọn một chủ đề mang tính gai góc và thách đố như vậy?

(T): Thưa, hội nghị về tội nguyên tổ là một hội nghị có liên quan tới nhiều lãnh vực học thuật khác nhau, trước tiên là nhằm xem xét mọi khía cạnh phức tạp và gai góc của chủ đề theo đúng ánh sáng của sự mạc khải, lịch sử của thần học và những điều mà Giáo Hội đã giảng dạy, kế đến là cố gắng trình bày ra những dấu chỉ cho việc đối thoại, cho triết học, văn hóa, sư phạm (pedagogical), tâm sinh lý và thậm chí ngay cả tính khoa học của một chủ đề có liên quan đến tội nguyên tổ. Chúng tôi đã phân chia hội nghị thành bốn phần chính.

Phần đầu sẽ nghiên cứu về chủ đề dưới cái nhìn của Thánh Kinh. Phần hai, dưới cái nhìn của thần học giáo điều (dogmatic theology) nhằm đưa ra xuất xứ của tội nguyên tổ, xem xét nó dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau như: Kitô Học dưới ánh sáng của một chủ đề của Thánh Kinh đó là việc con người giống với hình ảnh của chính Thiên Chúa, cũng như dưới khía cạnh thần học con người hay thần học về mặt nhân chủng học học (theological anthropology); Maria Học (Mariology) và thần học về Chúa Giêsu Cứu Thế (soteriology). Phần này sẽ kết thúc bằng một sự suy niệm về tội nguyên tổ theo những gì được giảng dạy bởi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Phần ba của hội nghị sẽ triển khai những nghiên cứu về mặt thần học trên bình diện đối thoại đại kết với hai phần trình bày về tội nguyên tổ theo truyền thống của hệ phái Tin Lành Luther và Chính Thống. Những bài diễn văn khác trong phần này có liên quan đến thần học luân lý và thần học tín lý (moral and spiritual theology).

Phần cuối là chuyên về việc đối thoại, đàm đạo dựa trên những khía cạnh khoa học khác nhau.

(H): Thưa Cha, thật là khó cho thế giới hiện đại ngày nay để chấp nhận ý tưởng về tội lỗi. Tội nguyên tổ thậm chí còn khó hơn để mà có thể hiểu ra được vì tính di truyền của nó. Thế đâu là suy nghĩ của Cha về vấn đề này?

(T): Thưa, vào năm 1986, trong loạt bài giáo lý nhằm giải thích về Kinh Tin Kính, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã trình bày chủ đề về tội nguyên tổ theo một cách rất đặc biệt và súc tích.

Một trong những cách đó chính là vào ngày 24 tháng 9, Đức Thánh Cha khẳng định rằng nền văn hóa văn minh rất dè dặt khi nói đến tội nguyên tổ vì lẽ, nó không thể nào chấp nhận được ý tưởng về một tội di truyền được gắn kết với một quyết định sai lầm nào đó của tổ tông và xem ý tưởng đó đối lập với ý tưởng về nhân cách của một con người.

Nhưng cũng đồng thời sau đó, Ngài lại nói thêm rằng thật đúng là việc giảng dạy về tội nguyên tổ là nhằm để tiết lộ rõ ra tầm quan trọng đặc biệt của con người thời nay, những người mà sau khi đã từ chối để tin vào điều này, thì lại không thể nào tìm ra được những chứng cớ của những ám chỉ huyền bí và đau khổ của mà quỷ mà con người ngày đêm phải kinh qua và đã kết thúc bằng việc do dự giữa một bên là thù hận và lạc quan vô trách nhiệm, với một bên là cấp tiến (radical) và bi quan cùng cực.

Giáo Hội, thay vào đó, đã chấp nhận tính giáo điều của tội nguyên tổ, vì biết rằng nội bên trong trái tim của con người có một sự giằng co dữ dội giữa một bên là thiện và một bên là ác, và chỉ có việc cùng hiệp kết chính bản thân con người với chiến thắng của Chúa Kitô, là Người cứu rỗi toàn thể nhân loại và chính từng người một, để tất cả đều cùng chiến thắng, vinh hiển với Ngài..

Thuyết duy thực Kitô Giáo (Christian realism) không che dấu vết thương tự nhiên này của nhân loại, mà là tìm kiếm cách để loại bỏ và chữa lành nó bằng chính hồng ân của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao mà nó giữ một quan điểm cân bằng và báo động, để rồi được áp dụng trong việc giáo dục, giảng dạy và trong những phán đoán luân lý của những tình huống có liên quan tới gia đình, xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị.

(H): Thưa Cha, có một số người diễn dịch rằng tội lỗi của Adong và Evà chính là cách khám phá ra khoa học vốn nỗi loạn chống lại Thiên Chúa. Thì bằng cách nào mà Cha có thể lý giải về chuyện dùng đến khoa học?

(T): Thưa, chúng tôi đã dự trù có hai bài trình bày về chủ đề có liên quan đến khoa học tự nhiên-bài đầu được trình bày bởi Đức Ông Fiorenzo Facchini của trường Đại Học Bologna, Đức Ông sẽ nói về chủ đề có liên quan tới nguồn gốc của con người lẫn khoa học mãi cho đến ngày nay và những dấu chỉ về mặt thần học của giáo điều về tội nguyên tổ.

Bài trình bày thứ hai là do Đức Ông Jozef Zycinski, Đức Tổng Giám Mục Lublin của Ba Lan, là những người sẽ trình bày về những khám phá mới nhất trong lãnh vực di truyền học và mối quan hệ của nó với ý nghĩa của tội nguyên tổ.

Mặc dầu chúng tôi khám phá ra tội nguyên tổ thông qua sự mạc khải, và cũng chỉ với lý do đó mà thôi, chứ không cần phải trình bày về khái niệm của tội nguyên tổ, để nhìn nhận ra tội lỗi nguyên thủy và điều kiện của con người qua sự cảm nghiệm về tội lỗi, để cuộc đối thoại giữa đức tin và lý luận được mang lại nhiều hiệu quả hơn.

Chúng tôi cũng sẽ trình bày về câu hỏi của tội nguyên tổ từ quan điểm thuận lợi của tâm lý khoa học và những dấu chỉ của giáo điều về tội nguyên tổ theo trật tự của vũ trụ. Chúng tôi cũng sẽ không quên đề cập đến đoạn văn của Lá Thư Gửi Cho Các Tín Hữu Rôma, qua đó Thánh Phaolô đã nói đến những nổi thống khổ, kêu rên của việc tạo dựng trong khi đang chờ đợi đến sự cứu rỗi. Thì đây chính là việc suy niệm lý thú có liên quan đến sinh thái học cũng như chính khía cạnh thần học.

(H): Thưa Cha, Cha nghĩ gì về việc coi tội nguyên tổ như là “một điều xấu xa cần thiết,” được dùng trong cách diễn tả, được lặp đi lặp lại trong quyển sách “Trí Nhớ và Nhân Dạng” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị?

(T): Thưa, người nào đó phải biết cách đọc theo lối diễn tả này của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị trong từng hoàn cảnh cụ thể, đúng lúc, đúng nơi. Dĩ nhiên là Đức Thánh Cha không chủ ý nói rằng Thiên Chúa đã có ý định làm khuất phục những điều xấu xa, tội lỗi, một điều mà chỉ đơn giản là Ngài không thể nào dự định được.

Câu nói của Đức Thánh Cha có nghĩa là Thiên Chúa có thể cho phép điều xấu xa, tội lỗi xảy ra, để lôi cuốn con người về lại với điều tốt hơn cho chính bản thân con người, và trường hợp đỉnh điểm nhất, không một chút mảy may chính là cuộc khổ nạn, chịu đóng đinh và việc chết đi của một Người Con Nhập Thể của Thiên Chúa Cha. Thì việc hy sinh và chết đi của Thiên Chúa, lại chính là điều xấu xa, tội lổi nhất trong lịch sử của con người.

Thế nhưng, từ sự xấu xa và tội lỗi ấy, Thiên Chúa lại mang đến những điều thiện hảo nhất cho con người bằng chính công trình cứu chuộc và ân huệ của Ngài. Thì trong ý nghĩa như vậy, Giáo Hội nói về việc cử hành mầu nhiệm vượt qua của tội nguyên tổ nhưng là “một thứ lỗi lầm may mắn, hạnh phúc” (O felix culpa)-nhằm mang đến cho con người Một Người Cứu Chuộc vĩ đại đến thế!

(H): Thưa Cha, tại hội nghị đó Cha sẽ nói về chủ đề có liên quan đến tội nguyên tổ theo những giảng dạy của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị. Vậy thì, thưa Cha, vị Giáo Hoàng này đã đưa ra những giảng dạy nào của thần học trong lãnh vực này?

(T): Thưa, trong giáo lý về tội nguyên tổ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị triển khai một học thuyết quan trọng, chính yếu của Giáo Hội, vốn theo một cách đặc biệt như trong sắc lệnh (decree) của Công Đồng Trent về chủ đề này, và đem ra sử dụng luôn học thuyết vững chắc của những nhà thần học vĩ đại, trên tất cả là Thánh Tôma Aquinas. Thế nhưng, Ngài rất dè dặt khi đưa ra quan điểm cá nhân về giáo điều (dogma) này, và trong sự kính trọng tuyệt đối với những giảng dạy Truyền Thống, Ngài đã cố gắng trình bày ra giáo điều về tội nguyên tổ, mặc cho những bí mật che phủ nó, theo cách không tương phản gì cả với những lý luận của con người.

Tôi đang nghĩ về cũng vào đúng giây phút này của buổi giảng dạy Giáo Lý của ngày 1 tháng 10 năm 1986, khi Ngài nói rằng: “không có con cháu, hậu duệ nào của Adong gánh tội này với ý tưởng cho rằng đó là tội của chính cá nhân mình. Đó chính là việc làm mất đi sự thánh hóa của ân huệ, vốn theo lẽ tự nhiên đó chính là tội lỗi của tổ tông chúng ta, vốn bị cản ngăn từ chính siêu nhiên. Tội nguyên tổ chính là một thứ tội của tự nhiên, vốn chỉ có liên quan tới người đã phạm tội đó mà thôi.”

Thì học thuyết này sau đó được thêm vào Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo và cho thấy những mối quan tâm của Đức Thánh Cha về việc đưa ra một quan điểm cá nhân của giáo điều này, trong sự tin tưởng và tín thác hoàn toàn vào những giảng dạy về thần học truyền thống.